Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 66
Tổng truy cập: 1356585
NÓI ĐƯỢC CÁC THỨ TIẾNG
NÓI ĐƯỢC CÁC THỨ TIẾNG
Suy Niệm
Lễ Ngũ Tuần là một lễ lớn của người Do Thái.
Nhiều người Do Thái sùng đạo từ nước ngoài về Giêrusalem dự lễ.
Còn Nhóm Mười Hai và mấy phụ nữ, trong đó có Đức Maria,
thì cầu nguyện tại lầu trên một căn nhà trong thành.
Chính trong bầu khí của một cộng đoàn cầu nguyện
mà Thánh Thần, Đấng Cha hứa ban, đến với họ.
Thánh Thần chẳng có một khuôn mặt để ta ngắm nhìn
nhưng ta vẫn nhận ra Ngài nhờ những dấu chỉ khả giác:
một tiếng từ trời như tiếng gió thổi dữ dội,
những lưỡi lửa tản ra và đậu xuống từng người.
Bổng chốc Thánh Thần đầy tràn mọi người hiện diện.
Có cái gì đó được mở tung, để tự do bay bổng.
Có ngọn gió ùa đầy nhà làm căng buồng phổi.
Có ngọn lửa ấm lan tỏa trong trái tim.
Có cái gì thôi thúc người ta mở cửa, đi ra và cất tiếng.
Phải kêu to cho mọi người, chẳng co gì phải sợ,
về những kỳ công Thiên Chúa đã làm cho Thầy Giêsu.
Trước mặt mười hai ông đánh cá quê mùa ít học,
người từ khắp nơi trên thế giới đổ về.
Họ là những người Do Thái sinh sống ở nước ngoài,
nên họ đã kinh ngạc, sửng sốt, thán phục,
khi họ nghe các ông nói được tiếng của vùng đất họ sống.
Ơn nói được nhiều thứ tiếng là ơn của Thánh Thần,
nhằm giúp cho việc loan báo Tin Mừng nơi mọi dân tộc.
Tin Mừng bằng tiếng mẹ đẻ giup người nghe cảm thấy gần gũi.
Rồi Tin Mừng ấy lại trở thành gạch nối liên kết mọi người,
thuộc mọi ngôn ngữ, màu da, xã hội, văn hoá khác biệt.
Như thế Thánh Thần làm con người hiểu nhau, gần nhau,
và giúp Hội Thánh trở thành Hội Thánh của mọi dân tộc.
Thánh Thần làm vết thương của tháp Babel được lành.
Đã có lúc những người nói cùng một thứ tiếng mà vẫn không hiểu nhau.
Lễ Hiện Xuống là lễ khai sinh một Hội Thánh truyền giáo.
Đức Giêsu đã chào đời tại Châu Á từ 2,000 năm.
Làm sao để người Châu Á hiểu được Tin Mừng:
đó là vấn đề mà tất cả chúng ta hết sức quan tâm.
Hiểu được là bước đầu để đón nhận và tin theo.
"Chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta
mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa" (c.11).
Làm sao chúng ta sử dụng nhuần nhuyễn các ngôn ngữ Á Châu
để trình bày mặc khải của Đức Giêsu Con Thiên Chúa?
Phong tục, văn hoá, tín ngưỡng, luân lý, truyền thống của họ
cũng là những thứ ngôn ngữ mà ta cần trân trọng tìm hiểu.
Xin Thánh Thần giúp ta học được ngôn ngữ Việt Nam hôm nay,
để nói cho người Việt hiểu và hiểu được điều họ nói.
Xin cho Hội Thánh biết khiêm tốn và can đảm
học lại ngôn ngữ của những người mà Chúa sai ta đến.
Kinh Thánh đã được dịch ra 2,197 ngôn ngữ.
Chúng ta còn cần dịch ra một thứ ngôn ngữ ai cũng hiểu,
đó là ngôn ngữ của phục vụ và yêu thương.
Gơi Ý Chia Sẻ
Nhờ sức mạnh Thánh Thần, những ông đánh cá đã mạnh dạn đứng lên loan báo Tin Mừng. Bạn đã nhận Thánh Thần khi được rửa tội và thêm sức; có khi nào bạn dám can đảm nói lên niềm tin của bạn không?
Gia đình, cuộc sống, nghề nghiệp của bạn cũng là những thứ ngôn ngữ. Bạn có thấy mình nói về Chúa qua những ngôn ngữ ấy không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa là Thần Khí Sự Sống và Tình Yêu,
xin ban cho con một thời để yêu và một thời để sống;
để con sống vì tình yêu Thiên Chúa, để con yêu vì cuộc sống muôn loài.
Xin dạy con biết yêu những điều tốt đẹp,
cao quý và biết ghét những điều đê tiện, xấu xa.
Xin dạy con luôn sống vì những điều mình yêu,
và dám chết vì những điều mình ghét.
Xin cho con biết đưa tình yêu vào cuộc sống
để mỗi giây phút sống con đều cảm nhận được niềm hạnh phúc yêu thương.
Xin cho con biết đưa cuộc sống vào tình yêu
để từng giây phút yêu, con đều làm cho cuộc sống thêm giá trị.
Cuối cùng, xin cho con biết hoà nhập cả hai nên một:
để sống là yêu và yêu là sống,
vì hiểu được rằng Thiên Chúa Hằng Sống
cũng chính là Thiên Chúa Tình Yêu. Amen.
2.Hãy nhận lấy Thánh Thần--‘Manna’
Suy Niệm
Lúc đến Êphêsô, Phaolô hỏi một số môn đệ ở đó:
"Khi vào đạo, các ông đã nhận lãnh Thánh Thần chưa?".
Họ trả lời: "Ngay cả việc có Thánh Thần,
chúng tôi cũng chưa hề được nghe nói tới" (Cv 19,1-2).
Chúng ta đã được nghe nói và đã lãnh nhận Thánh Thần,
nhưng có thể Ngài vẫn là Đấng xa lạ với ta.
Bí tích Thêm sức chỉ còn là một kỷ niệm đẹp,
nhưng nó không làm ta ý thức về sự hiện diện của Thánh Thần,
Đấng đang ở trong ta và sai ta đi làm chứng.
Khi Đức Giêsu phục sinh hiện ra với các môn đệ,
Ngài đã làm một việc quan trọng,
đó là mời họ tiếp tục sứ mạng mà Ngài đã bắt đầu.
"Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28,19).
"Hãy đi loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo" (Mc 16,15).
Trong Tin Mừng hôm nay, Đấng phục sinh nói với các môn đệ:
"Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em" (Ga 20,21)
Chỉ có một sứ mạng duy nhất
là sứ mạng Chúa Giêsu nhận được từ Chúa Cha.
Sứ mạng của các môn đệ nối dài sứ mạng duy nhất ấy.
Ai sẽ giúp các ông thực hiện sứ mạng này?
Ai sẽ cho các ông sức sống để dám mở toang cánh cửa
mà lên đường loan báo Tin Mừng phục sinh?
Sức sống ở nơi hơi thở.
Đức Giêsu phục sinh đã trao hơi thở của mình,
hơi thở của sức sống thần linh cho các môn đệ.
Khi được trao ban Thánh Thần,
họ trở thành con người mới, sẵn sàng lên đường.
Thánh Thần chẳng ở xa mỗi người chúng ta.
Ngài có mặt khi ta rung động trước một đoạn Lời Chúa,
và muốn sống Lời Chúa trong đời thường.
Ngài có mặt khi ta gọi tên Chúa Giêsu trên môi (1Cr 12,3),
và gọi Thiên Chúa là Cha đầy lòng từ ái (Rm 8,15).
Ngài có mặt khi ta muốn tiến một bước mới
trong đời sống cầu nguyện, trong đời sống thiêng liêng.
Thánh Thần chẳng ở xa Giáo Hội.
Ngài làm cho Giáo Hội được hiệp nhất
bằng cách ban những đặc sủng khác nhau cho nhiều người
để họ phục vụ lợi ích chung.
Ngài hiện diện nơi các vị lãnh đạo Giáo Hội,
nhưng Ngài cũng có mặt nơi các nhóm giáo dân.
Ngài hiện diện trong các bí tích, trong mỗi thánh lễ.
Ngài thánh hóa bánh rượu để chúng trở nên Mình và Máu Đức Kitô.
Thánh Thần là linh hồn của Giáo Hội;
không có Ngài, Giáo Hội chỉ là một cơ cấu đáng ngờ.
Nếu chúng ta mềm mại hơn để cho Ngài dẫn dắt,
nếu chúng ta bớt cứng cỏi để cho Ngài canh tân,
nếu chúng ta đừng dập tắt tiếng của Ngài,
thì chúng ta sẽ thấy những biến đổi kỳ diệu.
Gợi Ý Chia Sẻ
1. Bạn có thấy Chúa Thánh Thần soi sáng và nâng đỡ bạn trong cuộc sống hàng ngày không? Ngài có hoạt động trong nhóm của bạn không?
2. Trong thế giới hôm nay, thế giới gồm cỏ lùng và luau, bạn có thấy hoạt động âm thầm nhưng hiệu quả của Chúa Thánh Thần không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Thánh Thần,
Xin Ngài hãy đến như cơn gió mát thổi vào đời con,
thổi vào Giáo Hội, thổi vào thế giới,
để đem lại cho chúng con sự tươi mới nhẹ nhàng, sự tự do thanh thoát.
Xin Ngài hãy đến như dòng nước trong chảy vào đời con,
chảy vào Giáo Hội, chảy vào thế giới,
để cuốn trôi đi mọi nhơ nhớp, khô cằn, cứng cỏi,
và làm bật dậy những mầm xanh sự sống nơi chúng con.
Xin Ngài hãy đến như ngọn lửa hồng chiếu sáng đời con,
chiếu sáng Giáo Hội, chiếu sáng thế giới,
để chúng con không còn đồng lõa với tối tăm,
nhưng mang trong tim một ước mơ nóng bỏng,
đó là làm cho vũ trụ này rực sáng Tình yêu.
3.Người thổi hơi vào các ông--‘Manna’
Suy Niệm
Những vết chân trên cát cho ta biết có người đã đi qua.
Nhìn hàng cây xa lay động, ta biết có gió.
Đức Giêsu đã ví Thánh Thần như cơn gió:
"Gió muốn thổi đâu thì thổi...
Chẳng ai biết gió từ đâu đến và sẽ đi đâu" (Ga 3,8).
Chúng ta chỉ thấy những dấu vết hoạt động của Thánh Thần,
nhưng không thấy được chính Ngài,
cũng không nắm được đường đi nước bước của Ngài.
Bài Tin Mừng hôm nay đã mô tả Thánh Thần
như hơi thở của Chúa Phục Sinh.
Hơi thở là dấu hiệu của Sự Sống.
Thiên Chúa đã thở hơi vào Ađam và cho ông sống.
Đức Giêsu Phục Sinh đã thở hơi trên các môn đệ,
để họ nhận một sự sống mới hoàn toàn.
Đời sống Kitô hữu là đời sống trong Thánh Thần.
Ngay từ giây phút đầu tiên trong lòng mẹ,
Đức Giêsu đã được đầy tràn Thánh Thần.
Khi lãnh nhận phép rửa của Gioan,
Ngài đã được Thánh Thần ngự xuống và lưu lại.
Cũng chính Thánh Thần đưa Ngài vào sa mạc
để cầu nguyện, ăn chay và định hướng cuộc đời.
Tại Galilê, Đức Giêsu đã bắt đầu sứ mạng
trong quyền năng của Thánh Thần (Lc 4,14).
Ngài đã nhờ Thánh Thần mà đuổi quỷ (Mt 12,28),
và khi được hân hoan trong Thánh Thần,
Ngài đã thốt lên lời ca ngợi Cha (Lc 10,21).
Quả thật Đức Giêsu là con người sống trong Thánh Thần,
Đấng mà Ngài đã nhận được một cách vô hạn (Ga 3,34).
Đôi khi chúng ta cảm thấy xa lạ với Ngôi Ba,
dù thực sự Ngài là người Bạn, người Thầy quá ư gần gũi và cần như hơi thở.
Tôi gọi Thiên Chúa là Cha, cũng nhờ Ngài (Rm 8,15).
Nhờ Ngài tôi biết cầu nguyện, và nếm được sự ngọt ngào của Lời Chúa.
Nhờ Ngài Hội Thánh vẫn được canh tân liên tục
bằng những luồng gió bất ngờ, những lôi cuốn mạnh mẽ không sao cưỡng lại.
Xin cho tôi can đảm
để cho ngọn gió của Ngài thổi tung mọi sợ hãi, rụt rè, khép kín.
Xin cho tôi lưỡi lửa
để tôi ra đi loan báo Tin Mừng với trái tim bừng cháy.
Xin cho tôi hơi thở của Ngài
để tôi biết sống và yêu nồng nàn.
Gợi Ý Chia Sẻ
Mọi sáng kiến canh tân đều có thể là do Thánh Thần thúc đẩy. Trong giáo xứ, gia đình, cộng đoàn hay nhóm của bạn, bạn có gặp thấy những người biết thao thức và dám đưa ra sáng kiến canh tân không?
Thánh Thần vẫn lên tiếng qua những người có trách nhiệm, qua bạn bè, qua hoàn cảnh mới cần thích nghi. Có lần nào bạn nghe được lời mời của Thánh Thần không? Bạn đáp lại ra sao?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ban sức sống cho chúng con.
Xin cho cuộc đời Kitô hữu chúng con
đừng rơi vào sự đơn điệu nghèo nàn, vào những lối mòn quen thuộc,
nhưng xin canh tân và tái tạo chúng con mỗi ngày.
Xin nuôi chúng con bằng những thức ăn mới,
cho chúng con khám phá ra những chiều sâu khôn dò của Đức Kitô,
và ý nghĩa thâm thúy của Tin Mừng.
Lạy Chúa Thánh Than là Đấng Ban Sự Sống,
thế giới hôm nay luôn bị đe dọa bởi bạo lực, khủng bố, chiến tranh;
mạng sống con người bị coi rẻ.
Xin cho chúng con biết say mê sự sống, và gieo vãi sự sống khắp nơi.
Ước gì Chúa ban cho nhân loại một lễ Hiện Xuống mới,
để con người có thể hiểu nhau hơn và đón nhận nhau trong yêu thương.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam