Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 92
Tổng truy cập: 1356696
Ở LẠI TRONG TÌNH YÊU VÀ SINH HOA KẾT TRÁI
Ở LẠI TRONG TÌNH YÊU VÀ SINH HOA KẾT TRÁI
Tin mừng Ga 15: 9-17: Tất cả đời sống yêu thương của Kitô hữu chủ yếu tuôn trào từ xác tín nói rằng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước: "Chính Người đã yêu thương chúng ta". Vị Thiên Chúa chịu đóng đinh là sự biểu lộ trọn vẹn tình yêu này.
Phụng vụ hôm nay phong phú những từ ngữ nói về tình yêu, những từ ngữ đơn giản nhưng thật kỳ lạ, và dường như còn phi thường nữa. Chỉ nguyên bằng một từ rất quen thuộc, "tình yêu", Đức Giêsu đưa chúng ta đi vào khám phá chính mầu nhiệm bản thân Chúa Cha và của chính Người, mầu nhiệm tương quan giữa Chúa Cha và Đức Giêsu và cuộc sống mà Người muốn đưa chúng ta đi vào. Tất cả đời sống yêu thương của Kitô hữu chủ yếu tuôn trào từ xác tín nói rằng Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước: "Chính Người đã yêu thương chúng ta" (1Ga 4,10). Vị Thiên Chúa chịu đóng đinh là sự biểu lộ trọn vẹn tình yêu này.
I. Khám phá sứ điệp Tin Mừng: Ga 15,9-17
ª Ở lại trong tình yêu của Đức Giêsu và của Chúa Cha (9-11)
Đức Giêsu dùng hình ảnh cây nho để mô tả tương quan của Người với các môn đệ, ngay khi Người vắng mặt về thể lý. Người là cây nho "thật", còn chúng ta là cành, mà cành thì phải "ở lại" trên cây nho để sinh hoa kết trái, hoa trái tình yêu (một trong những đề tài chính của Gioan). Đức Giêsu đã lệ thuộc vào Cha của Người trong mọi sự. Bây giờ Người cho chúng ta thấy rằng Cha của Người là nguồn mạch của mọi tình yêu: "Chúa Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng đã yêu mến anh em như vậy" (15,9). Đây là những biến cố được xác định trong quá khứ. Đức Giêsu ở an toàn trong tình yêu của Cha Người đến mức Người có thể cho thấy tình yêu của Người đối với các môn đệ bằng cách rửa chân cho họ (x. 13,1-5). Tình yêu vâng phục của Đức Giêsu với Cha Người chính là nền tảng và điển hình cao vời cho cuộc sống Kitô hữu.
Chúng ta phải "ở lại" trong tình thương của Đức Giêsu, cũng như Người "ở lại" trong tình thương của Cha Người. Chúng ta cũng có thể "ở lại" trong tình thương của Đức Giêsu bằng cách để cho Người yêu thương ta, không đặt một trở ngại nào gây khó khăn cho tình bằng hữu ấy. Chúng ta cũng có thể "ở lại" bằng cách tuân giữ các điều răn của Cha Người, vì như thế là hài hòa các ý muốn (c. 10). Đề tài đã được đề cập tới trước đây là "ở lại trong tình thương nhờ vâng phục [giữ các điều răn ; giữ lời]" (x. 14,15.21.23-24) nay tái xuất hiện và được liên kết với niềm vui. Đức Giêsu giải thích tất cả những điều đó là để "niềm vui của Thầy ở trong anh em" và "niềm vui của anh em được nên trọn vẹn" (c. 11). Trước đây Người đã bảo các môn đệ rằng họ phải vui mừng vì Người đi về cùng Chúa Cha (14,28). Đề tài "niềm vui" này sẽ còn được triển khai sau này (16,20-33).
Như thế, Đức Giêsu "ở lại" trong tình thương của Cha Người bởi vì Người giữ điều răn của Ngài để chuyển tình thương sang cho các môn đệ. Các môn đệ sẽ "ở lại" trong tình thương của Đức Giêsu nếu họ giữ điều răn của Người. Điều răn của Người cũng giống như điều răn của Cha Người: yêu thương như anh em đã được yêu thương. Mục tiêu của mạc khải cao cả này là niềm vui. Niềm vui của Đức Giêsu là tuôn đổ tình yêu Người đã nhận từ Chúa Cha vào lòng các môn đệ. Vậy các môn đệ được chia sẻ không những tình yêu mà cả niềm vui của người ban tặng tình yêu. Nhưng niềm vui của Đức Giêsu được Người thông ban chỉ là một hương vị khởi đầu. Quy luật của sự hoàn tất cho thấy rằng ta chỉ hiểu điều ta đã nhận khi ta tặng nó đi. Như thế, các môn đệ sẽ nhận được niềm vui trọn vẹn khi yêu thương nhau như Đức Giêsu đã yêu thương họ. Đây chính là sự sống vĩnh cửu: tương giao đón nhận và trao tặng tình yêu không ngừng.
ª Điều răn của Đức Giêsu: hãy yêu thương nhau (12-17).
Như Chúa Cha đã yêu thương Đức Giêsu và Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta, chúng ta phải ở lại trong tình thương của Người (c. 9). Như thế, Họi thánh là một cộng đồng yêu thương, tại đó người ta sống điều răn mới. Đức Giêsu đang nhắc lại cho các môn đệ việc rửa chân: "Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em" (15,12 nhắc lại 13,34). Hành vi "Thầy đã yêu thương anh em" trong quá khứ phải được thể hiện trong tình yêu của chúng ta đối với nhau trong hiện tại. Hành vi tiêu biểu của Đức Giêsu nhằm nói lên tình yêu của Người là chính lễ hy sinh của Người, là hành vi hy sinh mạng sống "vì bạn hữu của mình", "nhân danh bạn hữu mình" (c. 13). Điều này đã được báo trước nơi việc người mục tử hiến mạng sống vì đoàn chiên (10,11) và nay Người đang chuẩn bị cho họ đón nhận cái chết hy sinh của Người. Nếu chúng ta phải yêu thương nhau như Đức Giêsu đã yêu thương chúng ta, thì chúng ta phải sẵn sàng thực hiện hành vi hy sinh tối hậu.
Khi nói đến việc hy sinh tính mạng "vì bạn hữu của mình", Đức Giêsu lại được đưa đến chỗ gọi các môn đệ không phải là "tôi tớ", nhưng là "bạn hữu". Chúng ta chứng tỏ chúng ta là "bạn hữu" của Người do tình yêu của chúng ta đối với Người, khi tuân giữ điều răn của Người (c. 14 ; x. 15,10). Dĩ nhiên không có gì sai trái khi làm "tôi tớ của Thiên Chúa". Nhiều ngôn sứ, tư tế và vua chúa vui mừng được gọi như thế (Gs 24,29 ; Tv 89,20). Chính Đức Giêsu đã nhận lấy vai trò tôi tớ khi rửa chân cho các môn đệ, nhưng trong tư cách là Thầy, Người chấp nhận họ như là các tôi tớ (x. 13,13-16). Nhưng nay Người gọi họ là "bạn hữu", như Môsê xưa kia là "bạn hữu" của Thiên Chúa (x. Xh 33,11). Vòng các "bạn hữu" thân tín của hoàng đế Rôma chính là các cố vấn của ông. Như thế, Đức Giêsu muốn cho các môn đệ yêu dấu của Người biết tất cả mọi sự (c. 15).
Các kinh sư Do Thái thường không tìm môn sinh. Những người trẻ nào muốn tìm một vị thầy thì rảo quanh, thăm viếng và chọn lấy vị thầy nào họ muốn. Đức Giêsu thì không như thế, Người nhắc các môn đệ nhớ rằng chính Người đã chọn họ, và Người làm như thế vì nhắm một mục tiêu, đó là họ "ra đi và sinh được hoa trái" (c. 16). Hoa trái này được nhắm "ở lại [= tồn tại]" và có kết quả do chỗ Chúa Cha đáp lại những lời họ cầu xin (x. 14,13 ; 15,7). Thế rồi Người nhắc lại lệnh truyền cuối cùng, "hãy yêu thương nhau" (c. 17).
II. Chiêm ngắm Chúa Giêsu:
Lời cáo biệt thường hàm chứa những lời nói hoặc những chỉ thị cuối cùng ; chúng ta rất trân trọng các lời này và cố gắng thực hiện. Đức Giêsu vừa ký thác bí mật cuối cùng và quí báu nhất của trái tim Người ; Người đã tâm sự về những điều thâm sâu nhất, đã diễn tả ra các lời nhắc nhở cuối cùng. Dường như Người muốn để lại cho các môn đệ di chúc thiêng liêng của Người. Điểm nổi bật, là Người tha thiết nhấn mạnh trên tình yêu đối với nhau. Các môn đệ của Đức Giêsu là các "bạn hữu" của Người, được Người yêu thương cũng như Người được Cha của Người yêu thương, và Người muốn họ trở thành một cộng đồng tình yêu, trong đó mỗi người yêu thương nhau. Người không muốn các môn đệ chỉ biết loay hoay vun quén với nhau và cho nhau, làm thành một thứ Họi thánh ấm cúng đóng kín, nhưng muốn chúng ta "ra đi và sinh được hoa trái, và hoa trái tồn tại", vươn tới thế giới chung quanh chúng ta.
Ở tại trung tâm các lời này của Đức Giêsu, có sứ điệp liên hệ đến Chúa Cha. Khi các môn đệ được gặp lại Đức Giêsu Phục Sinh, các ông sẽ trải nghiệm về Thiên Chúa như là Cha và hiểu Ngài đã dành tất cả tình yêu và tất cả quyền năng của Ngài cho Con của Ngài.
III. Gợi ý bài giảng:
1. Mầu nhiệm Chúa Cha, mầu nhiệm khởi nguồn.
Những gì Đức Giêsu vẫn ao ước cho tới giờ này, là đưa các môn đệ đến với Chúa Cha. Với cuộc Phục sinh, công trình của Người đạt được một phẩm chất mới: Người sẽ loan báo về Chúa Cha công khai cho các môn đệ, chứ không che giấu nữa (16,25). Không phải là y như thể Người nói với họ về Chúa Cha với các lời mạc khải mới ; trái lại chính họ phải đạt tới một khái niệm về Chúa Cha. Chúa Cha chính là nguồn mạch tình yêu từ đó Đức Giêsu đã đi ra và hướng về đó, Đức Giêsu dẫn chúng ta về. Chúng ta chỉ có thể về tới đó nhờ giữ điều răn của Chúa Cha và cũng là điều răn của Đức Giêsu: yêu thương nhau.
2. Yêu thương hay không yêu thương?
Từ "điều răn" được Đức Giêsu sử dụng bốn lần nhằm cho thấy rằng "yêu thương" là một tuyệt đối, mà không ai được đặt thành vấn đề nữa. Đây là thực tại chính yếu, đây là mối lo lắng cốt yếu, đây là điểm bận tâm duy nhất của những ai tự hào mình thuộc về Đức Giêsu và đứng vào hàng ngũ những kẻ thừa kế thiêng liêng của Người. Nếu Đức Giêsu nhấn mạnh như thế, phải chăng là vì nguy hiểm, cũng là sự cám dỗ và sự sai lầm, chính yếu và thường xuyên nhất, đã từng đe dọa các môn đệ xưa kia cũng như sẽ đe dọa mọi thế hệ môn đệ tương lai chính là tình trạng thiếu lòng yêu thương?
3. Bạn hữu của Đức Giêsu.
Chúng ta thường quá bận bịu với việc làm tôi tớ Thiên Chúa, "làm việc cho Đức Giêsu", mà quên rằng Người muốn chúng ta trở thành bạn hữu của Người, muốn chúng ta yêu thương Người và được Người yêu thương. Nếu hiểu rằng ta là những mắt xích trong sợi xích tình yêu, một dây tương quan đi từ Chúa Cha đến Đức Giêsu, từ Đức Giêsu đến với mỗi người, từ mỗi người đến với người khác, thì chúng ta sẽ đi từ một cuộc sống khắc khoải, cô lập sang sự hiệp thông thánh thiêng. Khi đó, không cần phải nắm lấy, hoặc sở hữu đời sống này, y như thể hòng có được một chút tiện nghi thoải mái. Đời sống này dồi dào không mức độ. Thiên Chúa không cân đo Thánh Thần. Sống trong vòng lưu chuyển yêu thương này, thì không còn những tôi tớ không biết đường lối của chủ, nhưng chỉ còn những người bạn an nhiên sống và hành xử trong tình yêu của Chúa Cha.
4. "Hãy ở lại trong tình thương của Thầy".
Nói với những con người đang sống trong một cuộc sống xô bồ, Đức Giêsu nhắc các bạn hữu Người nhớ lại một vài điểm căn bản. Đừng nghĩ rằng họ đang dùng sức họ để vào được một cuộc sống cao đẹp hơn, để mà cao ngạo. Đừng nghĩ rằng họ đang biết phấn đấu hết sức mình, để mà tự hào. Thật ra, họ đã được Chúa Cha và Đức Giêsu chọn làm một mắt xích trong chuỗi tình yêu. Và Chúa Cha không yêu cầu người ta làm những chuyện họ không được chuẩn bị trước. Nhưng cách chuẩn bị trước lại dường như không hào nhoáng gì đối với các môn đệ: "ở lại trong Đức Giêsu", "ở lại trong tình yêu của Người" và "yêu thương nhau". Chúng ta hãy để cho mình được bao trùm, được ấp ủ trong tình yêu của Người ; như thế là đừng từ chối những gì Người ban tặng cho ta. Đây là cách quan trọng duy nhất để có thể ra đi và sinh được hoa trái.
31.Chúa Nhật 6 Phục Sinh
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Thành Long)
PHÚC NÀO HƠN ĐƯỢC LÀM BẠN VỚI CHÚA
Có người nói vui rằng Chúa Giêsu ở trên trời không có mẹ, không có anh em, không có bạn hữu. "Buồn quá", nên Ngài đã tự nguyện nhập thể làm người để được làm con một người mẹ (Đức Maria), được làm anh em và đặc biệt là được làm bạn hữu với loài người. Nói thế cũng đúng phần nào nếu đặt trong bối cảnh của bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay: "Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết".
Quả vậy, Chúa Giêsu khi đến trần gian, Ngài không viết một tác phẩm nào, cũng không xây một ngôi nhà thờ nào. Nhưng Ngài đến để thiết lập một tương quan mới với con người, tương quan bằng hữu.
Dĩ nhiên tình bằng hữu của Chúa Giêsu đối với chúng ta vượt lên trên tất cả tình bạn tự nhiên của con người. Bởi vì tình bạn ấy được mặc cho một giá trị vô cùng cao quý nhờ cái chết hy hiến của Ngài trên thập giá: "Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng sống vì bạn hữu mình".
Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại đưa con người vào trong tương quan tình bạn, chứ không phải là một tương quan nào khác?
Người ta nói rằng mọi thứ tình, kể cả tình yêu đôi lứa, khi phát triển đến mức hoàn hảo đều qui về tình bạn. Nếu đúng như vậy thì rõ ràng đây quả là một quà tặng, một diễm phúc lớn lao mà Thiên Chúa ân ban cho con người chúng ta. Không lớn lao sao được khi con người thân hèn phận mọn được cất nhắc lên địa vị ngang hàng với con Thiên Chúa. Không cao cả sao được khi kẻ thụ tạo yếu đuối tội lỗi được biết tất cả, tất cả chứ không phải chỉ 1/4 hay 1/2 những gì thâm sâu bí nhiệm của cõi thiên giới, như lời Chúa Giêsu quả quyết: "Tất cả những gì Thầy đã nghe biết nơi Cha Thầy, thì Thầy đã cho anh em biết".
Từ đây, con người được được sống trong mối thân tình với Đấng hoá công, được trở nên đồng vai đồng vế với Con Thiên Chúa. Vì là bạn hữu mà! Được gọi danh Giêsu một cách thân thiết, danh mà cả triều thần thiên quốc phải kính tôn; được tâm sự với Ngài một cách thân thương và cởi mở đến độ không còn khoảng cách nữa.
Trước hồng ân cao vời đó, chúng ta được mời gọi sống thế nào, nếu không phải là luôn mặc lấy tâm tình cảm tạ tri ân. Cảm tạ Chúa Cha vì Ngài đã đưa ta vào trong tương quan tình bạn với Ngài. Tri ân Chúa Con vì Ngài đã để lại cho ta một kiểu mẫu tình bạn tuyệt vời, tình của người "hiến mạng sống vì bạn hữu mình".
Chuyện kể rằng: Nạn đói xảy ra trong vùng. Một người ăn xin bên góc đường bước đến bên đại văn hào Nga, Tolstoi, đang đi ngang qua đó. Tolstoi dừng lại, lấy tiền cho người ăn xin, nhưng không còn đồng nào. Ông nói với sự nuối tiếc: "Này người anh em, đừng giận tôi. Tôi chẳng mang theo gì".
Mặt người ăn xin sáng lên và nói: "Ông gọi tôi là anh em, đó đã là món quà lớn nhất rồi".
Chúa Giêsu không những gọi chúng ta là anh em, Ngài còn gọi chúng ta là bạn hữu, nghĩa là cho ta được trở nên ngang hàng với Ngài. Lẽ nào ta lại không có được tâm tình như người ăn xin trong câu chuyện trên?
Chúng ta còn được gọi mời sống thế nào nữa, nếu không phải là sống tốt tương quan tình bạn với Chúa Giêsu và với anh em mình. Sống tốt tình bạn với Chúa Giêsu, qua việc ở lại trong tình yêu của Ngài, tức là giữ các giới răn. Đồng thời để cho Lời của Ngài ơ lại trong ta, cụ thể là năng tâm sự với Ngài và lắng nghe Lời Ngài. Sống tốt tình bạn với anh em, qua việc nổ lực yêu thương anh em bằng chính tình yêu mà Chúa Giêsu đã dành cho ta. Được như vậy, chúng ta mới xứng đáng la bạn hữu đúng nghĩa của Chúa.
32.Yêu như Chúa yêu.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Ngày 10.10.1982, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong Cha Maximilien Kolbe lên bậc hiển thánh, vì Cha đã thực hiện từng chữ lệnh truyền của Chúa Giêsu: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em”. Trong thánh lễ phong thánh, Đức Thánh Cha đã nói: “Như anh chị em đã biết, giữa những thử thách bi đát nhất, vốn làm cho thời đại chúng ta chìm trong vũng máu, Thánh M. Kolbe đã tự nguyện biến mình chịu chết để cứu một người anh em mà chính ngài không thân thuộc, đó là ông Francis Gajouniseck. Ông là một người vô tội bị kết án tử hình để trả thù cho một ngươi tù đã vượt ngục. Vị tử đạo anh hùng đã bị kết án chết đói ngày 14.8.1941 tại trại tập trung Đức Quốc Xã ở Auschwitz, Ba lan. Linh hồn tốt lành của ngài đã về cùng Chúa sau khi đã nâng đỡ ủi an các bạn tù cùng số phận khốn khổ như ngài… chính tình yêu cao cả đã giúp ngài vượt qua cơn thử thách rùng rợn khủng khiếp và đã để lại chứng tích lạ lùng của tình yêu thương anh em, của lòng tha thứ cho kẻ giết hại mình. Ước gì gương sáng và sự hộ giúp của Thánh Maximilien Kolbe hướng dẫn chúng ta biết yêu thương chân thành, yêu thương vô vị lợi, xứng đáng là người Kitô hữu, đối với tất cả các anh chị em trong một thế giới mà hận thù không ngừng giày xéo cuộc sống con người…”
Khi chia tay với các tông đồ để ra đi nộp mình chịu chết, Chúa Giêsu đã không để lại một tài sản có thể liệt kê, cũng chẳng để lại một kho tàng có thể hoá giá, mà chỉ để lại một tâm sự gởi gắm được coi như bí mật cuối cùng và quí giá nhất của tâm hồn Ngài. Đó là lệnh truyền: “Anh em hãy yêu thương nhau”. Trước đây, Ngài đã đề cập nhiều đến giới luật yêu thương này rồi, nhưng chỉ trong giời phút chia tay này mới thấy đó là mối bận tâm lớn nhất của Ngài. Yêu thương nhau là dấu hiệu rõ nhất để nhận ra ai là kẻ thuộc về Ngài: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ Thầy, là chúng con yêu thương nhau”.
Chúa Giêsu muốn thấy các môn đe mình yêu thương nhau và Ngài muốn cảnh giác mối nguy cơ chính yếu luôn rình rập các môn đệ, đó là sự thiếu lòng yêu thương nhau. Vì vậy, đây là một trăn trở lớn nhất cần được nói ra một lần thay cho tất cả. Và Chúa Giesu đã nói: “Đây là giới răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau”. Thế là lời trăn trở một mình đã biến nên lời trăn trối cho các môn đệ trong phút biệt ly. Như một tâm sự sau cùng cần phải ghi nhớ, như một di chúc thieng liêng tuyệt đối không bao giờ được đặt lại vấn đề và một lệnh truyền nhất thiết phải thể hiện bằng được trong cuộc sống. Nên “yêu thương nhau” đã là một bổn phận chi phối toàn bộ đời người môn đệ Chúa Giêsu và lam nên căn cước của họ “Ai yêu thương thì bởi Thiên Chúa mà ra”.
Nhưng, thưa anh chị em, lệnh truyền yêu thương nhau không phải muốn thực hiện thế nào cũng được, mà phải quy chiếu khít khao và chính tình yêu của Chúa Giêsu- mot tình yêu vốn đã quy chiếu vào tình yêu Chúa Cha – bây giờ trở nên kiểu mẫu và cội nguồn tình yêu cho nhưng kẻ thuộc về Ngài: Yêu như Chúa yêu. “Cha đã yêu mến Thầy thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy. Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy yêu thương anh em”. Đó là một tình yêu mở ra cho hết mọi người không giới hạn cũng chẳng trừ ai (x. Bài đọc 1), một tình yêu san bằng mọi hố sâu ngăn cách, dẹp bỏ mọi hàng rào cản trở để người người gần gũi nhau hơn. Tình yêu đó chủ động đi bước trước (x. Bài đọc 2), cho tôi tớ trở thành bạn hữu, cho xa lạ trở thành thân quen, cho mỗi niềm riêng tư trở thành tâm sự muốn chia sẻ,và cho môn đệ được trở thành nhưng người cộng sự với đầy đủ hành trang lên đường sứ mạng. Để nếu cần, tình yêu đó sẵn sàng mạo hiểm đến liều mạng sống: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng sống mình vì bạn hữu”. Thật ra, Chúa Giêsu đã yêu những kẻ thuộc về Ngài bằng chính tình yêu lớn nhất đó trong suốt cả đời công khai của Ngài, nhưng qua cuộc tử nạn Phục Sinh, chúng ta nhận ra tình yêu lớn nhất khi Ngài để lại bí tích Thánh Thể làm bảo chứng và chết trên Thánh Giá làm hy lễ cứu độ, để rồi bước vào Phục Sinh, mở ra sự sống và niềm hy vọng cho hết mọi loài.
Tình yêu đáp lại tình yêu. Nhận ra mình là kẻ được Chúa yêu, chúng ta phải biết đáp trả bằng một tình yêu trung tín đối với Chúa và tình yêu chân thành đối với mọi người anh em: Phải biết “yêu như Chúa yêu” và “yêu người như yêu Chúa”.
Yêu như Chúa yêu, nghĩa là không đóng khung giới hạn, không kéo bè kết cánh, cũng chẳng chọn lựa thành phần này để loại trừ thành phần khác, mà trái lại, biết đến với mọi người. Tình yêu như vây làm bùng phá mọi thứ hàng rào cản trở, kể cả hàng rào muôn thuở của sự oán thù.
Yêu người như yêu Chua, nghĩa là không chỉ nhận ra trong những con người chúng ta phải yêu mến khuôn mặt của người anh em, mà còn là khuôn mặt của chính Đấng đã yêu chúng ta bằng tình yêu lớn nhất của Ngài. Tình yêu như thế luôn luôn là một mạo hiểm của mầu nhiệm Tử Nạn-Phục Sinh, nhưng bên trong lại là một niềm vui bất tận.
Tuy nhiên, thưa anh chị em, nói yêu bao giờ cũng dễ, chính khi thực hành yêu thương chúng ta mới thấy hết những nét quyết liệt của lệnh truyền này. Ở quy mô hẹp như một gia đình đã có những va chạm nhiều khi đưa đến sứt mẻ; ở quy mô rộng hơn như một giáo xứ, lại cho thấy những đụng chạm có nguy cơ rơi vào đổ vỡ. Cũng vì tính nết ích kỷ, đầu óc hẹp hòi, nếp nghĩ giới hạn, tầm nhìn phe cánh… Cũng vì quyền lợi hay quyền lực, để rồi nhắm mắt trước giới luật yêu thương. Và rộng hơn nữa là quy mô của một xã hội, ở đó thường diễn ra cảnh huynh đệ tương tàn, chém giết, hận thu, chiến tranh…
Vậy, hỏi rằng lệnh truyền yêu thương nhau của Chúa Giêsu có còn là một trăn trở thường xuyên cho đời tín hữu không? Biết đến bao giờ người hết là lang sói cho nhau? Hàng loạt những câu hỏi như vậy có thể được đặt ra, nhưng chỉ có được lời giải đáp nếu lệnh truyền yêu thương của Chúa Giêsu được tôn trọng. Cho nên để có được niềm vui đích thực của người sống trong sự Phục Sinh của Đấng Cứu Thế, chúng ta hãy bắt đầu bằng quyết tâm sống yêu thương chan hoà.
Mỗi Thánh Lễ là một cử hành về tình yêu lớn nhất, qua đó Chúa Kitô hiến thân cứu độ muôn người. Xin cho chúng ta hôm nay gặp lại chính mình là kẻ đã được Chúa yêu, để sống được là ke biết yêu người khác. Và xin Chúa luôn thanh luyện tình yêu của chúng ta để từng ngày chúng ta biết chân thành yêu như Chúa yêu, yêu người như yêu Chúa, vì Chúa là Tình yêu.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa giúp chúng con luôn nhớ lời căn dặn của Chúa, để chúng con luôn biết sống yêu thương nhau, yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng con, để chúng con luôn làm tròn sứ mạng Chúa đã trăn trối, để chúng con luôn là môn đệ đích thực của Chua. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam