Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 54

Tổng truy cập: 1355827

Sống Tinh Thần Luật

Sống tinh thần luật

 Chỉ trích những tập tục rửa tay, rửa chén, những giải thích tỷ mỉ về vũ trụ, hình thức vụ luật của ngày Hưu lễ trong giới Biệt phái, luật sĩ, Chúa Kitô bị hai giới này kết tội phá luật Môsê. Tin Mừng hôm nay cho biết Chúa không phá hủy luật Môsê, trái lại Chúa dạy làm hoàn hảo luật Môsê.

Nên biết Luật Môsê được ban hành cách Chúa giáng sinh trên ngàn năm và đuợc làm hòan hảo dần dần theo đà tiến bộ của mặc khải. Tới Chúa Kitô, Đấng đưa mặc khải tới trọn vẹn thì Luật Môsê cũng được Chúa đưa tới mức hòan hảo. Nhìn vào bài Tin Mừng hôm nay, ta đọc thấy các điều :

- Giới răn thứ năm : Luật Môsê dạy "chớ giết người", Chúa dạy chẳng những không đuợc giết người mà còn không được khinh chê, không được đối xử bạc bẽo, không được nhiếc mắng người ta. Sống hòa thuận với mọi người là nền tảng cho lòng đạo đức, đến nỗi "dâng của lễ" là việc phụng vụ chóp đĩnh của tôn giáo, nhưng khi dâng lễ mà sực nhớ î mìnhđa làm mất lòng ai đo,thì hãy để của lễ lại, đi làm hòa truớc đã rồi hãy trở lại dâng lễ.

- Giới răn thứ Chín : chớ ngoại tình. Luật Môsê chỉ đề cập tới hành động bên ngoài, còn Chúa không những dạy không được ngoại tình bằng việc làm mà còn không được ngoại tình trong tư tưởng nữa, vì tư tưỏng đi tới hành động, vì tư tưởng chỉ huy hành động, vì con người trọn vẹn phải bao gồm cả tư tưởng lẫn hành động. Vì thế, ao ước phạm tội thì đã phạm tội rồi.. Nhân thế, Chúa dạy phải đề phòng các dịp tội một cách quyết liệt, không chần chừ, không lý luận, nhất là những cơ quan tiếp xúc như con mắt, chân, tay. Lời nói mạnh của Chúa "móc mắt quăng đi, chặt tay, chân quăng đi" khi chúng tạo nên dịp tội cho ta, lời nói này không hiểu theo nghĩa đen, vì vứt quăng những thứ đó đi người ta vẫn phạm tội được (tội ở trong lòng, trong tư tưởng chứ không chỉ ở tay chân). Trái lại phải hiểu theo nghĩa bóng : nhấn mạnh tới thái độ quyết liệt, dứt khoát và tránh tội.

- Giới răn thứ Chín và thứ Sáu : Luật Môsê cho phép li dị vợ, ai li dị vợ thì hãy trao cho vợ tờ li hôn. Còn Chúa, Chúa cấm li dị. Ai lấy vợ đã li dị dầu hợp pháp hoặc không thì trước mặt Chúa họ phạm tội ngoại tình.

- Giới răn thứ Hai và thứ Tám : chớ thề gian và nói dối, Chúa dạy đừng thề thốt gì cả, đừng chỉ vật gì mà thể, có thì nói có, không thì nói không. Dạy như vậy, Chúa đặt nhân đức thành thực rồi, thì chính con người mình bảo đảm cho lời mình nói, không cần giấy chứng minh, không cần thề thốt nhờ cậy một bảo đảm nào khác. Ta nên biết dân Do thái, thề thốt luôn miệng, nhóm Luật sĩ, Biệt phái lại đưa ra những giải thích kỳ quặc : chỉ lễ vật mà thề thì phải giữ lời thề, chỉ bàn thờ mà thề thì không phải giữ. Thật là một thứ mánh khóe có thể lừa gạt người dốt nát. Chúa cấïm thề thốt. Tuy nhiên thánh Phaolô vẫn thề khi cần thiết và Giáo Hội dạy thề trong những việc quan trọng. Vì thế, luật dạy đừng thề thốt gì cả của Chúa không tuyệt đối, và áp dụng cho từng trường hợp.

Đọc kỹ lời Chúa hôm nay, chúng ta thấy rằng Chúa đặt tinh thần sống luật bên trên các khoản Luật, có luật mới sống có trật tự, có văn minh, nhưng chỉ nhìn vào luật để sống, sống gò bó trong khuôn khổ luật, người ta tưởng như vậy là đầy đủ rồi, thực ra người ta đang sống trong "an nhàn" tự cho mình là đầy đủ, là thánh, chứ suy cho kỹ họ đang sống trong thiếu sót trầm trọng. Vì lề luật luôn luôn là mức tối thiếu để ta vươn lên, để ta tiến về phía trước. Nền tảng của luật Chúa không phải là khoản này khoản kia, mà là đức bác ái, là lòng mến. Lòng mến do lòng muốn thúc đẩy thì vô giới hạn luôn luôn đòi hỏi phải tiến xa, đi lên cao không mỏi mệt. Một người chỉ nhìn vào mặt chữ để thi hành, để giữ luật thì họ là những luật sĩ, Biệt phái. Chúa dạy ta phải có đức công chính vượt hơn biệt phái, luật sĩ, tức là không phải giữ luật theo mặt chữ dạy, nhưng phải giữ luật trên tinh thần bác ái. Thí dụ Luật Giáo Hội dạy xưng tội nặng một năm một lần, rước lễ một năm một lần trong mùa Phục sinh, nếu tôi chỉ xưng tội một năm một lần, rước lễ một lần trong Mùa Phục sinh, tôi cho là đầy đủ rồi vì tôi đã theo đúng luật dạy, như vậy tôi khó có thể tiến tới, luyện tập các nhân đức. Trái lại, ta phải biết rằng giữ luật Giáo Hội dạy để ta khỏi bị tụt xuống, rơi vào tình trạng nguy hiểm, và để ta vươn lên, không phải rước lễ một lần một năm, mà rước lễ hàng ngày, không phải xưng tội nặng một năm một lần mà để xưng tội hằng tháng, nhờ đó tôi sống đạo, sống tiến bộ mỗi ngày trên con đường làm thánh không giới hạn.
Lm. Paul Nguyễn Duy Lượng
 
 
Nguồn : gxnl

home Mục lục Lưu trữ