Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 64
Tổng truy cập: 1360648
NIỀM VUI TIN MỪNG ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI
NIỀM VUI TIN MỪNG ĐÁNH THỨC THẾ GIỚI- Lm. PM. Cao Huy Hoàng
Sống Sự Sống Của Thiên Chúa Hằng Sống
Chúng ta rất vui mừng vì đang có những con người bước ra khỏi lòng mình, bước ra khỏi cái tháp ngà sang trọng của mình ở trên cao kia, rồi bước xuống cuộc đời cùng thấp với đầy dẫy những sầu thương bất hạnh, và bước đến tận nơi thâm sơn cùng cốc mọi ngõ ngách cuộc đời, để chạm đôi tay của Thiên Chúa vào thương tích của nhân loại, để tỏ bày lòng yêu của Thiên Chúa đối với con người và cuộc đời hôm nay.
Chúng ta rất vui mừng vì đang có những con người dày công nghiên cứu, dài ngày suy tư nghiền ngẫm, tốn hao công sức cho những luận án, những loạt bài thần học, những cuốn sách giá trị , và hùng hồn thuyết giảng cho thế giới về Thiên Chúa, về niềm vui quý giá của Tin Mừng.
Chúng ta vui mừng vì tất cả các tín hữu có ý thức, có trăn trở, và có thực thi sứ mệnh truyền giáo của mình, sứ mệnh loan báo tin mừng của mình trong cuộc sống trần gian này.
Nhưng, không ai cho điều mình không có. Vì thế, thiết tưởng có đi đến đâu, có nói gì, có làm gì, đi nữa, thì trước tiên, con người truyền giáo phải là con người có đạo, có xác tín rõ rệt con đường mình đi; con người loan báo tin mừng phải là người có Tin Mừng, phải là người sống hân hoan vui mừng. Ai tin đươc Tin Mừng khi người loan báo Tin Mừng lại là người đang trầm luân trong buốn bã, chán nản thất vọng u sầu, nhất là đang trầm luân trong tình trạng u uất bất mãn, bất ý, chống đối những con người trong Hội Thánh Chúa…Như thế là phản tác dụng truyền giáo, phản ý nghĩa loan báo Tin Mừng, phản Tin Mừng.
Mỗi tín hữu cần xác tín vững chắc về Thiên Chúa, cần xác tín mình hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, cần xác tín mình đang sống sự sống của Thiên Chúa, trước khi nói về Thiên Chúa, Loan báo về Thiên Chúa.
Vâng, Thiên Chúa mà chúng ta tôn thờ, tin tưởng, cầu khấn, ca tụng, mến yêu là một Thiên Chúa Hằng Sống. Thiên Chúa có sự sống, có sức sống, có sự sống dồi dào, sống dồi dào, sống đến vĩnh cửu, hằng sống. Người là Thiên Chúa của bình an, Thiên Chúa của hy vọng, Thiên Chúa của vui mừng hạnh phúc. Nơi Thiên Chúa không có thiểu não, buồn bã, bi lụy, chán đời, thất vọng, vô vọng, và đặc biệt là không hề có sự chết.
Bởi vậy, nếu gọi những người tin vào Thiên Chúa là tín hữu, thì không có một tín hữu buồn bã, càng không có một nữ tu hay ông thày dòng buồn bã, càng không thể có một linh mục buồn bã… vì, buồn bã là thuộc tính của ma quỷ, là bạn hữu của ma quỷ, thế lực chống lại Thiên Chúa, buồn bã là không có niềm tin vào Thiên Chúa, buồn bã thì ai dám gọi là tín hữu.
Hội Thánh Công Giáo luôn luôn là một Hội Thánh vui mừng và hy vọng, Hội Thánh của những người vui mừng và hy vọng, Hội Thánh mang lại vui mừng và hy vọng cho thế giới cho nhân loại. Thành phần nào trong Hội Thánh không vui mừng và hy vọng, thì lấy vui mừng và hy vọng ở đâu mà mang lại cho tha nhân, cho thế giới, đồng nghĩa với việc thành phần ấy đi ngược lại với ý muốn của Hội Thánh, đi ngược lại với ý muốn của Thiên Chúa khi thiết lập Hội Thánh.
Vì thế, cuộc sống của các tín hữu phải là cuộc sống vui mừng và hy vọng, vì niềm tin vào một Thiên Chúa Hằng Sống. Cuộc sống ấy giới thiệu cho nhân loại một Thiên Chúa Hắng Sống, chứ không thể và không bao giờ có thể giới thiệu một Thiên Chúa đã chết rồi hay một Thiên Chúa hằng chết. Điều đáng tiếc là, hai ngàn năm qua, đã có biết bao người mang danh là tín hữu của Thiên Chúa, mà lại giới thiệu một Thiên Chúa buồn bã, thảm sầu, bất an, vô vọng, qua cách sống của mình, nên xảy ra chuyện “chúng tôi khát khao vui mừng bình an và hạnh phúc” nhưng “ai dám tin Thiên Chúa buồn bã của các anh”.
Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô rất chí lý khi nói lên 5 điều mong đợi nơi các người sống đời thánh hiến, mà 2 trong số đó là sống vui và đánh thức thế giới. Thiết nghĩ, hai điều mong đợi này là niềm mong đợi nơi tất cả mọi tín hữu, và cách riêng, nơi những người sống đời thánh hiến Đó là hai niềm mong đợi thiết thực, đáng suy nghĩ trong ngày truyền giáo năm nay. Sống hân hoan vui mừng chính là sống sự sống của Thiên Chúa. Sống hân hoan vui mừng chính là làm chứng cho một Thiên Chúa hằng sống. Sống hân hoan vui mừng và hy vọng là đánh thức thế giới đang u sầu, buồn bã thất vọng.
Chứng Nhân Cho Tin Mừng: Sống Vui Giữa Những Người Buồn
Bao nhiêu con người đang buồn bã vì cắm đầu chúi cổ vào niềm vui rẻ tiền, niềm vui của thân xác, niềm vui dẫn đến sự chết ngàn thu, thì ngược lại, người tín hữu Chúa Ki-tô được diễm phúc đang say sưa, đang ngây ngất trong niềm vui của sự sống, là chính Thiên Chúa hằng sống.
Bao nhiêu con người đang buồn bã vì tìm cho được và hưởng cho tận tàn những niềm vui vội vàng chóng vánh, thì người tín hữu thưởng nếm hương vị của niềm vui vĩnh cửu, thiên thu, niềm vui thánh thiện của Thiên Chúa chí thánh, chí thiện.
Bao nhiêu con người đang buồn bã vì cứ còn những khát khao bất chính cho đến mãn đời mà chưa hề được thỏa mãn, thì người tín hữu lại sống hân hoan vui mừng vì những khao khát công chính, thiện hảo cùng Đức Giê-su và trong Đức Giê-su, đã được mãn nguyện ngay hôm nay, trên trần gian này.
Bao nhiêu con người đang buồn bã vì xem những bất hạnh, đau khổ, bệnh tật, nghèo đói, và cả sự chết nữa trong cuộc đời này là những thứ dẫn con người tới ngõ cụt bi đát, tới cõi tàn tận hư không, thì người tín hữu lại hân hoan vui mừng nhận ra trong những điều tưởng như là bi đát ấy, lại là hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa ban để được cứu rỗi, để được một chỗ trong lòng Thiên Chúa, để được một mai hậu vững bền hạnh phúc trong cõi sống muôn đời.
Bao nhiêu con người đang buồn bã vì ước ao bao nhiêu chuyện được, mà chẳng được, còn người tín hữu thì lại ước ao bao nhiêu chuyện mất, thì lại được vô cùng được, bao la được. Kẻ muốn được phục vụ từ đằng chân tới đằng đầu, được phục vụ tới tận mồm tận răng, mà không hề cảm thấy mình hạnh phúc, còn người tín hữu thì đành mất mình đi, cúi mình xuống phục vụ kẻ khác với lòng yêu thương, thì lại được hân hoan vui mừng vì cuộc sống mình bao la ý nghĩa, vĩ đại ý nghĩa…
Bao nhiêu con người đang buồn bã vì thất bại trong đời, mất chức quyền, mất địa vị, mất tài sản, mất uy tín, mất danh dự, mất tất cả, thì người tín hữu lại hân hoan vui mừng vì cuộc sống mình đã sống theo phong cách Đức Giê-su, là đã tự đánh mất tất cả rồi, nên không còn gì để mất. Và khi không còn gì để mất, thì cũng không có gì phải tiếc nuối, đau buồn, bi lụy, mà chỉ còn toàn là thanh thản, an nhàn với niềm vui, bởi họ biết mình còn lại một điều huyền nhiệm quý giá mà không ai có được: đó là còn lại một Đức Giê-su, sở hữu một Đức Giê-su trắng tay khiêm nhượng, mình trần, thân trụi, tất cả vì yêu.
Bao nhiêu con người đang buồn bã vì những gánh nặng trong cuộc đời, gánh trách nhiệm xã hội, giáo hội, gia đình, gánh oan sai, gánh bức bách, khủng bố, gánh tỵ hiềm ghen ghét, gánh hận thù vô cớ, gánh sự dữ không mong, gánh nợ nần sỉ nhục… thì người tín hữu, cũng ngần ấy gánh nặng, lại phơi phới mùa xuân thong dong thanh thản như không có chuyện gì, bởi có gánh đâu mà nặng, chỉ làm vai phụ cho Chúa mà thôi. Ký thác cả đường đời này cho Chúa, tin tưởng vào Người, Người ra tay, người kê vai mà gánh tất. Chúa đã vác phần nặng, còn người tín hữu chỉ phần nhẹ tưng thôi mà.
Bao nhiêu con người đang buồn bã vì yêu theo cách yêu của loài người, tình yêu vị kỷ, tình yêu trục lợi, tình yêu thỏa mãn những đam mê, thì người tín hữu lại hân hoan vui mừng và say mê cái loại “yêu không giống ai’ theo cách yêu của Đức Giê-su, yêu và chết cho người mình yêu được hạnh phúc.
Chính cách sống hân hoan vui mừng lội ngược dòng đời của những tín hữu, là cách sống anh dũng làm chứng cho một Thiên Chúa hằng sống, Thiên Chúa có sự sống dồi dào, sống tràn trề niềm vui, an bình và hy vọng, sống vĩnh cửu.
Sống vui tươi theo tin mừng, là đánh thức thế giới.
Con người trong thế giới hôm nay đang đắm chìm trong cơn mê muội vật chất trần gian, và thoảng hoặc bừng ngộ như ánh sao vừa le lói lên đã vội vàng vụt tắt. Con người mụ mị về Thiên Chúa, mụ mị về sự sống thần linh, mụ mị về hạnh phúc siêu nhiên, bởi vì lòng trí con người đang bị tử thần Sa-tan giam hãm trong lô cốt ích kỷ, bỏ tù trong nhà tù kiêu căng, khống chế trong chiếc quan tài tri thức không có Thiên Chúa.
Người tín hữu, nhờ sức mạnh chiến thắng của Đức Giê-su Ki-tô hiền lành và khiêm nhượng, đã khai mở một lối đi, một con đường sống, một cách sống tự do trong thần khí, thiện hảo trong chân lý, và được tháp nhập vào cuộc sống “vui tươi, an bình, hạnh phúc” của Thiên Chúa.
Chính cuộc sống “vui tươi, an bình, hạnh phúc” theo Tin Mừng ấy, là lời cảnh tỉnh, là sự đánh thức thế giới mê muội mụ mị kia, và là lời giới thiệu cho thế giới về một Đức Khôn Ngoan có được nhờ lòng khiêm nhượng thẳm sâu của loài thụ tạo trước Đấng Vô Hình, Hằng Có, Hằng Sống. Cuộc sống ấy là của ngôn sứ không nói bằng lời, mà nói bằng cả một cuộc đời.
Chính cuộc sống “vui tươi, an bình, hạnh phúc” theo Tin Mừng ấy, là lời mời gọi một nhân loại tưởng mình là tự do kia, hãy mau mau kíp kíp thoát khỏi cái tự do làm nô lệ của Sa-tan, và hãy khẩn cấp trở về với nguồn tự do đích thực, là tự do của Thiên Chúa tự do, tự do của Thánh Thần chân lý, tự do mà Thiên Chúa ban cho mỗi con người luôn có lòng hướng về cái Chân, Thiện, Mỹ.
Chính cuộc sống “vui tươi, an bình, hạnh phúc” theo Tin Mừng ấy, là động lực thôi thúc, là nguồn khích lệ lớn lao, là đỡ nâng cần thiết cho những con người buồn bã tìm được vui mừng trong Thiên Chúa, qua Đức Giê-su Ki-tô, qua Tin Mừng của Nước Trời.
Ai chưa sống Tin Mừng bằng cách sống hân hoan vui mừng giữa những con người buồn bã, thì cũng chưa nói được là làm chứng cho Đức Tin của mình. Và phải còn hãy cảnh giác trước những cám dỗ nghiêng chiều về phía thất vọng buồn bã, bỏ ngũ, và chống lại niềm tin chân chính của mình.
Người sống vui tươi an bình hạnh phúc là người đã thấu đáo và làm sáng lên giá trị đích thực của Giáo Hội Chúa Ki-tô giữa lòng nhân loại. Đức Thánh Cha Phan-xi-cô đã nói với các Phong trào giáo hội vào lễ Vọng lễ Chúa Hiện xuống ngày 18 tháng 5 năm 2013: “Giá trị căn bản của Giáo hội nằm ở chỗ sống Tin mừng và làm chứng cho đức tin. Giáo hội là muối của đất, là ánh sáng của đời, Giáo hội được kêu gọi làm cho men của Vương quốc Thiên Chúa hiện diện trong xã hội, và Giáo hội thực hiện ơn gọi này tiên vàn bằng sự chứng tá, chứng tá của tình yêu huynh đệ, của tình liên đới, của sự chia sẻ”
Ước gì, sống vui tươi theo Tin Mừng là lý tưởng mà người tín hữu sẽ đạt được, để còn thực hiện một lý tưởng vươn tới: đó là sống trước cuộc sống phục sinh ngay trong cuộc sống trần thế này.
LỄ KHÁNH NHẬT TRUYỀN GIÁO
ANH EM HÃY RA ĐI– Lm Giuse Nguyễn
*1. Chúa Nhật trước Chúa Nhật cuối tháng 10 được Giáo hội chọn là “Khánh Nhật Truyền Giáo”, ngày hội loan báo Tin Mừng. Không phải Giáo hội chỉ loan báo Tin mừng trong ngày hôm nay, mà “bản chất của Giáo hội là Truyền giáo”, lúc nào Giáo hội cũng phải loan báo Tin mừng… Nhưng đặc biệt trong ngày hôm nay, Giáo hội chọn để cầu nguyện cho việc loan báo Tin mừng nhằm nhắc nhở cho toàn thể Giáo hội thêm một lần nữa ý thức rõ hơn về cái gọi là bản chất của mình.
Có nhiều người gọi truyền giáo đơn giản là “Truyền bá tôn giáo”. Trong việc “truyền bá tôn giáo” này hàm ý việc làm cho tổ chức tôn giáo của mình lan rộng ra, được nhiều người biết đến, nghĩa là nhắm đến số lượng; nhưng nó cũng bao gồm việc truyền một con đường, một lý tưởng, là để cho Tin Mừng thấm nhập vào cuộc sống. Ở điểm này người ta nhắm đến phẩm chất nhiều hơn. Tuy nhiên việc Truyền giáo không chỉ đơn giản như vậy. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết trong sứ điệp Truyền Giáo 2017 như sau: “Việc truyền giáo của Hội Thánh không thể là quảng bá một ý thức hệ tôn giáo, càng không thể là đề nghị một học thuyết đạo đức cao siêu.” Vậy Truyền giáo là gì?
Nguyên gốc của chữ Truyền giáo là một danh từ tiếng La Tinh “Missio”, động từ là “Mittere”. Từ này có nhiều nghĩa, mà một trong những nghĩa thường được hiểu là: gửi đi, sai phái đi để làm một công tác quan trọng. Chúa Giêsu là Đấng được Chúa Cha sai đến trần gian, để cứu độ con người. Chính Chúa Giêsu cũng sai các môn đệ ra đi, lên đường để cộng tác với Ngài trong sứ mạng cao cả này. Như vậy, truyền giáo mang đặc tính của sự “ra đi”.
*2. Đoạn Tin Mừng được đọc trong Thánh lễ hôm nay nói rõ điều đó: “Khi ấy, Chúa Giêsu chỉ định bảy mươi hai môn đệ khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành phố, các nơi mà chính Người sẽ đến” (Lc 10, 1). Đức Giêsu sai các môn đệ đến nơi mà Ngài sẽ đến, làm công việc mà Ngài sẽ làm. Như vậy việc các môn đệ được sai đi rõ ràng là việc Truyền Giáo, vì các ông được sai phái đi làm một công việc quan trọng, để thực hiện công việc này, đòi hỏi các ông phải ra đi.
Cựu Linh mục dòng Chúa Cứu Thế, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Lan đã có một tác phẩm nổi tiếng vào cuối thập niên 60 mang tên “đường hay pháo đài”. Tác giả nhận đinh: “Đường là để đi, pháo đài là để phòng thủ”. Qua hình ảnh “đường và pháo đài”, tác giả muốn phản ảnh thực tại của Giáo hội để Giáo hội phải trả lời cho nhân loại mình là đường hay pháo đài? Có lẽ có một lúc nào đó, một thời nào đó, một nhóm nào đó… chỉ lo củng cố sức mạnh của mình về quyền lực, tài chánh và ảnh hưởng, nên Giáo hội được ví như một pháo đài phòng thủ kiên cố, chắc chắn. Nếu bản chất của Giáo hội là Truyền giáo, thì Giáo hội phải luôn luôn lên đường, luôn luôn ra đi. Nhưng lên đường, ra đi để làm gì?
*3. Sứ điệp Truyền Giáo 2017 có đoạn: “Nhờ việc truyền giáo của Hội Thánh, chính Đức Giêsu Kitô tiếp tục rao giảng Tin Mừng và hành động; như thế việc truyền giáo của Hội Thánh làm hiện diện trong lịch sử thời của Đức Kitô, thời cứu độ thuận lợi”. Đức Thánh Cha đã muốn Giáo hội lấy lại mô hình của Đức Giêsu trong việc Truyền Giáo, là làm cho Đức Giêsu hiện diện trong mọi môi trường, mọi thời đại. Ngài sai các môn đệ đi trước, dọn đường, để chính Ngài sẽ hiện diện. Vì lẽ đó, chắc chắn người môn đệ không thể rao giảng một ai khác ngoài Đức Giêsu, càng không thể rao giảng chính bản thân mình như đấng cứu nhân độ thế, đấng làm được mọi sự, và bắt mọi sự phải quy phục mình. Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã viết trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu” như sau: “Là Kitô hữu không phải là kết quả của một chọn lựa đạo đức hay một ý tưởng cao siêu, nhưng là gặp gỡ với một biến cố, một Người, sự gặp gỡ ấy tạo cho cuộc đời một chân trời mới và một hướng đi quyết định.”Vì vậy nếu người ta gặp gỡ được Đức Kitô thì họ mới biến đổi được cuộc đời, “mới tìm được chân trời mới, mới có một hướng đi quyết định”. Và đó chính là sứ mạng của Giáo hội, của mỗi Kitô hữu: Cho người khác gặp gỡ được Đức Kitô trong chính cuộc đời chúng ta trong mọi môi trường.
Khi anh chị em lương dân nghe gia đình người Công giáo đọc kinh hôm chung với nhau; thấy một anh bán bánh mì “chất lượng cao”: ngon, an toàn, hợp vệ sinh, luôn tươi cười, trong tủ có dán hình Chúa Thương Xót và cha Diệp; thấy một em học sinh “có đạo” không bao giờ gian lận trong thi cử; thấy một bà đạo đức cứ đi thăm viếng những người đau yếu, bệnh tật; thấy gia đình nọ không giàu có gì, nhưng gặp người nghèo khổ là sẵn sàng chia sẻ miếng cơm, manh áo…
*4. Muốn cho người khác gặp gỡ được Đức Kitô thì đòi hỏi Kitô hữu phải “lên đường”, phải “ra đi”. Dĩ nhiên không thể hiểu theo nghĩa đen sự ra đi như các môn đệ ngày xưa, nhưng đó vẫn phải là mệnh lệnh cho mỗi chúng ta: “Anh em hãy ra đi!”. Đức Thánh Cha Phanxicô viết trong sứ điệp truyền giáo 2017: “Truyền giáo nhắc nhở Hội Thánh rằng mình không phải là một mục đích tự tại, nhưng là một dụng cụ và trung gian khiêm tốn của Nước Trời. Một Hội Thánh quy chiếu về chính mình, một Hội Thánh bằng lòng với thành công trần thế, thì không phải là Hội Thánh của Đức Kitô, không phải là Thân Thể chịu đóng đinh và vinh hiển của Người. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thích “một Hội Thánh bị bầm giập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra ngoài đường, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình”.Vì thế Kitô hữu đừng lấy lý do bận công việc làm ăn, mệt mỏi nên không thể đi lễ, không có giờ đọc kinh; sợ điều này, sợ điều kia… mà không dám sống những giá trị của Tin Mừng. Hãy chiêm ngắm một Đức Kitô bị bầm giập vì những vết thương để chúng ta hãy mang lấy thương tích của Đức Kitô mỗi ngày.
*5. Đức Maria “đã vội vã lên đường”đến với gia đình bà Êlisabet. Trong tháng 10, nhiều Họ đạo tổ chức kiệu Đức Mẹ đến từng gia đình để đọc kinh để chúng ta chiêm ngắm sự “lên đường” của Đức Mẹ. Xin Đức Mẹ giúp chúng ta biết “cưu mang” Chúa qua cầu nguyện, thánh lễ, lãnh nhận các Bí tích… để gương mặt Đức Kitô được tỏa ra nơi cung cách sống hằng ngày của chúng ta, nhờ đó mà người khác gặp gỡ được Đức Kitô.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam