Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 45

Tổng truy cập: 1359471

Phản Bội Và Bị Phản Bội

Cập nhật : 19-08-2011
 

Phản Bội Và Bị Phản Bội

Có nhiều câu chuyện trong Cựu Ước xoay quanh kinh nghiệm của "sự phản bội": Cain và Abel, Giuse và các anh, Samson và Delilah, Vua Đavít và Uriah, như là một vài thí dụ. Sau cùng, trong Tân Ước, khi mà câu chuyện "Bữa Tiệc Ly" bật mí, Chúa Giêsu ngồi cùng bàn với các bạn thân của Ngài. Ngài nói với họ: "Quả thật, Thầy nói thật với anh em, một người trong anh em sẽ nộp thầy đêm nay" (Mt 26:21). Sau đó Ngài nói, "Đêm nay, anh em hết thảy sẽ vì Thầy mà sa ngã" (Mt 26:31). Rồi Ngài nói với Tông Đồ Phêrô, "Quả thật, Thầy nói cho con biết, đêm nay khi gà chưa gáy, con đã chối Thầy ba lần." Phêrô đáp lại, "Dù tôi có phải chết cùng Thầy, tôi cũng không chối Thầy" (Mt 26: 34-35).

Có người nói rằng thảm cảnh lớn nhất trong cuộc thương khó không phải là cái chết, nhưng chính là những cuộc phản bội mà Chúa Giêsu phải chịu nơi những người bạn thân của Ngài. Nếu có sự gì thậm tệ hơn sự bị phản bội, đó chính là sự dằn vặt kẻ phản bội trải qua: mặc cảm tội lỗi, buồn khổ, ray rứt, quanh quéo che đậy, mánh khóe gian xảo có thể ngập lụt trên họ. Đối với Giuđa, sự đau khổ của kẻ phản bội trở nên bất khả kham đến nỗi ông đã đi đến chỗ tự tử.

Có câu chuyện về một ông phát thư, trong khi đi vòng phát thư, ngừng chân trước một căn nhà với hàng hàng rào to lớn trước nhà. Ông nhìn qua hàng hàng rào và thấy một người phụ nữ và một con chó. "Chó của bà có cắn không?" ông hỏi người phụ nữ. "Không," bà đáp lời, "chó của tôi không cắn đâu." Trong khi người phát thư bước qua cửa thì lập tức con chó cắn cho ông một miếng lớn trên chân của ông. Trong khi ông lùi lại, khập khiễng và xít xoa đau đớn, ông la hét người phụ nữ, "Thế mà bà lại nói chó của bà không cắn hả!" Bà liền trả lời, "Đấy không phải là chó của tôi." Cả trong những vấn đề quan trọng, chúng ta cũng có chiều hướng đối xử với thái độ "đấy không phải chó của tôi. Nó không có gì liên quan đến tôi cả." Thậy vậy, kinh nghiệm sống của chúng ta cũng chính là chúng ta có thể nhận dạng cả hai, Giuđa kẻ phản bội và Chúa Giêsu Người bị phản bội.

Chúng ta là những con người hữu hạn, không hoàn mỹ và lệ thuộc, rất dễ có thể làm hành vị phản bội. Mỗi người trong chúng ta đều có những bản ngã cần được chấp thuận, cần được yêu thương, cần được đảm bảo, và nhiều lần cảm thấy khiếp sợ dữ dội rằng những nhu cầu đấy sẽ không được mãn nguyện. Bởi vì sự khiếp sợ đó, nhiều lần chúng ta có thể làm bất cứ sự gì hầu có thể có được sự chấp thuận nhỏ bé, sự đảm bảo nhỏ bé. Kết cuộc, tất cả chúng ta đều là những kẻ phản bội. Có vài kẻ trở nên phản bội bằng gươm giáo, kẻ khác bằng nụ hôn. Bất kể chúng ta nhận là có hay không, tất cả chúng ta đều làm nó cả.

Về phương diện khác, tất cả chúng ta đều biết sự đau khổ của kẻ bị phản bội -- bởi những người thân cận chúng ta, những người mà chúng ta tin cậy: người chồng, người vợ, con trai hay con gái, bạn bè, người thợ, ông chủ đều là những kẻ phản bội. Có một câu chuyện được truyền quanh vùng Washington, DC. về một mục sư và một nhà chính trị ngồi cạnh nhau trên một chiếc phi cơ. Nhà chính trị hỏi ông mục sư: "Ông thuộc giáo phái nào?" Ông mục sư đáp lại: "Tôi theo Giáo Phái Methodist." Ngay lúc đấy, cô chiêu đãi viên đến gần hỏi họ có muốn uống rượu không. Ông mục sư nói: "Không, cám ơn, tôi không uống rượu." Nhà chính trị nói: "Tôi muốn một ly rượu mác-tin." Một lúc sau, cô chiêu đãi viên lại đến hỏi ông mục sư một lần nữa xem ông có uống rượu không. Ông mục sư trở nên phẫn nộ: "Tôi đã nói với cô là tôi không uống rượu. Tôi thà phạm tội ngoại tình còn hơn là uống rượu nữa." Ngay cả những người giảng đạo cũng có thể phản bội.

Chúng ta tất cả là những nhân vật trong câu chuyện Kinh Thánh về sự phản bội, gồm cả kẻ phản bội và người bị phản bội.

Ðền Thánh Khiết Tâm Mẹ

 
Nguồn : gxnl 

home Mục lục Lưu trữ