Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 115
Tổng truy cập: 1350279
Siêu thoát và phó thác
Siêu thoát và phó thác Mc 6, 7-13
Trải qua thời gian, các nhà truyền giáo luôn là những hình ảnh biểu trưng cho sự dấn thân, tận tuỵ hy sinh đến quên mình để đem tình yêu cứu độ của Thiên Chúa đến khắp cùng thế giới. Sở dĩ trong trái tim của Giáo hội, các ngài là người con tiên phong, không ngại hiểm nguy bắt bớ,… là bởi các ngài ý thức được tầm quan trọng của việc bước theo chân Thầy Chí Thánh, ra khơi, đem lại ơn cứu độ cho con người. Sứ mệnh đó đã được chính Chúa Giêsu mời gọi và trao ban trực tiếp qua các môn đệ. Để từ đây, sứ mệnh đó mãi được các thế hệ nối tiếp lên đường, không ngừng truyền giảng tình yêu Thập giá đến tận cùng thế giới. Tin mừng hôm nay mời gọi mỗi Kytô hữu hãy ý thức hơn nữa sứ mệnh mà Chúa Giêsu hằng tha thiết mong chờ.
Chúng ta thấy hai cặp động từ “mời gọi” và “sai đi” diễn tả ơn gọi cách rõ rệt nhất của các môn đệ. Ý muốn này không đến do các ông đề xướng mà đến từ Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu nhận thấy nhu cầu cần phải có thêm những cánh tay nối dài cho công cuộc rao giảng Tin mừng, vì thế, Người đã chủ động mời gọi và sai các môn đệ tiếp nối sứ mệnh của Người. Từ đây, các môn đệ sẽ là những Tông đồ (Apostle) của Chúa Giêsu, nghĩa là những người được Chúa sai đi.
Sai các môn đệ đi, Chúa Giêsu không sai riêng lẻ từng người mà sai đi từng hai người một. Đây chính là tập tục của các Kinh sư vẫn thi hành đối với các môn sinh của mình. Lý do bởi vì, hai người được sai đi cùng bởi một người, họ sẽ có những chứng từ, những lời rao giảng, những sứ điệp giống nhau. Tuy nhiên cũng có thể hiểu, số hai biểu tượng cho cộng đoàn, nghĩa là các nhà thừa sai không đi rao giảng một mình mà luôn đi theo từng nhóm. Công vụ tông đồ cho thấy các môn đệ Chúa luôn lên đường truyền giáo từng cặp một như Phêrô với Gioan; Phaolô với Barnabê; Giuđa và Sila (x. Cv 3,1 ; 4,13 ; 13, 2 ; 15,22).
Mời gọi và sai các môn đệ đi truyền giáo, Chúa Giêsu không hề hứa cho họ một cuộc sống sung túc, nhiều bổng lộc; thay vào đó, điều Người cần nơi các ông là một tinh thần khó nghèo và từ bỏ mọi sự.
Trước hết, đó là sự khó nghèo xét về hành trang lên đường. Với chỉ mỗi một cây gậy, một đôi dép và một áo, Chúa Giêsu muốn cho những thừa sai của Người phải là những con người siêu thoát, không cồng kềnh bởi những giá trị vật chất, để sẵn sàng lên đường rao giảng Tin mừng cho muôn dân. Bởi một khi quá vướng bận “cơm áo gạo tiền”, các ông sẽ dễ dàng quên mất sứ mệnh trọng yếu, làm suy giảm lòng nhiệt huyết rao giảng Tin mừng.
Kế đó còn là sự khó nghèo xét về phương diện sinh sống. Đó là việc không mang lương thực, không bao bị giỏ xách, không tiền bạc giắt lưng,… điều đó cho thấy Chúa Giêsu muốn cho các thừa sai của mình ra đi trong tư thế hoàn toàn phó thác trong sự quan phòng của Thiên Chúa. Họ sẽ nhận những thứ đó từ tay những ai sẽ tiếp rước họ. Như thế, siêu thoát và phó thác, chính là điều mà Chúa Giêsu cần nơi mỗi vị thừa sai để cuộc đời và sứ mệnh của họ hoàn toàn trao gửi vào bàn tay quan phòng của Thiên Chúa mà thôi.
Mỗi người trong chúng ta có lẽ sẽ tự hỏi, vì sao cần phải siêu thoát và phó thác nhỉ? Có cần phải như thế không? Bởi “có thực mới vực được đạo” mà! Không biết các môn đệ có cùng suy nghĩ như vậy không, chúng ta không biết. Chúng ta chỉ biết rằng, các môn đệ được Chúa Giêsu mời gọi và sai đi. Và, các ông đã đáp lại tiếng Chúa, nhiệt thành ra đi làm chứng cho Chúa với những tiêu chí mà Người vạch ra cho các ông như là những chuẩn mực cần phải có nơi một nhà truyền giáo. Điều này rất quan trọng. Nó quyết định đến thành quả trong tương lai mà nhờ đó hoạt động thừa sai sẽ sinh hoa trái. Tin mừng cho thấy, các môn đệ vâng lời Thầy, ra đi rao giảng, kêu gọi người ta ăn năn sám hối, trừ nhiều quỷ, chữa nhiều bệnh nhân,… tất cả những điều đó chứng tỏ rằng các ông là những nhà truyền giáo thực thụ của Chúa Giêsu. Như thế, siêu thoát và phó thác, hiệu quả của nó, tất nhiên, không phải là cuộc sống tại thế với đầy đủ tiện nghi, hay tràn trề bổng lộc, mà là đem về cho Chúa những tâm hồn thống hối ăn năn, hứa hẹn một cuộc sống sung mãn mai sau.
Lm Joseph Phạm Ngọc Ngôn,Csjb
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam