Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 51
Tổng truy cập: 1355711
Suy Niệm Lễ Các Ngày Tết
Suy niệm lễ các ngày tết- Lm Lữ
LỄ CÁC NGÀY TẾT
Lễ tất niên
Lắng nghe Lời Chúa:
Is. 63, 7-9 / 2 Co. 1, 3-9 / Lc. 1, 39-55
Tìm hiểu Lời Chúa
Hôm nay là ngày lễ tạ ơn cuối năm ,. Phụng vụ ngày lễ tất niên hôm nay lấy lại lời kinh Magnificat của Đức Mẹ để tạ ơn Chúa trong dịp cuối năm.
Bài Tin Mừng nhắc đến cuộc viếng thăm của Đức Maria. Và không phải một mình Đức Mẹ mà cả Chúa Giêsu trong bụng Mẹ. Suốt năm qua, Chúa và Mẹ cũng đã đến trong gia đình ta, thăm mỗi người chúng ta khi ta cần đến Chúa và Mẹ, cũng như bà Êlisabeth cần đến sự giúp đỡ của Mẹ trong những ngày sắp sinh nở. Phải, không có Chúa và Mẹ thì cuộc sống của chúng ta có lẽ không được như ngày hôm nay.
Đức Mẹ đã hát lên bài kinh Magnificat để tạ ơn Chúa: Linh hồn tôi ngợi khen Đức Cha vì Thiên Chúa là Đấng cứu độ tôi. Dân Do thái đã không nhận ra cuộc viếng thăm của Chúa, cũng như nhiều người trong chúng ta cũng không nhận ra sự viếng thăm của Chúa và Mẹ; nhưng dầu ta có nhận ra hay không, thì Chúa và Mẹ vẫn đến trong gia đình ta, trong đời sống ta, cũng như Chúa vẫn đến trong thế gian nầy mặc dầu con người không nhận ra Ngài.
Vì thế dịp cuối năm là lúc chúng ta cùng với Đức Mẹ tạ ơn Thiên Chúa.
Tạ ơn Chúa vì những sự may lành trong năm vừa qua, nhưng nhất là tạ ơn Chúa vì sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống suốt năm qua, chính sự hiện diện đó đã làm cho đã làm cho cuộc đời chúng ta có ý nghĩa, cũng đã làm cho những thử thách đau khổ của chúng ta có ý nghĩa.
Thêm một lý do nữa để ta phải tạ ơn Chúa là suốt năm qua, mặc dầu chúng ta lỗi lầm thiếu sót rất nhiều đối với Chúa cũng như đối với tha nhân, nhưng Chúa vẫn không bỏ mặc chúng ta. Chúa đã tha thứ và đón nhận chúng ta như người Cha nhân lành chờ đứa con hoang trở về.
Dịp nầy, chúng ta cũng tạ ơn Chúa đã ban cho chúng ta có nhiều người giúp đỡ ta trong cuộc sống. Chúng ta phải biết tạ ơn Chúa và tạ ơn nhau. Hai tiếng cám ơn rất dễ nói, nhưng trong gia đình, giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, chúng ta ít khi nói với nhau, ít biết ơn nhau. Đó là một sự thiếu tế nhị, một thiếu sót trong việc xây dựng một gia đình hạnh phúc.
Dịp cuối năm thường người ta cũng tính lại sổ sách, nhìn lại cuộc sống gia đình cũng như bản thân. Người ta thường làm như thế về cuộc sống vật chất, nhưng ít ai biết làm như thế về đời sống tinh thần hay đạo đức. Nhìn lại để chúng ta tìm cách cho cuộc sống đó tốt hơn. Thiết tưởng chúng ta cũng phải làm như thế, đối với đời sống tinh thần và đạo đức, đời sống với Chúa.
Lắng nghe Chúa nói:
Chớ gì tối nay mỗi thành phần trong mỗi gia đình đều tụ họp nhau trước bản thờ gia đình để dâng lên Chúa và Đức Mẹ lời tạ ơn.
Chúa Giêsu đã trách những người cùi khi được lành không trở lại tạ ơn Chúa. Nếu trong dịp cuối năm nầy, chúng ta không biết tạ ơn Chúa và Đức Mẹ thì cũng thật là đáng trách vậy.
Lời nguyện cuối năm:
Lạy Chúa Giêsu, ngày cuối năm, chúng con xin dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân vì những ơn lành Chúa đã ban cho chúng con trong năm qua. Chúa đã gìn giữ chúng con an lành qua khỏi mọi tai họa, và hướng dẫn mỗi người chúng con trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con hết lòng cảm tạ Chúa.
Lễ Giao thừa.
Cầu bình an cho năm mới
Lắng nghe Lời Chúa:
Bài đọc 1: dân số 6, 22-27: Nguyện Đức Chúa chúc lành và gìn giữ anh em.
Bài đọc 2; 1 Thess. 5, 16-26. 28: Hãy càu nguyện không ngừng, hãy ạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Mt. 5, 1-10: Phúc thay ai có lòng nghèo khố vì nước Trời là của họ
Tìm hiểu Lời Chúa.
Bát Phúc .Trước đây, mỗi lần đọc đến bài Bát phúc, tôi thường thấy khó chịu : Nghèo, than khóc, bị bắt bớ…mà phúc cái nỗi gì! Nhưng khi đọc lại kỹ lời dạy trong Bát Phúc, tôi lại thấy thấm thía và phấn khởi. Trước đây tôi thấy khó chịu là vì tôi không hiểu lời chúc phúc của Chúa cũng như không hiểu niềm hy vọng chưa đựng trong đó.
Vậy trước hết chúng ta tìm hiểu mỗi lời chúc trong Bát Phúc.
Phúc cho ai có tinh thần nghèo khó, vì nước Trời là của họ : Chúa không chúc phúc cho người nghèo, vì nghèo thì có gì sung sướng mà gọi là phúc; nhưng Chúa chúc phúc cho người có tinh thần nghèo khó: trước mặt Thiên Chúa, con người luôn là người nghèo, luôn lãnh nhận tất cả từ Thiên Chúa, không có quyền đòi hỏi. Sự sống, ông bà cha mẹ, tình yêu, mọi khả năng…tất cả đều là ân huệ của Chúa. Chính cái tinh thần nghèo khó nầy làm nên phẩm giá con người chứ không phải là sự giàu có vật chất. Phẩm giá của chúng ta là được thuộc về Thiên Chúa, được Thiên Chúa thương yêu và ban cho. Phẩm giá đây là được làm con Chúa, hưởng phần gia nghiệp của Chúa. Tinh thần nghèo khó vì thế là tinh thần con cái.
Phúc thay ai hiền lành vì họ sẽ được đất hứa làm gia nghiệp : người nghèo thường hiền lành vì họ không có sức mạnh hay uy thế của đồng tiền, họ là người thấp cổ bé miệng. Họ chỉ có một khí giới duy nhất là sự hiền lành, đức nhẫn nhục và lòng cậy trông vào Thiên Chúa. Chiến thắng cuối cùng không thuộc về kẻ dùng sức mạnh hay vũ lực, nhưng thuộc về kẻ cậy trông vào Chúa.
Phúc thay ai sầu khổ vì họ sẽ được ủi an : Được ủi an đây nghĩa là được Thiên Chúa ủi an. Những lúc ta sầu khổ, thất vọng lại là lúc Thiên Chúa gần chúng ta nhất. Hai môn đệ trên đường Êmau, thất vọng vì cái chết của Chúa Giêsu, chính lúc ấy Chúa lại hiện ra và đồng hành với họ.
Phóc thay ai khao khát nên người công chính, vì họ sẽ được thỏa lòng : Người công chính là người sống đức tin, là người muốn sống tốt, người cố gắng sống những đòi hỏi của Phúc Âm, để cho lời Chúa uốn nắn tâm hồn và cuộc sống mình. Đang lúc cố gắng sống như thế thì ơn Chúa sẽ giúp họ được thỏa lòng.
Phúc thay ai biết xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương : Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót, quảng đại khôn lường, Ngài không bao giờ thua lòng quảng đại của con người. Người kitô hữu phải học cho biết sống lòng quảng đại, tha thứ cho mọi xúc phạm của anh em, cũng như biết giúp người anh em trong cảnh sầu khổ như Cha trên Trời, Đấng đã cho mưa xuống trên kẻ lành cũng như người dữ.
Phúc thay ai có lòng trong sạch vì họ được nhìn xem Thiên Chúa : Lòng trong sạch ở đây không nói trực tiếp đến đức trinh khiết, nhưng là lòng ngay thẳng, một đức tính nối kết lời nói việc làm với con tim trước mặt Thiên Chúa cũng như trước mặt người đời.
Phúc thay ai xây dựng hòa bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa : Xây dựng hòa bình mà chỉ sống hòa thuận với mọi người mà thôi thì chưa đủ, phải chủ động mang hòa bình tới nơi không có hòa bình: trong môi trường gia đình, xóm giềng, trong cộng đồng kitô hữu, giữa các dân tộc. Vì Cha trên Trời đã ban bình an cho mọi người thì con cũng phải tiếp tục công việc của Cha.
Phúc thay ai chịu bách hại vì sự công chính, vì Nước Trời là của họ : Thường những ai muốn sống tốt, muốn sống theo tinh thần Bát Phúc, sẽ bị hiểu lầm và chống đối, cả bách hại nữa, vì tinh thần Phúc Âm thường đi ngược lại với mọi thứ đam mê trần thế, sống Phúc Âm thường bị hiểu lầm.
Qua những mối phúc vừa nói trên đây, ta thấy hiện lên dung mạo của Đức Kitô, Đấng đã thực hiện cách trọn vẹn những mối phúc ấy trước khi đem ra dạy dỗ lòai người. Cuộc sống, lời nói, việc làm của Chúa tỏ ra Ngài là người nghèo, người hiền lành, người có lòng thương xót, người có tấm lòng thanh sạch và người luôn xây dựng hòa bình.
Chữ sẽ : sẽ được đất, sẽ được Nước Cha, sẽ được thấy, sẽ được gọi là con…chữ sẽ hướng về tương lai, về niềm hy vọng. Nói cách khác, nếu chúng ta cố gắng sống tinh thần tám mối phúc thì ta sẽ được đất , được Nước Chúa…làm gia nghiệp.
Trong đêm Giao thừa nầy, chúng ta dâng lễ cầu bình an cho năm mới. Đầu năm mới chúng ta thường chúc cho nhau những điều may mắn, điều đó cũng đúng thôi, ai mà chẳng muốn thế. Nhưng người kitô hữu cũng phải cầu nguyện cho chính mình và người thân của mình, cho mọi người biết sống tinh thần tám mối phúc như chúng ta vừa hiểu trên đây. Vì có như thế thì chúng ta mới có cuộc sống tốt đẹp được, tốt đẹp cả hồn lẫn xác.
Nhưng giờ phút giao thừa nầy, chúng ta cầu xin ơn bình an cho mỗi một người chúng ta, cho gia đình chúng ta, cho làng xóm và đất nước chúng ta, cho Giáo Hội và thế giới. chúng ta đang chứng kiến những cuộc chiến tranh đẩm máu, chứng kiến sự mất bình an trong nhiều quốc gia, trong nhiều gia đình cũng như trong nhiều tâm hồn. Ai cũng muốn bình an cả, nhưng ít ai chịu sống bình an với kẻ khác. Hòa bình bắt nguồn từ cái tâm của con người. Vì thế cầu nguyện chưa đủ, chúng ta phải xây dựng hòa bình, trở nên chiến sĩ hòa bình trong gia đình, trong xóm giềng, với những kẻ chung ta chung sống hằng ngày với ta. Mỗi người chúng ta hằng ngày phải hát lên kinh Hịa Bình của Thánh Phanxicô, để thúc dục mình trở nên khí cụ hòa bình của Chúa, và không có Chúa trong cuộc sống thì không thể nào có hòa bình đích thực được: Thầy ban bình an cho anh em: bình an cuối cùng là một ơn của Chúa ban., chúng ta cần xin ơn ấy cho chính mình, cho gia đình, cho Giáo Hội, cho đất nước và cho cả thế giới.
Lắng nghe Chúa nói:
Tâm hồn nào, gia đình nào có Chúa ở cùng thì sẽ có bình an. Đầu năm mới nầy, chúng ta hãy mời Chúa và Mẹ Maria đến trong tâm hồn, trong gia đình chúng ta.
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, trong giây phút giao thừa này, gia đình chúng con xin dâng lên Chúa lời cầu xin cho Năm mới được bình an mạnh khỏe và luôn biết cố gắng sống đẹp lòng Chúa.
Tết Nguyên Đán
Ngày Mồng một.
Lễ tân niên
Lắng nghe Lời Chúa;
St. 1, 14-18 / Phil. 4, 4-8 / Mt. 6, 25-34
Tìm hiểu Lời Chúa. Chúc bình an
Người Do thi gặp nhau thì chào: Shalom, chúc bình an. Lời cầu chúc trong Kinh Thánh là một vấn đề quan trọng trong cuộc sống. Trong Cựu ước, các Tổ phụ rất coi trọng lời cầu chúc. Chúng ta nhớ đến câu chuyện ông Giacob phổng tay trên lời chúc lành của cha là Isaac. Khi thánh Phaolô viết thư cho các giáo đòan, lời đầu tin là lời cầu chúc bình an và ân sủng. Vậy việc cầu chúc cho nhau trong năm mới là một tập tục tốt lành của dân tộc ta.
Có người cho rằng những lời cầu chúc đó chỉ là khách sáo, đầu môi chót lưỡi mà thôi, chỉ là hình thức xã giao ngày tết cho vui mà thôi. Nhưng trong thực tế, lời cầu chúc đó chỉ là xã giao lịch sự bên ngòai hay là một lời nói chân tình và có giá trị, tùy ở hai điểm sau đây:
-Lời cầu chúc đó phải đi đôi với lời cầu nguyện cho nhau, vì chính Chúa sẽ thực hiện lời cầu chúc đó chứ không phải ai khác. ;
-lời cầu chúc chân tình hay không là tùy cách sống của chúng ta: cách sống với nhau là cách thực hiện lời cầu chúc chân tình đó. Cầu chúc cho nhau bình an thì cuộc sống phải cố gắng xây dựng sự bình an đó trong gia đình trong xóm giềng, với những người thân cận của chúng ta.
Lắng nghe Chúa nói:
Chúc cho nhau một năm mới, phải, nhưng năm đang đến không tự nó sẽ nên mới nhờ một phép mầu nào cả. Muốn cho năm mới thật là mới, thì con người phải đổi mới; chỉ có con người với ơn Chúa, cố gắng đổi mới chính mình thì mới làm cho năm mới trở nên mới mà thôi. Những vấn đề của mỗi người, mỗi gia đình cũng như của xã hội trong năm cũ không phải tự nhiên mà biến mất trong năm mới, như bông mai rụng xuống đất sau ba ngày tết. Phải đầu tư trí óc cũng như ý chí mới mong giải quyết được những tồn tại trong năm cũ; ước mơ khi ấy mới trở thành hiện thực được.
Một thiếu nữ nằm ngủ mơ thấy mình đứng trước một gian hàng ở thiên đàng. Một vị thiên thần niềm nở đón tiếp. Thiếu nữ hỏi: Thưa thiên thần, ở đây thiên thần bán những gì? Thiên thần vui vẻ đáp: tất cả những gì cô muốn. Thiếu nữ liền nói một hơi: Thế thì xin thiên thần bán cho con ơn chấm dứt chiến tranh, chấm dứt nạn đói, chấm dứt thiên tai bão lụt. Xin thiên thần bán cho con và cho cả nhân loại nầy, ơn có công ăn việc làm, đất đai phì nhiêu, mùa màng tươi tốt, sự hiệp nhất yêu thương và tình người thắm thiết. . . Thiếu nữ nghỉ hơi, định nói tiếp thì thiên thần vui vẻ lên tiếng: Cơ hiểu lầm gian hảng của tôi rồi. Cô nhìn kỹ xem, chúng tôi chỉ bán hạt giống thôi, chứ đâu có bán hoa trái.
Hạt giống hạnh phúc thì Chúa đã gieo trong tâm hồn, trong con tim mỗi người; chúng ta phải cộng tác với Thiên Chúa để cho hạt giống đó sinh hoa kết quả trong cuộc sống. Hãy cầu chúc năm mới cho nhau trong tinh thần đó.
Lời nguyện đầu năm:
Lạy Cha Chí Thánh, ngày đầu năm, gia đình chúng con xin dâng lên Cha hồn xác chúng con; xin Cha che chở giữ gìn cho chúng con luôn được sống dưới sự che chở của Ch cả hồn lẫn xác, để chúng con luôn sống đẹp lòng Cha.
MỒNG HAI TẾT
Lắng nghe Lời Chúa:
Hc. 44, 1. 10-15 / Eph. 6, 1-4. 1823 / Mt.15,1-6:
Ngươi hãy thảo kính cha mẹ.
Tìm hiểu Lời Chúa. / Kính nhớ ông bà tổ tiên.
Dân tộc VN . có đạo ông bà, đó là một đặc điểm của chúng ta, dù theo tôn giáo nào hay không, thì người VN vẫn giữ đạo ông bà.
Hơn ai hết, người công giáo phải giữ đạo hiếu, vì chúng ta có điều răn thứ bốn : phải thảo kính cha mẹ.
Một trong những cơn khủng hoảng lớn của nhân loại hôm nay, đó là khủng hoảng của gia đình…Người Âu Mỹ nhìn vào gia đình truyền thống VN với con mắt thèm muốn.
Thánh Phaolô hôm nay nói với chúng. ta: đạo làm con là hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa. Nghĩa là như Đức Kitô đã vâng lời Chúa Cha: vâng lời cho đến chết. Trong lúc đó thì thánh nhân cũng dạy : Cha mẹ đừng làm cho con cái tức giận, nhưng hãy thay mặt Chúa mà giáo dục chúng. Thay mặt Chúa đây nghĩa là gì ? Thiên Chúa là tình yêu, phải lấy tình thương mà giáo dục con cái, đừng làm cho con cái khiếp sợ hay tức giận, vì chỉ có tình thương mới đổi mới được con người.
Hãy giáo dục con cái trước hết bằng gương sáng của ông bà cha mẹ. Con nhà tông, không giống lông thì cũng giống cánh. Cha mẹ hiền lành để đức cho con. Người ta thường nói đến phúc ấm gia đình.
Tổ tiên, Ông bà cha mẹ là những ơn to lớn Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Vô cổ bất thành kim, không có ông bà thì làm gì có ta. Nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ là ta nhớ đến ơn Chúa để cảm tạ Chúa.
Nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã qua đời mà hương khói cho họ là điều tốt, nhưng ăn ở hiếu nghĩa với ông bà cha mẹ còn sống thì tốt hơn. Sống không cho ăn, chết lại lăn ra mà khóc. Cách tỏ ra hiếu nghĩa với ông bà cha mẹ đã qua đời hay còn sống là sống cho xứng đáng, đừng làm phiền lòng các ngài.
Ngày xưa vua Lê Thánh Tôn nghe tin một đại gia đình, sống chín đời với nhau trong một nhà mà vẫn hòa thuận thương yêu nhau. Lấy làm lạ, một hôm nhà vua đi ngang qua vùng đó, liền ghé thăm để hỏi cho biết làm sao mà họ có thể sống được như vậy. Người ông cố trong gia đình liền thưa: Muơn tu bệ hạ, chúng thần dốt nát, chỉ biết dạy con cháu một chữ mà thôi. Vua hỏi, chữ đó là chữ gì vậy? Ông thưa: Thưa bệ hạ đó là chữ nhịn; ai nói gì, mình nhịn đi là êm xuôi. Một gia đình mà ai cũng biết nhịn kẻ khác như thế cả, thì gia đình sẽ êm ấm biết bao. Cha mẹ ông bà sống làm gương cho con cái trong những đức tính như yêu thương, nhịn nhục, tha thứ, thì gia đình đó là một gia đình hạnh phúc.
Mồng Hai Tết.
Niềm vui ngày tết.
Người ta bảo: vui như ngày tết. Đúng vậy. Ngày tết là ngày vui của gia đình, của họ hàng cũng như bạn bè; ngày tết, gặp nhau ai cũng cười cả. Niềm vui ngày tết là niềm vui cho kẻ sống cũng như cho người đã qua đời.
Hồi còn nhỏ, cứ mong cho đến ngày tết. Tết được nghỉ học, được ăn ngon mặc đẹp, được đi chơi, được tự do không bị rằng buộc bởi bổn phận hằng ngày, được lì xì! Người lớn cũng vui: được nghỉ ngơi thăm viếng nhau, mời nhau ăn uống, nối lại tình nghĩa gia đình, bạn bè, bà con. Đó là niềm vui chân chính trong truyền thống VN.
Nhưng cũng có những người không biết hưởng niềm vui nhẹ nhàng, đem lại chút hạnh phúc cho mình, mà lại lợi dụng dịp tết để phóng mình vào những đam mê bất chính: rượu chè cờ bạc. Trước tình trạng ăn tết như vậy, một nhà báo đã viết một bài thơ châm biếm như sau:
Vợ tơi ăn tết thật là vui,
Đâu có sòng bài bả tới lui,
Xì phé cá cua thường mê mẩn,
Xả láng từ trưa đến tối thui.
Chồng tơi ăn tết thật là mê,
Sáng say chiều xỉn, nhậu hả hê,
Bia long lốp đốp khui, khui mãi
Tiệc tàn, nhà cửa thấy mà ghê!
Con tôi ăn tết thật là kinh,
Lên xe là hụ, còi tin tin,
Chở bồ mỏ đỏ mắt xanh chớp
Dỡn cười lạng lách thấy rùng mình!
Người kitô hữu chúng ta có quyền hưởng niềm vui ngày tết, nhưng cũng phải biết đem niềm vui đến cho kẻ khác, nhất là những kẻ không có điều kiện để vui trong ba ngày tết. Tôi biết, có những gia đình rất lo khi tết sắp đến. Vì nghèo đói thiếu thốn, ngày tết đi xin không ai cho, vay mượn cũng không được! Chỉ biết ngồi nhìn kẻ khác vui tết mà thôi! Có một bà già trên bảy mươi tuổi, sống một mình không có việc làm; hằng ngày bà tập trung mấy đứa trẻ chạy lang thang, kể chuyện cho chúng nghe và nhân dịp đó dạy giáo lý cho chúng; cha mẹ đám trẻ thấy vậy thì thỉnh thoẳng cho bà gạo; khi nào không ai cho thì bà đi xin. Dịp gần tết, tôi đến thăm bà và được bà cho biết chương trình chuẩn bị tết của bà như sau, bà nói: Ngy 27, 28 v 29 con sẽ đi xin cho hai ông bà vừa mù vừa què trong xóm, ngày 30 con sẽ đi xin cho con, để có ăn trong ngày tết! Một chương trinh chuẩn bị tết tuyệt vời: Một người nghèo đang tìm cách đem lại niềm vui ngày tết cho kẻ đồng cảnh ngộ với mình. Thật là cảm động! Tết là dịp vui cho chúng ta nhưng chúng ta sẽ hưởng được niềm khác trong tâm hồn khi ta biết làm cho kẻ khác cũng được vui.
Ở một họ đạo nọ, một nhóm thiếu nhi đi múa lân ngày tết để kiếm tiền và bánh trái, không phải để chia nhau, nhưng để chia cho những người nghèo cô đơn, đem lại niềm vui cho họ trong dịp tết. Một cử chỉ đáng kính phục.
Lắng nghe Chúa nói:
Tết cũng là niềm vui cho ông bà tổ tiên đã qua đời. Dịp tết người ta chăm sóc mồ mả ông bà, dâng lễ cầu nguyện cho ông bà tổ tiên. Vô cổ bất thành kim, Không có ông bà thì làm gì có ta.
Cuối cùng tết cũng là dịp để chúng ta nối lại tình thân với nhau bằng những cuộc viếng thăm nhau; hàn gắn lại những gì đã sứt mẻ trong quan hệ gia đình, bạn bè, đem lại sự bình an cho mọi người.
Lời nguyện cầu cho ông bà tổ tiên:
Lạy Cha nhân ái, chúng con cảm tạ Cha đã cho chúng con có ông bà tổ tiên, có cha co mẹ, những hồng ân quí báu nhất trên đời; xin Cha thương đến những bậc còn sống, được hồn an xác mạnh, cho những bậc đa qua đời được mau hưởng thánh nhan Cha, nhờ Đức Ki-tô Chúa chúng con.
Mồng Ba Tết.
Thánh hóa lao động.
Láng nghe Lời Chúa:
St 2, 4b-9. 15: Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Eden để con người canh tác và coi dóc đất đai.
TĐCV 25, 14-30: Những gì cần thiết cho tôi và cho những người sống với tôi, chính đôi tay này tự cung cấp lấy.
Mt 25, 14-30: ông đã giao cho tôi năm yến, tôi đã làm lời được 5 yến khác.
Tìm hiểu Lời Chúa.
Ngày Mồng ba Tết, chúng ta cầu nguyện xin Chúa thánh hóa công việc làm ăn trong năm mới được thịnh đạt, đồng thời cũng xin Chúa thánh hóa chúng ta qua cuộc sống lao động hằng ngày.
Nhưng tại sao chúng ta lại phải cầu nguyện cho việc làm ăn?
Người ta thường nói: mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên. Vì vậy người nhà nông thường cầu với ông Trời: Lạy Trời mưa xuống, lấy nước tôi uống, lấy ruộng tôi cày, lấy đầy bát cơm, lấy rơm đun bếp.
Với khoa học kỷ thuật, nhiều người tưởng rằng mình đã chiếm được chỗ đứng của Thiên Cha, có một thời người ta nói: Thằng Trời xếp lại một bên, để cho nông hội tiến lên làm Trời! Nietzche, một triết gia vô thần Đức đã tuyên bố: Thiên Chúa đã chết! Voltaire thì bảo: Đã đến lúc Thiên Chúa phải về hưu! Cuộc cách mạng Pháp đã tưởng đem lý trí thay thế Thiên Chúa. Nhưng sau đó ít lâu thôi, hậu quả của việc tôn thờ lý trí đã làm cho Robespierre, người đứng đầu nhà nước Pháp lúc đó, đã phải ra lệnh cho dân chúng Balê dăng khắp đường phố những băng với hàng chữ lớn: Nhân dân Pháp tin có Thiên Chúa.
Thánh Phaolô viết: Phaolô trồng, Apolô tưới, nhưng chính Thiên Chúa mới làm cho mọc lên. Câu ngạn ngữ của nhà nông là : Nhất thủy nhì phân tam cần tứ giống. Làm nghề nông thứ nhất là cần nước; nhưng nếu trời không mưa thì nước đâu mà tưới. Vì thế ngày mồng ba tết, chúng ta cầu nguyện cho việc cày cấy làm ăn là phải lẽ, vì không có Thiên Chúa thì: người lính canh đêm cũng hòai công!
Những giá trị của lao động.
Lao động được quan niệm như một hình phat của tội tổ tông. Nhưng đó chỉ là một cách cắt nghĩa mà thôi, vì chính Thiên Chúa cũng đã làm việc mà Thiên Chúa thì có tội tình gì mà phải chịu phạt? Ngày nay người ta bảo: lao động là vinh quang. Đối với người công giáo thì câu nầy rất đúng. Nhờ lao động mà con người được vinh dự cộng tác vào công việc sáng tạo của Thiên Chúa. Khi tạo dựng trời đất, Thiên Chúa cho con người làm chủ muôn vật; và Thiên Chúa chỉ tạo nên hạt giống để con người cộng tác bằng cách tạo đủ điều kiện để mọc lên.
Lao động còn giúp ta thánh hóa cuộc sống. Lười biếng là mẹ mọi nết xấu. Lao động giúp ta tránh mọi cám dỗ và nết xấu. Cha Giêsu đã lao động khi ở trần gian; Ngài làm như thế để cho ta hiểu, lao động cũng có gi trị cứu chuộc và thánh hóa con người. Chúng ta đang nói đến việc lao động chân chính, mới có sức thánh hóa con người, còn có những nghề chẳng những không thánh hóa mà còn làm ta thêm tội như nghề chà đồ nhôm!
Lắng nghe Chúa nói:
Cha Ta hằng làm việc, và Ta cũng vậy. Qua câu nầy, Chúa Giêsu cho ta hiểu, lao động là qui luật của tình yêu và có gi trị tình yêu. Khi lao động chân chính thì chúng ta lại nên giống Chúa.
Lời nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã lao động cực nhọc để dạy chúng con giá trị của lao động, được nên giống Chúa Cha như lời Chúa dạy. Xin cho công việc lao động thánh hóa chúng con và giúp nuôi sống chúng con cách xứng đáng.
LM Đòan Văn Lữ
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam