Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 107
Tổng truy cập: 1356808
THẦY ĐI NHƯNG SẼ TRỞ LẠI
THẦY ĐI NHƯNG SẼ TRỞ LẠI
Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên được Giáo Hội cử hành sau Lễ Phục Sinh 40 ngày, tức bao giờ cũng vào Ngày Thứ Năm của tuần Thứ Sáu Phục Sinh. Tuy nhiên, vì nhu cầu, có những lúc Giáo Hội địa phương cử hành Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên vào Chúa Nhật VII Phục Sinh, Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Phục Sinh trước khi bước sang Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, một mùa phụng vụ được mở màn với Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, thời điểm sau Lễ Phục Sinh 50 ngày. Dầu sao, nếu đọc kỹ ba bài Phúc Âm của Chúa Nhật VII Phục Sinh cả ba chu kỳ A, B và C, chúng ta thấy bài nào cũng đề cập đến sự kiện Thày trò phân ly. Phúc Âm Năm A: “Con không còn ở thế gian nữa, song những người này còn ở thế gian khi Con về cùng Cha”. Phúc Âm Năm B: “Con không xin Cha mang họ ra khỏi thế gian, nhưng chỉ xin Cha gìn giữ khỏi tên gian ác”. Phúc Âm Năm C: “Tất cả những ai Cha đã ban cho Con thì Con muốn rằng Con ở đâu thì họ cũng ở đó”.
Nơi ba bài Phúc Âm cho chính Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, chúng ta chẳng những thấy lần cuối cùng Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ của Người, lần hiện ra lên trời của Người, mà còn thấy được mối liên hệ linh thiêng của Thày trò không phải vì biến cố lên trời của Người mà bị đứt đoạn. Phúc Âm Thánh Mathêu năm A cho thấy: “Thày đã được toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy các con hãy đi tuyển mộ môn đồ khắp các dân nước, và rửa tội cho họ… cùng dạy họ thi hành biết những gì Thày đã truyền cho các con. Các con hãy biết rằng Thày luôn mãi ở cùng các con cho đến tận thế”. Phúc Âm Thánh Marcô năm B: “’Các con hãy đi khắp thế giới loan báo tin mưnøng cho tất cả mọi tạo vật…’ Thế rồi, sau khi nói với các vị, Chúa Giêsu được đưa về trời ngự bên hữu Thiên Chúa. Nhóm Mười Một Vị ra đi rao giảng khắp nơi. Chúa tiếp tục hoạt động với các vị và chứng thực sứ điệp các vị rao giảng bằng những dấu lạ kèm theo”. Phúc Âm năm C: “Các con là chứng nhân về tất cả những điều này. Này Thày sai xuống trên các con những gì Cha hứa. Các con hãy ở lại thành này cho đến khi các con mặc lấy quyền lực từ trên cao. Đoạn Người dẫn các vị ra gần Bêthania, và giơ tay lên ban phép lành cho các vị. Khi Người ban phép lành thì Người rời các vị mà được cất lên trời”.
Như thế, qua ba bài Phúc Âm của Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, chúng ta thấy được cả một chân trời mở ra chứ không phải một cánh cửa hoàn toàn đóng lại, một lịch sử hoàn toàn hoàn toàn kết thúc. Bởi vì, lý do các môn đệ còn ở lại thế gian và cần phải ở trong thế gian, một tình trạng được ba bài Phúc Âm Chúa Nhật VII Phục Sinh cho thấy, là vì các vị cần phải sinh hoa trái. Chúa Kitô là Cây Nho Thực, một cây nho chỉ sinh muôn vàn hoa trái nơi và qua các cành nho của mình là Giáo Hội nói chung và Kitô hữu nói riêng mà thôi. Việc sinh hoa trái của Cành Nho Giáo Hội cho Cây Nho Chúa Kitô đây, theo các bài Phúc Âm Lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, chính là việc hình thành và phát triển Giáo Hội (Phúc Âm năm A), là hoạt động truyền bá phúc âm hóa (Phúc Âm năm B), và là việc làm chứng cho tin mừng sự sống (Phúc Âm năm C).
Thật thế, theo các bài Phúc Âm cho Chúa Nhật VII Phục Sinh, trước hết, ở năm A, các tông đồ, như Chúa Giêsu thưa cùng Cha Người, “Con đã tỏ danh Cha cho những người Cha đã ban cho Con giữa thế gian… Giờ đây họ đã nhận biết rằng tất cả những gì Cha đã ban cho Con đều từ Cha mà đến. Con đã trao phó cho họ sứ điệp Cha đã ký thác cho Con và họ đã nhận lấy. Họ đã thực sự biết rằng Con từ Cha mà đến, họ đã tin rằng chính Cha là Đấng đã sai Con”. Chính vì thế, ở Phúc Âm Lễ Thăng Thiên Năm A, các tông đồ mới có thể cùng nhau xây dựng Giáo Hội trên niềm tin tông truyền của mình, một niềm tin cũng đã được Thánh Phêrô tuyên xưng thay cho tông đồ đoàn và nhờ đó đã được Chúa Kitô sử dụng như tảng đá nền để xây dựng Giáo Hội của Người, với linh quyền nắm giữ chìa khóa Nước Trời (x Mt 16:16-19). Rồi ở Phúc Âm Chúa Nhật VII năm B, Chúa Kitô đã xin Cha Người gìn giữ các vị cho khỏi tên gian ác, thành phần Người sai đi khắp thế gian, để chẳng những loan báo tin mừng cho mọi tạo vật mà còn để khu trừ ma quỉ và làm chủ sự dữ, những sự dữ được bài Phúc Âm Lễ Thăng Thiên năm B đề cập tới qua hình ảnh rắn rết và độc dược. Ở bài Phúc Âm Chúa Nhật VII Phục Sinh năm C, nếu Chúa Giêsu đề cập tới việc các môn đệ “Con sống trong họ, Cha sống trong Con… để thế gian tin rằng Cha đã sai Con và Cha đã yêu họ như đã yêu Con”, thì ở bài Phúc Âm Lễ Thăng Thiên cùng năm C, Chúa Giêsu đã truyền dạy các vị phải trở thành những chứng nhân của Người và cho Người, những thừa tác viên của lòng nhân hậu Người, một chi tiết đã được Chúa Giêsu nhắc đến trong bài Phúc Âm Thánh Luca về việc rao giảng sự thống hối để được ơn tha thứ.
Như thế, theo những gì vừa được nhận định và phân tách trên đây, ý nghĩa của bài Phúc Âm Lễ Thăng Thiên của cả 3 chu kỳ rất hợp với chiều hướng của bài Bài Phúc Âm cho Chúa Nhật VII Phục Sinh của cả ba chu kỳ A, B và C, bài Phúc Âm về Lời Nguyện Hiến Tế kết thúc Bữa Tiệc Ly của Chúa Kitô với các môn đệ của Người. Lời Nguyện Hiến Tế này được Giáo Hội chia thành ba đoạn đều nhau, đoạn đầu cho vào Phúc Âm của chu kỳ năm A, đoạn thân cho năm B và đoạn kết cho năm C.
Nhưng riêng chu kỳ năm B, nếu xét đến chủ đề Chúa Kitô Phục Sinh là “sự sống” cho bốn tuần lễ cuối của Mùa Phục Sinh, thì câu cuối cùng Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm đã cho chúng ta thấy điều ấy: “Vì họ mà Con tự thánh hiến để họ được thánh hóa trong chân lý”. “Được thánh hóa trong chân lý” đây là gì, nếu không phải “được sự sống và là một sự sống viên trọn” (Jn 10:10). Bởi vì, sự sống đây là gì, hay sự sống thần linh đây là chi, nếu không phải như Chúa Giêsu đã định nghĩa ở đầu bài Phúc Âm Chúa Nhật VII năm A, “sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đức Giêsu Kitô Cha sai”. Nếu “được thánh hóa trong chân lý” tức là và chính là “nhận biết” Thần Linh, thì quả thực con người chỉ có thể nhận biết, hay chỉ có thể được sự sống nhờ và bởi cuộc “tự thánh hiến” của Chúa Giêsu Kitô mà thôi. Tại sao? Tại vì nhờ cuộc Vượt Qua này, hay nhờ việc tỏ hết mình ra này của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu Kitô, con người mới nhận thực Chúa Giêsu là ai, từ đâu đến, nhờ đó họ cũng mới nhận biết cả Cha là Đấng đã sai Người.
Nếu Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô phát sinh sự sống thần linh, sự sống trường sinh nơi thành phần tin tưởng ở khắp mọi nơi và mọi thời thì Cuộc Vượt Qua không phải chỉ là một biến cố thuần túy lịch sử, một biến cố sẽ qua đi như tất cả mọi biến cố lịch sử khác, mà là một Biến Cố Thần Linh, biến cố bất biến, biến cố siêu thời không, biến cố có tác dụng hiện thực. Đó là lý do, như Thánh Phaolô diễn tả trong Thư 1 gửi giáo đoàn Côrintô, “trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh, sau khi tạ ơn, bẻ ra mà phán ‘Này là mình Thày hiến cho các con. Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày’” (11:23-24). Chính vì biến cố Vượt Qua là một Biến Cố Thần Linh bất biến và ban sự sống trường sinh mà Giáo Hội cần phải cử hành bằng phụng vụ.
Đúng thế, con người lãnh nhận sự sống của Chúa Kitô nhờ Giáo Hội và qua phụng vụ, trước hết là qua phép rửa. Để rồi, sự sống thần linh được lãnh nhận qua phép rửa ấy sẽ được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể, được phục hồi nơi Bí Tích Hòa Giải, và được trưởng thành với Bí Tích Thêm Sức. Cây Nho Thần Linh, trước hết và trên hết, thông ban nhựa sống thần linh cho Cành Nho Giáo Hội qua các Bí Tích. Đó là lý do, kinh nghiệm sống đạo cho thấy cành nho Kitô hữu nào không dính liền với Thân Nho, tức không chịu hay không năng xưng tội rước lễ, họ chắc chắn trở thành những cành nho khô khan nguội lạnh, chẳng những dễ dàng phạm tội mà còn dễ bị gẫy gục khi gặp thử thách khốn khó.
Thế nhưng, thực tế tu đức cũng cho thấy cành nho Kitô hữu nào nhờ tác dụng thần linh của phụng vụ trở thành cành nho sai trái, sai trái nhân đức, sai trái nội tâm, để nhờ đó có đủ sức chịu đựng những tỉa cắt nhức buốt nhất của Vị Trồng Nho, chịu đựng những cơn thử thách kinh hoàng, đến nỗi làm cho họ có lúc cảm thấy mình hoàn toàn bị tách lìa khỏi thân nho, bằng những hồ nghi đủ thứ, bằng nỗi buồn sầu của Vườn Cây Dầu đến chết được (x Mt 26:38), nhất là bị rơi vào tâm trạng tận tuyệt Thập Giá (x Mt 27:46), trống rỗng mung lung như bị đầy xuống âm phủ. Thế nhưng, linh hồn nhân đức nào, cành nho sai trái nào chịu được những tỉa cắt tối ư quan thiết bất khả châm chước đầy đoạn trường này, họ mới “càng sai trái hơn” (Jn 15:2), ở chỗ họ được thực sự nên giống hình ảnh Con Thiên Chúa (x Rm 8:29), được tái sinh bởi nước và Thần Linh (x Jn 3:5), để có thể hoàn toàn “mặc lấy con người mới” (2Cor 5:17), một con người luôn sống động theo Phúc Âm Chúa Kitô và tác hành theo Tinh Thần Chúa Kitô.
Vâng, cành nho sai trái hơn đây chính là cành nho Kitô hữu sống tinh thần Chúa Kitô, là chính cành nho chứng nhân trung thực và sống động của Chúa Kitô. Chính tinh thần Chúa Kitô nơi con người Kitô hữu chứng thực họ nên một với Chúa Kitô, và Chúa Kitô thực sự sống trong họ, sống trong họ bằng Thần Linh của Người, Vị được Người thông ban cho các tông đồ sau khi Người từ trong kẻ chết sống lại (x Jn 20:23). Đó là lý do Thánh Phaolô đã quả quyết: “Ai không có Thần Linh của Chúa Kitô thì không thuộc về Chúa Kitô” (Rm 8:9). Phải, Thần Linh của Chúa Kitô chính là Nhựa Sống được Thân Nho Chúa Kitô thông ban cho Cành Nho Giáo Hội để nhờ đó Giáo Hội có thể trổ sinh muôn vàn hoa trái cho Thân Nho, tức làm cho Công Cuộc Cứu Độ Người đã thực hiện được truyền đạt “cho tất cả mọi tạo vật” (Mk 16:15) “tới tận cùng trái đất” (Acts 1:8). Kitô hữu đã nhận lãnh Thần Linh của Chúa Kitô khi lãnh nhận Bí Tích Rửa Tội, nhờ đó, họ được trở thành chi thể, là cành nho của Chúa Kitô “Cây Nho Đích Thực” (Jn 15:1), để rồi Vị Thần Linh này đã trở thành “Quyền Lực từ trên cao” ban cho họ khi họ lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức, để nhờ đó họ có thể cùng với Ngài và nhờ Ngài (x Jn 15:26-27) làm “những chứng nhân cho Thày” (Acts 1:8; Lk 24:48), trở thành những cành nho “trổ sinh muôn vàn hoa trái” (Jn 15:5).
Đó là lý do, dù về trời, Chúa Kitô vẫn tiếp tục sống trong Giáo Hội, vẫn ở cùng Giáo Hội luôn mãi cho đến tận thế (x Mt 28:20), nhờ Thánh Linh Người đã từ Cha sai đến (x Jn 15:26) vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, ngày lễ hoa trái của Do Thái Giáo sau 50 ngày họ cử hành biến cố vượt qua của họ, cũng là Ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống của Kitô giáo, một biến cố Hiện Xuống mở màn cho một Mùa Xuân Gieo Tin Mừng Cứu Độ của Giáo Hội bằng công cuộc truyền bá phúc âm hóa để làm canh tân bộ mặt trái đất.
50.Để có Chúa cùng hoạt động--Lm Phêrô Vũ Văn Quí – CVK64
“Nói xong, Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Còn các Tông Đồ thì ra đi rao giảng khắp nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng” (Mc 16, 19-20).
Hai câu cuối cùng trên trong Tin Mừng Marcô mang lối văn nặng hình tượng nhưng, với tôi, là lời mời gọi vô cùng tha thiết trong thế giới ky thuật số hiện nay.
Để “có Chúa cùng hoạt động”, tôi tớ của Lời Chúa, như Phaolô quả quyết: “Tôi là Phaolô, tôi tớ của Đức Kitô Giêsu, tôi được gọi làm Tông Đồ, và dành riêng để loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa” (Rm 1, 1), phải là người rao giảng thật xứng danh với địa vị cao cả, vì Chúa Giêsu đã kêu gọi trong chân lý trọn vẹn: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11, 29), hay như thánh Phaolô đã nêu gương: “Anh em hãy bắt chước tôi, như tôi bắt chước Đức Kiô” (1Cr 11, 1).
Để “có Chúa cùng hoạt động”, tôi tớ của Đức Kitô không thể là những kỳ lục và biệt phái, những kẻ bị Chúa quở trách khi căn dặn dân chúng: “Vậy, những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng theo hành động của họ mà làm, vì họ nói mà không làm. Họ bó những gánh nặng mà chất lên vai người ta, nhưng chính họ thì lại không buồn động ngón tay vào” (Mt 23, 2-4).
Những người rao giảng Lời Chúa như vừa nêu trên cao rao một lý tưởng sống cao đẹp nhưng bản thân lại sống mâu thuẫn. Họ hô hào những người khác dấn thân vào con đường hẹp. Còn chính ho thì lại vi vút giữa đại lộ thênh thang. Chính vì thế mà những người được nghe giảng khi họ gặp những con người kiên trung với nội dung rao giảng, chấp nhận đau khổ thua thiệt, không bị của cải thế gian vùi dập, vượt lên khỏi những sự dữ tác hại và dám chết vì điều mình loan báo (Mc 16, 17-18), thì đây quả là một ấn tượng rất lớn đối với họ. Một chân lý hiển nhiên là, từ kinh nghiệm bản thân, ai cũng biết rằng người ta chỉ sẵn lòng chịu cực khổ vì những điều họ thực sự thâm tín mà thôi. Do đó, Lời đã được sống có một sức mạnh thu hút vô địch, không gì thay thế được. Lời đó đầy lôi cuốn, đầy thuyết phục bởi đó là Lời đã từng cảm nghiệm, và đã vì đo mà chịu thương chịu khó trong cõi đời và trong nếp sống cầu nguyện của người rao giảng. Lời đó từ môi miệng phát ra mang theo một nhiệt tâm và một sức mạnh hết sức đặc biệt. Trong Lời đó có mảng linh hồn của chính ngươi giảng, và có thể bắt gọn linh hồn người nghe. Sự tương giao giữa người giảng và người nghe xẩy ra không phải trên ý niệm suông, nhưng trên thực tế. Đây cũng chính là điều mà tác giả trong phần cuối của Tin Mừng Marcô đã khẳng định: “có Chúa cùng hoạt động với các ông, và dùng những dấu lạ kèm theo mà xác nhận lời các ông rao giảng.”
Chính thánh Phaolô tông đồ đã khích lệ: “Chúng tôi không rao giảng chính mình, mà chỉ rao giảng Đức Kitô Giêsu là Chúa; còn chúng tôi, chúng tôi chỉ là tôi tớ của anh em, vì Đức Giêsu” (2Cr 4, 5). Vậy ở đâu chưa có sự nhất quán với Lời Chúa, tức chưa cùng đồng hình đồng dạng với Đức Kitô thì trước tiên cần có đức khiêm nhường. Đây là thái độ tối cần thiết cho những tôi tớ của Lời Chúa. Người rao giảng phải tự xóa nhòa bản thân trước sự hiện diện của Lời Chúa, phải khước từ vinh quang của riêng mình, như thánh Gioan Tẩy Giả đã sống và đã chia sẻ với các môn sinh của mình: “Đức Kitô phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3, 30).
Không chỉ hạ mình khiêm nhường, thánh Phaolô, Vị Tông Đồ rao giảng vĩ đại đã sống chết với Tin Mừng khi ngài viết cho môn đệ Timôthê yêu dấu: “Vì Tin Mừng, tôi chịu khổ, tôi còn phải mang cả xiềng xích như một tên gian phi. Nhưng lời Thiên Chúa đâu bị xiềng xich!” (2Tm 2, 9). Với lòng mến thâm sâu, ngài đã đặt trọng tâm tất cả vào việc loan báo Tin Mừng, cho dù có phải bị gông cùm, ngài vẫn sẵn lòng đón nhận. Với lòng mến đầy tin yêu và để “được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa” như Đấng mà ngài say mê rao giảng, thánh Tông Đồ đã thể hiện đươc ý nghĩa siêu nhiên mà Chúa Giêsu đã truyền đạt trước khi trở về nơi Người đã đến là “dù có uống nhằm thuốc độc, thì cũng chẳng sao.”
Mới đây, kết thúc buổi triều yết chung tại Quảng trường Thánh Phêrô sáng ngày 20/5/2009, ĐTC Biển Đức XVI đã vắn tắt mở lời kêu gọi về Ngày Truyền thông Thế giới sẽ được cử hành vào ngày Chủ nhật 24 tháng 5 sắp tới. Ngài mời gọi:
“Đặc biệt với giới trẻ, cha kêu gọi các con hãy làm nhân chứng cho đức tin của chúng con qua thế giới kỹ thuật số. Hãy dùng những kỹ thuật mới đó để truyền bá Thánh Kinh, hầu cho Tin Mừng về tình yêu vô hạn của Thiên Chúa vang dội bằng những phương thức mới khắp trong thế giới của chung ta, một thế giới không ngừng tăng tiến về kỹ thuật.” (trích Vietcatholic.net)
Làm nhân chứng cho đức tin mà ĐTC vừa nhắc nhở trên đã giúp tôi khâm phục biết bao một nhân chứng trên xe lăn mà tôi mới nhận được từ một nhóm trên mạng gửi tới. Bài viết có nội dung như sau và trích từ R. Veritas:
“Một phụ nữ tên là Mensi đã đăng quảng cáo trên một tờ báo địa phương như sau: "Nếu bạn cô đơn hay gặp nan đề nào, xin hãy gọi điện thoại cho toi. Tôi bị liệt phải ngồi xe lăn tay, nên rất ít khi ra ngoài. Chúng ta có thể trao đổi nan đề với nhau. Mời bạn cứ gọi. Tôi rất thích nói chuyện với bạn".
Việc đáp ứng quảng cáo này rất kỳ lạ. Mỗi tuần bà Mensi nhận được khoảng từ 30 cú phôn, và bà rất mừng. Điều gì thúc đẩy một người tàn tật ngồi trên xe lăn tay muốn tiếp xúc nói chuyện với những người khác?
Bà Mensi kể rằng trước khi bị tê liệt bà có sức khỏe hoàn toàn, nhưng rat tuyệt vọng. Bà đã tự tử bằng cách nhảy từ trên gác cao xuống đất. Nhưng thay vì chết, bà bị tê liệt từ thắt lưng trở xuống. Nằm trong nhà thương bà hoàn toàn tuyệt vọng. Nhưng một hôm bà nghe như Chúa Giêsu nói với ba: "Mensi ơi, trước đây con đã có một thân xác hoàn hảo, nhưng linh hồn con lại què quặt, Kể từ nay con sẽ có thân xác què quặt, nhưng linh hồn con kháng kiện".
Sau khi ra khỏi nhà thương, bà Mensi quyết tâm dâng đời mình cho Chúa. Bà cầu xin Chúa cho bà được chia sẻ niềm tin của mình với người khác. Rồi bà đăng báo như đã kể trên đây.
Công việc của bà Mensi xem ra như không có gì đối với người khác. Nhưng với bà, đó là công việc lớn lao nhất mà một người tàn tật có thể làm để phục vụ Chúa.”
Và lời cuối cùng của bài viết cũng là lời nhắc nhở rất cụ thể về việc loan báo Tin Mừng bình an dành cho những ai muốn “có Chúa cùng hoạt động” trong thế giới ky thuật số hiện đại như ngày nay:
“Mỗi người tin Chúa phải làm một việc nào đó để giúp đồng bào, đồng loại của mình. Mạnh khỏe hay tật nguyền, trẻ tuổi hay già nua, chúng ta vẫn có thể cầu nguyện, viết thư hay làm bất cứ điều gì theo khả năng, nếu chúng ta thực sự muốn đem Chúa vào tâm hồn những người chung quanh mình”.
Lạy Chúa,
Xin giúp con sức mạnh để con cũng kiên cường biết sống cho tha nhân như bà Mensi dù cho bà ngồi trên xe lăn như con vậy. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam