Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 43

Tổng truy cập: 1362641

PHÚC TRONG CÁI KHỔ

PHÚC TRONG CÁI KHỔ

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Truyn k: Mt hôm, vào ngày l thánh Têrêxa, mt nhà Dòng kín m ca cho bà con thân thích vào thăm. Các tín hu xóm làng cũng li dng cơ hi để vào xem nếp sng ca các n tu chuyên hãm mình cu nguyn. Mt trong s nhng người hiếu k không th hiu được lý do ca cuc đời tu trì khc kh. Có ông nghĩ bng rng: Hn đây là nhng người nghèo kh không có đủ cơm ăn áo mc. Ch có hng người xu s mi có can đảm hiến thân sng khó khăn như vy. Ri ông lân la nói truyn vi mt ch n tu đang tui xuân thì. Ch vào mt tòa nhà đồ s nm phía bên kia nhà dòng, ông nói: Này ch, giá chđược mt tòa nhà giu sang như vy, vi nhng lc thú người ta đang vui hưởng trong nhà y, ch có th hy sinh để chôn mình vào bn bc tường nhà kín này được không? Ch n tu kia giơ tay vut chiếc lúp trên đầu, nhìn ra và tr li vi mt n cười đơn sơ chân thành: Thưa ông, đó chính là nhà ca tôi.

Của cải trần gian không là cùng đích của cuộc sống nhưng chỉ là phương tiện. Sự giầu có của cải chưa chắc đã mang lại sự hạnh phúc và niềm vui an lạc cho cuộc đời. Có một điều gì đó cao quí hơn gấp bội những danh vọng, tiền bạc và thú vui trần đời. Tiên tri Sôphônia đã mở cửa dẫn chúng ta vào con đường hạnh phúc: Hãy tìm Chúa, hỡi tất cả những người hiền lành trong nước, là những kẻ tuân giữ luật Chúa; hãy tìm công lý, hãy tìm sự khiêm nhường, nếu các ngươi muốn được che chở trong ngày thịnh nộ của Thiên Chúa (Soph 2,3). Tiên vàn hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và mọi sự Ngài sẽ ban cho. Tìm kiếm Chúa là nguồn sự khôn ngoan. Thiên Chúa là chủ tể của toàn thể vũ trụ bao la vô tận. Trong khi con người chỉ sở hữu một mảnh không gian nhỏ nhỏ và bị lệ thuộc hoàn toàn vào sự vận chuyển tự nhiên của không gian và thời gian. Thế mà có nhiều người dám tự đắc kiêu ngạo khoe khoang chối bỏ sự hiện hữu của Đấng Tạo Hóa.

Thiên Chúa tao dựng con người có xác hồn, có ý chí và tự do. Con người biết suy tưởng những sự cao siêu nhưng rất giới hạn. Càng suy, tâm trí con người càng chìm sâu vào biển cả mầu nhiệm cao siêu. Sự hiểu biết của tâm trí con người thật bé nhỏ và giới hạn trong mọi lãnh vực. Chỉ có những tâm hồn khiêm nhường biết nhận ra sự yếu đuối và mỏng dòn của mình mới có thể đào sâu ý nghĩa đích thực của sự sống. Sôphônia đã nhận biết giá trị của đức khiêm nhường. Thiên Chúa không ưa thích kẻ kiêu căng, Ngài lật đổ những người quyền thế: Ta sẽ để sống sót lại giữa ngươi, một dân tộc khiêm tốn và nghèo hèn, biết tin tưởng vào danh Chúa (Soph 3, 12). Sự khiêm tốn không phải là sự hèn nhát và yếu đuối, nhưng là một nhân đức. Khiêm tốn là một năng lực kỳ diệu thắng mình và thắng người. Kẻ khiêm nhu có thể đối diện được với tất cả mọi trạng huống của cuộc sống. Người biết sống khiêm hạ sẽ dễ dàng thuyết phục tâm tư của người đời.

Thiên Chúa đứng về bên những người nghèo khổ, cô đơn, khiêm hạ và chân thành. Đường lối của Chúa đi ngược lại với những tham vọng của con người. Chúa Giêsu xuống thế làm người đã chọn đi con đường nghéo khó và khiêm nhượng. Thiên Chúa cao cả hạ thân xuống cùng tận của sự khó nghèo và từ đó, Thiên Chúa đưa dẫn loài người lên chức bậc làm con Chúa. Thánh Phaolô trong thơ gởi cho giáo đoàn Corintô đã diễn tả: Những điều thế gian cho là điên dại, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những người khôn ngoan phải xấu hổ; điều mà thế gian cho là yếu hèn, thì Thiên Chúa đã chọn để làm cho những gì là mạnh mẽ phải hổ ngươi (1Cor 1, 27). Sự khôn ngoan của thế gian là tìm thỏa mãn những ước mơ, đòi hỏi và tham vọng của tâm trí để đặt con người lên làm chủ mọi loài. Đã qua bao nhiêu thế hệ, sự hiểu biết về vũ trụ và sự sống cũng chỉ như giọt sương mai.

Thánh Phaolô mời gọi như lời đã chép rằng: Ai tự hào thì hãy tự hào trong Chúa (1Cor 1, 31). Tự hào trong Chúa có nghĩa là tin tưởng vào sự hiện hữu của Thiên Chúa. Qua mạc khải, chúng ta học biết lẽ sống và cùng đích của con người và vạn vật. Câu truyện về Kinh Thánh: Một vị tuyên úy trên bãi chiến trường đã đến gặp một người lính trẻ bị thương đang ẩn núp dưới hầm. Vị tuyên úy hỏi: Anh muốn tôi đọc vài đoạn trong cuốn sách Kinh Thánh này không? Người thương binh nói: Tôi đang qúa khát. Tốt hơn hãy cho tôi một chút nước. Vội vàng, vị tuyên úy mang cho anh chút nước. Anh thương binh nói: Cha có thể đặt cái gì đó dưới đầu của tôi không? Tuyên úy cởi áo choàng, cuộn lại và nhẹ nhàng đặt dưới đầu của anh ta như chiếc gối. Bây giờ, cha có thể phủ trùm thân tôi vì tôi đang lạnh run. Tuyên úy cởi cả áo ngoài và đắp cho anh ta để giữ ấm. Anh thương binh nhìn thẳng vào mắt vị tuyên úy và nói: Nếu có bất cứ điều gì mà cuốn sách đó đã thúc đẩy một người thi hành giúp người khác những điều mà cha đã làm cho tôi, vậy làm ơn đọc lời Kinh Thánh, bởi vì tôi mong muốn được nghe lời đó. Kinh Thánh là lời của sự khôn ngoan. Nghe, đọc Lời Chúa và đem ra thực hành thì như người xây nhà trên đá tảng vững chắc.

Bài giảng trên núi nói về Tám Mối Phúc Thật là một lời mời gọi lội ngược dòng. Những điều Chúa Giêsu giảng dạy qua tâm từ bi phản ánh một sự khiêm nhu thật sự. Chúa chúc phúc cho nhưng tâm hồn nghèo khó, hiền lành, đau buồn, đói khát điều công chính, thương xót người, lòng trong sạch, ăn ở thuận hòa và chịu sự bách hại vì lẽ công chính, họ sẽ được no hưởng niềm vui của Nước Trời. Tám Mối phúc thật là Kim Chỉ Nam sống đạo và là các nhân đức cao qúy cần thực hành. Đường dẫn vào Nước Trời có rất nhiều nẻo. Mỗi nẻo đường đều cần có đức khiêm nhượng làm căn bản. Trong sự phấn đấu để nên trọn lành, tâm hồn chúng ta cần có sự kiên tâm, nhịn nhục và hạ mình. Chịu mất mát thua thiệt để chiến thắng. Người ta thường nói: Thắng mình khó hơn thắng vạn quân.

Càng ở chức vụ cao, càng phải khiêm hạ phục vụ. Sự giầu có trong của cải, danh vọng và địa vị là dấu chỉ được chúc phúc. Người giầu có cần chia sẻ cho những người túng thiếu. Người giầu có của cải vật chất vẫn có thể sống tinh thần nghèo khó. Họ biết dùng của cải đời tạm này như phương tiện phục vụ. Tiền cho đi là đồng tiền có giá trị cả lượng lẫn phẩm. Chúa Giêsu phán dạy: Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước trời là của họ (Mt 5, 3). Người nghèo dễ có tâm tình khiêm nhượng hơn, vì họ không cậy dựa vào chính họ. Người nghèo là người thấp cổ bé miệng dễ bị đàn áp và bóc lột, nên họ cần được sự bao vệ chở che và giúp đỡ. Chúa Giêsu cũng đã trải nghiệm đời sống trong cảnh nghèo. Sống khó nghèo là một nhân đức. Một trong ba lời khấn quan trọng của các tu sĩ dòng là lời khấn sống khó nghèo. Chúng ta biết khi buông bỏ được sự tham lam tiền của và danh vọng, cuộc sống sẽ thanh thản hơn. Các tu sĩ không giữ tiền bạc làm của riêng, nhưng chia sẻ đời sống cộng đoàn để cùng nâng đỡ lẫn nhau.

Sống nhân đức khiêm nhượng cũng đòi hỏi sự từ bỏ ý riêng của mình. Hãm bớt cái ‘tôi’ kiêu căng, tham lam và độc tài. Khi biết bước xuống là chúng ta đang tiến lên một bước. Hạ mình xuống, chúng ta không đánh mất mình, nhưng là cơ hội để nhận diện chỗ đứng của mình rõ ràng hơn. Kinh nghiệm thực tế, chẳng khi nào chúng ta sống khiêm tốn cho đủ. Đôi khi chúng ta nhận định để tự an ủi rằng: Nhìn lên tôi chẳng bằng ai, nhưng nhìn xuống tôi cũng còn hơn nhiều người. Biết rằng mỗi người đều có cá tính riêng biệt. Chúng ta không thể so sánh hay xếp loại vị thế. Sự khiêm nhường không cần thứ bậc trong phục vụ, nếu làm được việc gì giúp ích cho đồng loại, chúng ta cố gắng sẵn sàng.

Ly Chúa, đôi khi chúng con mun đến để đựơc phc v thay vì phc v tha nhân. Chúng con mun ăn trên ngi trc và ra lnh điu khin hơn là b công sc phc v. Xin cho chúng con hc biết thái độ khiêm tn để phc v tt cho anh ch em.

 

17.Đi tìm hạnh phúc

Trong dịp đầu năm, chúng ta thường cầu chúc cho nhau 365 ngày hạnh phúc. Trong những bức thư, chúng ta thường nguyện ước cho nhau gặp nhiều may mắn, thế nhưng trái chín hạnh phúc vẫn ở ngoài tầm tay của chúng ta, vì cả chúng ta lẫn những người chung quanh không ai có đủ yêu thương và đủ quyền phép để thực hiện những điều mong ước. Bởi đó đau khổ vẫn chồng chất trong cuộc sống, đau khổ vì nghèo đói, vì bệnh tật, vì chết chóc. Đau khổ vì thất bại, vì chia ly, vì những cám dỗ đè nặng. Và hạnh phúc mãi mãi vẫn là một khát vọng chưa một lần nguôi ngoai.

Tôi còn nhớ trong cuốn giới luật yêu thương, Đức cha Bùi Tuần đã viết: Cuộc đời chúng ta là một chuyến đi, đi từ khát vọng này sang khát vọng khác. Chẳng lúc nào mà chúng ta không ước mơ, nhưng cũng chẳng có sự gì làm cho chúng ta được no thỏa. Trong mọi ước muốn to nhỏ, hình như chúng ta vẫn tìm hoài một hạnh phúc vô biên. Niềm hạnh phúc vô biên ấy là gì để rồi chúng ta lên đường tìm kiếm và đầu tư cuộc đời chúng ta vào đó?

Có người cho rng: hạnh phúc trong cuộc sống đó là sắc đẹp và vẻ quyến rũ, để rồi suốt ngày họ lo trau chuốt cho thân xác của họ. Nhưng sắc đẹp ấy tồn tại được bao lâu? Mười hay mười lăm năm là cùng, để rồi chúng ta cũng phải già nua với tuổi đời chồng chất.

Có người cho rng: Tiền bạc sẽ đem lại hạnh phúc. Nhưng thực sự có phải là như vậy hay không? Paul Getty là chủ một hãng dầu lớn nhất tại Anh Quốc. Tài sản của ông lên tới hàng tỷ mỹ kim. Tuy nhiên cũng vì thế mà hàng ngay ông nhận được cả trăm bức thư tống tiền và hăm dọa sẽ ám sát ông, để rồi ông đã phải sống trong cảnh cô đơn, như chính ông đã thú nhận: Tôi chưa bao giờ được hạnh phúc. Tôi là một kẻ bất hạnh nhất.

Có người cho rng: Địa vị và danh tiếng chính là mục đích của cuộc đời. Vậy thử hỏi những người đã có một thời vàng son, nắn giữ uy quyền tuyệt đối, như các vua chúa thời xưa, vậy bây giờ họ ở đâu? Hay thân xác họ cũng đã phải trở về với bụi đất và chìm vào quên lãng, như Nguyễn Du đã từng than thở:

- Bất tri tam bách dư niên hậu.

Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như.

- Biết rồi ba trăm năm sau,

Nào ai còn khóc một câu thương mình.

Và sau cùng, có người đi tìm hạnh phúc trong tình yêu, thế nhưng liệu họ có được thỏa lòng ước mơ hay lại như kinh nghiệm đã diễn tả: Yêu nhau trong ba ngày, ghét nhau trong ba tháng và chịu đựng nhau suốt ba mươi ba năm…Hạnh phúc của tình yêu thì chỉ thoáng qua, những đau khổ của nó lại kéo dài trong suốt cả cuộc đời.

Vậy đối với chúng ta, niềm hạnh phúc đích thực là gì? Tôi xin thưa niềm hạnh phúc đích thực của chúng ta là chính Thiên Chúa và được sống với Ngài mãi mãi trên quê trời, vì chỉ mình Ngài mới có đủ tình yêu và khả năng thực hiện mọi điều chúng ta mơ ước mà thôi. Đối với chúng ta, chỉ có một sự cần thiết, đó là tìm kiếm Chúa và cứu rồi linh hồn, như lời Chúa đã phán: Được lời lãi cả thế gian, mà mất linh hồn thì nào có ích lợi chi.

Bởi đó đời sống chúng ta phải là một cuộc phiêu lưu đi tìm kiếm Chúa, phải là một hànhtrình đi về với Chúa. Đã là một cuộc hành trình thì phải có một hướng đi, một con đường nhất định. Con đường ấy chính là cái đạo mà Chúa Giêsu đã truyền dạy cho chúng ta, bởi vì đạo chính là đường. Cái đạo ấy, con đường ấy được gồm tóm trong giới luật yêu thương, và cụ thể hơn được diễn tả qua tám mối phúc thật mà chúng ta vừa nghe.

Chúa Giêsu đã thổi vào tâm hồn chúng ta một luồng gió mới, đã gieo vào cõi lòng chúng ta một tinh thần mới, hoàn toàn khác biệt với tinh thần thế gian. Phúc thật tám mối là như bản hiến chương Nước Trời, gồm tóm những điều căn bản và cần thiết nhất, phải được coi như là những tiêu chuẩn hướng dẫn cho đời sống chúng ta.

Hãy thực thi tinh thần của bài giảng trên núi về tám mối phúc thật, để chúng ta tìm thấy cho mình niềm hạnh phúc đích thực ở đời này và nhất là ở đời sau.

 

18.Hạnh Phúc ơi, Mi là gì?

(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa)

Cái tựa đề bài viết có vẻ như là tựa đề một khúc ca, một bản tình ca. Hẳn nhiên không phải vô tình nhưng xin thú thực là có chủ ý. Kitô hữu chúng ta, nếu là người trưởng thành và được “xem là ngoan đạo” thì chắc chắn thuộc nằm lòng kinh “phúc thật tám mối”. Mẹ Giáo hội đã minh nhiên khẳng định rằng “tám mối phúc” chính là bản Hiến Chương Nước Trời”. Dưới một góc độ nào đó thì bản Hiến Chương cũng gần tương tự với bản Hiến Pháp của một quốc gia. Chúng ta dễ dàng đồng thuận với nhau về tầm quan trọng cũng như vị trí, vai trò tối thượng của bản Hiến Pháp trong việc định chế các luật lệ để điều hành các tổ chức, sinh hoạt của một đất nước. Vị trí, vai trò của bản Hiến Chương trong các tổ chức xã hội lớn bé cũng có tầm quan trọng không thể phủ nhận, cho dù trong thực tế, có thế lúc này, lúc kia, nơi này nơi nọ, việc tuân thủ không được chặt chẽ và nghiêm túc.

Một ngộ nhận thường thấy khi đề cập đến các mối phúc của Tin mừng đó là người ta dễ bị cám dỗ tìm cách giải thích, biện luận và minh chứng vì sao khó nghèo là có phúc, vì sao sầu khổ là có phúc… Trong khi đó hạnh phúc thật mà Chúa Kitô loan báo không ở cái vế đầu của câu nói mà ở vế sau. Để hiểu rõ điều này xin đan cử câu chuyện đã từng xảy ra về một ông lão nghèo hành nghề bán vé số kiếm kế sinh nhai bỗng nhiên thành tỉ phú. Một ngày kia, vé số bán không hết, ông lão mệt quá nên không đem số vé dư trả lại đại lý. Ai ngờ có trong số vé dư ấy có một cặp mười lại trúng giải độc đắc. Người ta bèn nói rằng ông lão bán vé số có phúc vì trúng số độc đắc bạc tỉ. Như thế cái được gọi là có phúc không phải ở vế “làm nghề bán vé số” hay ở vế “không trả lại số vé không bán được” mà ở nơi vế “trúng giải độc đắc bạc tỉ” kiểu như trên trời rơi xuống.

Vậy chúng ta cần khẳng định rằng hạnh phúc thật chính tình trạng được ở trong Nước Trời, được có Nước Trời làm gia nghiệp, được Thiên Chúa ủi an, thương xót, được nhìn thấy Thiên Chúa, được gọi là con Thiên Chúa, được Thiên Chúa ân thưởng trên trời, nghĩa là các vế thứ hai của các mối phúc. Các vế thứ nhất của các mối phúc không phải là những điều kiện để có hạnh phúc, nhưng chỉ là những tình trạng được ban phúc, những tình trạng đã đón nhận hạnh phúc được ban.

Để hiểu điều này chúng ta cần đối chiếu với Tin Mừng thánh Luca. Các nhà nghiên cứu Tin Mừng đồng thuận với nhau rằng thánh sử Luca tường thuật các dữ kiện liên quan đến các mối phúc thì sát thực tiển hơn so với Tin mừng thánh Matthêu. “Đức Giêsu ngước mắt lên nhìn các môn đệ và nói: ‘Phúc cho anh em là những kẻ nghèo khó, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em là những kẻ bây giờ đang phải đói, vì Thiên Chúa sẽ cho anh em được no lòng…”(Lc 6,20-23).

Hạnh phúc thật là Nước Trời, là chính Thiên Chúa. Và Thiên Chúa đã đoái thương ban hạnh phúc ấy cho tất cả mọi người, cho cả những người mà dưới con mắt thế gian hay theo nếp nghĩ của con người là bất hạnh là kém cõi là ngu dại, là kém phận… Thực tế cho thấy khi Chúa Kitô đi rao giảng tin mừng, thì rất nhiều người vốn bị xem như là bé phận, hèn mọn đã biết mở rộng tâm hồn đón nhận ân phúc Người ban. Trái lại, có nhiều người mà thế gian cho là may mắn thì không nhận được ân phúc ấy, nói đúng hơn là họ đã chối từ hạnh phúc được ban. Thánh sử Luca sau khi tường thuật những lời chúc phúc của Chúa Kitô thì tường thật tiếp liền những lời cảnh báo về các mối họa với những người giàu có, những người đang được no nê, vui cười, đang được mọi người ca tụng (x.Lc 6,24-26).

Những hạng người này bị chúc dữ hay nói đúng hơn là cảnh báo về tại họa không phải vì họ giàu, đang được no nê hay vui cười…nhưng vì họ đã đặt hạnh phúc thật sai chỗ, sai đối tượng. Họ đã lầm tưởng rằng của cải, các hoàn cảnh thuận lợi, danh phận đời này là hạnh phúc thật. Chính vì thế họ đã khước từ Chúa Kitô, khước từ Nước Trời mà Thiên Chúa ban tặng.

Các mối phúc thật hay Bản Hiến Chương Nước Trời không chủ ý nói đến những điều kiện để có hạnh phúc nhưng là trình bày nội dung của hạnh phúc đích thật. Đó là Thiên Chúa, là Nước Trời mà Người ban tặng cho nhân loại. Hạnh phúc đích thật chính là quà tặng nhưng không của Thiên Chúa, một quà tặng vượt quá mọi khả năng chiếm hữu của con người. Con người chỉ có thể đón nhận ân phúc ấy bằng lòng tin. Thánh Tông đồ dân ngoại đã từng nhấn mạnh chân lý này trong thư gửi tín hữu giáo đoàn Galata và giáo đoàn Rôma (x.Gl 2,16.19-21; Rm 3,28-30).

Có thể nói rằng tám mối phúc như khó nghèo, sầu khổ, khát khao nên người công chính, biết xót thương người…là những cách thế biểu lộ niềm tin, những con đường sống đức tin. Và chúng ta cũng có thể nói rằng ngoài những con đường, những cách thế rõ nét ấy thì vẫn có đó muôn vàn con đường sống đức tin, muôn muôn vàn cách thế biểu lộ niềm tin. Có thể xem đây là sự giao thoa giữa tám mối phúc đã được kể. “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !”(Lc23,42). Không biết người gian phi bị treo bên phải Chúa Giêsu năm nào đã đi con đường nào của bát phúc, nhưng anh ta đã biểu lộ niềm tin vào Chúa Giêsu. Và anh đã được trao ban hạnh phúc đích thực là Nước Trời ngay ngày hôm ấy (x.Lc 23,43).

Cũng như Bản Hiến Pháp của một quốc gia vừa có tính hướng dẫn, vừa có tính quy định những thể chế, tổ chức, luật lệ của quốc gia ấy, thì Bản Hiến Chương Nước Trời khi cho biết đâu là hạnh phúc thật và con đường để có hạnh phúc thật sẽ có tính hướng dẫn và quy định các tổ chức, sinh hoạt…của đoàn tín hữu Kitô không chỉ trong tư cách cá nhân mà cả trong tư cách là đoàn dân của Thiên Chúa. Mong sao mọi tổ chức sinh hoạt của Giáo hội, mọi nghi tiết Phụng vụ, mọi luật lệ được ban hành… biết lấy Bản Hiến Chương Nước trời làm tiêu chuẩn quy chiếu. Và ước gì được một lần trong đời chúng ta không chỉ cất tiếng hát mà còn thực sự cảm nhận và xác tín lời một bài thánh ca khá quen thuộc: “vì ngoài Chúa ra, đâu là hạnh phúc…?”

 

19.Nỗi khao khát

Bill Gates, nhà t phú tr tui người M, chuyên kinh doanh v máy đin toán, nhiu năm liên tiếp đạt danh hiu “người giàu nht thế gii”. Theo tp chí Forbes bình chn mi năm, tài sn cá nhân ca Gates hin đã lên đến 36,4 t USD (1997) và đang sinh sôi ny n rt nhanh. Mi ngày, ông ch công ty Microsoft này thu nhp 42,5 triu USD.

Nhiu người ao ước được giàu có và danh tiếng như ông vua phn mm máy tính này, thm chí ch xin được bng cái s l ca ông thì đã vô cùng hnh phúc. Bi vì “Có tin mua tiên cũng được!” Hay như thi nay người ta thường nói:

       “Đồng tin là Tiên là Pht

       Là sc bt ca tui tr,

       Là sc khe ca tui già,

       Là cái đà ca danh vng,

       Là cái lng che thân,

       Là cán cân công lý,

       Đồng tin là hết ý”.

Nhưng Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu lại tuyên bố: “Hạnh phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó” (Mt 5,3). Hơn nữa, Người còn cho là hạnh phúc những ai hiền lành, sầu khổ, bị bách hại…

Giáo Hội gọi đó là Hiến Chương Nước Trời, nghĩa là chỉ những ai sống và thực thi những điều ấy mới được làm công dân của Nước Trời.

Với người không có niềm tin thì đó là một điều hết sức nghịch lý. Nghèo khó, hiền lành, sầu khổ, bị bách hại… không thể mang lại hạnh phúc mà chỉ đem đến những bất hạnh thiệt thòi, khinh bỉ mà thôi.

Như vậy phải chăng Đức Giêsu ngăn cản nền văn minh tiến bộ của nhân loại đang vươn tới hùng cường, thịnh vượng sao? Phải chăng Người ủng hộ cho hành động bóc lột và đàn áp? Hoàn toàn trái lại. Người đã nói: “Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10). Vì thế, làm môn đệ Đức Giêsu là phải xua đuổi nghèo nàn và lạc hậu khỏi thế giới này, là phải đẩy lui đau khổ và bất công xa rời con người. Đó là những vị khách không mời mà đến, và chúng ta phải có nhiệm vụ tống khứ chúng ra khỏi mái nhà của nhân loại. Đây là mục tiêu giải quyết của Kitô giáo, và cũng là trách nhiệm của mỗi người tín hữu chúng ta.

Đức Hồng Y Tonini tuyên bố: “Giáo Hội trở nên nghèo bởi vì Giáo hội tràn đầy Thiên Chúa. Giáo Hội nghèo bởi vì Giáo Hội có nhiều thứ vĩ đại hơn”. Nếu Chúa đã nói: “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó”, “Phúc cho những ai hiền lành”, “Phúc cho những ai sầu khổ”, “Phúc cho những ai bị bách hại”, là bởi vì họ đã khiêm tốn nhận mình thiếu thốn, bất lực, nên đặt trọn niềm tin cậy và phó thác nơi Người.

Nếu Chúa đã dạy: “Phúc cho những ai có tâm hồn trong sạch” “Phúc cho những ai khao khát công chính, “Phúc cho những ai xây dựng hòa bình”, Phúc cho những ai xót thương người”, là bởi vì họ đã quyết tâm sống trọn vẹn cho Thiên Chúa và nhiệt tâm phục vụ anh em.

Tận thẳm sâu của tâm hồn, ai cũng có nỗi khao khát cháy bỏng được sống hạnh phúc, ai cũng muốn người khác đem lại phúc lộc cho mình. Nhưng hạnh phúc đích thực chỉ đến với những người biết đem lại hạnh phúc cho kẻ khác, và hết lòng quảng đại với tha nhân. Đức Giêsu đã dạy: “Cho thì có phúc hơn là nhận” (Cv 20,35). Nhà truyền giáo Albert Schweiltzer quả quyết: “Người hạnh phúc nhất trong anh em là người đã tìm thấy con đường hiến thân phục vụ”.

Hạnh phúc đích thực không đo bằng của cải con người thu tích được, không tùy thuộc nơi những thành đạt mà họ có, cũng không đến từ danh vọng mà con người chiếm hữu, nhưng chính là do nơi họ biết hoàn toàn tín thác vào Chúa mà thôi. Sự giàu có đích thực là sự giàu có ở trái tim, không phải ở túi tiền.

 

20.Chín lần hạnh phúc

Người ta có thể làm cho lễ Các thánh trở nên lễ của hạnh phúc hay không? Dầu sao Tin Mừng ngày hôm nay cũng nói lên điều đó! Chín lần “hạnh phúc”. Và đầu tiên là: “Các ngươi hãy vui mừng hoan hỉ, phần thưởng của các ngươi sẽ lớn lao ở trên Trời”.

Đám mây đầu tiên trên ngày lễ này đó là thì tương lai “Các ngươi sẽ là...Các ngươi sẽ được... Các ngươi sẽ thấy...”. Chính với những thì tương lai kiểu này mà người ta đã giễu cợt những người bất hạnh. Người ta dễ dàng tìm thấy trên đó những bài thuyết giáo khó chịu và những bản văn hoang tưởng của Nã phá Luân!: Khi một người chết đói bên cạnh một người khác no đầy, không thể nào làm cho người đó chấp nhận sự khác biệt này nếu không có một người có uy tín nói với họ: Thiên Chúa muốn như thế, phải có người nghèo và người giàu trên thế gian này, nhưng sau đó và trong vĩnh cửu sự chia sẻ sẽ được thực hiện theo cách khác”.

Các mối phúc chính là hạnh phúc trong tương lai và những sự đảo ngược đầy ấn tượng, những người đầu tiên sẽ là những người cuối cùng. Nhưng không như Nã phá Luân nghĩ, theo nghĩa đó đơn giản là một sự phân phối lại và chỉ có trong tương lai mà thôi. Hạnh phúc được ban tặng ngay từ bây giờ cho tất cả mọi người dười hai hình thức một cuộc hành trình tiến về niềm vui hoàn toàn và một cuộc hành trình đã có hạnh phúc. Giá như mỗi năm họ làm cho lễ Các thánh trở nên một ngày suy niệm về sự hy vọng.

Chúng ta là những người của hy vọng, những người của Tin Mừng. Một ngày kia, tại Palextin, một người đã cất tiếng nói: “Nước Trời kia rồi! Nước Trời đây là ơn cứu độ Chúa ban cho tất cả mọi người. Từ đây bất cứ người nào cũng có thể hướng tới hạnh phúc được mô tả nơi trang cuối cùng của Thánh Kinh: “Tôi thấy trời mới và đất mới. Tôi nghe có tiếng nói: Kìa nhà tạm Chúa ở giữa nhân loại. Họ sẽ là dân tộc của Ngài và Ngài sẽ là Thiên Chúa ở giữa nhân loại. Thiên Chúa sẽ lau khô mọi giọt lệ, sẽ không còn chết nữa, hết tang chế, hết kêu than, đau đớn, vì những cái trước kia qua đi rồi” (Kh 21, 1-4).

Chính điều này mà chúng ta mừng vào lễ Các thánh: tất cả chúng ta được mời gọi đi vào trong thế giới mới của sự vui mừng lớn lao. Nhưng phải nói đi nói lại rằng ngay từ bây giờ chúng ta là những người của cái tương lai này. Sự liên tục giữa đất và trời không phải luôn luôn được nhận thức một cách rõ ràng. Chúng ta sẽ không nhận lãnh một phần bánh Trời được đo lường và trả giá bằng cuộc sống mà chúng ta đang sống, khó nhọc, lo âu và đau khổ. Chúng ta sẽ mãi mãi là khả năng của niềm vui mà chúng ta tìm kiếm nơi chúng ta trên thế gian này. Chúng ta sẽ là con người của niềm vui mà chúng ta đang tạo nên. Người ta không chinh phục nước trời mà là trở thành nước trời.

Với những mối phúc. Những mối phúc này là một tinh thần và là một hình ảnh. Tinh thần của Nước trời, bầu không khí và những tập tục của Nước trời. Còn hình ảnh là hình ảnh của vị sáng lập, vị vua mẫu mực: đó là Chúa Giêsu, Hgaì đã là người nghèo hèn, khiêm nhu, ôn hoà, trong trắng và bị bách hại. Khi nói “Phúc cho”, Ngài biết Ngài nói về điều gì, về sự trộn lẫn giữa hiện tại và tương lai. Điều này làm cho chúng ta hạnh phúc như Ngài đã từng hạnh phúc. Chúa Giêsu hạnh phúc vì đã là một con người. Điều kỳ lạ là người ta rất ít nói về điều này.

Chúng ta có thể ngay lập tức trở thành một “chân phước” khi chúng ta sống trong niềm hy vọng, nếu tôi dám nói như thế. Niềm hy vọng dặc biệt này được gọi là “vì Chúa” bởi vì nó nối kết chúng ta với Chúa trong khi đảm bảo rằng Chúa muốn cho chúng ta hoan hỉ và sẽ làm tất cả để cho chúng ta hạnh phúc: “Thầy nói cùng các con những điều này để các con được vui mừng và sự vui mừng đó được đầy đủ” (Ga 15,11). Cho nên trước hết các mối phúc này khẳng định với chúng ta rằng Chúa ở với chúng ta. Nhưng chúng cũng cho chúng ta biết những sở thích của Ngài và ở đây lọt vào một điêù phiền nhiễu: Thiên Chúa có thích sự đau khổ hay không? Tại sao Ngài ưa thích người nghèo, người khiêm hạ, người bị bách hại?

Tôi tin rằng câu trả lơì nằm ở phía tấm lòng của những kẻ đáng thương này. Thiên Chúa tìm kiếm những người con và đặc biệt là Ngài tìm ra họ trong các hoàn cảnh khó khăn đó. Đây không phải là lý thuyết mà là thực tế. Khi lặp đi lặp lại chín lần “Phúc thay”, Chúa Giêsu nói đến kinh nghiệm riêng của Ngài. Rất muốn làm vui lòng Cha Ngài, Chúa Giêsu đã kinh nghiệm rằng con người chỉ thực sự là con của Chúa khi ở trong một tình trạng nghèo khổ đáng thương nào đó.

Đến lượt chúng ta hãy thử kinh nghiệm về các mối phúc này. Chúng chỉ làm cho người ta mỉm cười hoặc nghiến răng nếu nhìn từ xa. Nhưng những người cố gắng thử nghiệm thì nhận thấy kinh nghiệm và nói lên kinh nghiệm đó: họ cảm thấy hạnh phúc... vì được hạnh phúc như Chúa Kitô.

 

21.Phúc cho người sống những mối phúc.

(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ của Charles E. Miller)

Tự nhiên ai cũng muốn hạnh phúc, nhưng hạnh phúc rất khó tìm thấy. Nó thường trượt khỏi tay chúng ta giống như bánh xà phòng ướt nơi phòng tắm. Tất cả chúng ta đều cố gắng để được hạnh phúc, nhưng chúng ta lại không luôn luôn đồng ý với những gì mà sự hạnh phúc có. Điều đó giống như những cảm hưởng khác nhau trong âm nhạc và thực phẩm vậy. Chúng ta khác nhau cho dù bây giờ chúng ta có phung phí tiền bạc vào những gì sẽ làm cho chúng ta được hạnh phúc, hoặc chúng ta sẽ để dành cho “những ngày mưa gió” trong tương lai.

Tất cả những gì mà người ta nghĩ là hạnh phúc thì Chúa Giêsu lại không nghĩ vậy, giáo huấn của Người hoàn toàn biệt lập về sự hạnh phúc là gì, làm thế nào và khi nào chúng ta đạt được hạnh phúc. Tất cả chúng ta đều đã nghe lời giáo huấn của Người nhưng có lẽ chúng ta hoàn toàn thất bại trong việc nắm bắt cho dù là một đặc tính duy nhất mà Chúa Giêsu đã tuyên bố.

Chúng ta gọi giáo huấn này của Người là những mối phúc, từ “beatus” theo nghĩa Latinh có nghĩa là hạnh phúc. Đầu tiên chúng ta nhận thấy rằng những mối phúc không phải là những điều luật, cũng không phải là những lời khuyên. Chúng là những lời tuyên bố. Chỉ một điều duy nhất mà hôm nay Chúa Giêsu đã nói chúng ta phải làm, đó là “hãy sung sướng và vui mừng”. Những điều khác, Người muốn trình bày những gì mà hạnh phúc phải gồm có, Người nói thẳng những người hạnh phúc là những người nghèo, người khóc lóc, người đau buồn và người đói khát. Ngài cũng nhấn mạnh những người hạnh phúc là những người bày tỏ sự thương xót, người kiến tạo hoà bình và người chịu đau khổ, bắt bớ. Đó không phải là danh sách mà chúng ta sẽ chọn lựa cho chính mình. Nếu chúng ta phải nhận lấy sự nghèo khổ, khóc lóc, đói khát như những món quà Giáng sinh, chúng ta sẽ nghĩ rằng ông già Noel phải trở thành ông già keo kiệt mới đúng.

Nhưng Chúa Giêsu không phải là ông già keo kiệt dù người nói những điều mà nhiều người nghĩ là “bịp bợm” chứ làm sao hạnh phúc với những thứ ấy được, chìa khoá bài giáo huấn của Chúa Giêsu được tìm thấy trong mối phúc thứ sáu. Mối phúc ấy nói: “Phúc cho ai có lòng trong sch, vì h s xem thy Thiên Chúa”.

Người có lòng trong sạch là những người giống như những vị thánh, trung tâm toàn bộ đời sống của họ là Thiên Chúa. Trong sự nghèo khổ, họ nhận ra sự giàu có thật chỉ tìm thấy nơi Thiên Chúa. Nơi sự đau buồn của họ, họ khám phá ra rằng niềm vui thật chỉ cảm nghiệm được ở nơi Thiên Chúa. Nơi sự thấp hèn, họ hiểu rằng chỉ có Thiên Chúa mới có thể nâng họ lên sống xứng đáng một con người. Trong sự đói khát, họ thấy giá trị của Thánh Thể, bởi Mình và Máu Chúa sẽ dẫn chúng ta tới bữa tiệc vĩnh cửu trên quê trời. Họ bày tỏ lòng thương xót mà không báo thù, họ đem đến sự an bình chứ không oán ghét, bởi vì họ biết rằng Thiên Chúa là nguồn mạch sự thương xót và bình an. Họ sẵn lòng chịu bắt bớ, bách hại bởi vì họ cảm thấy đặc ân được đau khổ và ngay cả cái chết chỉ là làm chứng cho sự thật.

Vì người có lòng trong sạch đặt trọng tâm vào Thiên Chúa nên họ nhận biết Chúa Giêsu đã thực hiện những gì Người đã rao giảng. Chúa Giêsu là người nghèo, người phải chịu nhiều đau buồn trong cuộc thương khó của Người. Người đã trở nên thấp hèn, bị khinh khi như là một tội nhân trên thập giá. Họ thấy Chúa Giêsu đã trải qua đói khát trong hoang địa để chuẩn bị cho sứ vụ của Người, Người đã chuyển giao sự trống rỗng của người đến cạn kiệt để rồi làm sung mãn chúng ta bằng sự sống và tình yêu của Người. Chúa Giêsu đã biểu lộ lòng thương xót đối với những người tội lỗi và Người đã hiến dâng mọi sự như là đặc ân sự bình an của Người.

Mặc dù không có mối phúc nào là một lề luật, chúng ta tự mình cũng phải thực hiện cho tốt: “Hãy trở nên giống Chúa Giêsu. Hãy có lòng trong sạch. Hãy tập trung toàn bộ đời sống của bạn ở nơi Thiên Chúa”. Đó sẽ là lời khuyên tốt cho chính chúng ta. Trong việc thực hành, chúng ta có thể làm trọn vẹn một điều mà Chúa Giêsu hôm nay bảo chúng ta làm: “Hãy sung sướng và vui mừng vì phần thưởng của các con ở trên trời thì rất lớn lao”.

 

22.Bàn tay Chúa – Lm Vũ Đình Tường

Nhắc đến bàn tay Chúa ta liên tưởng đến bàn tay ra oai thần lực, sức mạnh vô song, làm lay chuyển sao trời, rẽ nước khiến lòng biển khô cạn hoặc ngay cả lấp biển, dời non. Hình ảnh oai hùng đó dường như vắng bóng trong cuộc đời rao giảng công khai của Đấng Cứu Thế. Nơi Ngài chúng ta gặp bàn tay thi ân, giáng phúc. Bàn tay ban ân sủng, bình an. Bàn tay mở sách thánh trong hội đường. Bàn tay vỗ về con người đau bệnh. Bàn tay vác về con chiên lạc. Bàn tay mở mắt người mù. Bàn tay dìu người què đứng dậy bước đi. Bàn tay mở tai người điếc nghe được. Bàn tay sờ nắp quan cho kẻ chết sống lại. Bàn tay tha tội cho người bắt quả tang tội ngoại tình. Bàn tay giang ra kéo Phêrô khỏi chìm dưới làn sóng biển. Bàn tay cầm bánh và cá trong tay dâng lời tạ ơn Chúa Cha trước khi phân phát thực phẩm cho đám đông. Bàn tay chắp trước ngực cầu nguyện cùng Chúa Cha sau bài giảng hay sau khi làm phép lạ. Bàn tay rẽ đám đông lên núi một mình cầu nguyện trước tiếng hoan hô, ca tụng Ngài là vua, giải thoát họ khỏi ách đô hộ. Bàn tay dâng bánh chúc tụng. Bàn tay dâng rượu thiết lập Giao Ước mới trong bữa tiệc li. Bàn tay rửa chân cho các môn đệ. Bàn tay trải dài trên thập tự mong đón nhận toàn thể nhân loại vào con tim nồng ấm.

Bàn tay xây dng

Bàn tay Đấng Cứu thế gắn liền với việc xây dựng nước trời. Để làm gì? Để đón nhận những ai sống theo tinh thần Tám Mối Phúc Thật: sống nghèo khó, hiền lành, sầu khổ vì lẽ công chính, hay xót thương, trong sạch, xây dựng hoà bình, bị bách hại vì làm chứng nhân nước trời.

Tám Mối Phúc Thật nhấn mạnh đến đức nghèo khó. Nghèo khó bao gồm cả nghèo vật chất lẫn nghèo đức tin. Nhận biết mình nghèo khó nên sống phó thác, đặt trọn tin tưởng vào Chúa. Tự bản thân không có gì, thông minh, tài trí, sức khoẻ, tiền của và chức tước. Ta không làm chủ cả sự sống. Nghèo khó trong Chúa luôn sống tâm tình cảm tạ vì Chúa làm chủ mọi sự; ta chỉ là quản lí, coi sóc những gì Chúa giao phó.

Đời này từ bỏ mọi sự, giầu sang, tiền bạc lẫn chức tước bước theo Đức Kitô. Nếu Đức Kitô lại ban cho những gì trước đây họ đã từ bỏ thì giải thích sao cho thoả đáng việc từ bỏ lúc đầu để nhận lại nhiều hơn của cải vật chất sau này. Khó nghèo trong Chúa phải hiểu là có Đức Kitô là có tất cả vì nơi Ngài là nguồn sung mãn, là sức mạnh, là nguồn sống đời này và đời sau. Khó nghèo trong Chúa giúp sống đời sống khiêm nhường, hiền lành, xót thương, trong sạch, xây dựng hoà bình. Tất cả đều bắt nguồn từ ơn Chúa. Chúa đặt vào lòng người Tám Mối Phúc Thật để hướng dẫn con người sống theo đường lối Chúa. Trung thành sống Tám Mối Phúc Thật nhiều, ít, hay bất trung, phản nghịch do từng cá nhân tự quyết và chịu trách nhiệm về chọn lựa của riêng mình.

Phúc cho ai

Trong tám lần chúc phúc Đức Kitô luôn bắt đầu bằng câu: Phúc thay ai. Lời chúc phúc dành cho những ai sống Tám Mối Phúc Thật. Lời chúc thứ chín Đức Kitô nhắm đến các tông đồ, những người ngồi kề bên Chúa, từ bỏ mọi sự bước theo Đức Kitô. Lời chúc nhấn mạnh đến phần thưởng đời sau. Đời này họ bỏ mọi sự bước theo, đã thế họ còn bị bách hại, sỉ vả, vu khống đủ điều xấu xa không phải vì họ gây nên mà vì trung thành với Đức Kitô mà gặp sự khó, nên được Chúa ban ơn đặc biệt.

Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấy xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em trên trời thật lớn lao Mt 5,12

Các tông đồ hiểu lầm đời sống khó nghèo Đức Kitô rao giảng. Vì thế có lần các ông thắc mắc. Chúng con bỏ mọi sự theo Thầy để được gì? Đức Kitô đáp:

…. Chng h có ai b nhà ca, anh em, ch em, m cha hay rung đất, vì Thy và vì Tin Mng, mà bây gi ngay đời này, li không nhn được nhà ca anh em, ch em, m con hay rung đất gp trăm, cùng vi s ngược đãi và s sng đời đời đời sau. (Mc 10, 29tt).

Câu trả lời trên cho thấy ai trung thành sống Tin Mừng và chân thành theo Đức Kitô sẽ chia sẻ cuộc sống của Ngài. Cuộc đời của Ngài là cho đi tình thương, sống thể hiện ý Chúa Cha. Chia sẻ cuộc sống của Đức Kitô bao gồm cả vinh quang lẫn thập giá mà Đức Kitô tự nguyện vâng phục thánh ý Chúa Cha. Chia sẻ cuộc sống cho anh chị em khác chính là thương mến mọi người như anh em cùng cha Giêsu, trong đại gia đình Chúa, trong Giáo Hội. Giầu có không phải là lắm bạc, nhiều tiền mà chính là tự do, không bị đồng tiền chi phối lối sống, cách suy nghĩ. Nghèo tiền của, giầu tình người chính là đời sống bác ái, yêu thương Đức Kitô chọn sống trong cuộc đời rao giảng công khai của Ngài. Một khi giầu bác ái, yêu thương sẽ không còn cảm thấy tiền bạc, địa vị, tiếng tăm là quan trọng nữa.

Li chúc phúc

Khi Đức Kitô chúc phúc cho ai, Ngài không phải chỉ ban cho người đó ơn bình an, sức mạnh và niềm vui nội tâm mà còn lên tiếng ca ngợi đồng thời ban ơn thiêng như phần thưởng dành riêng cho tâm hồn ngay chính. Sống công chính nhận phần thưởng hai lần.

Lần thứ nhất Chúa ban ơn bình an, sức mạnh và niềm vui nội tâm - ngay tại đời này - để người đó tiếp tục tiến bước trên con đường phục vụ, hy sinh làm chứng nhân cho Đức Kitô.

Lần thứ hai Chúa ban ơn cao trọng hơn đó là sự sống trường sinh. Phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao. Lời chúc phúc được thể hiện trong tương lai, trong ngày gặp lại Đức Kitô trên thiên quốc.

Hạnh phúc thay ai học sống nghèo khó vì Chúa và vì Tin Mừng.

 

23.Chúa Nhật 4 Thường Niên

(Trích Radio Veritas Asia)

Gợi ý để sống và chia sẻ Tin Mừng

Ðức Giêsu không chỉ dạy ta về các mối phúc.

Chính Ngài nêu gương sống hạnh phúc.

Bài Tin Mừng hôm nay là khởi đầu của Bài Giảng Trên Núi. Qua đó tác giả Matthêu cho thấy Ðức Giêsu quả thật là vị tân lãnh đạo của dân mới của Thiên Chúa. Như xưa ông Môsê từ núi Sinai mang mười giới răn của Thiên Chúa công bố cho dân Ít-ra-en như thế nào, thì nay Ðức Giêsu cũng công bố luật mới của Thiên Chúa như được kiện toàn nơi bản thân Người như vậy. Dân mới của Thiên Chúa bao gồm tất cả những người được Ðức Giêsu mời gọi trở nên môn đệ của Người. Lời mời gọi ấy không loại trừ một ai như thấy rõ qua mệnh lệnh cuối cùng của Ðức Giêsu trước khi về trời, là: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em." (Mt 28,18-20).

Ngay với bài giảng đầu tiên này đối tượng đã là quảng đại quần chúng, tuy gần gụi nhất bên cạnh Ðức Giêsu là các môn đệ (c.1), trong đó có bốn người đầu tiên là các ông Anrê, Simon Phêrô, Giacôbê và Gioan, được Ðức Giêsu gọi trong khi hành nghề đánh cá nơi biển hồ Galilê (Mt 4,18-22). Vậy Ðức Giêsu không đòi hỏi người nghe phải là những người có trình độ nào về học thức tuy ơn đức tin đối với Giavê Thiên Chúa phải được hiểu ngầm. Ơn ấy nay phải được nới rộng để qui về Ðức Kitô bởi lẽ Chúa Cha đã trao phó mọi sự nơi Ðức Giêsu. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha; cũng như không ai biết rõ Chúa Cha trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mạc khải cho. (x.Mt 11,27).

Ðức Giêsu cho biết hoàn cảnh thực sự của loài người dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Vậy dựa vào thẩm quyền từ trời cao, Ðức Giêsu đến cho biết hoàn cảnh thực sự của loài người dưới cái nhìn của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4,16). Ngài không đứng trung lập nhưng nghiêng hẳn về những kẻ bé nhỏ; Ngài không loại bỏ người giầu, nhưng buộc người giầu phải được hoán cải để tham dự vào Tình Yêu Thiên Chúa là đặt mình phục vụ người nghèo. Chính Ðức Giêsu nêu gương phục vụ suốt đời mà cử chỉ quì xuống rửa chân cho các môn đệ (Ga 13,1-17) chỉ nói lên được phần nào mà thôi.

+ Thực ra, chính cuộc đời hy sinh và tự hạ cho tới cái chết nhục nhã của Ðức Giêsu biểu lộ tình yêu Thiên Chúa, làm nên Nước của Thiên Chúa. Ai đón nhận cái nghèo đó của Ðức Giêsu thực sự là đón nhận chính Tình Yêu từ trời cao nên sở hữu được Nước Thiên Chúa.(c.3).

+ Ai chấp nhận gương hiền hậu và khiêm nhường của Ðức Giêsu (x.Mt 11,28-29) sẽ được đất hứa làm gia nghiệp (c.4).

+ Ai chấp nhận nỗi sầu khổ của Ðức Giêsu tại vườn Ghết-sê-ma-ni (x.Mt 26,36-46) là nỗi sầu khổ cứu mình khỏi tội, người đó sẽ được chính Thiên Chúa ủi an (c.5)

+ Ai ước ao giữ trọn đức công chính theo gương Ðức Giêsu (x.Mt 3,15), người đó sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng (c.6).

+ Ai biết noi gương Ðức Giêsu, Ðấng đã xin với Thiên Chúa Cha tha cho những kẻ đóng đinh mình trên thập tự, người đó đã được Thiên Chúa xót thương vì được Ngài cho nên giống Con của Ngài (c.7).

+ Mối phúc được nhìn thấy Thiên Chúa phải là mối phúc do chính Ðức Giêsu thông ban theo lời Người tuyên bố rằng: "Không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mạc khải cho (c.8; x.Mt 11,27).

+ Mối phúc làm con Thiên Chúa (c.9) nhất thiết cũng phải do chính Ðức Giêsu là "con yêu dấu của Thiên Chúa" (Mt 3,17); chính nhờ tham dự vào sự sống, sự chết và sự sống lại của Ðức Giêsu, ta xây dựng bình an đích thực và dự phần vào tư cách làm Con Thiên Chúa của Ðức Giêsu.

+ Mối phúc cuối cùng (cc.10-12) chỉ là việc ta kết hiệp mật thiết với chính Ðấng thiết lập nên Nước Thiên Chúa nơi bản thân Ngài là Ðức Giêsu Kitô: "Nào Ðức Kitô chẳng phải chịu đau khổ rồi mới được vinh quang ư?" (Lc 24,25).

Vậy bài giảng về các mối phúc thật ra cũng chỉ qui về một mối phúc chính là tình yêu Thiên Chúa hiện thân nơi Ðức Giêsu làng Nadarét. Tình yêu ấy khi xuất hiện trong bối cảnh văn hoá xã hội Do thái đã chọn đứng về phiá người nghèo.

Ðức Giêsu đứng về phía người nghèo

Luca cho thấy Ðức Giêsu nhắm thẳng đám người nghèo đó khi nói với họ: Phúc cho anh em là những kẻ khó nghèo, vì Nước Thiên Chúa là của anh em. Phúc cho anh em, những người đang đói khát, vì anh em sẽ được no lòng. Phúc cho anh em, những người đang phải than khóc, vì anh em sẽ được vui cười. Phúc cho anh em, những người đang bị ghét bỏ, hất hủi, sỉ nhục (x.Lc 6,20-22).

Liền sau đó, Luca đưa ra những lời báo dữ đối với những người giầu có, no phỉ, những kẻ đang vui sướng cười cợt, đang được thiên hạ tán dương (x.Lc 6,24-26).

Nhưng Ðức Giêsu đã không dừng lại ở lối nói suông. Người minh chứng bằng hành động cụ thể về nội dung Nước Thiên Chúa dành cho người nghèo, bằng cách bày tỏ lòng ưu ái đặc biệt hai thành phần thời đó đang bị gạt ra bên lề xã hội, đó là những người bệnh tật và những người không có quyền công dân.

Các sách Tin Mừng nêu hai loại người bệnh, đó là kẻ tàn tật và kẻ bị quỉ ám. Tàn tật gồm những chứng bệnh có thể quan sát được như mù, què và những thứ bệnh da liễu, nhất là phong hủi. Ðó là những người hết còn lao động được, nên xã hội kể là thành phần "ăn hại" vì sống dựa vào người khác.

Còn "bị quỉ ám" chủ yếu là những người mắc bệnh tâm thần, động kinh, dễ té xỉu và được kể là bị quỉ vật. Người câm và điếc cũng được kể là bị quỉ ám. Người phụ nữ còng lưng thì được kể là bị "quỉ còng" ám (x.Lc 13,10-15). Chẩn bệnh kiểu đó khiến ta nực cười nhưng nó cho thấy não trạng của người thời ấy kể bệnh nhân nằm dưới quyền lực của ma quỉ nên thường xuyên bị coi là ô uế nên không được tham gia việc thờ phượng nơi Ðền Thờ.

Khi chữa bệnh Ðức Giêsu phục hồi lại phẩm giá của bệnh nhân, cho họ được tham gia Nước Thiên Chúa. Họ không còn bị gạt ra bên lề nữa, nhưng ở ngay tâm điểm của Tình Yêu Thiên Chúa.

Ngoài hạng người bệnh tật, nhiều thành phần khác cũng bị gạt sang một bên, thời Ðức Giêsu.

- Thứ nhất là đàn bà, con trẻ : Hoàn cảnh phụ nữ tại Áp-ga-nit-tăng ngày nay chỉ là hình ảnh nối dài của phụ nữ vùng Trung Ðông xưa. Họ phải nhốt mình trong nhà. Khi ra đường, họ phải lấy khăn che mặt và không được mở miệng nói với đàn ông. Vợ lệ thuộc chồng tới mức có thể bị chồng sa thải vì bất cứ lý do nhỏ bé nào, chẳng hạn như nấu cơm khê.

Sự kiện Ðức Giêsu cho một số phụ nữ tháp tùng Người trên đường đi rao giảng Tin Mừng cùng với nhóm Mười Hai, quả là điều mới mẻ về Nước Thiên Chúa. Cũng là điều gây ấn tượng không nhỏ khi Ðức Giêsu đòi các môn đệ phải hoán cải để trở nên như trẻ nhỏ thì mới được vào Nước Thiên Chúa (Mt 18,9).

- Thứ hai là những người làm nghề bất lương: Hạng người này bao gồm không những người thu thuế như Lêvi (Mc 2,14), mà cả những người chép mướn, những người thợ dệt (hai loại này bị ngờ là "bất hảo" vì tiếp cận với phụ nữ), người đổi tiền, cầm đồ, đánh cờ, chăn súc vật (mang tiếng cho súc vật ăn lấn sang đất kẻ khác).

Vậy để hưởng các mối phúc thật như Ðức Giêsu dạy ta hôm nay, ta cần nhìn thẳng bản thân Ngài như chính Ngài thể hiện các mối phúc đó. Không có điều gì Ngài dạy ta mà Ngài lại không làm gương cho ta. Không có giá trị nào về Nước Thiên Chúa được Ngài nêu lên, mà chính Ngài không trả giá bằng việc hy sinh chính mạng sống mình: "Không có tình yêu nào cao cả hơn tình yêu của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình." (Ga 15,13).

Một số câu hỏi gợi ý

1. Bạn đọc Mt 5,1-12 và Lc 6,20-26 về các mối phúc thật thì nhận thấy những khác biệt nào? Tại sao?

2. Ðức Giêsu không dạy ta về bất cứ mối phúc nào mà chính Ngài lại không nêu gương cho ta. Bạn thấy tấm gương nào của Chúa Giêsu về các mối phúc giúp bạn hơn cả?

3. Khi Ðức Giêsu nói "Phúc cho anh em là những người nghèo" (Lc 6,20), Người có ý nói về: Bệnh nhân? Người tàn tật? Kẻ bị quỉ ám? Ðàn bà và trẻ con? Người thu thuế? Người chép mướn? Người thợ dệt? Người đổi tiền? v.v. Tại sao?

 

home Mục lục Lưu trữ