Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 62
Tổng truy cập: 1362858
Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Của Đức Maria
Thánh Giuse Bạn Trăm Năm Của Đức Maria
Hôm nay, toàn Giáo Hội long trọng mừng kính Thánh Giuse- Bạn trăm năm Đức Mẹ. Ngài là người bảo vệ và nâng đỡ Mẹ và Chúa Giêsu trên hành trình dương thế. Bài Tin Mừng theo Thánh Matthêu dành cho ngày lễ này gồm những câu không liên tục trong chương I, như muốn giới thiệu về một con người mà Giáo Hội gọi với tước hiệu quen thuộc “Người công chính”,
Mở đầu bài Tin Mừng bằng câu 26, Thánh Sử Matthêu giới thiệu về xuất xứ của Giuse : Vị thân sinh của Giuse là Giacóp, hiền thê của Giuse là Đức Maria và Đức Maria chính là Mẹ của Chúa Giêsu, cũng gọi là Đức Kitô. Chỉ trong một câu mà Thánh sử đã nêu bật được nguồn gốc và thân thế của Giuse. Hơn nữa, Thánh sử cũng cho chúng ta biết về mối tương quan giữa Thánh Giuse và Chúa Giêsu- Đấng là Thiên Chúa và cũng là con người. Thánh Sử giới thiệu Đức Maria là Mẹ, chứ không nói Thánh Giuse là cha Chúa Giêsu, nhưng Thánh Sử cũng nói là : Thánh Giuse là chồng Đức Maria. Vậy lời giới thiệu “ vòng vo” này có ý nghĩa gì ? Thưa, Thánh sử chỉ muốn xác định rõ nguồn gốc của Chúa Giêsu: Trên pháp lý, Chúa Giêsu thuộc dòng dõi Đavít ( vì Giuse thuộc dòng dõi Đavít), chứ Chúa Giêsu không thuộc dòng dõi đó theo huyết nhục. Ngài chính là Đấng Kitô, nghĩa là Đấng Mêsia, Đấng được Thiên Chúa xức dầu , phong vương làm ngôn sứ và tư tế đến muôn đời ( x Ga 1,41). Ngài là Ngôi Hai Thiên Chúa và là Con Thiên Chúa. Trong câu 18, Thánh Matthêu cho chúng ta biết tình trạng hôn nhân giữa Giuse và Maria. Hai người đã thành hôn, nhưng chưa sống chung và Maria đã có thai Đức Giêsu trong thời này. Một trường hợp hy hữu xảy ra. Giuse không biết, không hiểu và không thể hiểu được. Có thể trong lòng Giuse đang dấy lên nhiều vấn nạn... và chỉ giải quyết một cách công chính đó là “ Bỏ trốn”. Qua hành động này, Giuse được gọi là công chính vì : Không nhận về mình những gì không phải là của mình : một bào thai, một đứa trẻ... mà Giuse không hề được biết đến : Giuse công chính vì : không muốn tố giác Maria, mặc dầu Giuse có quyền tố cáo và Maria sẽ bị ném đá. Giuse đành câm lặng ôm mối tình tuyệt vọng và ra đi trong “ hành trình đêm tối” như một kẻ đào tẩu, chấp nhận dư luận có thể cho là một người vô trách nhiệm đã truy phong. Nhưng Thiên Chúa còn là Đấng Công Chính vô cùng, Ngài can thiệp đúng giờ, đúng lúc mà mời gọi Giuse cộng tác vào chương trình cứu độ của Ngài. Ngài xuất hiện vào thời điểm Giuse đang sống trong hành trình
đêm tối của niềm tin, trong lúc Giuse loay hoay với hướng giải quyết của người trần thế và đó không phải là đường lối của Thiên Chúa.
Sứ thần hiện ra trong giấc mơ và nói cho Giuse về kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa. Sứ thần nhắc lại dõng dõi Đavít để gợi nhớ cho Giuse về thân thế của Đấng Mêsia- phải được sinh ra trong dòng dõi Đavít. “Này ông Giuse, con cháu Đavít...”. Sứ thần nói rõ nguồn gốc của việc “ Đức Maria mang thai là do quyền năng Thánh Thần” ( c. 20 ), chứ không do người trần. Đây là công việc của Thiên Chúa, là kế hoạch cứu độ, là thời điểm Thiên Chúa viếng thăm dân Người. Maria đã vui lòng cộng tác vào chương trình đó, còn Giuse, sứ thần nhấn mạnh : “xin đừng ngại” ( x. c.20 ), đừng do dự. Lời mời gọi cộng tác có vẻ van xin, khẩn thiết bộc lộ tình thương của Thiên Chúa đối vơi con người và là cách “ hạ cố” của Thiên Chúa phải “ lệ thuộc” vào sự tự do của Maria, của Giuse : chấp nhận hay từ chối. Ngày nay, Thiên Chúa cũng chờ đợi sự tự do đáp trả của mỗi người chúng ta.
Câu 21 “ Bà sẽ sinh con trai và ông phải đặt tên cho con trẻ là Giêsu, vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” Maria đón nhận Đức Giêsu vào cung lòng, dâng hiến thịt máu để Thiên Chúa được làm người, còn nhiệm vụ của Giuse lúc này là “ đặt tên cho con trẻ”. Theo phong tục Do Thái, chỉ người cha mới có quyền đặt tên cho con. Khi đặt tên cho ai là xác nhận người đó là con, cho gia nhập vào dòng dõi mình và trao quyền thừa kế cho người đó. Sứ thần giải thích rõ ý nghĩa của tên con trẻ là Giêsu, vì con trẻ sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi. Đây là thời Thiên Chúa thi ân, đây là ngày Thiên Chúa cứu độ. Chúa Giêsu đến mở ra một kỷ nguyên cứu độ. Sứ mạng của Ngài là đến để đưa con người thoát khỏi vòng kiềm toả của tội lỗi và dẫn họ đi vào thông hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi. Đây là sứ mạng của Đấng Mêsia đến tứ Thiên Chúa, chứ không phải một Mêsia theo kiểu trần thế, bằng những vinh quang bên ngoài : xây dựng vương quốc, thiết lập ngai vàng, dương oai quyền hay làm phù phép để mê hoặc và lôi kéo dân chúng. Câu cuối cùng của bài Tin Mừng nói lên đỉnh trọn lành của người công chính “ khi tỉnh giấc, Giuse làm như sứ thần Chúa dạy” ( 24 a ). Giuse đã bước lên một bậc cao hơn sự công chính mà luật Môsê đòi hỏi. Ngài hoàn toàn thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa, sẵn sàng cộng tác để chương trình cứu độ được sớm viên thành. Như thế, trong luật mới, người công chính là người làm theo ý Thiên Chúa, sẵn sằng bỏ đi những ước mơ dự tính riêng của mình và chỉ để cho ý Chúa được thể hiện trong cuộc đời. Tự do của người công chính là gieo mình vào, tin tưởng phó thác vào Tình Yêu Thiên Chúa. Điều này đối nghịch hoàn toàn với nguyên tổ xưa kia, đã từ khước chối bỏ đường lối của Thiên Chúa Tình Yêu.
Ngày nay, với xã hội phát triển không ngừng, con người khao khát tìm kiếm và thể hiện sự tự do của mình. Nhưng rất tiếc, họ đã sử dụng tự do để làm hư hoại sản phẩm, giá trị con người bị biến chất do tiền bạc, địa vị, danh vọng... Lạy Thánh Giuse, chúng con đang sống trong phông cảnh “ tranh tối tranh sáng” đó, có lúc chúng con không phân biệt được đâu là ánh sáng, đâu là bóng tối; và có khi chúng con còn lao mình vào bóng tối vì muốn thoả mãn dục vọng ích kỷ bản thân... mà quên đi những anh chị em đang phải đau khổ, hy sinh và có khi tuyệt vọng vì hậu quả của chúng con gây ra. Xin cho chúng con, đặc biệt các gia trưởng trong các gia đình, biết nhìn lên Thánh Giuse như một gương mẫu : hy sinh , tin tưởng, phó thác vào ý muốn của Thiên Chúa và nhất là dám cộng tác, để ý Chúa được thể hiện trong gia đình,trong xã hội và trong thế giới này.
Nữ Tỳ Thánh Thể.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam