Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 72

Tổng truy cập: 1354828

Phục Sinh Và Thiên Đàng

Phục Sinh Và Thiên Đàng

Giuse Nguyễn Cao Luật, OP

Lc 20:27-38

Thưa quý vị.

"Thiên đàng" hai tiếng thật hấp dẫn, nhưng cũng thật mơ hồ. Người Saducêo đã lợi dụng tính chất đó để gài bẫy Chúa Giêsu trong bài Tin mừng hôm nay. Họ không tin vào sự sống lại, vào thiên đàng ở kiếp sau, cho nên câu hỏi của họ chỉ nhằm một mục đích duy nhất là làm cho Chúa Giêsu "cứng họng". Họ không hề thành thực nghe câu giải đáp hữu lý. Còn chúng ta, các tín hữu cũng có những thắc mắc về thiên đàng, về chỗ ở mai hậu : chắc chắn mỗi người, mỗi gia đình, mỗi dòng họ đã có rất nhiều người khuất bóng và đau xót vì những cuộc chia ly vĩnh viễn đó. Bây giờ họ ở đâu ? Có được khỏe mạnh an toàn không? khi bà nội, bà ngoại qua đời, con cháu hỏi bà đi đâu ? Chúng ta thường tin tưởng trả lời : bà lên thiên đàng gặp ông rồi, và chúng nó tin đúng như vậy. Chúng ta cũng thường khuyến dụ con cháu ăn ở ngay lành để một mai được lên Thiên đàng. Những lời đó là lời nói dối ? Không ai dám trả lời như thế. Vậy thì Thiên đàng là điều có thật, nơi Thiên Chúa đang cùng chung sống với các thánh, các thiên thần. Cộng đoàn các tín hữu khắp trái đất đều tuyên dương "các thánh" là những biểu tượng đầy ý nghĩa của nhân loại. Họ là những gương mẫu mà mọi người có thể đạt tới để được hạnh phúc, ngày nào đó chúng ta sẽ cùng chung sống với họ, vui hưởng tình bạn bè.

Ngay cả trong ý nghĩ và ngôn ngữ hàng ngày chúng ta cũng thường nhắc tới hạnh phúc Thiên đàng. Khi được vui mừng thực sự chúng ta thường buột miệng bình luận : "giống như Thiên đàng trên trái đất". " Bữa ăn hôm nay làm sao ?" "Chà, tuyệt hảo như thiên cung, chẳng có chi ngon hơn được nữa". Ðó là tổng hợp những gì chúng ta suy nghĩ về Thiên đàng. Ðó là nơi hoàn hảo nhất, không khuyết điểm, không buồn rầu, hạnh phúc vô biên. Chúng ta vào nhà thờ nhìn lên các cửa sổ hình màu, mô tả Thiên Chúa đứng giữa các thần thánh, hàng hàng lớp lớp các vị thánh Cựu Ước, Tân Ước, chúng ta bị choáng ngợp bởi tư tưởng tuyệt hảo, sáng ngời, không vết mờ tối sự dữ, đó là Thiên đàng!

Vậy thì tư tưởng về Thiên đàng giữ vị trí tối quan trọng trong trí tưởng tượng và hình vẽ tôn giáo của chúng ta. và chúng ta nghĩ rằng trong Kinh Thánh cũng có rất nhiều đoạn mô tả sự sống lại của loài người trên Thiên đàng. Dĩ nhiên có những dụ ngôn về nước trời nhưng những dụ ngôn đó liên quan đến đời này hơn là đời sau. Cũng thật lạ lùng Kinh Thánh không có nhiều chi tiết về cuộc sống của chúng ta sau khi chết. Các giải thích truyền thống về Thiên đàng chẳng có bao nhiêu, chẳng giúp ích gì được nhiều. Thần học cho chúng ta những danh từ "tĩnh", chẳng hạn : "Thị kiến hạnh phúc" (beatific vision). Tôi phải thú thật khi nghe tiếng này trong lớp giáo lý, tôi thấy mơ hồ và buồn chán, hoàn toàn thiếu tính năng động và sức sống, vĩnh cửu nhất điệu.

Vì vậy, câu hỏi của các người Saducêo trong Tin mừnghôm nay kích thích trí tưởng tượng của chúng ta. Vâng, thưa Chúa Giêsu, đời sống khi phục sinh ra sao ? Liệu có giống bây giờ ? Liệu chúng con có những cuộc vui nữa không ? Liệu chúng con hát hay hơn không ? Luôn luôn đúng giọng chứ không phải vịt đực khàn tiếng ? Liệu chúng con chạy nhanh hơn không ? Luôn luôn vượt kỷ lục ? Liệu chúng con có được nói đùa, pha trò và những trận cười bể bụng ? Liệu chúng con có được mẹ cho ăn món sốt cà chua tuyệt vời hay món nui vĩnh cửu của ngày Chúa nhật ? Ðó thực sự là Thiên đàng (That would really be heaven !) nếu chúng con khuyết tật bây giờ, liệu sau khi sống lại chân tay có được lành lặn không ? Và cũng giống như câu hỏi của người Saducêo, liệu chúng con chết vợ, chết chồng rồi tại giá và yêu thương cả hai, khi sống lại ai là vợ, là chồng chính thức ? Nếu một người đàn bà lỡ kết hôn với một tay bợm nhậu, khi sống lại bà ta còn phải ở với hắn nữa không ? Hay được quyền chọn chồng khác ? Người Saducêo không tin vào sự phục sinh. Họ chỉ nhận năm cuốn sách đầu của Cựu Ước làm quy điển đức tin. Trong các sách này không dạy về sự sống lại. Vấn đề còn đang tranh cãi, cho nên họ không tin. Nghi vấn họ đặt cho Chúa Giêsu là để tỏ lộ rằng phục sinh là điều nghịch lý, và Chúa Giêsu trả lời thế nào đi nữa, thiên hạ cũng chẳng thể nghe được.

Tuy nhiên, Chúa Giêsu rất nhân từ, Ngài coi vấn nạn của họ là nghiêm trọng. Ngài nói : cuộc sống mai hậu, về căn bản, khác hẳn cuộc sống đời này. Rút các kết luận từ cuộc sống đời này hoặc mở rộng các ý niệm của cuộc sống hiện thời cho cuộc sống phục sinh là trật lất. Ðây không phải là lý luận đúng hướng. Nó phiếm diện và vô dụng. Trong não trạng Do thái thời sơ khai trước khi ý niệm về phục sinh được phát triển, thì cuộc sống đời này là căn bản. Hôn nhân, con cái, là phương tiện duy nhất để vĩnh cửu hóa dòng giống. Ðời sống của cha mẹ được tiếp tục nơi con cái. Vì vậy, gia đình là thiết yếu. Luật hôn nhân Lêvi (25, 5 - 10) ra đời. Người em phải lấy chị dâu góa để anh mình có con. Ðó là một lề luật có ý hướng tốt để giữ cho gia đình luôn tồn tại và ngăn ngừa sự mai một của dòng họ nào đó trong dân Ít-ra-en. Dần dà ý niệm này thành cố định.

Nhưng Chúa Giêsu giải thích, trong cuộc sống phục sinh, tất cả đều là con cái Thiên Chúa. Ngài không cần hôn nhân để làm nên chúng ta. Sống lại là hành động riêng của Thiên Chúa và là món quà nhưng không ban cho mọi người. Tất cả đều là con Ðấng Tối Cao. Chúa Giêsu thông thạo Thánh Kinh và để đối lại với quy chiếu của các ông Saducêo về Ðệ nhị luật, Ngài chưng dẫn Xuất hành đoạn 3 câu 6, Thiên Chúa là Thiên Chúa của kẻ sống, chứ không phải là Thiên Chúa của kẻ chết. Ðối với Ngài tất cả đều là kẻ sống ! Ðời sống phục sinh sẽ như thế nào? Giả tỉ Chúa cho chúng ta một chút kiến thức về đời sống đó ! nhưng Ngài đã không nói gì cả. Tuy nhiên những việc Ngài thực hiện đã cho chúng ta được an lòng. Ngài bảo đảm Thiên Chúa vẫn là Thiên Chúa của chúng ta sau khi chết. Nếu chúng ta đã có Chúa ở đời này, thì khi sống lại ngài vẫn là Thiên Chúa ấy.

Tác giả Barbara Brown Taylor có ý kiến rằng : Thực ra sự phục sinh chẳng liên hệ gì đến loài người, nó liên hệ trực tiếp đến Thiên Chúa. Chúng ta tập trung ý niệm về nó dựa trên đức tin hoặc thiếu đức tin nơi chúng ta, đều lạc đề. Nó là sự đòi hỏi căn bản của lòng Chúa tín trung. Ngài tín trung, chứ không phải chúng ta trung tín, cho con cái Ngài sống lại. Ngài không thể bỏ rơi con cái Ngài trong cảnh hư nát vĩnh cửu. Bởi vì họ là những kẻ Ngài yêu mến. Ðó là điều Chúa Giêsu muốn trả lời cho các người Saducêo. Ðừng quan tâm nhiều về hôn nhân, nó là phương tiện để chúng ta duy trì sự sống ở thế gian này, nhưng trong thế giới mai hậu nó không cần thiết nữa. Thiên Chúa có thể làm cho bụi đất trở thành con cái Ngài. Từ miếng xương khô, từ nắm tro tàn chúng ta sẽ trở thành sự sống mới trong tình yêu của Ngài. Việc đó chẳng khó khăn gì, bởi Ngài là Thiên Chúa của kẻ sống, chứ không phải của kẻ chết. Chết là hoa quả của tội lỗi, không phải của ơn thánh. Một khi tội lỗi không còn, thì chết cũng không còn nữa. Trước mặt Ngài tất cả chúng sinh đều đang sống.

Lý giải ở cấp bậc tự nhiên không thể chứng minh có sự sống lại. Nó thuộc về bình diện siêu nhiên, kết quả của Ơn Cứu Chuộc. Ðọc trong Tân Ước Chúa Giêsu đã qua sự chết mà sống lại. Một đàng Ngài giống như chúng ta ăn uống, nói năng. Nhưng mặt khác, Ngài hoàn toàn khác hẳn : vào phòng không cần mở cửa. Xuất hiện và biến mất trước mặt các tông đồ. Chỉ cho phép một số ít người xem thấy Ngài … Có điều gì đó mầu nhiệm nơi Ngài.

Brian Doley khi khảo sát về lòng tin vào sự sống lại của các tín hữu tiên khởi đã nói rằng : về căn bản họ nhìn vào sự phục sinh của thân xác là hoa quả của sự kết hợp hoàn hảo với Thiên Chúa hằng sống. Bởi vì họ là phần tử của một cộng đồng tin vào Chúa Giêsu, Ðấng đã sống lại, ngự trị trong vinh quang. Ngài gửi Thần khí của Ngài xuống phán xét lịch sử.

Kinh thánh khi nói về sự phục sinh loài người, chỉ mô tả chúng ta được sống bên nhau trong niềm hoan lạc vĩnh hằng. Chúng ta biết nhau, biết Chúa và được Chúa biết đến. Từ "biết" trong Kinh thánh có nghĩa là kinh nghiệm về tha nhân trong mối tương quan hết sức thân mật và phong phú. Dầu thế nào đi nữa. Thiên đàng không phải bất động, ở trạng thái tĩnh. Mà cùng nhau chia sẻ sự sống vĩnh hằng, năng động trong hạnh phúc của Thiên Chúa. Chúng ta chưa biết điều đó có nghĩa gì. Nhưng trước bàn thờ Thánh thể hôm nay, chúng ta đã có những cái nhìn đúng đắn, bảo đảm một đời sống không bao giờ nhàm chán. Amen.
 


THỰC TẠI MỚI, TƯƠNG GIAO MỚI

Giacôbê Phạm Văn Phượng, OP

Lc 20:27-38

Câu trả lời của Vị Ngôn Sứ

Ðứng trước cái chết, con người cảm thấy cuộc đời cá nhân của mình bị cắt ngang, họ tìm cách kéo dài sự hiện diện, sự tổn tại của mình qua các tác phẩm nghệ thuât, qua các công trình, qua con cái. Với những dấu vết đó, họ tự an ủi mình bằng cách nghĩ rằng họ không hoàn toàn biến mất, không hoàn toàn tiêu tan vì vẫn có những người nhắc nhớ đến họ, vẫn lưu giữ những kỷ niệm, những dấu vết của họ. Theo chiều hướng này, luật Mô-sê đã đưa ra điều khoản về "thế huynh" (xem Ðnl 27,5-6) : một người đàn bà goá mà không có con, phải kết hôn với em chổng để duy trì dòng dõi cho người anh quá cố.

Luật Mô-sê dành ưu tiên cho người đàn ông, nên phụ nữ, trẻ con chỉ là phương tiện, và từ đó tạo nên cả một hệ thống về quyền lợi, dựa trên những mối liên hệ khác nhau của ý định muốn tổn tại lâu dài. Những người thuộc phái Xa-đốc đã bắt đầu từ những mối liên hệ, những quyền lợi của cuộc sống này để đặt câu hỏi với Ðức Giêsu : "Người đàn bà ấy sẽ là vợ ai ?"

Theo một khía cạnh, câu hỏi đó có lý, vì nó khởi đi từ quan niệm về sự tổn tại, về quyền lợi, như đã được ghi lại trong luật Mô-sê, với mục đích duy trì dòng dõi của con người.

Thế nhưng, câu hỏi tự nó có tính cách phi lý và quá chi li : đây là một câu hỏi lắt léo nhằm để bắt bẻ hơn là làm sáng tỏ vấn đề. Ðức Giêsu biết điều đó và Người không quan tâm. Người làm bùng nỗ hệ thống tư tưởng của con người về cuộc sống mai sau. Với tư cách là Vị Ngôn Sứ, Ðức Giêsu đưa ra câu trả lời không theo lối suy nghĩ và những hoàn cảnh của cuộc sống trần gian. Người đến để loan báo, để thông ban sự sống mới, nhưng sự sống đó không phải là một sự tổn tại, không phải là trường thọ ; trái lại, đó là một cuộc tái sinh, là sự đạt tới một thực tại khác, một mức độ mới.
Câu trả lời của Ðức Giêsu không hề có ý nói rằng thực tại mới sẽ làm cho mọi người, mọi mối tương giao trở nên bằng nhau, như là một kiểu san bằng tất cả, nhưng chỉ có ý gạt bỏ khía cạnh xác thịt hay tình cảm của những mối tương giao : đó chỉ là những điểm khởi đầu có tính cách tự nhiên.

Khi người ta khen ngợi thân mẫu của Người, Ðức Giêsu đã nói : "Ai là mẹ tôi, ai là anh em tôi ?", và Người đã khẳng định về một tương giao mới, về ý nghĩa của gia đình dựa trên mối tương giao với Lời Chúa. Những tương giao nhân bản vẫn có giá trị, nhưng sẽ phải nhường chôỵ cho một tương giao đích thực, trọn vẹn trong Nước Thiên Chúa.

Thực tại mới

Như thế, đời sau là một thực tại, một thực tại mới, khắc hẳn với trần thế này. Trong thực tại mới đó, tất cả đều biến đỗi : không thể lấy những tiêu chuẩn của trần gian để xét đoán, để mô tả đời sau. Thật là lầm lẫn khi đặt vấn đề : trong cuộc sống mai sau không có hôn nhân sao ? hay tương tự như thế : ở đời sau có đá banh không ? có ti-vi không ? có ... không ? Những câu hỏi này vẫn chỉ dựa trên cái nhìn của trần thế để hiểu về đời sau.
Tuy vậy, vẫn có thể dựa trên mặc khải để hiểu về thực tại mới này như sau :

- Con người được nhìn thấy Thiên Chúa "nhãn tiền". Thiên Chúa như thế nào, con người được thấy như vậy : đó là hưởng kiến, đó là hạnh phúc, vì được nhìn thấy Thiên Chúa với tất cả vinh quang của Người. Trong Thiên Chúa, con người hiểu rõ những gì liên quan đến mình, kể cả mối tương giao với bạn bè, với người thân trên mặt đất.

- Trong thực tại mới này, con người chìm ngập trong vinh quang rực rỡ của Thiên Chúa, không có gì cao đẹp hơn vinh quang đó, và con người chỉ có việc hưởng vinh quang, ca tụng vinh quang.

- Trong cuộc sống trần thế, con người vui hưởng tình yêu, cái đẹp, sự hiểu biết, quyền lực ... những điều này chỉ có tính cách tương đối. Còn trong thực tại mới, Thiên Chúa là chính tình yêu, tình yêu trọn vẹn, là toàn năng, toàn mỹ, toàn thiện.

Ðàng khác, theo thánh Phao-lô : thân xác của con người trong thực tại mới này sẽ hoàn toàn khác hẳn với thân xác trên mặt đất, như một cây to lớn khác với hạt giống khởi đầu. Cái gieo xuống là thân xác tự nhiên, cái mọc lên là thân xác thiêng liêng.

Thân xác vinh hiển không cần phải ăn uống hay những liên hệ của trần thế này. Khi ấy, con người được như thiên thần và nên con cái Thiên Chúa : họ hoàn toàn sống cho Thiên Chúa và quy hướng về Người.

Tin vào Thiên Chúa, Ðấng Hằng Sống

Như vậy, câu trả lời của Ðức Giêsu được giải thích như sau : Với cái chết, nhân loại được biến đỗi từ tình trạng thể lý, và được giải thoát khỏi những ràng buộc của trần thế. Chính Ðức Ki-tô, Ðấng sẽ chịu chết và phục sinh, loan báo sự thay đỗi này. Không chỉ có số phận của thân xác được thay đỗi, nhưng cả các tương giao xã hội : cơ chế và luật pháp sẽ chẳng còn giá trị, bởi vì chúng chỉ là thực tại tạm thời và vô ích, được sử dụng cho cuộc sống trần gian. Còn trong thực tại mới, tất cả phải biến mất, vì đó là cuộc sống vinh quang, là thời gian viên mãn, là "thời của Ðức Ki-tô".
Trong trình thuật này, Ðức Giêsu nối kết hai ý niệm "con Thiên Chúa" và "được sống lại". Ðiều này có nghĩa là con Thiên Chúa là những người được sinh ra trong đời sống vĩnh cửu, đời sống của chính Thiên Chúa.

Những người được hưởng ơn phục sinh có hai nét đặc trưng :

- Một là sự tự do của con cái Thiên Chúa. Theo thánh Phao-lô : những người con của Thiên Chúa không còn phải chịu nô lệ dưới ách lề luật, nhưng là những người hưởng tự do trong ân sủng.

- Hai là họ được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn. Nhờ sự vâng phục Thánh Thần - không hề đi ngược với tự do - họ trở nên những người sống giữa trần gian với nét độc đáo riêng của mình.

Nói thế, bởi vì Thiên Chúa là Ðấng Hằng Sống : Người đã tạo tác sự sống và không để sự sống phải tiêu vong ; trái lại, Người duy trì sự sống qua việc làm cho kẻ chết sống lại và ban phát sự sống trường cửu. Ðức Giêsu sẽ chịu chết và Người sẽ sống lại để tất cả mọi người đều được phục sinh, được tham dự vào sự sống vĩnh cửu của Thiên Chúa.

Khi Ðức Giêsu nói : "Thiên Chúa của tỗ phụ Áp-ra-ham, của tỗ phụ I-xa-ác, của tỗ phụ Gia-cóp", Người không chỉ gợi lại các biến cố của thời quá khứ và các nhân vật đã qua, nhưng còn cho thấy Thiên Chúa là Ðấng Bất Tử, là Ðấng Bảo Tổn. Tất cả những ai đã chân thành, đã tin Thiên Chúa đều được sống với Người, sống vĩnh cửu. Niềm tin chân chính vào Thiên Chúa cũng gắn liền với niềm tin vào sự sống vĩnh cửu.

Qua cuộc đối thoại giữa Vị Ngôn Sứ của sự sống vĩnh cửu và những người không tin vào sự sống này, chúng ta được nhìn thấy những viễn tượng mới, rất rộng lớn.

Con người được mời gọi tín thác vào Thiên Chúa hằng sống, Ðấng luôn yêu thương và hằng mong ước cho họ được sống với Người mãi mãi. Sự sống, tình thương nơi Thiên Chúa không phải là điều bất toàn, có tính cách tạm thời ; trái lại đó là sự sống, là tình thương trọn vẹn, vĩnh cửu. Bởi vì Người là Ðấng Hằng Sống và là Tình Yêu. Không nhận điều đó tức là không tin Người là Ðấng Toàn Năng, và coi Thiên Chúa như bất cứ ngẫu tượng nào khác.

Ngoài ra, con người được kêu gọi vượt qua những giới hạn của tình trạng gia đình, nghề nghiệp, xã hội ; đổng thời họ được kêu gọi vượt qua những biên giới của tình yêu trần thế, để ngay từ cuộc sống nơi trần thế, họ đã khởi đầu cho những tương giao mới, đạt tới tầm mức của con cái Thiên Chúa sẽ được hoàn tất trong cuộc sống mai sau.

Như vậy, với Ðức Giêsu, cái chết không còn là một kết thúc, nhưng là khởi đầu cho cuộc sống mới, cuộc sống đích thực, cuộc sống vĩnh cửu.

Hạnh phúc cho những ai, trong những mối tương giao nhân loại, đã bắt đầu kiến tạo thực tại vĩnh cửu này. Bởi vì ngay từ bây giờ, họ đã khám phá ra sự thật của mối tương giao mới, mối tương giao do chính Thiên Chúa làm nảy sinh.

* * *

Lạy Thiên Chúa, Ðấng sáng tạo tâm hổn,
Chúa là Ðấng cho mọi loài được sống,
xin ban hạnh phúc cho chúng con.

Chúng con sống
không nhờ sức lực của chúng con
nhưng nhờ sự sống của Chúa
đang thấm nhuần cả vũ trụ.

Không phải tự sức chúng con
hoàn thành các công việc,
nhưng chính quyền năng cao cả của Chúa,
đang sống trong chúng con.

home Mục lục Lưu trữ