Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 73
Tổng truy cập: 1358005
ÔNG BÀ TỔ TIÊN
I. LỜI ĐẦU LỄ:
Trong mồng một tết, Giáo Hội mời gọi chúng ta -trước hết- dâng lời tạ ơn Chúa, cầu bình an, thì trong ngày mồng hai tết, Giáo Hội mời gọi chúng ta kính nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Mừng lễ hôm nay là dịp nhắc nhở chúng ta nhớ đến nguồn cội của mình và công ơn sinh thành dưỡng dục của tổ tiên,ông bà, cha mẹ chúng ta…
Người Á Đông nói chung, đặc biệt người VN nói riêng rất đề cao chữ HIẾU và nâng chữ Hiếu lên thành ĐẠO, đó là ĐẠO HIẾU.
“Mẹ cha vất vả nuôi mình//Từ khi trứng nước công trình biết bao./ Làm con phải nhớ công lao,/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Kẻ làm con phải “Dĩ hiếu vi tiên” nghĩa là lấy hiếu làm đầu. Theo truyền thống Nho giáo, trong các tội người ta phạm thì tội bất hiếu là tội nặng nhất.
Bởi vậy, từ thuở mới cắp sách tới trường, bài học đầu tiên của ta là: Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra / Một lòng thờ mẹ kính cha / Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
Sự hiện diện của mỗi người trên cõi đời này không phải là một sự xuất hiện ngẫu nhiên, nhưng là mắt xích của cả một công trình vĩ đại, một chuỗi dài những liên hệ yêu thương từ Adam đến các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ và giờ đây là chúng ta,… Người ta thường nói: “Con người có cố có ông,/ Như cây có cội như sông có nguồn”. Người ta có cha có mẹ/ Không ai ở chỗ nẻ chui lên (Tục ngữ).
Trong đời sống người Kitô hữu, chữ Hiếu càng được quý trọng hơn. Hiếu thảo đối với cha mẹ không phải chỉ là một cảm tình tự nhiên hay là một qui định xã hội mà còn là một điều răn Chúa dạy trong 10 điều Chúa truyền qua ông Môsê: “Thứ bốn thảo kính cha mẹ”. 10 điều răn được khắc vào 2 bia đá; và nếu để ý một chút ta sẽ thấy không phải là mỗi bên 5 điều nhưng một bên 3, một bên 7; bia đá thứ nhất gồm 3 điều ghi lại bổn phận của con người đối với Thiên Chúa; bia đá thứ hai 7 điều ghi lại bổn phận giữa con người với nhau; và như thế ta mới thấy điều răn mà ta gọi là thứ tư lại là điều răn thứ nhất trong đạo làm người.
Các bài đọc Lời Chúa thánh lễ hôm nay, có chung chủ đề là chữ Hiếu.
Bài đọc thứ nhất trích sách Huấn ca nhắc chúng ta không chỉ biết ơn mà còn tôn vinh những bậc vĩ nhân và các tổ phụ chúng ta qua các thời đại.
Bài đọc 2, thánh Phaolô nói với chúng ta qua thư gửi tín hữu Ephêso: “Kẻ làm con hãy vâng lời cha mẹ, theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: Để ngươi được hạnh phúc và trường thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1).
Đúng ra, Phaolô đã viết lại lời Chúa trong sách Xuất Hành: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi” (Xh 20,12).
Bài tin mừng, Chúa Giêsu cũng nhắc lại lời trong sách Xuất Hành và Lêvi: “Ngươi phải thờ cha kính mẹ, kẻ nào nguyền rủa cha mẹ thì phải bị xử tử”. Đặc biệt, Chúa Giêsu khiển trách những luật sĩ và biệt phái về việc áp dụng sai luật Chúa. Đối với họ, lễ vật gọi là ‘Coban’, tức là những gì họ dâng cho Chúa rồi thì họ không còn bổn phận giúp cha mẹ nữa.
Ngày hôm nay cũng còn có những người con như thế: đưa cha mẹ vào trại dưỡng lão, đóng tiền cho người ta nuôi; hay cho cha mẹ tiền, quà rồi cho đó là thảo hiếu, nhưng không hề về thăm hay hỏi han cha mẹ mạnh khỏe ra sao? Đau yếu thế nào?
Chúa Giêsu không chỉ nhắc nhở con người về đạo làm con mà chính Ngài từ muôn thuở đã luôn là Người Con đẹp lòng Chúa Cha. Hơn nữa, khi nhập thể làm người, Ngài cũng luôn thảo kính, vâng phục Đức Maria và thánh Giuse.
Theo truyền thống tốt lành của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, ngày mồng hai tết là ngày con cháu kính nhớ tổ tiên và ông bà cha mẹ. Hôm qua, ngày mồng một tết, trước hết ta thờ kính Chúa, tạ ơn Ngài và xin Ngài ban bình an; hôm nay, ngày mồng 2 tết, ta thảo kính OBTT, cha mẹ chúng ta. Trong ngày mồng hai Tết này chúng ta hãy nhìn lại lòng thảo kính của chúng ta đối với cha mẹ.
Thảo kính cha mẹ (theo sách giáo lý Tân định) là yêu mến, biết ơn, vâng lời và giúp đỡ cha mẹ khi [các ngài] còn sống và [cũng như] đã qua đời.
Khi cha mẹ còn sống nếu con cái chỉ tỏ lòng yêu mến và biết ơn thì chưa đủ, còn phải thực hiện bằng việc làm là giúp đỡ cha mẹ, nhất là khi các ngài đã về già. Nuôi cha mẹ già không phải là dễ. “Mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi mẹ con kể từng ngày”; bởi vậy, người ta nói: “Có nuôi con mới hiểu lòng cha mẹ”. Tiếc thay, rất nhiều người -dù đã đang nuôi con- đã có kinh nghiệm vất vả vì con nhưng lại quên ơn nghĩa sinh thành. Họ coi việc chăm sóc cha mẹ già là một gánh nặng nên đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Tục ngữ VN có câu: “Sống không cho ăn, chết thì làm văn tế ruồi” là lời nhắc nhớ con cháu phải cần kíp chăm sóc cha mẹ bao nhiêu có thể khi các ngài còn sống với ta trong cõi đời này. Ngày hôm nay, có những người con tuy vui tết, nhưng vẫn cứ ân hận vì mình đã không lo chu toàn bổn phận chữ hiếu với cha mẹ mình, bây giờ cha mẹ không còn nữa; trái lại, ngày hôm nay, chúng ta vẫn thấy có những người con trước khi đi làm đã tranh thủ đút cháo và sếp giường chiếu cho cha mẹ; có những người con dìu dắt cha mẹ già lọm khọm bước lên bực cấp nhà thờ để dự lễ. Hình ảnh này làm cho tất cả chúng ta cảm động và thấy mình cần có trách nhiệm hơn nữa đối với song thân sinh thành dưỡng dục mình. Hơn nữa: “Sóng trước đổ đâu, sóng sau đổ đó”. Nếu ta không trọng cha mẹ ta, khi ta về già, sao con cháu có thể trọng ta được!
Người ta thường nói: “Cách mặt xa lòng”. Điều đó rất đúng trong đời sống thực tế hằng ngày bởi vì xa nhau thì mối tình dễ bị nhạt nhòa, dễ bị quên lãng. Nếu ông bà cha mẹ còn sống mà ta còn ít nhớ đến thì làm sao ta có thể nhớ đến các ngài hằng ngày khi các ngài đã qua đời? Thật ra, các ngài qua đời/khuất núi nhưng vẫn hiện diện [Chứ không phải trở về hư vô]. Giữa âm và dương thật gần gũi. “Người chết nối linh thiêng vào đời” là vậy.
Bởi thế, mỗi dịp giỗ chạp, đặc biệt là tháng 11 và mồng 2 tết là dịp thuận tiện để chúng ta hâm lại lòng yêu mến của chúng ta đối với các ngài: “Ai mà phụ nghĩa quên công/ Thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm”.
Hôm rồi, lễ an táng bà cụ Anna Nguyễn Thị Đẫm [bà Tộ], một cha già nhắc tôi: đối với cha mẹ và ân nhân, các cha phải nhớ: “Sống thì phải tết, chết thì phải lễ”. Lời cha già nhắc tôi cũng là lời nhắc tất cả chúng ta vì ai trong chúng ta ra đời cũng có cha có mẹ.
Vậy, mồng Hai Tết hôm nay, chúng ta được nhắc nhớ về bổn phận hiếu thảo với các bậc tổ tiên, ông bà cha mẹ. Hãy chăm sóc, phụng dưỡng khi cha mẹ còn sống; Hãy dâng một nén hương, một lời nguyện cầu lên Thiên Chúa để cầu nguyện cho linh hồn tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời, để ngày Xuân của chúng ta không chỉ là mùa xuân của ân nghĩa đối với nhau mà còn là mùa xuân của lòng báo hiếu với người đã khuất. Amen.
TẾT NGUYÊN ĐÁN 2024- MÙNG 2 TẾT
Nhạc sỹ Phạm Thế Mỹ có một Bài hát về tình mẹ rất hay mang tựa đề Bông Hồng Cài Áo. Bài hát có nội dung như sau :
Một Bông hồng cho em, một Bông hồng cho anh và một Bông hồng cho những ai, cho những ai đang còn mẹ, đang còn mẹ, lòng vui sướng hơn. Dẫu mai này, mẹ hiền có mất đi, như đóa hoa không mặt trời, như trẻ thơ không nụ cười, như đời mình không lớn khôn thêm, như Bầu trời thiếu ánh sao đêm…
Nội dung Bài hát này như dựa trên ý nghĩa Ngày Của Mẹ (Mother’s Day). Trong ngày đó, thanh niên, thiếu nữ tụ họp nhau để tưởng nhớ và tôn vinh tình yêu người mẹ. Trong ngày hôm ấy, những ai còn mẹ sẽ cài một Bông hồng đỏ trên áo; còn ai mất mẹ sẽ cài một Bông hồng trắng trên áo. Lễ hội ấy thật cảm động và ý nghĩa Biết Bao !
Vì như Phạm Thế Mỹ đã viết : những ai đang còn mẹ thì lòng tràn ngập vui sướng, còn khi mẹ hiền mất đi, thì người ta sống như đóa hoa không mặt trời, như trẻ thơ không nụ cười, như đời mình không lớn khôn thêm …
Người ta chọn hình ảnh Bông Hồng cho ngày của mẹ vì Bông hồng tượng trưng cho tình yêu. Bông hồng đẹp, nhưng Bông hồng lại có những chiếc gai đâm vào tay những ai muốn hái nó. Cũng thế, Tình Yêu luôn đòi hỏi sự Hy Sinh.
Tình yêu của đôi trai gái là tình yêu chân thật khi tình yêu đi đôi với hy sinh.
Tình yêu của cha mẹ đối với con cái, hay ngược lại, tình yêu của con cái dành cho cha mẹ chỉ có thể gọi là tình yêu đúng nghĩa khi tình yêu ấy gắn liền với hy sinh.
Hôm nay, ngày Mồng Hai Tết, Giáo Hội mời gọi chúng ta suy nghĩ về tình yêu và hy sinh khi tưởng nhớ đến tổ tiên ông Bà cha mẹ chúng ta.
Trong tinh thần hướng về cội nguồn, chúng ta tỏ lòng Biết ơn và cầu nguyện cho những Bậc đã sinh thành và dưỡng dục chúng ta nên người. Đó là Bổn phận, cũng là đạo hiếu làm con trong tinh thần dân tộc cao quý của người Việt Nam :
Như cây có cội, như sông có nguồn”
Hơn nữa, thảo kính cha mẹ còn là lề luật của Chúa (Mt 7, 8-13) và cũng là điều mà Giáo Hội giáo huấn chúng ta. “Thờ cha kính mẹ” không những là đạo hiếu của dân tộc Việt Nam, mà cũng là con đường mà qua đó chúng ta tôn thờ Thiên Chúa, cũng là con đường mà qua đó Chúa đến với chúng ta.
Như thế, ngoài lời cầu nguyện, chúng ta thắp những nén hương để tưởng nhớ đến tổ tiên ông Bà cha mẹ chúng ta đã qua đời, chúng ta còn dâng lên ông Bà cha mẹ, những người còn sống, những Bông hồng thiêng liêng tượng trưng cho tình yêu và sự hy sinh của các ngài. Đây chính là những đóa hoa của lòng Biết ơn, của lòng hiếu thảo và tình yêu mến chúng ta dâng cho các ngài. Đây cũng là những đóa hoa ngợi ca tình yêu và sự hy sinh của các ngài dành cho chúng ta.
Cha mẹ nuôi con Bể hồ lai láng,
Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.
Không nói thì chúng ta cũng nhận ra công lao như trời như Biển của các Bậc ông Bà cha mẹ dành cho chúng ta. Trong “Chín tháng cưu mang, Ba năm Bú mớm”, cha mẹ chúng ta phải vất vả cực nhọc Biết Bao để chăm sóc chúng ta khi mới chào đời. Lúc lớn lên, cha mẹ lại tiếp tục dưỡng nuôi chúng ta thành người. Thế mà, nhiều lúc chúng ta quên mất công lao đó, nên đã thiếu lòng kính phục, vâng lời, thậm chí còn đối xử tệ Bạc với cha mẹ chúng ta nữa :
Một người con trai 40 tuổi không muốn nuôi ông Bố 80 tuổi đã già yếu lẩm cẩm, đã đưa Bố vào viện dưỡng lão. Đi được nửa con đường dẫn vào viện dưỡng lão, ông Bố dừng lại ngậm ngùi nói : “Bố nhớ lại cách đây 40 năm, lúc ấy Bố cũng dẫn ông nội con lúc ấy 80 tuổi cũng đi trên con đường này để vào viện dưỡng lão. Bây giờ đến lượt con cũng dẫn Bố đi như vậy, thật là trớ trêu thay !”
Vâng, nếu chúng ta đối xử tệ Bạc với ông Bà cha mẹ chúng ta, thì con cháu chúng ta cũng đối xử tệ Bạc với chúng ta. Còn nếu chúng ta đối xử tốt với ông Bà cha mẹ, đó là tấm gương cho con cháu chúng ta Bắt chước.
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
“Thờ cha kính mẹ” đó chính là Bổn phận của chữ Hiếu mà chúng ta phải chu toàn. Đây cũng là lời dạy trong sách Đức Huấn Ca : Hãy Biết trân trọng, tôn kính những Bậc tiền nhân, những người đã làm những việc tốt lành cho con cháu (Hc 44, 1 …).
Thánh Phaolô còn nói rõ hơn : “Hỡi những kẻ làm con cái, hãy vâng phục cha mẹ trong Chúa : đó là lẽ phải. Hãy thảo kính cha mẹ ngươi…Phần anh em là những Bậc làm cha mẹ, hãy giáo dục con cái theo lời dạy của Chúa …” (Ep 6, 1tt).
Có nhiều tấm gương hiếu thảo, nhưng câu chuyện về Hàn Bá Du vẫn là câu chuyện được nhiều người nhắc nhở như là mẫu gương điển hình về chữ hiếu :
Hàn Bá Du là người đời Hán, có tiếng là chí hiếu. Mỗi khi có lỗi Bị mẹ đánh, Bá Du vẫn tươi cười nhận lỗi. Một ngày nọ, sau khi Bị mẹ đánh, Bá Du liền òa lên khóc. Người mẹ ngạc nhiên hỏi :
Tại sao mẹ đã nhiều lần đánh con mà con không khóc. Sao lần này con lại khóc ?
Những lần trước mẹ đánh con đau lắm, nhưng con không khóc, vì con Biết sức mẹ còn mạnh. Lần này mẹ đánh con không đau, nhưng con khóc vì con Biết sức mẹ đã yếu rồi. Con khóc vì thương mẹ chứ không có ý oán trách mẹ.
Đẹp đẽ thay lời nói của một người con hiếu thảo. Đây là mẫu gương cho hậu thế noi theo.
Trong Thánh Lễ này, chúng ta hãy cầu nguyện cho ông Bà cha mẹ với lòng Biết ơn chân thành và tưởng nhớ đến công ơn sinh thành dưỡng dục của các ngài để luôn sống trọn đạo hiếu làm con.
Ước mong những Bông hồng tượng trưng cho tình yêu và sự hy sinh luôn tỏa hương thơm trong cuộc sống mỗi người và nhắc nhở mỗi người luôn nhớ về cội nguồn của mình. .
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam