Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 59
Tổng truy cập: 1352773
Tay thả lưới lành nghề trong Chúa
Tay thả lưới lành nghề trong Chúa
“Vâng lời thầy, tôi thả lưới” (Luc 5:5). Câu trả lời nghe sao có vẻ miễn cưỡng quá. Nhưng chúng ta cần phải đọc lại toàn thể câu truyện đối đáp giữa Chúa Giêsu và Phêrô mới thấy rằng để làm công việc “thả lưới” lần này, Phêrô đã phải cố gắng lắm lắm. Phải chiến đấu với tính tự ái và lý trí tự nhiên của mình, và sự cố gắng tâm lý này có khi còn hơn suốt một đêm canh thức và chài lưới mệt nhọc: “Chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà chẳng bắt được một con cá nào. Vậy, vâng lời thầy, tôi thả lưới” (Luc 5:5). Có nghĩa là chỉ vì vâng lời thôi, còn suy luận tự nhiên và kinh nghiệm nghề nghiệp thì thả lưới kiểu này không bảo đảm bắt được cá!
Cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Phêrô có thể diễn tả một cách rất tự nhiên là Chúa Giêsu một anh thợ mộc trẻ, con ông phó một Giuse quê làng Nagiaréth. Còn Phêrô là một tay già đầu và chuyên nghiệp về nghề chài lưới sống gần biển hồ Têbêria. Một dân chuyên nghiệp đã vất vả suốt đêm không được một con cá nào, nay phải nghe lời một anh thợ mộc trẻ hướng dẫn về nghề nghiệp của mình. Đó mới là lý do tại sao trước khi nói: “Vâng lời thầy, tôi thả lưới” (Luc 5:5), Phêrô đã phải trút bỏ phần nào cái ngờ vực, cái bực bội, và cái khó hiểu trong đầu ông bằng một câu nói rất thẳng thừng, rất bộc trực: “Chúng tôi đã vất vả suốt đêm mà chẳng được gì”.
Nhưng chúng ta có nghĩ rằng đây là mẻ cá mà chính Chúa Giêsu đã qua tay Phêrô buông lưới để bắt không? Và chúng ta có bao giờ nghĩ đến rằng qua hình ảnh mẻ cá đó, Chúa Giêsu muốn giới thiệu với chúng ta một hình ảnh của nước Trời, và về sự tham dự của mỗi Kitô hữu trong sứ mạng đem các linh hồn về cho ngài không: “Từ nay anh sẽ trở thành tay chài lưới người” (Lc 5:10).
Những con cá của mẻ lưới nước Trời:
Bằng cặp mắt Đức Tin, chúng ta phải nhìn nhận rằng chúng ta là những kết quả thực tiễn của Chương Trình Cứu Độ mà Chúa Giêsu đã thực hiện. Sứ mệnh của ngài khi xuống trần gian không gì hơn là để đem mọi người về với vĩnh hằng. Biến đổi tình trạng thù nghịch, tội lỗi của chúng ta thành thân thiện và tốt lành đối với Thiên Chúa. Và do đó, chúng ta chính là những con cá mà ngài muốn buông lưới để bắt.
Thật vậy, những con cá không được mẻ lưới lạ lùng này, mẻ lưới Tin Mừng bắt lấy là những con cá sẽ bị chết dưới lòng đại dương trần gian tội lỗi, và là mồi ngon cho thủy quái tức là ma quỉ. Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh người ngư phủ thả lưới bắt cá làm nền tảng cho mẻ cá mà chính ngài là ngư phủ buông lưới. Phêrô thả lưới, nhưng Chúa mới chính là ngư phủ của mẻ lưới lạ lùng này. Những con cá mà Phêrô và các bạn chài kéo lên chính là hình ảnh các linh hồn mà Chúa Giêsu và các tông đồ, các nhà truyền giáo đem về cho Chúa Cha.
Nhưng như những con cá được Phêrô và các bạn chài mang lên thuyền, đòi phải bỏ lại phần biển quen thuộc của mình. Phải được kéo lên thuyền, và phải qua một cuộc chuyển đời. Những Kitô hữu được Chúa kéo lên thuyền Giáo Hội từ biển trần gian khổ ải cũng vậy. Họ cũng phải bỏ lại quá khứ của mình. Phải dễ dãi để Chúa đem lên thuyền. Bỏ lại quá khứ tội lỗi. Chấp nhận và sống cuộc đời đổi mới là điều cần thiết mà mỗi Kitô hữu chúng ta phải làm khi nghĩ về ơn gọi Kitô hữu của mình.
Những tay chài lưới nước Trời:
Không như những con cá được kéo lên bởi Phêrô và các bạn chài, những Kitô hữu một khi được Chúa kéo lên khỏi biển trần gian và đem lên thuyền của Giáo Hội, còn phải trở thành những bạn chài giúp Chúa tiếp tục buông lưới: “Từ nay anh sẽ trở thành những kẻ chài lưới người” (Luc 5:10).
Người Kitô hữu khi được Chúa kéo lên từ biển trần và đưa vào thuyền Giáo Hội qua Bí Tích Thánh Tẩy, cùng một lúc ngài cũng biến họ thành “những tay chài lưới người”. Qua Bí Tích Thánh Tẩy, mỗi Kitô hữu đều được trao phó ba vai trò gồm tiên tri, tư tế, và vương giả.
Vương giả, vì nhờ Bí Tích Thánh Tẩy chúng ta được gọi là con Thiên Chúa, là công chúa và hoàng tử của nước Trời. Thuộc đại gia đình Thánh. Đời sống Kitô hữu chúng ta phải làm rạng danh dòng tộc của mình.
Tư tế, vì chúng ta tất cả đều được thông quyền Thượng Tế tối cao của Chúa Giêsu để tế lễ và tham dự tế lễ Thiên Chúa. Chúng ta được thừa hưởng bàn tiệc Nước Trời ngay từ đời này qua việc dâng lễ và hiệp lễ mỗi ngày. Ngoài ra, bàn tiệc tình thương ấy còn được biểu lộ qua đức ái thực hành mà mỗi người chúng ta phải cố thực hành để đem lại bình an, thương yêu, và hạnh phúc cho nhau như những người anh em ruột thịt.
Và tiên tri, vì tất cả chúng ta đều được xức dầu và sai đi. Thánh Thần Thiên Chúa đã ngự xuống và thánh hiến chúng ta trong ngày chúng ta lĩnh phép Thánh Tẩy, và ngài cũng đã sai chúng ta vào lòng đời.
Như Chúa Giêsu đã bảo Phêrô và các bạn ông chèo thuyền ra khơi để thả lưới. Kitô hữu chúng ta cũng được ngài sai đi vào lòng đời bằng tinh thần Tin Mừng của Phúc Âm để đem các linh hồn về với Chúa. Tức là phải trở thành những kẻ chài lưới người.
Sứ mạng những tay chài lưới nước Trời:
Do vai trò và sứ mạng là những tay chài lưới người, Kitô hữu chúng ta cần phải hiểu rằng, các linh hồn, tức là những con cá của nước trời không giống như những con cá mà Phêrô và các bạn chài của ông kéo lên thuyền. Chúng vô tư và không biết gì. Nhưng cá nước Trời, những con người mà chúng ta cần đem về cho Chúa thì khác. Họ có tự do, có tư tưởng, có suy nghĩ, có tất cả những gì mà một con cá bình thường không có. Do đó, việc chinh phục hẳn phải gắng sức và đòi hỏi nhiều nỗ lực. Mà nỗ lực chính là cuộc sống chứng nhân của mỗi Kitô hữu chúng ta. Ý nghĩa của hành động: “Hãy chèo thuyền ra chỗ nước sâu” (Luc 5:4) là vậy.
Chèo thuyền ra chỗ nước sâu, tức là phải đối diện với sóng gió và với nguy hiểm. Nhưng như Chúa Giêsu đã minh chứng với Phêrô và các bạn của ông là ở chỗ nước sâu, thì mới có nhiều cá. Đời sống và những hoạt động tông đồ của chúng ta cũng không đi ra ngoài định luật này. Chúng ta phải vượt ra khỏi nhà thờ, vượt ra khỏi khuôn viên nhà thờ, và phải dấn thân đi vào những môi trường mới, sẵn sàng với những thử thách mới, lúc đó chúng ta mới mong có dịp gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người, và mới có cơ hội đem họ trở về với con thuyền Giáo Hội. Đem họ về nhận biết và tôn thờ Thiên Chúa. Chúa Giêsu đã làm gương về điều này. Ngày đã len lỏi vào mọi tầng lớp xã hội, kết thân với mọi người, đón nhận mọi người từ Phêrô, Mátthêu, Giakêu, Mađalêna, các người cùi, người mù, người điếc, người què. Cả đến những Pharisiêu, ký lục, luật sỹ và các thượng tế. Chúa cũng tiếp đón, trao đổi, và giao thiệp với họ.
Người tông đồ, người ngư phủ của nước Trời mà chỉ luẩn quẩn quanh bờ, sợ sóng gió, sợ chỗ nước sâu thì cũng giống như những linh mục, những Kitô hữu chỉ luẩn quẩn bên trong hoặc bên ngoài nhà thờ, chắc chắn là không bắt được cá, và cũng không có cá lớn. Cá lớn thì ở xa bờ, mà xa bờ thì biển sâu, và biển sâu thì sóng to và gió lớn nguy hiểm. Nhưng đó là sứ mạng của người Kitô hữu đích danh. Không ngại nguy hiểm, gian nan và vất vả. Lòng yêu mến Thiên Chúa, và nhiệt tình đối với các linh hồn chính là động lực tạo nên sức mạnh và lòng can đảm để chấp nhận hy sinh, thử thách. Nhưng cốt lõi vẫn chính là lòng tín thác và tin vào quyền năng của Thiên Chúa, như Phêrô đã vất vả suốt đêm nhưng rồi “vâng lời thầy, tôi thả lưới”. Chúng ta hãy tạo cơ hội cho Chúa Giêsu dùng chúng ta để thả lưới bắt cá các tâm hồn.
Thực vậy, nêu tôi nhận ra Chúa đang hiện diện và thực sự sống trong tôi để rồi trong niềm vui chan hòa tôi thả những tấm luới niềm vui Loan báo Tin Mừng ..Đó cũng chính là lúc tôi nhận ra Lời Chúa đang ứng nghiệm nơi tôi. Tôi đã trở thành tay lưới người lành nghề trong Chúa.
T.s. Trần Quang Huy Khanh
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam