Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 80

Tổng truy cập: 1356616

Ở LẠI TRONG NGƯỜI

Ở LẠI TRONG NGƯỜI

 

(Suy niệm của Lm. Giuse Trần Việt Hùng)

Tôi thường ghé thăm và đưa ruớc Mình Thánh Chúa cho bà cụ Agnes Miller. Bà Agnes đã trên 80 tuổi, có hai người con trai. Mỗi lần ghé thăm, bà đều rất vui và kể truyện về người con trai, hai đứa cháu và hai đứa chắt nhỏ. Một lần nọ, tôi ngồi tỉ tê hỏi han kỹ hơn về gia cảnh của bà. Bà đã kể cho tôi nghe một tâm sự bất hạnh thầm kín trong lòng kéo dài từ lâu. Truyện là đứa con thứ hai, sau khi cưới vđã đổi dời đi nơi xa và đã 35 năm không hề lien lạc gì với bà. Hiện nay bà không biết hoàn cảnh gia đình người con thứ này thế nào. Bà nói rằng bà vẫn luôn nhớ cầu nguyện cho các con được mọi sự lành bình an. Ba mươi lăm năm là một khoảng thời gian rất dài trong co đơn và nhung nhớ. Bà rất hy vọng được gặp mặt con lần cuối trước khi lìa trần. Càng mong, càng ngóng, bà càng bặt tin con. Thật là đau lòng khi con cái tự tách lìa khỏi gia đình. Bà tự hỏi không biết rõ lý do nào đã đưa dẫn đến tình trạng xa cách này.

Hôm nay chúng ta suy niệm một đề tài rất cụ thể liên đới giữa Chúa Giêsu và các tín hữu, Chúa là cây nho thật. Hình ảnh cây nho rất quen thuộc được trồng mọi nơi trên miền đất Palestine cua người Do-thái. Chúa Giêsu đã phán cùng các môn đệ: Thầy là cây nho, các con là nhành. Chúng ta là nhành nho được liên kết với Chúa Kitô là cây nho. Một ẩn dụ qúa đẹp và ý nghĩa. Chúa Giêsu không chỉ hóa thân làm người trong một nhân vị riêng biệt, nhưng là cùng hòa nhập sự sống với nhân loại. Chúa Giêsu là trung gian của các tạo vật. Ngài là trưởng tử. Ngài là:An-pha và Ô-mê-ga, là Đầu và Cuối, là Khởi Nguyên và Tận Cùng (Kh 22,13). Ngài đã mời gọi và liên kết những kẻ tin vào Ngài để giúp họ sinh nhiều hoa trái.

Chúa Giêsu phán: Không có Thầy, các con không thể làm được gì. Giống như cành nho không liên kết với thân nho sẽ bị èo uột và khô héo. Không có một kinh sư, sư phụ hay một vị đại nhân nào dám lên tiếng một cách xác tín như Chúa Giêsu. Chúa có uy quyền trong tư tưởng, lời nói và hành động. Chúng ta không chỉ tuyên xưng niềm tin vào Chúa, nhưng điều quan trọng là sống và thực hành lời Chúa dậy: Ai giữ các giới răn của Người, thì ở trong Người và Người ở trong họ. Và còn hơn nữa, Chúa Giêsu còn cho chúng ta được sáp nhập vào gia đình thiêng liêng của Chúa. Khi Chúa Giêsu đã giơ tay chỉ các môn đệ và nói: "Đây là mẹ tôi, đây là anh em tôi. Vì phàm ai thi hành ý muốn của Cha tôi, Đấng ngự trên trời, người ấy là anh chị em tôi, là mẹ tôi (Mt 12, 49-50).

Đôi khi chúng ta hãnh diện và an lòng khi được mang danh Kitô hữu. Nghĩ rằng khi được lãnh nhận các Bí Tích nhập đạo là chúng ta có chứng chỉ để vào Nước Trời. Thực ra, đây mới chỉ là khởi đầu hành trình tiến về Nước Trời. Con đường theo Chúa đòi hỏi nhiều hy sinh và quyết tâm. Chúng ta đã nhập đạo, tin đạo, sống đạo nhưng còn phải hành đạo nữa. Không phải cứ thưa: Lạy Chúa, lạy Chúa là được vào Nước Trời đâu. Sống kết hợp với Chúa, tìm nguồn ân sủng qua việc nhận lãnh các bí tích, cử hành phụng vụ và các sinh hoạt cộng đòan dân Chúa. Phải thực hành giới răn và áp dụng lời Chúa truyền dạy trong đời sống cụ thể hằng ngày, nhờ đó, nhành nho mới sinh ra hoa trái.

Chúa ban ân sủng dồi dào cho chúng ta, nhưng điều kiện tiên quyết là chúng ta phải xứng đáng và sẵn sàng mở lòng đón nhận. Chúng ta nghĩ thế nào khi cả một cuộc đời dài sống trên trần thế, một người nào đó tách lìa khỏi nhiệm thể Chúa Kitô, bỏ bê luật Chúa, sống đạo lơ đễnh nhếc nhác, không tuân giữ giới răn, không chu toàn bổn phận người Kitô hữu, không hành đạo và không tu tâm tích đức. Khi đến giờ hấp hối sau cùng, người thân mời linh mục đến ban bí tích Xức Dầu, chúng ta không biết cành nho này có còn dính liền với cây nho để nhận nhựa sống ân sủng không? Chúng ta chỉ biết cậy vào danh Chúa nhân từ cho linh hồn người thân được hưởng ơn cứu độ.

Các Bí Tích là qùa tặng ân sủng cao quý cho ai biết đón nhận. Chúa Giêsu hiện diện qua các Bí Tích để ban ơn thánh sủng. Chúa không thể cứu độ chúng ta, nếu chúng ta nói ‘không’. Sự chuẩn bị tâm hồn tỉnh thức với lòng thống hối ăn năn và ước ao được kết hợp với Chúa sẽ giúp chúng ta đón nhận ân sủng của Người cách hiệu quả. Hình ảnh dàn nho cho chúng ta thấy một sự liên kết kỳ diệu qua tất cả các nhành, lá, hoa và chùm trái. Mọi thành phần chi the phải gắn chặt với thân cây để hưởng nhờ nguồn sống. Tách rời khỏi thân, nhành lá sẽ bị khô héo liền. Sống trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô cũng thế, mọi thành viên phải luôn liên kết với đầu và mình là Chua Kitô và Giáo Hội. Khi chúng ta tách lìa khỏi gia đình Giáo Hội, chúng ta tự tách lìa ra khỏi nguồn ân sủng siêu nhiên.

Trong Nhiệm Thể Chúa Kitô, Chúa Kitô là đầu và chúng ta là chi thể. Chúa Giêsu lập Giáo Hội và trao quyền cai quản cho thánh Phêrô và các tông đồ. Theo truyền thống, Giáo Hội Công Giáo gắn bó một cách chặt chẽ với Đầu qua truyền thống của các giáo phụ và các Công Đồng Chung suốt những thế kỷ qua. Nhưng trải dài qua lịch sử, có nhiều thành phần đã tách lìa ra khỏi truyền thống tổ chức giáo hội hữu hình. Tuy các ngành, giáo phái hay nhóm hội không tuân phục Giáo Hội trong một hệ thống phẩm trật, nhưng các giáo phái vẫn liên kết vơi Chúa Kitô là đầu. Giáo Hội Công Giáo luôn có những cuộc liên kết đối thoại với các anh chị em cùng niềm tin trong Chúa Kitô. Chúng ta nhìn Giáo Hội như một cây cổ thụ to lớn có rất nhiều nhành và nhiều nhánh. Ước mong sao các nhành luôn kết hợp được với nguồn cội là Chúa Kitô để cùng được chia sẻ nguồn ân sủng từ Thiên Chúa Cha.

Một thoáng nhìn trong Giáo Hội, mỗi giáo hội địa phương cũng có một vài những khác biệt trong tổ chức và điều hành. Tuy rằng chúng ta có nhiều dị biệt trong cuộc sống nhưng trong niềm tin:Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi để chia sẻ cùng một niềm hy vọng. Chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người (Eph 4, 4-6). Sự đoàn kết và hợp nhất trong một Chúa sẽ mang lại niềm an vui và hạnh phúc. Mọi sự đều qui về Chúa Kitô là trung tâm điểm của mọi tạo vật, chúng ta sẽ tìm được ý nghĩa đích thực của niềm tin Kitô giáo.

Thực hành gia đạo trong đời sống gia đình cũng giống như sự liên kết của cây nho. Cây nho có gốc, có thân, có cành và hoa trái. Các cành kết hợp với gốc thân như con cái cháu chắt qui về ông bà cha mẹ sẽ tạo niềm vui chung và hạnh phúc. Con cái cháu chắt cùng mang một họ tộc hoặc cùng hòa chung trong một dòng máu, người ta gọi la gia đình. Giây ràng buộc của gia đình xây dựng sự tương quan chia sẻ như vui buồn, thành công thất bại và lo lắng muộn phiền. Sự liên đới giữa các thành viên trong gia đình họ tộc giúp san sẻ niềm vui hạnh phúc cuộc sống. Hạnh phúc biết bao khi chúng ta có gia đình, anh chị em và con cháu cùng vui vầy xum họp. Gia đình là đơn vị căn bản của giáo hội và xã hội. Có nhiều gia đình sống thánh thì giáo hội nên thánh thiện và xã hội sẽ tốt lành.

Lạy Chúa, Chúa phán rằng: Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin và sđược. Chúng con xin ơn hiệp nhất và bình an. Xin cho chúng con biết tôn trọng và gắn bó với nhau trong đời sống đạo, vì chúng con đều là anh chị em trong cùng một niềm tin và cùng tôn thờ một Cha trên trời. Nhđó, chúng con sẽ sinh hoa kết trái yêu thương trong cuộc sống hằng ngày.

 

11.Chúa Nhật 5 Phục Sinh

NGƯỜI KITÔ HỮU SINH HOA TRÁI TRONG CHÚA KITÔ

Người trồng cây mong được ăn trái. Muốn cây có trái, người ta phải lắm công phu chăm sóc. Không phải cây cứ xanh tốt lớn mạnh là có trái. Có những cây xum xuê cành lá, nhưng đến ngày mùa thu hoạch thì chẳng thấy được trái nào. Xanh tốt như thế không phải là thành công, nhưng là thất bại. Cũng vậy, một cây nho muốn có nhiều hoa trái cần phải có hai điều kiện. Một là cành nho phải liên kết với cây. Cành nho không liên kết với cây nho, không thể sinh hoa trái. Cành nho không liên kết với cây nho thì dòng nhựa nuôi dưỡng thân cây bị tắc nghẽn. Sâu bọ đục khoét làm cho cành cây bị thương tổn, không còn tiếp nhận được nguồn nhựa sống của thân cây truyền sang. Chỉ khi cành nho kết hiệp chặt chẽ với cây, dòng nhựa từ thân cây mới truyền sang cành, cho cành trổ sinh hoa trái. Hai là cành lá nho phải được cắt tỉa. Ai đã trồng cây thì biết cành lá phải được cắt tỉa thế nao. Nếu cứ để cành lá cây nho phát triển tự do, cây sẽ xanh tươi xem rất đẹp mắt nhưng không có trái nho nào cả. Muốn cây nho có quả, phải tỉa bớt cành lá. Việc cắt tỉa làm cho dòng nhựa không bị phân tán, nhưng tập trung vào những cành chính, dồn vào cho hoa sung sức, cho quả đầy đặn.

Như cành gắn liền với thân cây nho mới sống được và sinh hoa trái. Nếu cành nào tách rời khỏi thân cây nho, sẽ khô héo và cho vào lửa. Cũng vậy, người tín hữu phải sống kết hợp với Chúa Kitô mới có sự sống của Thiên Chúa và được sống đời đời, nếu không, sẽ chết đi và bị quăng vào lửa.

Như cành nho phải liên kết với thân nho mới sinh hoa kết quả, ta phải liên kết mật thiết với Đức Giêsu. Người là nguồn cội sự sống của chúng ta. Tách lìa Người, chúng ta không thể sống, càng không thể phát triển được. Người là dòng sông ân sủng. Khi ta kết hiệp với Người, ân sủng tuôn đổ vào cuộc sống, làm cho chúng ta được vui sống và sống sung mãn. Sự kết hiệp mật thiết với Chúa làm cho chúng ta sống sự sống của Người, nói lời nói của Người, hành động theo gương của Người, phán đoán theo chuẩn mực của Người, nhìn con người và sự việc bằng cặp mắt của Người, yêu thương bằng trái tim của Người. Khi sự kết hiệp đã đến mức hoàn hảo, chính Người hành động qua ta và vì thế, những hoa trái sẽ vô cùng phong phú. Vì vậy, mối liên hệ giữa Chúa Giêsu và các Kitô hữu là mối liên hệ mật thiết đến nỗi cả hai trở nên như một, vì cùng sống chung một sự sống. Chúa Kitô và các Kitô hữu tạo thảnh một cộng đồng sự sống, như các chi thể trong một thân the mà thánh Phaolô gọi là "nhiệm thể, hay thân thể mầu nhiệm" của Chúa Kitô. Trong nhiệm thể ấy, các chi thể liên kết với nhau và liên kết với một đầu như các cành nho liên kết với thân cây nho và một góc nho. Cũng như nhựa sống lưu thông từ góc nho đến các cành cây, thì sự sống của Thiên Chúa cũng được chuyển đến các chi thể như trong một thân thể. Như thế, các Kitô hữu được gắn với nhau vào một góc là Chúa Giêsu: "Anh em ở trong Thay và Thầy ở trong anh em"

Phải chịu cắt tỉa. Cành nho muốn sai trái phải chịu tỉa bớt những cành lá rườm rà. Cũng vì thế, con người chúng ta cũng phải để Chúa cắt tỉa những gì dư thừa cản trở ơn thánh sinh hoa kết quả. Phải cắt tỉa những ý muốn riêng tư để chuyên tâm tìm thánh ý Thiên Chúa. Phải cắt tỉa những hình thức bề ngoài để chìm vào nội tâm sâu lắng. Phải cắt tỉa những phô trương quyền lực để mặc lấy tâm tình đơn sơ khiêm nhường. Chúa cắt tỉa chúng ta bằng những thất bại ta gặp phải. Chúa huấn luyện ta bằng những lời phê bình chỉ trích của những người chung quanh. Chúa mài giũa chúng ta bằng những hiểu lầm nghi kỵ của người khác. Chúa đào tạo chúng ta trong những phản bội của người thân tín. Việc cắt tỉa làm cho ta đau đớn, nhưng đem lại những lợi ích vô cùng phong phú.

Một điểm khác cũng được Chúa Giêsu nhấn mạnh ở đây, đó là"Cành nho phải sinh hoa trái". Người Kitô hữu không chỉ gắn với thân cây mà còn sinh hoa trái nữa. Bởi vì, không thiếu những cành gắn chặt với cây mà không sinh trái nào. Những cành đó sẽ bị chặt đi và quăng vào lửa. Không sinh trái là bằng chứng không còn "Ơ trong Thầy", không còn kết hợp với Thầy, mặc dầu bên ngoài vẫn là một cây "xanh rờn"! Sinh hoa kết quả dồi dào mới trở thành người môn đệ thật của Thầy. Hình ảnh có thể làm cho chúng ta sửng sốt. Đâu phải đợiđến khi bị liệt vào hạng khô khan, nguội lạnh hay phạm những tội tầyđình mới bị loại khỏi cộng đoàn của Chúa. Sự sống từ Chúa Giêsu chi có thể là sức sống, làm nở hoa kết trái. chỉ có hai trạng thái: sinh trái hoặc không sinh trái, không có trạng thái thứ ba, hiểu theo nghĩa "cầm hơi hay cầm chừng". Người Kitô hữu trở thảnh môn đệ của Chúa Kitô bằng chính việc sinh nhiểu hoa trái và Thiên Chúa được tôn vinh cũng bằng chính việc người Kitô hữu sinh nhiều hoa trái. Chúa Giêsu đã khẳng định: "điều làm Chúa Cha được tôn vinh là anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy".

Thế nào là sinh hoa kết trái? chúng ta có thể tìm thấy câu trả lời ngay trong bài đọc 2 hôm nay, Thánh Gioan nói: " ai tuân giữ giới răn của Thiên Chúa thì ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong kẻ ấy, và giới răn của Thiên Chúa là tin vào Danh Đức Giêsu Kitô, Con của Ngài, và yêu thương nhau như Ngài đã truyền dạy". Thánh Gioan còn căn dặn: "Chúng ta đừng yêu thương nơi đầu môi chót lưỡi, nhưng phải yêu thương thật sự bằng việc làm" (1Ga 3, 18). Do đó, chúng ta có thể hiểu được rằng, "sinh hoa trái" là yêu thương mot cách hữu hiệu, bằng việc làm có sức biến đổi môi trường chung quanh, tạo sự hạnh phúc cho người khác. Phải phục vụ thật lợi ích của anh em, thì mới nói được rằng chúng ta đang ở trong Thiên Chúa và Thiên Chúa ở trong chúng ta. Chỉ có tình thương yêu đích thực, thực từ trong lòng ra hành động, mới là tình yêu thương hiệp nhất, hiệp nhất chúng ta nên một với anh em, hiệp nhất chúng ta trong Chúa Giêsu Kitô là " cây nho Chúa Cha trồng tỉa" đe sinh nhiều hoa thơm trái ngọt.

Hình ảnh của sự cắt tỉa còn gợi lên sự mất mát, đau đớn. Thế nhưng, mất mát dẫn đến thắng lợi, khổ đau dẫn đến vinh quang, sự chết dẫn đến phục sinh. Đó là bài học xuyên suốt cuộc đời, lơi rao giảng và cái chết của Chúa Giêsu. Nhựa sống từ cây nho là Chúa Giêsu đã không ngừng nuôi sống Giáo Hội. Với cái nhìn đức tin, người ta vẫn nhìn thấy cái được trong cái mất, qua việc trở lại với những giá trị của Tin Mừng, Giáo Hội cởi bỏ được chiếc áo của quyền lực và hào nhoáng, để mặc lấy tinh thần phục vụ, khiêm tốn, đơn nghèo. Sự hoán cải của nhiều Kitô hữu trở thành con đường cho những người thành tâm thiện chí của ngươi cần gặp Chúa Kitô. Giáo Hội sinh nhiều con cái là nhờ các chi thể của mình là những cành nho luôn được cắt tỉa.

Như cành liền cây mới sống được và phải cắt tỉa mới sinh nhiều hoa trái, Người Kitô hữu phải sống nhờ Chúa Kitô, với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô mới có thể sống như Chúa Kitô, sống cho Thiên Chúa và cho mọi người anh em. Đó là đòi hỏi căn bản của đời sống Kitô hữu. Chúng ta yêu thương mọi người một cách chân thành, va giúp đỡ họ thỉ chúng ta là người ở trong Thiên Chúa, kết hợp với Chúa Kitô, mới thật là cành nho gắn liền với cây nho. Chính Đức Giêsu đã làm gương cho chúng ta khi Người sống kết hiệp mật thiết với Đức Chúa Cha. Sự ket hiệp ấy được diễn tả qua việc Người chuyên tâm cầu nguyện và luôn luôn làm theo ý Chúa Cha. Người đã để cho Chúa Cha cắt tỉa khi Người từ bỏ ý riêng, nhận uống chén đắng, nhận vác thập giá, nhận lấy cái chết tủi nhục. Chính vì thế, Người đã sinh hoa trái dồi dào nuôi sống tất cả chúng ta. Chính vì thế, Người đã trở nên gốc nho sung mãn sự sống để chuyển thông cho chúng ta.

Lạy Chúa Giêsu là Cây Nho thật, xin cho chúng con biết kết hiệp mật thiết với Chúa. Xin hãy cắt tỉa những gì vô ích trong chúng con, để chúng con sinh nhiều hoa trái tốt như lòng Chúa mong ước. Amen.

 

12.Chúa Nhật 5 Phục Sinh

(Suy niệm của Lm. Hồ Bặc Xái)

ChĐề: Tình yêu phải sinh hoa trái

I. Dẫn vào Thánh l

Anh chị em thân mến

Lời Chúa tuần rồi dạy chúng ta phải sống tình yêu. Lời Chúa hôm nay khuyến cáo chúng ta rằng tình yêu thật không phải chỉ là yêu thương bằng đầu môi chót lưỡi nhưng phải sinh hoa trái. Những hoa trái ấy đối với Chúa là tuân giữ các điều răn của Ngài, và đối với người khác là những việc làm cụ thể biểu lộ lòng yêu thương.

Xin Chúa giúp cho tình yêu của chúng ta sinh hoa trái.

II. Gợi ý sám hối

- Chúng ta chưa yêu thương tha nhân cho đủ.

- Tình thương của chúng ta đối với người khác lắm khi chỉ là lời nói suông chứ chưa thể hiện bằng việc làm.

- Chúng ta ít chịu kết hợp gắn bó với Chúa như cành nho gắn liền với thân nho.

III. Lời Chua

1. Bài đọc I (Cv 9, 26-31)

Đức Giêsu phục sinh đã hiện ra với Saulô (Phaolô), không phải chỉ để thánh hóa ông, mà còn trao cho ông một sứ mạng (x. Cv 9, 6: "Ngươi hãy đứng dậy vào thành, và có người sẽ nói cho ngươi biết ngươi phải làm gì"). Ý thức về sứ mạng đã khiến Saolô tìm cách nhập đoàn với các môn đệ.

Nhưng bước đầu thật khó khăn vì mọi người vừa không tin vừa còn sợ ông. Nhờ Banaba đứng ra bảo lãnh nên Saolô mới được đón nhận. Thế là Saolô bắt đầu thi hành sứ mạng rao giảng Tin Mừng.

Bài tường thuật kết thúc bằng bảng tóm lược những kết quả khả quan của việc rao giảng Tin Mừng.

2. Đáp ca (Tv 21)

Tv này rất hợp với hoàn cảnh của Phaolô: phần đầu (cc 1-19) mô tả cảnh tác giả bị ruồng bỏ. Nhưng trong phần sau (chính là phần được trích đọc hôm nay), tác giả đã được đón nhận, hăng hái truyền tụng những kỳ công của Thiên Chúa và hân hoan chúc tụng Ngài.

3. Tin Mừng (Ga 15, 1-8)

Dụ ngôn Cây Nho.

Dụ ngôn này dạy chúng ta một cách vừa cụ thể dễ hiểu nhưng vừa rất sâu sắc về cuộc đời kitô hữu:

- Kitô hữu nếu muốn sống phong phú thì phải sống trong Đức Giêsu và sống bằng sức sống của Ngài "Thầy là cây nho, các con là nhành... Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, người ấy sẽ sinh nhiều trái"

- Kitô hữu cũng phải chấp nhận để cho mình "được Cha Thầy tỉa sạch" bằng những việc xảy ra không đúng ý mình làm cho mình đau khổ.

- Đức Giêsu còn hứa một điều rất tốt đẹp: "Nếu các con ở trong Thầy và Lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin, và sẽ được"

4. Bài đọc II (1 Ga 3, 18-24)

Đoạn thư này cũng giúp hiểu chủ đề "tình yêu phải sinh hoa trái": Yêu thương không phải chỉ bằng lời nói trên đầu môi chót lưỡi

- mà phải bằng việc làm

- và bằng việc tuân giữ các điều răn của Đức Giêsu.

IV. Gợi ý giảng

* 1. Cây nho và cành nho

Đức Giêsu không viết một quyển sách nào cả. Ngài cũng không xây dựng một ngôi nhà nào cả. Nhưng Ngài đã thực hiện một công trình lớn lao và cần thiết hơn nhiều, đó là xây dựng một cộng đoàn.

Ngài nói với các môn đệ: "Thầy là cây nho, anh em là cành". Đó chính là hình ảnh Ngài dùng để nói về cộng đoàn mà Ngài xây dựng, một hình ảnh rất súc tích:

Vào mùa xuân, các cành nho vươn ra, đơm lá, trổ hoa. Đến mùa thu thì các cành đã nang trĩu những chùm nho tươi tốt. Nhưng sở dĩ cành sinh lá, trổ hoa và kết trái là nhờ chúng nối liền với cây nho. Nếu cắt lìa chúng khỏi cây thì chẳng những chúng không có trái, mà còn héo tàn dần và cuối cùng thì chết. Cành nho cần đến cây nho thế nào, chúng ta cũng cần đến Đức Kitô thế ấy. Nếu không kết hợp với Ngài, chúng ta sẽ không có sức sống và không thể sinh trái.

Nhưng cây nho cũng cần đến cành nho, bởi vì chính cành nho sinh ra trái nho. Nói thế nghĩa là Đức Kitô cũng cần đến chúng ta. Chúng ta là cành của Ngài. Như thế cây nho và cành nho đều cần tới nhau. Hai bên tạo thành một thể hiệp nhất. Từ đó chúng ta mới hiểu Đức Kitô rất tin tương và trông cậy nơi chúng ta. Có thể chúng ta cảm thấy mình không xứng đáng với sự tin tưởng trông cậy ấy, tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng bên cạnh chúng ta còn có Ngài nữa. Cành nho có thể yếu ớt và mong manh, nhưng cay nho thì rất vững chắc và dồi dào sức sống.

Đức Kitô muốn nhờ chúng ta để sinh trái cho thế giới. Có một khác biệt lớn giữa thành công và sinh trái. Thành công đến từ năng lực, và mang lại vinh quang. Nhưng việc sinh trái thì thường đến từ sự yếu đuối, khổ đau và nhiều khi chẳng ai nhận biết mà khen thưởng. Đức Kitô không bảo chúng ta phải thành công, nhưng Ngài dạy chúng ta sinh trái. Mỗi người chúng ta đều được Ngài ban cho một số khả năng nào đó. Bằng cách sử dụng, phát triển và chia xẻ những khả năng đó với người khác, chúng ta sẽ sinh trái. Thế giới đang chờ những trái ấy. Mà điều quan trọng là yêu thương. Thiên Chúa sẽ làm cho tình yêu của chúng ta sinh trái, những trái chúng ta thấy được và cả những trái chúng ta không thấy.

Sang mùa đông, các cành nho được cắt tỉa. Cắt tỉa là một tiến trình cần thiết cho cành nho: bỏ đi tất cả những gì thừa thải chẳng ích lơi gì mà còn làm hao mòn sức sống của cây nho. Mục đích của cắt tỉa không phải là làm cho cành bị đau mà là để giúp chúng sẽ sinh trái nhiều hơn và tốt hơn nữa. Vì chúng ta là những cành của Cây nho thật là Đức Kitô nen chúng ta cũng cần được cắt tỉa. Có rất nhiều điều chẳng những vô ích mà còn có hại cho sự sống chúng ta, làm hao hụt năng lực chúng ta và cản trở sự sinh hoa trái thiêng liêng của chúng ta. Nếu Đức Kitô cắt tỉa chúng ta bằng những gian truân thử thách, đó là vì Ngài muốn chúng ta sinh nhiều trái hơn. (Viết theo Flor McCarthy)

* 2. Sống với

Nhiều người nói rằng: "Tôi cần gì đến nhà thờ chứ? Tôi không thể tôn thờ Chúa theo cách của tôi sao? Tôn giáo là sự liên hệ cá nhân giữa tôi và Chúa cơ mà!"

Hãy nhớ rằng ngay từ những buổi đầu, việc theo Đức Giêsu không bao giờ là một việc cá nhân và riêng tư. Các kitô hữu sống chung trong cộng đoàn, cùng nhau tuyên xưng niềm tin, cùng nhau làm chứng về Đức Kitô sống lại, và cùng nhau sống theo những điều Ngài dạy dỗ. Lý do sâu xa của nếp sống cộng đoàn ấy được chính Đức Giêsu giải thích khi Ngài nói "Thầy là cây nho, anh em la cành".

Cây nho và cành nho là một. Có một sự lệ thuộc hỗ tương giữa cây với cành và cành này với cành khác. Nếu nói "Tôi theo Đức Kitô nhưng không theo Giáo Hội" tức là chia cách Đức Kitô khỏi Giáo Hội, là cắt cành khỏi cây.

Những môn đệ đầu tiên của Đức Giêsu đã nhìn thấy Ngài, ăn uống với Ngài và trò chuyện với Ngài sau khi Ngài sống lại. Nhờ đó họ cảm nghiệm rất sâu xa sự liên kết với Ngài, một sự liên kết mà nhờ đó họ được tăng sức hơn. Đức Giêsu đã chọn họ, làm cho họ thành bạn hữu của Ngài, rồi sai họ ra đi để sinh hoa trái, hoa trái của tình thương.

Chúng ta sẽ biết mình là những cành nho đầy sức sống của cây nho nếu trong chúng ta thực sự có tình thương mến, tình thương mến ngự trị giữa nhau và thể hiện bằng sự chăm sóc cho nhau.

* 3. Hoa trái xum xuê

Nếu ta gắn bó với Người, Đức Giêsu sẽ cho ta hoa trái xum xuê như Người đã hứa: "Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy người ấy sẽ sinh hoa trái xum xuê". Đời ta có thể nên phong phú nhờ sự phong phú của Thiên Chúa. Ta nên những môn đệ đích thực và ta làm vinh danh Chúa Cha. Lời cầu của ta cũng tương tự lời cầu của Đức Giêsu. Người biết Chúa Cha luôn nhận lời Người: "Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con các con hãy xin điều các con muốn và các con sẽ được như ý". Ta có thể xin gì khác hơn thánh ý Chúa Cha? Người môn đệ đích thực của Đức Giêsu không đơn thuần là kẻ đi theo Người. Trong anh ta, chính Đức Giêsu ngự đến sống đời sống của anh, biến đổi đời sống ấy và làm cho nên phong phú. Thánh Phaolô sẽ nói: "Không phải tôi sống, chính Đức Kitô sống trong tôi". Môn đệ là người "mang Đức Kitô". Nếu môn đệ trung tín với Lời Người, anh sẽ nối dài sự hiện diện và hoạt động của Đức Giêsu trên trần gian. Tim anh sẽ đập cùng một tình yêu đó, đời anh sẽ dâng lên Chúa Cha cũng niềm vinh danh đó, lời anh sẽ loan báo cũng Tin mừng đó, cử chỉ anh sẽ phiên dịch cũng ơn cứu độ đó. Đây không phải là bắt chước, nhưng là một chuyển biến sâu xa. Chính Thiên Chúa sinh hoa kết quả xuyên qua hoạt động của anh. Chẳng đời nào ta dám tưởng tượng ra một sự thân thiết thâm sâu dường ấy! Nên Đức Giêsu đã phải nhấn mạnh, nhắc đi nhắc lại để hiểu hơn: "Ngoài Thầy, các con không làm được gì". Ta rất dễ bị cám dỗ, chiếm hữu Lời Người, dùng Lời Người để tự mình hướng dẫn đời sống muốn, để tự ta thấy trước những hoa trái ta muốn có... Thực ra, nếu ta là những môn đệ đích thực, thì chính Lời Đức Giêsu sẽ nắm lấy ta, sẽ cắt tỉa ta. Khi ấy, cuộc đời ta sẽ biến đổi, nhựa sống của cây nho thật sẽ căng phòng lên ở các cành nho của ta và sản sinh trong ta hoa trái xum xuê". (Mgr. L. Daloz trong "Chúng tôi đã thấy vinh quang của Người" DDB, trang 192. Trích dịch bởi Fiches dominicales, năm B)

* 4. Liên kết với Người (Ga 15,1-8)

Một thầy kiện mới mở được một văn phòng luật sư khang trang lịch sự. Bỗng nghe có tiếng chân người ngoài cửa bước vào, ông vờ như không thấy. Vội nhắc ống diện thoại lên, nói thật to trong ống nghe:

- Alô, văn phòng luật sư đây.

- Vâng, từ ngày tốt nghiệp đại học đến nay, tôi đã thắng nhiều vụ kiện lớn. Các công ty danh tiếng đều nhờ cậy tôi. Tôi được rất nhiều người tin tưởng. Tuy thu nhập cao nhưng tôi luôn dành 10% cho các công việc từ thiện.

Có tiếng gõ cửa, ông quay lại, thấy người đàn bà đang đứng chờ từ nãy, ông mới lịch sự thưa:

- Xin lỗi bà, tôi có khách quý đến.

Quay lưng lại, anh hỏi người vừa bước vào:

- Anh cần gì?

- Thưa luật sư, có phải hôm nay là ngày đầu tiên văn phòng của ngài bắt đầu làm việc?

- Đúng thế, anh cần tôi giúp vụ kiện nào?

- Dạ thưa không tôi là người của công ty đien thoại được cử đến để gắn đường dây điện thoại cho ngài!

*

Tin mừng hôm nay mời gọi chúng ta nhìn lại mối liên hệ của chúng ta với Chúa. "'Thầy là cây nho, các con là cành. Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, ke ấy sinh nhiều trái" (Ga. 15, 5). Đức Giêsu Phục sinh là cây nho, các tín hữu Kitô là cành. Cây và cành có chung một dòng nhựa, nên cùng một sự sống. Càng gắn bó với cây, cành càng sinh nhiều hoa trái. Nếu ngược lại canh sẽ héo tàn. Ví như đường dây điện thoại của ông luật sư, không có nối với tổng đài thì đâu có liên lạc đối thoại: không có liên lạc đối thoại thì đâu có khách hàng, lợi nhuận! Cành chỉ giả vờ gắn liền với cây, nên làm gì có sinh hoa trái.

Cành nào đã sinh trái, càng phải sinh trái nhiều hơn. Muốn sinh nhiều trái hơn, cành cần được cắt tỉa đớn đau. Có cắt tỉa vun xới, cành mới sinh hoa kết quả. Đức Giêsu trên cây thập giá, như một thân nho trơ trụi. Đó là lúc phát sinh hoa trái nhiều hơn cả. Từ cạnh sườn Người bị đâm thấu, Giáo hội đã được sinh ra, và đơm bông kết trái dồi dào.

Mỗi người tín hữu Kitô cũng phải được cắt tỉa, vun xới bằng hy sinh đau khổ hằng ngày, mới trổ sinh hoa trái dồi dào. Niềm vui và đau khổ không nhất thiết phải khử trừ nhau. Đôi khi nó réo gọi nhau, trong những cuộc đàm thoại huyền nhiệm. Vì thế hy sinh không là bóp nghẹt cuộc đời, nhưng lam cho đời thêm triển nở tốt tươi.

Điều quan trọng là "Hãy ở lại trong Thầy" vì "Nếu không có Thầy các con không thể làm gì được" (Ga. 1, 5). Ở lại trong Thầy và liên kết với Thầy qua đường dây "Cầu nguyện và bí tích". Tất cả sức sống của Đức Giêsu được chuyển thông từ đó, khả năng kết trái cũng phát sinh từ đó. Đức Giêsu dạy: "Nếu các con ở trong Thầy và lời Thầy ở trong các con, thì các con muốn gì, cứ xin sẽ được" (Ga. 15, 7).

Nếu Đức Kitô là Cây Nho đích thực, và Người Trồng Nho là chính Thiên Chúa thì chúng ta hãy là những cành nho căng nhựa sống, để dâng hiến cho đời những hoa trái tốt tươi.

***

Lạy Chúa, Chúa muốn cắt tỉa chúng con khỏi những rườm rà, để cây đời chúng con trổ sinh nhiều hoa trái. Xin cho chúng con can đảm, dám sống theo những đòi hỏi cắt tỉa của Chúa. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")

* 5. Ở lại

Đoạn Tin Mừng này chỉ có 8 câu, vậy mà có tới 8 lần chữ "Ở lại".

Thử tò mò đọc lại từng lần để xem mỗi lần có ý nghĩa gì đặc biệt không:

- Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em.

- Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế nếu không ở lai trong Thầy.

- Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy thì người ấy sinh nhiều trái.

- Ai không ở lại trong Thầy thì bị quăng ra ngoài như cành nho và sẽ khô héo.

- Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý.

Sau đây là một số ý nghĩa mà chúng ta có thể khám phá ra được:

- "Ở lại" là gì? Như cành nho ở lại trong cây nho -(1) Là một sư liên kết chặt chẽ đến nỗi tuy hai nhưng thành một. Cây nho và cành nho tuy một bên là "cây" một bên là "cành", nhưng cả hai đều là "nho". (2) Sự liên kết này không cần cho một bên nhưng rất cần cho bên kia. Cây nho không cần đến cành nho lắm, nhưng cành nho thì nhất thiết phải "ở lại" trong cây nho. (3) Sự liên kết phải vững bền, nghĩa là mãi mãi, không lúc nào mà không liên kết. Khi nào cành không liên kết với cây thì nó không còn la cành nho nữa mà trở thành cành củi. -Tóm lại, "ở lại" trong Đức Giêsu là điều kiện sống còn, không thể không có đối với kitô hữu.

- Ai "ở lại" trong ai? Đức Giêsu và kitô hữu "ở lại" trong nhau. Về phía Đức Giêsu thì đương nhiên Ngài ở lại trong chúng ta rồi. Nhưng Ngài nhắc chúng ta cũng phải "ở lại" trong Ngài: "Hãy ở lại...", "Như Thầy ở lại trong anh em".

- Ích lợi của "ở lại": được sống, sinh hoa trái, muốn gì cứ xin và sẽ được.

- Tai hại của "không ở lại": bị quăng ra ngoài, khô héo, không thể sinh trái.

- Làm thế nào để "ở lại" trong Đức Giêsu? ghi nhớ và thực hành Lời Ngài.

V. Lời nguyện cho mọi người

Chủ tế: Anh chị em thân mến, Đức Giêsu là cây nho, chúng ta là cành, cành nào liền với cây mới sinh hoa trái, và cành nào được cắt tỉa lại càng sinh nhiều hoa trái hơn. Chúng ta hãy tha thiết dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện sau đây:

1. Xin cho giáo sĩ, tu sĩ, và giáo dân trong Hội thánh / luôn hiệp thông với Đức Giêsu nhờ phụng vụ và bí tích, để có thể sinh nhiều hoa trái trong việc phục vụ và truyền giáo.

2. Xin cho mọi người đang phục vụ trong mọi hoàn cảnh xã hội / biết chấp nhận gian nan thử thách / để rút tỉa kinh nghiệm và phục vụ kết quả hơn.

3. Xin cho những người đau khổ, tật nguyền / những người bị tù đày áp bức / biết hiệp thông với cuộc khổ nạn của Đức Giêsu / để góp phần đền tội cho những kẻ tội lỗi.

4. Xin cho anh chị em trong họ đạo chúng ta / biết vui lòng đón nhận mọi đau khổ thử thách như được Chúa cắt tỉa / để có thể sinh hoa trái nhiều hơn trong tình mến Chúa yêu người.

Chủ tế: Lạy Chúa, Đức Giêsu đã dạy chúng con phải hiệp thông với Người như cành liền cây, thì xin gì cũng sẽ được. Xin giúp chúng con đừng bao giờ lìa xa Người, để mọi lời cầu xin đều được Chúa chấp nhận. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô Chúa chúng con.

VI. Trong Thánh l

- Trước kinh Lạy Cha: Đức Giêsu là cây nho, chúng ta là cành. Vậy chúng ta hãy kết hợp tâm tình với Đức Giêsu để dâng lên Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu và cũng là Cha chúng ta lời nguyện sau đây.

- Chúc bình an: Trong tình yêu siêu nhiên nối kết chúng ta với Đức Giêsu và với nhau, chúng ta hãy thành thật chúc cho nhau được bình an.

VII. Giải tán

Mặc dù Thánh lễ sắp kết thúc và chúng ta sắp rời khỏi Nhà thờ, nhưng chúng ta hãy tiếp tục sống kết hợp với Đức Giêsu như cành nho gắn liền với cây nho.

home Mục lục Lưu trữ