Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 43
Tổng truy cập: 1355381
Sự Hiện Diện Của Chúa Giêsu Kitô
Cập nhật : 01-01-2011 |
Sự Hiện Diện Của Chúa Giêsu Kitô Vì quên vặn đồng hồ báo thức nên cha xứ dậy trễ hơn thường lệ, vì cố gắng đến giáo xứ đúng giờ nên cha lái xe quá tốc độ và bị cảnh sát bắt lại. Ông cảnh sát không quan tâm đến lý do cha xứ trình bày và nói: "Thưa ngài, ngài có muốn tôi giảng cho ngài một bài rất dài không?" Cha xứ đáp lại "Hãy quên phần bài giảng và bắt đầu phần thu tiền mau đi!" Đọc qua bài Phúc Âm hôm nay, tôi tự nghĩ: "Đây là Chúa Nhật mà mình có thể bỏ bài giảng để bắt đầu phần lạc quyên!" Bài học hôm nay, Thánh Mátthêu cho biết: ngôi sao dẫn đường Ba Vua đến viếng thăm vị Vua mới sinh "tiến đến và đậu lại trên chỗ Ngài Giáng Sinh." Và khi Ba Vua thấy vậy "họ vô cùng mừng rỡ, vào trong họ thấy Con Trẻ và Mẹ Ngài," (Mt 2:10). Đúng vậy, Ba Vua diện đối diện với Vua mới sinh và không cần giảng giải hay nghiên cứu về sự kiện, "Họ qùy xuống thờ lạy Ngài" (Mt 2:11). Rồi gì nữa? "Họ mở lễ vật ra," Thánh Mátthêu viết tiếp, "họ dâng lên Ngài vàng, nhũ hương và mộc dược" (Mt 2:11). (Chính Thánh Sử Mátthêu đã bỏ phần bài giảng để vào ngay phần lạc quyên). Truyện kể về một người thích màu vàng. Mọi thứ chung quanh ông ta phải là màu vàng. Ngoài nhà ông sơn màu vàng, trong nhà cái gì cũng màu vàng: nào là thảm, tường, mành cửa, khăn trải gường, đến cả dụng cụ nấu ăn cũng màu vàng. Bộ đồ ngủ của ông cũng màu vàng luôn. Và không may ông lâm bệnh sốt rét vàng da. Bác sĩ đến phòng ông khám bệnh đi ra, bà vợ ông hỏi "Ông nhà tôi thế nào?" Bác sĩ trả lời: "Tôi không rõ vì tôi không tìm thấy ông nhà bà trong phòng." Khi ngày diện đối diện với Thiên Chúa đến, lễ vật của ta được mở ra: cách thức ta đã dùng thời giờ, sức khỏe, năng khiếu, và ngay chính bản thân ta dâng lên Ngài! Vấn nạn là chúng ta dùng cách suy tư của thế tục để áp dụng trong đời sống tâm linh nên chúng ta khó tìm thấy Chúa. Thật vậy, chúng ta không tìm được Thiên Chúa giữa những ồn ào huyên náo trần gian, đấy là lý do chúng ta cần vào đây trong khung cảnh cực thánh này. Là những người có niềm tin, chúng ta không muốn cảm nghiệm sự hiện diện của Chúa bằng những ý niệm hay ý tưởng mà thôi nhưng bằng toàn diện con người mình. Không chỉ trong nội tâm mà cả nơi ngoại tại. Đối với người tin, biết Chúa qua trí khôn thực không đủ. Thiên Chúa cứu độ và giải thoát chúng ta khỏi vô vi, mờ ảo cũng là Thiên Chúa hiện diện trong và ngoài ta. Đó là điều Thánh Sử Mátthêu nói tới qua câu truyện Ba Vua trong Tin Mừng. Thánh Mátthêu nói rằng vào thời điểm viên mãn của lịch sử, Thiên Chúa Ngôi Con nhờ quyền lực Thần Khí đời đời đã nhập thể làm người: Chúa Giêsu Nazareth. Vì lý do đó Chúa Giêsu được gọi là "Đấng được xức dầu," "Vua các vua," "Chúa," "Đấng Cứu Độ." Phúc Âm cũng nói thêm là Thần Khí hiện hữu trong Chúa Kitô, cũng là Thần Khí ở trong chúng ta. Thiên Chúa đấng tạo dựng muôn loài đến cư ngụ giữa chúng ta. "Đây là niềm hy vọng vinh quang," Thánh Phaolô nói: "vinh quang trong đời sống hiện tại và vinh quang trong vinh hiển sẽ đến." Sự hiện diện của Chúa Kitô rất quyền lực. Còn chúng ta, khi gặp phải sự khốn khó cùng cực, ta vẫn muốn tự mình giải cứu. Ngay cả đối với những cố tật của mình hay những muộn phiền khi có người thân qua đời... trong những trường hợp này ta chẳng có nghị lực hay khả năng chịu đựng một mình. Thánh Phaolô thú nhận: "Ngay cả khi tôi biết sự việc là đúng, tôi vẫn không thực hiện được. Nhưng tôi có thể làm được mọi sự trong Đấng ban sức mạnh cho tôi." Ở đây Thánh Phaolô có ý nói về quyền lực của lòng tin, quyền lực ban cho ta trong Thần Khí Chúa Kitô. Sức mạnh đó mạnh hơn sức riêng ta. Thực ra, quyền năng của Chúa toàn năng luôn luôn sẵn sàng trợ giúp ta, canh tân ta, giúp ta vượt thắng khi tâm thần mỏi mệt, ban cho ta sự tự do của con cái Chúa, dẫn ta qua những khủng hoảng của bệnh tật và sự chết một cách hữu hiệu, hàn gắn những mối tình tan vỡ, hoàn thành những mơ ước trong ta, và làm ta nên nhân chứng cho Chúa. Sự hiện diện của Chúa Kitô còn có sức thu hợp. Nghĩ đến tất cả những đổ vỡ trong đời riêng ta hoặc trong cuôc đời nói chung: sự bất hòa, cay đắng, hiểu lầm, ghen ghét, và ngay cả thù hận giữa cha mẹ với con cái, vợ chồng với nhau, giữa các quốc gia, chủng tộc, phái tính, tôn giáo. Ngay cả trong một giáo hội cũng có nhiều phân rẽ. Chúng ta cần trở về để được chữa lành và sống hòa thuận nhờ Thần Khí Chúa Giêsu. Chúa Giêsu không phải chỉ là một thầy dậy lỗi lạc hay một vĩ nhân mà thôi. Ngài là Đấng được xức dầu. Trong Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã làm nguời. Đó là lý do tại sao chúng ta kính mến Ngài, tại sao chúng ta hiến dâng đời ta cho Ngài. Kitô giáo không phải chỉ là luận lý học hay là một bộ môn nào đó của xã hội. Kitô hữu bao gồm những người cảm nghiệm được Thần Khí trong Chúa Kitô và dám yêu mến Ngài hết mình. Vua Herôdê nói: "Hãy đi và tìm kiếm tin tức về con trẻ... trình bày cho ta để ta cũng đến dâng cho Ngài lễ vật." Hêrôđê, như ta biết, không nhận được những chi tiết về con trẻ, còn chúng ta thì nhận được. Hêrôđê đã không hiểu nhưng chúng ta hiểu. Chúa Kitô là người tràn đầy Thánh Thần, đã đến trong đời ta để ta có thể cảm nghiệm được sự sống sung mãn và ngập tràn tình yêu. Đấy là lý do tại sao chúng ta đến để dâng lên Ngài lòng tôn kính. Trong ngày Chúa Nhật đầu năm, như Ba Vua xưa, chúng ta hãy chân thành thờ kính Vua trên các vua. Như các nhà thiên văn học xưa, chúng ta đến dâng lễ vật. Với Chúa là trung tâm đời ta, ta dâng lên Ngài lễ vật là lòng thương cảm, kiên nhẫn và giúp đỡ tha nhân. Lễ vật vĩ đại nhất của thế giới trong dịp Đầu Năm là cuộc sống yêu thương tha nhân. Đây là sự tôn thờ của ta đối với Hài Nhi Giêsu: yêu thương tha nhân như Chúa đã yêu ta. Trong hang đá, có một phụ nữ trẻ với nụ cười rạng rỡ, nét mặt vui tươi; có một chàng thanh niên bên cạnh. Giữa họ, trong máng cỏ cho chiên bò ăn, là Con Trẻ. Con Trẻ nhỏ bé, bọc trong khăn, nằm ngủ ngon như các trẻ sơ sinh khác – thế giới đã mong đợi nhiều ngàn năm giây phút này, đời sống của bạn, của tôi, của nhân loại được gói trọn trong ngày sinh nhật này. Từ giây phút này trở đi, tất cả hết những tội lỗi và đau khổ của cả nhân loại ngài không tính toán. Bạn có muốn nói với Mẹ Ngài không? Bạn có muốn hỏi người cho bạn chạm đến Con Trẻ -- không phải để đánh thức Ngài, nhưng chỉ muốn chạm đến bàn tay Ngài? Giờ phút hệ trọng là khi bạn giơ tay ra và chạm đến Con Thiên Chúa. Giờ phút hệ trọng là đây. Hãy giơ tay ra với tới, Ngài đang cư ngụ giữa chúng ta. Đền Thánh Khiết Tâm Mẹ |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam