Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 67
Tổng truy cập: 1357260
NIỀM VUI PHỤC SINH
Thưa quí ông bà và anh chị em,
Đức Kitô đã sống lại từ cõi chết (Ga 20,9), đúng như lời Thánh kinh và cũng là lời chứng của các tông đồ. Chúa Kitô Phục sinh là nền tảng đức tin của đạo Công giáo, vì như lời thánh Phaolô khẳng định: “Nếu Đức Kitô chết mà không sống lại, thì đức tin của chúng ta chỉ là hảo huyền, và lời rao giảng của chúng tôi trở nên vô ích…(1Cor 15,14”.
Thật vậy, nếu Đức Kitô chết mà không sống lại, thì Ngài không phải là con Thiên Chúa hằng sống; việc Ngài hiến mình chịu chết là một điên rồ. Những phép lạ Ngài làm chỉ là phù phép giả tạo. Toàn bộ giáo lý Ngài rao giảng đều sụp đổ.
Nếu Đức Kitô chết mà không sống lại, chắc chắn các Bí tích phát sinh từ cạnh sườn Ngài đều vô hiệu hoá. Giáo hội Ngài thiết lập sẽ không tồn tại. Và như vậy, sẽ không có đạo Công Giáo, không có những ngôi thánh đường trên thế giới.
Nếu Đức Kitô chết mà không sống lại, thì Ngài cũng chẳng hơn gì chúng ta, cùng lắm thì như các vị đạo sư, chết là hết.
Nhưng, Đức Kitô đã chết và sống lại, chứng tỏ Ngài là Thiên Chúa hằng sống, như lời Ngài nói: “Ta có quyền thí mạng sống và cũng có quyền lấy lại (Ga 10,18); Ta là sự sống lại và là sự sống” (Ga 10, 25).
Thế thì, Chúa Kitô sống lại Ngài mang lại cho chúng ta những gì?
Trước nhất, Ngài mạng lại cho chúng ta niềm vui. Niềm vui này khởi đi từ các tông đồ, “các ông vui mừng vì xem thấy Chúa” (Ga 20, 20), và cũng là niềm vui cho toàn thể dân thánh. Vui vì Chúa đã chiến thắng tử thần“ Ngài không bao giờ chết nữa” (Rm 6, 9). Vui vì nhờ cuộc khổ nạn và phục sinh của Chúa, chúng ta được thông phần vào đời sống mới, với tư cách là con cái Thiên Chúa, được đồng thừa tự với Đức Kitô.
Chúa sống lại ban cho chúng ta niềm hy vọng. Hy vọng ngày mai đây khi nhắm mắt lìa đời, chúng ta cũng được sống lại với Chúa, lúc đó sẽ gặp lại những người thân đi trước chúng ta.
Chúa sống lại ban cho chúng ta nguồn an ủi, vì Chúa đã vượt qua cái chết bởi những đau khổ, đã nếm mùi cay đắng của một kiếp người rồi tiến đến vinh quang.
Như vậy, mọi việc lành chúng ta làm ở đời này đều sinh công ích. Mọi đau khổ của chúng ta đều có giá trị vĩnh cửu đời sau, nếu chúng ta biết chấp nhận vì lòng yêu mến Chúa.
Chúa sống lại, Ngài muốn minh chứng cho chúng ta biết rằng “Sự sống này thay đổi chứ không mất đi; chết không phải là là tiếng nói cuối cùng, nhưng là bước vào một cuộc sống mới ”.
Chớ gì mỗi năm mừng Chúa Phục Sinh, là dịp nhắc nhở chúng ta sống lời mời gọi của Thánh Phaolô: “Nếu anh em muốn sống lại với Đức Kitô, thì anh em hãy tìm kiếm những sự trên trời…” (Cl. 3,1).
Tìm kiếm những sự trên trời, không phải là bỏ hết công ăn việc làm để rồi tối ngày chỉ đi nhà thờ quỳ cầu nguyện liên lỉ. Nhưng tìm kiếm những sự trên trời, theo như lời thánh Phaolô khuyên nhủ đó là: “Dù anh em ăn, dù anh em uống hay làm bất cứ việc gì, anh em hãy làm vì vinh danh Chúa”(1Cr 10,31).
Mỗi sáng khi thức dậy, người mà chúng ta nhớ đầu tiên phải là Chúa. Việc lo lắng tìm kiếm trước tiên phải là Nước trời “Tiên vàn, các con hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa trước…” (Mt 6, 33). Rồi cuối ngày trước khi ngã lưng xuống ngủ, người nhớ cuối cùng cũng phải là Chúa, nếu có gì lầm lỗi trong ngày xin Chúa thứ tha.
Nếu ngày nào chúng ta cũng sống liên kết mật thiết với Chúa như thế, là chúng ta đang tìm kiếm những sự trên trời, đang sống Tin mừng Chúa Phục Sinh.
Quí ông bà và anh chị em thân mến,
Mỗi lần tham dự Thánh lễ, sau khi linh mục truyền phép chúng ta đồng thanh tung hô: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại cho tới khi Chúa đến” (1Cr 11,26).
– Thế nào là loan truyền và tuyên xưng việc Chúa sống lại?
Loan truyền bằng sự cảm thông chia sẻ như thánh Phanxicô nói đó là: đem yêu thương vào nơi oán thù; đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an hoà vào nơi tranh chấp, đem chân lý vào chốn lỗi lầm.
Tuyên xưng việc Chúa sống lại không phải bằng “đầu môi chót lưỡi” nhưng bằng cách thay đổi lối sống của mình. Như các tông đồ, họ không còn sống cho chính bản thân mình nữa, mà sống cho “Đấng đã chết và sống lại vì chúng ta”. Vì thế, họ sẵn sàng chịu đau khổ, chịu chết vì danh Chúa Phục sinh.
Ngày xưa, trong cuộc thương khó Chúa, các tông đồ hoảng sợ, đức tin lung lay tận gốc rễ, nhưng nhờ Đức Mẹ củng cố niềm tin mà các ông được vững mạnh. Thì bây giờ, giữa một thế giới có nhiều biến động và nhiều thách đố, nhiều khi làm cho đức tin chúng ta bị lung lay chao đảo, thì hãy bắt chước các tông đồ mau chạy đến với Đức Mẹ, nhờ Đức Mẹ ra tay nâng đỡ phù trì, giúp chúng ta can đảm làm chứng cho tin mừng phục sinh của Chúa.
Lạy Nữ Vương thiên đàng, hãy vui mừng Alleluia. Vì Con Mẹ đã sống lại thật. Alleluia. Xin cầu cho chúng con. Amen.
CHÚA NHẬT PHỤC SINH- B
CHÚA ĐÃ SỐNG LẠI- Lm. Giacôbê Phạm Văn Phượng
Cách đây ít lâu, một tờ báo phát hành tại California, Hoa kỳ đứa tin như sau: có một công ty nhận làm dịch vụ ướp xác chết trong tủ lạnh để khỏi bị hư thối. Rồi với những khám phá và tiến bộ khoa học, những người chủ trương hy vọng rằng: họ có thể tìm ra nguyên nhân cái chết của xác đó, tình trạng bệnh lý của cái xác đó trước khi chết. Và trong tương lai, họ có thể điều trị chứng bệnh đã tìm thấy và làm cho cái xác ấy được sống lại và sống mãi.
Chúng ta thực sự không biết được chương trình này rồi sẽ ra sao, thành công hay không, chúng ta cứ chờ xem. Nhưng hôm nay, nói về sự sống lại của Chúa Giêsu, chúng ta không nói đến chuyện con người sẽ sống lại để tiếp tục sống mãi với cái thân xác mà người ta gọi là xác đất vật hèn này.
Vậy Chúa Giêsu sống lại là thế nào? Khi sống lại Ngài có sống với thân xác cũ không? Ngay từ thời thánh Phao-lô tông đồ, trong thư gửi cho giáo đoàn Cô-rinh-tô, ngài cho biết đã có những người đặt ra các câu hỏi như thế. Và ngài đã khẳng định với họ rằng: thân xác phục sinh không giống như thân xác cũ trước kia, nhưng bất tử và thiêng liêng. Nghĩa là Chúa Giêsu đã sống lại trong thân xác của Ngài. Nhưng thân xác lúc sống lại hoàn toàn khác thân xác lúc còn sống trước kia. Cũng là thân xác lúc trước thật, nhưng sau khi sống lại thân xác Chúa Giêsu trở thành siêu việt, không còn bị ràng buộc bởi những cản trở vật chất nữa, không còn bị chi phối bởi những định luật của không gian và thời gian nữa, nên muốn đi lại đâu tùy ý, vượt qua tường hay vào trong phòng khi các cửa đều đóng kín, và biến mất liền sau đó như các sách Tin Mừng đã thuật lại. Vì thế, thánh Phaolô nói: “Ngài là Người Trời”.
Đây cũng là tình trạng của thân xác chúng ta sau này, nghĩa là sau ngày tận thế, thân xác chúng ta cũng sẽ trở nên giống thân xác của Chúa Giêsu sau khi sống lại, tức là trở nên siêu việt và linh thiêng như thế, tuy vẫn là thân xác của mình. Về điều này trí óc chúng ta không thể hiểu thấu được, vì chúng ta còn bị giới hạn trong những phạm trù của không gian và thời gian, và chúng ta chỉ có thể chấp nhận được bằng đức tin. Nhưng tin có cơ sở, có bằng chứng, đó là sự sống lại, sự phục sinh của Chúa Giêsu.
Như vậy, Chúa Giêsu đã sống lại, có nghĩa là Chúa Giêsu chết trên thập giá, bây giờ vẫn đang sống. Và nếu Ngài muốn, Ngài cũng sẽ xuất hiện cho chúng ta gặp Ngài tận mắt như các tông đồ xưa. Vì thế, chúng ta tin Chúa Giêsu là chúng ta tin một người sống, một người có thể gặp được. Những vĩ nhân trên đời, những anh hùng dân tộc…sự nghiệp của họ lẫy lừng nên chúng ta khâm phục; cuộc đời họ đáng quí, nên chúng ta tưởng nhớ. Và tưởng nhớ vì họ đã chết. Đâu còn gì để gặp gỡ và đâu còn gặp gỡ nữa mà bảo tin. Còn Chúa Giêsu thì hằng sống, Ngài đang sống thực. Chúng ta tin Ngài vì chúng ta vẫn gặp Ngài.
Trải qua gần hai ngàn năm, niềm tin của các tông đồ và của các tín hữu tiên khởi vẫn còn được tiếp tục tuyên xưng. Mãi mãi vẫn còn có người tuyên xưng Chúa Giêsu là Đức Kitô, là Chúa, là Con Thiên Chúa. Ngài đã chết để cứu chuộc chúng ta. Ngài đã sống lại để bảo đảm chúng ta cũng sẽ sống lại. Và hiện giờ Chúa Giêsu Phục Sinh vẫn đang đồng hành với chúng ta trong cuộc sống trần gian. Chúng ta vẫn gặp Ngài trong Giáo Hội, trong các bí tích, trong thánh lễ, trong cầu nguyện, trong lời Chúa và trong khi thi hành giới răn mới của Ngài.
Chúng ta hãy nhớ: ai cũng sống lại: người tội lỗi hay người công chính, người có đạo hay không có đạo…đều sống lại. Nhưng sống lại để được thưởng hay chịu phạt, được lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục…đều tùy thuộc vào cuộc sống hôm nay trên trần gian. Vì thế, cuộc sống hôm nay, tuy ngắn ngủi, nhưng lại là cái giá cho cuộc sống mai sau. Cho nên chúng ta cần sống đúng người Kitô hữu đã được cứu chuộc để được sống mãi với Chúa Ki-tô.
Dưới tựa đề “Trái tim của chàng E-rôn Phơ-lin (Errol Flinn) đã quá lâm lụy”, báo Pa-ri Mát (Paris Match) cho in tấm hình của Phơ-lin, một tài tử lừng danh của Hô-ly-út (Holywood). Tấm hình chụp Phơ-lin nằm trần như nhộng trên chiếc ghế xếp, tay phải cầm ly rượu uýt-ki, tay trái đặt nhẹ trên vai một phụ nữ xinh đẹp cũng đóng khố như chàng. Bên trên tấm hình có hàng chữ sau: “Errol Flinn đã chết như khi chàng sống”. Thì ra tấm hình này, tuy chụp Phơ-lin lúc còn sống, nhưng đồng thời nó cũng ghi lại đầy đủ chi tiết cái chết của chàng. Khi bệnh tim đến kết liễu đời chàng, người ta thấy Phơ-lin giống hệt như trong tấm hình chụp lúc còn sống.
Cây nghiêng về hướng nào sẽ ngả theo hướng đó. Đời sống thế nào, cái chết sẽ thế ấy. Anh chị em tin có đời sau và chắc anh chị em cũng đồng ý với tôi: sống thế nào chết thế ấy. Thế thì chúng ta phải sống thế nào cho xứng đáng với phẩm giá con người. Hơn nữa, chúng ta còn phải cố gắng sống sao cho xứng đáng với chức vị là con Chúa nữa.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam