Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 69
Tổng truy cập: 1362184
THẤY GÌ TRONG MỘ
THẤY GÌ TRONG MỘ
Bông hồng nhỏ
Vừa tảng sáng, khi bầu trời vẫn còn chìm trong bóng tối, ta nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng của một người phụ nữ. Nét mặt chị u buồn. Chị mang theo thuốc thơm để ra thăm mộ Thầy Giêsu. Đó là bà Maria Mácđala. Đêm tối không cản được bước chân của người phụ nữ đang yêu. Người Thầy chị yêu thương, kính mến và mang ơn nay đã nằm yên trong mồ. Đứng trước ngôi mộ trống, chị hốt hoảng chạy về báo tin cho ông Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” (Ga 20,1-2).
Nghe tin, hai môn đệ liền ra mộ, cả hai người cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã đến mộ trước. Ông cúi xuống nhìn vào trong mộ nhưng không vào. Ông đứng ở ngoài để chờ ông Phêrô hay những gì ông đã thấy khiến ông phải dừng bước chân? Lòng ông đang hướng về điều gì? Ông muốn tìm Thầy ở đâu? Ông Phêrô theo sau cũng đến nơi, ông vào thẳng trong mộ và thấy những băng vải còn ở đó cùng với khăn che đầu Đức Giêsu, khăn này đã được cuộn lại xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ, người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước cũng đi vào, ông đã thấy và đã tin (x. Ga 20, 4-8).
Trước ngôi mộ trống, ba người đều có một cái nhìn khác nhau. Bà Maria Mácđala không thấy thi hài của Chúa đâu, liền nghĩ ngay đến việc xác Thầy đã bị lấy trộm. Việc Thầy đã phục sinh hoàn toàn vượt quá điều bà có thể ước mong hay nghĩ tới. Còn ông Phêrô, ông đã thấy gì? Ông thấy những băng vải và khăn che đầu của Thầy vẫn còn đây. Môn đệ Gioan cũng đã thấy những gì ông thấy, nhưng cái nhìn của người môn đệ được Thầy thương tiến xa hơn, ông tin Thầy đã sống lại. Những gì đã được xếp đặt trong ngôi mộ đây đâu phải do một kẻ trộm xác để lại trong vội vàng. Bàn tay Thầy đã xếp đặt một trật tự mới nơi chính ngôi mộ này. Những băng vải và chiếc khăn che đầu vẫn còn đây, nó đã được dùng để mai táng Thầy nhưng nay nó đã hoàn tất nhiệm vụ. Thầy đã sống lại rồi. Chắc chắn, môn đệ Gioan đã chia sẻ xác tín của mình với ông Phêrô. Trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: “Theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết” (x. Ga 20,9).
Chúng ta vẫn thường đứng trước ngôi mộ trống của cuộc đời mình. Hôm qua ta được thành công, hôm nay ta gặp thất bại. Trong thất bại của hôm nay, ta tìm về thành công của hôm qua và nuối tiếc. Trong thất bại, ta hụt hẫng, bàng hoàng khi vừa đánh mất một điều gì quý giá. Có những lúc, ta tìm kiếm Chúa trong nước mắt: “Chúa đang ở đâu trong những thất bại của con?”. Nhìn quanh, ta chỉ thấy một khoảng không bất tận. Không có ai ở bên để chia sẻ nỗi thất vọng đang ập tới trong lòng ta. Ngay cả căn phòng, nơi ta từng ngước lên ngắm nhìn Chúa Giêsu trên Thánh Giá, hôm nay, Thánh Giá đã bị tháo gỡ. Chúa không có ở đây rồi. Ta nấc lên tiếng nấc nghẹn ngào, nước mắt rơi lã chã, mặn đắng trên khóe môi. Có một tiếng nói trong lòng ta vang lên mạnh mẽ: “Chúa đang ở trong con”. Đã bao lần, Chúa vực ta lên từ nơi ta ngã xuống, Chúa vẫn ở ngay trong lòng ta và nâng đỡ ta trong nỗi ngặt nghèo. Đừng để thất bại và đau khổ làm mờ đi niềm tin trong ta. Tội lỗi nhiều lần làm ta ngã gục nhưng nó sẽ không bao giờ khuất phục được ta, bởi vì Chúa Giêsu Phục Sinh, Người đang ở trong ta và làm cho ta vươn mình đứng dậy. Chính Người sẽ mang lại cho tâm hồn ta niềm vui của người được cứu độ, Người sẽ lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng ta. Đừng chỉ nhìn thất bại và khổ đau như chính nó, đừng dừng lại trên nó nhưng hãy vượt qua nó để nhìn nó trong cái nhìn của người môn đệ được Chúa thương. Hãy chú tâm nhìn vào trật tự mới trong đời ta và tìm ra ý nghĩa cho riêng mình.
Lạy Chúa Giêsu! Chúa đã phục sinh để giải thoát con khỏi quyền lực của sự chết. Xin Chúa không ngừng ban lại cho con niềm vui, niềm vui của người biết mình được Chúa thương yêu. Ngôi mộ trống là dấu chỉ việc Chúa sống lại. Xin cho con tin rằng, những thất bại và khổ đau xảy đến cho con đều mang một ý nghĩa cứu độ và bày tỏ tình thương yêu quan phòng của Chúa. Chính lúc con dám chết đi cho những ước vọng tầm thường để vươn lên đến Chúa, cũng là lúc con được Chúa cho sống lại trong tình thương vô biên. Amen.
Về mục lục
KHOẢNG TRỒNG TÂM HỒN
Anna Cỏ May
“Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để ở Người ở đâu” (Ga 20,1-2).
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” (Ga 20,1-2).
Tình yêu đã làm cho bà Maria Mácđala có sự tinh tế và nhạy cảm với Thầy. Chỉ cần thấy tảng đá lăn ra khỏi mộ, bà nghĩ ngay đến việc người ta lấy xác Thầy, liền chạy về báo cho các môn đệ. Còn ông Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến, sau khi nghe bà Maria Mácđala cho hay, cả hai cùng chạy đến mộ. Môn đệ kia chạy nhanh hơn nên đến trước, nhưng ông không vào mà chỉ đứng ở ngoài, còn ông Phêrô đến sau đã chạy thẳng vào mộ. Ông thấy những băng vải và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuộn lại, xếp riêng ra một nơi. Mội sự tươm tất và gọn gàng không giống như một vụ trộm cướp. Một người ăn trộm không dành thời gian cho việc đó. Nó chỉ tìm cách lấy cái nó muốn sao cho thật nhanh nhất có thể. Môn đệ kia đến sau cũng vào. Ông đã thấy và đã tin. Trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: “Theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết” (x. Ga 20,9).
Hai môn đệ đã tin việc Thầy sống lại nhưng trong lòng họ vẫn mang một sự bối rối. Họ bối rồi vì họ đang buồn phiền vì Thầy đã qua đời, họ đang thấy hồn mình trống vắng Thầy, sự trống vắng ở bên ngoài và cả trong tâm hồn. Nếu xác Thầy còn ở đó, họ vẫn đến thăm và còn lưu luyến về Thầy. Giờ đây, xác Thầy không còn nữa, lòng họ cảm thấy mất Thầy thật rồi, khoảng trống càng trống thêm. Mất Thầy, cuộc sống của các ông dường như trống vắng quá. Nhưng Chúa không để tâm hồn các ông trống vắng quá lâu mà đã kịp thời lấp đầy khi Ngài đến với các ông sau khi được Phục sinh trong căn phòng mà các ông đang đóng kín cửa và nói: “Bình an cho anh em” (x.Ga 20,19).
Cũng như bà Maria Mácđala và các môn đệ xưa, hôm nay chúng ta cũng sống trong tâm tình trống vắng Thầy trong thế gian. Ngài hiện diện ở đó mà mắt thường chúng ta không thấy được. Hãy mở con mắt đức tin để đón tiếp Ngài để Ngài đến lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn mỗi chúng ta. Ngài là bến bình an, là Đấng sẽ giải thoát và đem lại sự sống cho những ai có lòng tin tưởng phó thác cuộc đời cho Ngài.
Lạy Chúa! Chúng con cảm tạ Chúa đã sống lại để niềm tin chúng con thêm vững mạnh và làm cho chúng con được thông dự vào sự sống lại đời sau. Nguyện xin Chúa đoái thương nhìn đến chúng con trong ngày hôm nay và cho chúng con luôn vững tin vào Ngài. Amen.
Về mục lục
PHỤC SINH VÀ ƠN BIẾN ĐỔI
Lm.Giuse Đỗ Đức Trí
Một số người bị nhiễm Virus Vũ Hán, được các bác sĩ Việt Nam tận tình chăm sóc và đã được được phục hồi, khi trở về nước họ đã có những lá thư gửi đến các y bác sĩ để cảm ơn với những cảm nhận đặc biệt. Có nhưng người nói rằng: Tôi có cảm giác như được sống lại; Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi một cuộc sống mới; Cảm ơn vì đã cho tôi được sống lần thứ hai… Đặc điểm chung của các bệnh nhân khi mắc bệnh đều hoang mang hốt hoảng. Nhiều người rơi vào chán nản tuyệt vọng vì chưa có thuốc đặc trị. Những người được khỏi, vượt qua được cơn dịch bệnh này họ cảm thấy như thoát chết, được đón nhận một cuộc sống mới. Đối với họ, cuộc sống mới sau cơn dịch sẽ ý nghĩa hơn, họ quyết tâm sẽ sống khác hơn, sẽ làm gì đó cho công đồng nhiều hơn là chỉ nghĩ đến bản thân. Có thể nói các bệnh nhân được bình phục sau đại dịch phần nào đã cảm nhận được niềm vui và sự biến đổi của cuộc “phục sinh”.
Thưa quý OBACE, chỉ khi đã từng đối diện với cuộc sinh tử, người ta mới thấy cuộc sống là quý giá, không thể đánh đổi bằng bất cứ thứ gì; chỉ khi rơi xuống tận đáy của đau khổ, tuyệt vọng trước sự mất mát, chia ly, thì khi gặp lại, họ mới cảm nhận được niềm vui, thấy sự quý giá của tình thân, của những lúc còn hiện diện bên nhau. Các bài đọc lễ Phục Sinh hôm nay cũng diễn tả niềm vui ngập tràn nơi các môn đệ của Chúa Giêsu sau những ngày sống trong đau khổ, sợ hãi, bị dày vò bởi cái chết của Thầy. Họ đã hoàn toàn được biến đổi nên những con người mới, con người sống trong niềm vui Chúa đã phục sinh.
Các sách Tin Mừng vào lễ đêm qua nhắc đến các phụ nữ như những con người đầu tiên đón nhận tin vui Chúa phục sinh và các bà đã được biến đổi hoàn toàn. Hôm nay, Thánh Gioan kể lại tin mừng phục sinh đã lan toả từ các phụ nữ đến các tông đồ. Theo thánh Marco, lúc đầu khi nghe các phụ nữ báo tin Chúa phục sinh, các tông đồ coi như chuyện vớ vẩn, không thể tin. Hôm nay thánh Gioan cho thấy tin vui Chúa phục sinh đã lay động tâm hồn cứng cỏi của các tông đồ và biến đổi các ông. Vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần lúc trời còn tối, bà Maria Madalena ra thăm mộ, bà thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Chúa yêu mà nói: Người ta đã đem xác Chúa đi khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu. Chi tiết này cho thấy rằng, màu nhiệm Chúa phục sinh là màu nhiệm của đức tin, vượt quá sức tưởng tượng của con người. Bà Madalena khi đối diện với màu nhiệm này thì không dễ chấp nhận, bà chỉ nghĩ một điều là có ai đó đã lấy mất xác của Chúa. Có một chi tiết quan trong mà Tin Mừng muốn nhấn mạnh cho chúng ta thấy: Khi gặp khó khăn trong đức tin, bà Madalena đã không đi tìm câu trả lời ở bất cứ nơi đâu khác, nhưng bà đã chạy về gặp Simon Phêrô để trình bày suy nghĩ của mình. Bà chạy về với simon, có nghĩa là bà chạy về với Giáo Hội để được nghe tiếng nói chính thức của Giáo Hội giải gỡ những khó khăn cho bà.
Lúc đó các tông đồ đang tụ tập với nhau vì sợ người Do Thái. Khi được báo tin thì Simon Phêrô và Người môn đệ được Chúa yêu chạy ra mộ. Người môn đệ kia dù đã tới trước, nhưng với lòng kính trọng dành cho Vị Thủ lãnh, ông đã nhường cho Simon vào mộ trước. Thánh Gioan kể tiếp: Ông Simon Phêrô đến nơi và vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để chung với những băng vải, nhưng cuộn lại xếp riêng ra một nơi. Mặc dù không nhắc cách rõ ràng, nhưng Gioan cho thấy, khi nhìn những dấu chứng Chúa Giêsu đã để lại, khi tận mắt thấy các băng vải, tận tay chạm vào các tấm khăn đã được xếp gọn, Simon Phêrô đã tin cách chắc chắn Chúa đã sống lại. Điều này cũng cho thấy Simon Phêrô tức là Giáo Hội là nhân chứng đầu tiên về màu nhiệm Chúa phục sinh và lời chứng của Giáo Hội là lời chứng đáng tin nhất, không thể sai lầm.
Gioan cũng chia sẻ về kinh nghiệm đức tin của riêng ông khi khéo léo kể lại: Người môn đệ kia tới trước, ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Chỉ sau khi Simon Phêrô đã vào trước, lúc đó người môn đệ kia mới bước vào mộ: Ông đã thấy và đã tin. Cách tiếp cận của tông đồ Chúa yêu với màu nhiệm này trước hết là sự cung kính cúi xuống trước ngôi mộ trống và những băng vải gấp gọn. Thái độ cúi xuống là thái độ khiêm nhường để lắng nghe và cúng kính đón nhận một màu nhiệm vượt quá kinh nghiệm thông thường. Mặc dù ông đến mộ trước và cũng có thể ông đã đạt đến niềm tin phục sinh trước Simon, nhưng ông vẫn cúi đầu để nhường bước và nhường chỗ cho tiếng nói và sự quyết định của Giáo Hội về Màu nhiệm này. Vì thế, Ông đã theo sau Simon để bước vào mộ. Ông đã thấy và đã tin. Ông tin những gì Giáo Hội thấy và tin những gì Giáo Hội dạy.
Thánh Gioan cũng cho thấy một lý do quan trong để mọi người có thể đón nhận niềm tin Chúa đã sống lại đó là phải dựa vào Kinh Thánh. Vì chính các tông đồ đã quên rằng: Theo Kinh Thánh, thì Đức Giêsu phải sống lại từ cõi chết. Khi nhắc lại điểm này, Thánh Gioan muốn nói cho các thế hệ tín hữu sau các tông đồ và cho chúng ta nhớ rằng chính kinh Thánh đã nói trước về việc Đức Giêsu phải sống lại từ cõi chết. Vì thế khi chúng ta siêng đọc và suy gẫm lời Kinh Thánh, chúng ta sẽ đón nhận được đức tin về màu nhiệm Chúa Phục sinh. Kinh Thánh là chứng lý quan trọng nhất cho chúng ta về việc Chúa đã sống lại từ cõi chết. Những ai siêng đọc Kinh thánh sẽ được cũng cố đức tin và sẽ không bao giờ phải lăn tăn hoặc nghi ngờ về màu nhiệm này.
Simon Phhêrô đã trở thành một nhân chứng nổi bất về màu nhiệm Chúa phục sinh, được sách Công vụ Tông đồ ghi lại. Từ một người thuyền chài đơn sơ chất phác, nay Simon trở nên người thông thái uyên bác, từ một người nhút nhát sợ hãi trước cuộc tử nạn của Chúa, nay ông mạnh mẻ làm chứng Chúa đã sống lại. Simon Phêrô còn thể hiện xuất sắc và có trách nhiệm trong vai trò làm thủ lãnh trong Giáo Hội, là cột trụ trong đức tin cho anh anh em và cho các tin hữu. Câu chuyện sách Công Vụ kể lại hôm nay tại nhà ông Cornêliô, Phêrô đã tự tin hiên ngang làm chứng về Chúa Giêsu. Ông đã kể lại cho mọi người về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu và những việc lạ lùng Người đã thực hiện. Ông mạnh dạn nhắc đến cái chết thập giá của Chúa Giêsu mà người Do Thái đã gây ra cho Người. Phêrô quả quyết dầu đã bị giết, nhưng Chúa Giêsu đã sống lại và các tông đồ là các nhân chứng. Chính các ông đã được trò chuyện, ăn uống với Người khi Người từ cõi chết sống lại. Nay ông làm chứng cho mọi người rằng: Chính Đức Giêsu là Đấng được Thiên Chúa đặt làm thẩm phán xét xứ kẻ sống và kẻ chết. Ai tin vào Người, thì nhờ danh Người mà được ơn tha tội.
Thưa anh em, chúng ta đã được chỗi dậy với Đức Kitô để sống một cuộc sống mới. Vì thế, hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Đó là điều Thánh Phaolô trong thư Colôsê đã nói, nhờ ơn của Bí Tich rửa Tội, chúng ta đã thực cùng chết với Chúa Kitô và cùng sống lại với Người. Vì thế chúng ta không thể để mình sống và cư xử như những người thuộc về hạ giới nữa, nhưng phải sống cao thượng và hướng thượng xứng đáng là những con người thuộc về Chúa Kitô.
Trong đại dịch Corona đang diễn ra, người ta thấy khi đối diện với chuyện sinh tử, nhiều người đã bộc lộ cách sống hoàn toàn theo bản năng thuộc hạ giới. Nó thể hiện qua sự ích kỷ, cố gắng giành giật thật nhiều về cho mình mà không nghĩ đến người khác, thể hiện qua việc tích trữ gạo, mì giấy vệ sinh; người khác lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ nâng giá khẩu trang; người khác thu gom khẩu trang đã qua sử dụng về bán lại cho người tiêu dùng. Nhiều người tuy khá giả nhưng vẫn chen lấn để giành quà của người nghèo. Nhiều người nhìn những người nhiễm bệnh như những con dịch phải xa tránh, họ không tíếc lời chửi rủa những người mang mầm bệnh lây cho người khác… Những hành động đó thể hiện lối sống theo bản năng thấp hèn nơi con người.
Chúng ta cũng thuộc về hạ giới khi chúng ta để mình bị lôi kéo theo lối sống của người đời, khi chỉ biết cắm đầu vào tìm kiếm công danh, vật chất, hưởng thụ mà không tìm kiếm đời sống đạo đức và nước trời. Chúng ta không thể trở nên chứng nhân cho màu nhiệm phục sinh nếu chúng ta không chấp nhận sự biến đổi; nếu không từ bỏ con người cũ, từ bỏ những đam mê xấu, những bê tha rượu che cờ bạc, để vươn lên sống tốt lành thánh thiện trước mặt Chúa và mọi người. Tuyên xưng Màu nhiệm phục sinh còn phải chấp nhận thay đổi nếp sống cũ của gia đình, để tạo nên nếp sống mới, vui tươi, hoà thuận, êm ấm hơn.
Xin Chúa giúp chúng ta tin tưởng suy gẫm lời Kinh Thánh mỗi ngày và khiêm nhường lắng nghe sự chỉ dạy của Giáo Hội để được hướng dẫn và lớn lên trong đời sống đức tin và sống tốt ơn gọi Kitô hữu của mình. Amen.
Bông hồng nhỏ
Vừa tảng sáng, khi bầu trời vẫn còn chìm trong bóng tối, ta nhìn thấy thấp thoáng bóng dáng của một người phụ nữ. Nét mặt chị u buồn. Chị mang theo thuốc thơm để ra thăm mộ Thầy Giêsu. Đó là bà Maria Mácđala. Đêm tối không cản được bước chân của người phụ nữ đang yêu. Người Thầy chị yêu thương, kính mến và mang ơn nay đã nằm yên trong mồ. Đứng trước ngôi mộ trống, chị hốt hoảng chạy về báo tin cho ông Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” (Ga 20,1-2).
Nghe tin, hai môn đệ liền ra mộ, cả hai người cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã đến mộ trước. Ông cúi xuống nhìn vào trong mộ nhưng không vào. Ông đứng ở ngoài để chờ ông Phêrô hay những gì ông đã thấy khiến ông phải dừng bước chân? Lòng ông đang hướng về điều gì? Ông muốn tìm Thầy ở đâu? Ông Phêrô theo sau cũng đến nơi, ông vào thẳng trong mộ và thấy những băng vải còn ở đó cùng với khăn che đầu Đức Giêsu, khăn này đã được cuộn lại xếp riêng ra một nơi. Bấy giờ, người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước cũng đi vào, ông đã thấy và đã tin (x. Ga 20, 4-8).
Trước ngôi mộ trống, ba người đều có một cái nhìn khác nhau. Bà Maria Mácđala không thấy thi hài của Chúa đâu, liền nghĩ ngay đến việc xác Thầy đã bị lấy trộm. Việc Thầy đã phục sinh hoàn toàn vượt quá điều bà có thể ước mong hay nghĩ tới. Còn ông Phêrô, ông đã thấy gì? Ông thấy những băng vải và khăn che đầu của Thầy vẫn còn đây. Môn đệ Gioan cũng đã thấy những gì ông thấy, nhưng cái nhìn của người môn đệ được Thầy thương tiến xa hơn, ông tin Thầy đã sống lại. Những gì đã được xếp đặt trong ngôi mộ đây đâu phải do một kẻ trộm xác để lại trong vội vàng. Bàn tay Thầy đã xếp đặt một trật tự mới nơi chính ngôi mộ này. Những băng vải và chiếc khăn che đầu vẫn còn đây, nó đã được dùng để mai táng Thầy nhưng nay nó đã hoàn tất nhiệm vụ. Thầy đã sống lại rồi. Chắc chắn, môn đệ Gioan đã chia sẻ xác tín của mình với ông Phêrô. Trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: “Theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết” (x. Ga 20,9).
Chúng ta vẫn thường đứng trước ngôi mộ trống của cuộc đời mình. Hôm qua ta được thành công, hôm nay ta gặp thất bại. Trong thất bại của hôm nay, ta tìm về thành công của hôm qua và nuối tiếc. Trong thất bại, ta hụt hẫng, bàng hoàng khi vừa đánh mất một điều gì quý giá. Có những lúc, ta tìm kiếm Chúa trong nước mắt: “Chúa đang ở đâu trong những thất bại của con?”. Nhìn quanh, ta chỉ thấy một khoảng không bất tận. Không có ai ở bên để chia sẻ nỗi thất vọng đang ập tới trong lòng ta. Ngay cả căn phòng, nơi ta từng ngước lên ngắm nhìn Chúa Giêsu trên Thánh Giá, hôm nay, Thánh Giá đã bị tháo gỡ. Chúa không có ở đây rồi. Ta nấc lên tiếng nấc nghẹn ngào, nước mắt rơi lã chã, mặn đắng trên khóe môi. Có một tiếng nói trong lòng ta vang lên mạnh mẽ: “Chúa đang ở trong con”. Đã bao lần, Chúa vực ta lên từ nơi ta ngã xuống, Chúa vẫn ở ngay trong lòng ta và nâng đỡ ta trong nỗi ngặt nghèo. Đừng để thất bại và đau khổ làm mờ đi niềm tin trong ta. Tội lỗi nhiều lần làm ta ngã gục nhưng nó sẽ không bao giờ khuất phục được ta, bởi vì Chúa Giêsu Phục Sinh, Người đang ở trong ta và làm cho ta vươn mình đứng dậy. Chính Người sẽ mang lại cho tâm hồn ta niềm vui của người được cứu độ, Người sẽ lấy tinh thần quảng đại đỡ nâng ta. Đừng chỉ nhìn thất bại và khổ đau như chính nó, đừng dừng lại trên nó nhưng hãy vượt qua nó để nhìn nó trong cái nhìn của người môn đệ được Chúa thương. Hãy chú tâm nhìn vào trật tự mới trong đời ta và tìm ra ý nghĩa cho riêng mình.
Lạy Chúa Giêsu! Chúa đã phục sinh để giải thoát con khỏi quyền lực của sự chết. Xin Chúa không ngừng ban lại cho con niềm vui, niềm vui của người biết mình được Chúa thương yêu. Ngôi mộ trống là dấu chỉ việc Chúa sống lại. Xin cho con tin rằng, những thất bại và khổ đau xảy đến cho con đều mang một ý nghĩa cứu độ và bày tỏ tình thương yêu quan phòng của Chúa. Chính lúc con dám chết đi cho những ước vọng tầm thường để vươn lên đến Chúa, cũng là lúc con được Chúa cho sống lại trong tình thương vô biên. Amen.
Về mục lục
KHOẢNG TRỒNG TÂM HỒN
Anna Cỏ May
“Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để ở Người ở đâu” (Ga 20,1-2).
Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời còn tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, thì thấy tảng đá đã lăn khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu” (Ga 20,1-2).
Tình yêu đã làm cho bà Maria Mácđala có sự tinh tế và nhạy cảm với Thầy. Chỉ cần thấy tảng đá lăn ra khỏi mộ, bà nghĩ ngay đến việc người ta lấy xác Thầy, liền chạy về báo cho các môn đệ. Còn ông Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến, sau khi nghe bà Maria Mácđala cho hay, cả hai cùng chạy đến mộ. Môn đệ kia chạy nhanh hơn nên đến trước, nhưng ông không vào mà chỉ đứng ở ngoài, còn ông Phêrô đến sau đã chạy thẳng vào mộ. Ông thấy những băng vải và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuộn lại, xếp riêng ra một nơi. Mội sự tươm tất và gọn gàng không giống như một vụ trộm cướp. Một người ăn trộm không dành thời gian cho việc đó. Nó chỉ tìm cách lấy cái nó muốn sao cho thật nhanh nhất có thể. Môn đệ kia đến sau cũng vào. Ông đã thấy và đã tin. Trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: “Theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cõi chết” (x. Ga 20,9).
Hai môn đệ đã tin việc Thầy sống lại nhưng trong lòng họ vẫn mang một sự bối rối. Họ bối rồi vì họ đang buồn phiền vì Thầy đã qua đời, họ đang thấy hồn mình trống vắng Thầy, sự trống vắng ở bên ngoài và cả trong tâm hồn. Nếu xác Thầy còn ở đó, họ vẫn đến thăm và còn lưu luyến về Thầy. Giờ đây, xác Thầy không còn nữa, lòng họ cảm thấy mất Thầy thật rồi, khoảng trống càng trống thêm. Mất Thầy, cuộc sống của các ông dường như trống vắng quá. Nhưng Chúa không để tâm hồn các ông trống vắng quá lâu mà đã kịp thời lấp đầy khi Ngài đến với các ông sau khi được Phục sinh trong căn phòng mà các ông đang đóng kín cửa và nói: “Bình an cho anh em” (x.Ga 20,19).
Cũng như bà Maria Mácđala và các môn đệ xưa, hôm nay chúng ta cũng sống trong tâm tình trống vắng Thầy trong thế gian. Ngài hiện diện ở đó mà mắt thường chúng ta không thấy được. Hãy mở con mắt đức tin để đón tiếp Ngài để Ngài đến lấp đầy khoảng trống trong tâm hồn mỗi chúng ta. Ngài là bến bình an, là Đấng sẽ giải thoát và đem lại sự sống cho những ai có lòng tin tưởng phó thác cuộc đời cho Ngài.
Lạy Chúa! Chúng con cảm tạ Chúa đã sống lại để niềm tin chúng con thêm vững mạnh và làm cho chúng con được thông dự vào sự sống lại đời sau. Nguyện xin Chúa đoái thương nhìn đến chúng con trong ngày hôm nay và cho chúng con luôn vững tin vào Ngài. Amen.
Về mục lục
PHỤC SINH VÀ ƠN BIẾN ĐỔI
Lm.Giuse Đỗ Đức Trí
Một số người bị nhiễm Virus Vũ Hán, được các bác sĩ Việt Nam tận tình chăm sóc và đã được được phục hồi, khi trở về nước họ đã có những lá thư gửi đến các y bác sĩ để cảm ơn với những cảm nhận đặc biệt. Có nhưng người nói rằng: Tôi có cảm giác như được sống lại; Cảm ơn các bác sĩ đã cho tôi một cuộc sống mới; Cảm ơn vì đã cho tôi được sống lần thứ hai… Đặc điểm chung của các bệnh nhân khi mắc bệnh đều hoang mang hốt hoảng. Nhiều người rơi vào chán nản tuyệt vọng vì chưa có thuốc đặc trị. Những người được khỏi, vượt qua được cơn dịch bệnh này họ cảm thấy như thoát chết, được đón nhận một cuộc sống mới. Đối với họ, cuộc sống mới sau cơn dịch sẽ ý nghĩa hơn, họ quyết tâm sẽ sống khác hơn, sẽ làm gì đó cho công đồng nhiều hơn là chỉ nghĩ đến bản thân. Có thể nói các bệnh nhân được bình phục sau đại dịch phần nào đã cảm nhận được niềm vui và sự biến đổi của cuộc “phục sinh”.
Thưa quý OBACE, chỉ khi đã từng đối diện với cuộc sinh tử, người ta mới thấy cuộc sống là quý giá, không thể đánh đổi bằng bất cứ thứ gì; chỉ khi rơi xuống tận đáy của đau khổ, tuyệt vọng trước sự mất mát, chia ly, thì khi gặp lại, họ mới cảm nhận được niềm vui, thấy sự quý giá của tình thân, của những lúc còn hiện diện bên nhau. Các bài đọc lễ Phục Sinh hôm nay cũng diễn tả niềm vui ngập tràn nơi các môn đệ của Chúa Giêsu sau những ngày sống trong đau khổ, sợ hãi, bị dày vò bởi cái chết của Thầy. Họ đã hoàn toàn được biến đổi nên những con người mới, con người sống trong niềm vui Chúa đã phục sinh.
Các sách Tin Mừng vào lễ đêm qua nhắc đến các phụ nữ như những con người đầu tiên đón nhận tin vui Chúa phục sinh và các bà đã được biến đổi hoàn toàn. Hôm nay, Thánh Gioan kể lại tin mừng phục sinh đã lan toả từ các phụ nữ đến các tông đồ. Theo thánh Marco, lúc đầu khi nghe các phụ nữ báo tin Chúa phục sinh, các tông đồ coi như chuyện vớ vẩn, không thể tin. Hôm nay thánh Gioan cho thấy tin vui Chúa phục sinh đã lay động tâm hồn cứng cỏi của các tông đồ và biến đổi các ông. Vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần lúc trời còn tối, bà Maria Madalena ra thăm mộ, bà thấy tảng đá đã lăn ra khỏi mộ. Bà liền chạy về gặp ông Simon Phêrô và người môn đệ Chúa yêu mà nói: Người ta đã đem xác Chúa đi khỏi mộ và chúng tôi không biết họ để Người ở đâu. Chi tiết này cho thấy rằng, màu nhiệm Chúa phục sinh là màu nhiệm của đức tin, vượt quá sức tưởng tượng của con người. Bà Madalena khi đối diện với màu nhiệm này thì không dễ chấp nhận, bà chỉ nghĩ một điều là có ai đó đã lấy mất xác của Chúa. Có một chi tiết quan trong mà Tin Mừng muốn nhấn mạnh cho chúng ta thấy: Khi gặp khó khăn trong đức tin, bà Madalena đã không đi tìm câu trả lời ở bất cứ nơi đâu khác, nhưng bà đã chạy về gặp Simon Phêrô để trình bày suy nghĩ của mình. Bà chạy về với simon, có nghĩa là bà chạy về với Giáo Hội để được nghe tiếng nói chính thức của Giáo Hội giải gỡ những khó khăn cho bà.
Lúc đó các tông đồ đang tụ tập với nhau vì sợ người Do Thái. Khi được báo tin thì Simon Phêrô và Người môn đệ được Chúa yêu chạy ra mộ. Người môn đệ kia dù đã tới trước, nhưng với lòng kính trọng dành cho Vị Thủ lãnh, ông đã nhường cho Simon vào mộ trước. Thánh Gioan kể tiếp: Ông Simon Phêrô đến nơi và vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để chung với những băng vải, nhưng cuộn lại xếp riêng ra một nơi. Mặc dù không nhắc cách rõ ràng, nhưng Gioan cho thấy, khi nhìn những dấu chứng Chúa Giêsu đã để lại, khi tận mắt thấy các băng vải, tận tay chạm vào các tấm khăn đã được xếp gọn, Simon Phêrô đã tin cách chắc chắn Chúa đã sống lại. Điều này cũng cho thấy Simon Phêrô tức là Giáo Hội là nhân chứng đầu tiên về màu nhiệm Chúa phục sinh và lời chứng của Giáo Hội là lời chứng đáng tin nhất, không thể sai lầm.
Gioan cũng chia sẻ về kinh nghiệm đức tin của riêng ông khi khéo léo kể lại: Người môn đệ kia tới trước, ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Chỉ sau khi Simon Phêrô đã vào trước, lúc đó người môn đệ kia mới bước vào mộ: Ông đã thấy và đã tin. Cách tiếp cận của tông đồ Chúa yêu với màu nhiệm này trước hết là sự cung kính cúi xuống trước ngôi mộ trống và những băng vải gấp gọn. Thái độ cúi xuống là thái độ khiêm nhường để lắng nghe và cúng kính đón nhận một màu nhiệm vượt quá kinh nghiệm thông thường. Mặc dù ông đến mộ trước và cũng có thể ông đã đạt đến niềm tin phục sinh trước Simon, nhưng ông vẫn cúi đầu để nhường bước và nhường chỗ cho tiếng nói và sự quyết định của Giáo Hội về Màu nhiệm này. Vì thế, Ông đã theo sau Simon để bước vào mộ. Ông đã thấy và đã tin. Ông tin những gì Giáo Hội thấy và tin những gì Giáo Hội dạy.
Thánh Gioan cũng cho thấy một lý do quan trong để mọi người có thể đón nhận niềm tin Chúa đã sống lại đó là phải dựa vào Kinh Thánh. Vì chính các tông đồ đã quên rằng: Theo Kinh Thánh, thì Đức Giêsu phải sống lại từ cõi chết. Khi nhắc lại điểm này, Thánh Gioan muốn nói cho các thế hệ tín hữu sau các tông đồ và cho chúng ta nhớ rằng chính kinh Thánh đã nói trước về việc Đức Giêsu phải sống lại từ cõi chết. Vì thế khi chúng ta siêng đọc và suy gẫm lời Kinh Thánh, chúng ta sẽ đón nhận được đức tin về màu nhiệm Chúa Phục sinh. Kinh Thánh là chứng lý quan trọng nhất cho chúng ta về việc Chúa đã sống lại từ cõi chết. Những ai siêng đọc Kinh thánh sẽ được cũng cố đức tin và sẽ không bao giờ phải lăn tăn hoặc nghi ngờ về màu nhiệm này.
Simon Phhêrô đã trở thành một nhân chứng nổi bất về màu nhiệm Chúa phục sinh, được sách Công vụ Tông đồ ghi lại. Từ một người thuyền chài đơn sơ chất phác, nay Simon trở nên người thông thái uyên bác, từ một người nhút nhát sợ hãi trước cuộc tử nạn của Chúa, nay ông mạnh mẻ làm chứng Chúa đã sống lại. Simon Phêrô còn thể hiện xuất sắc và có trách nhiệm trong vai trò làm thủ lãnh trong Giáo Hội, là cột trụ trong đức tin cho anh anh em và cho các tin hữu. Câu chuyện sách Công Vụ kể lại hôm nay tại nhà ông Cornêliô, Phêrô đã tự tin hiên ngang làm chứng về Chúa Giêsu. Ông đã kể lại cho mọi người về con người và sứ vụ của Chúa Giêsu và những việc lạ lùng Người đã thực hiện. Ông mạnh dạn nhắc đến cái chết thập giá của Chúa Giêsu mà người Do Thái đã gây ra cho Người. Phêrô quả quyết dầu đã bị giết, nhưng Chúa Giêsu đã sống lại và các tông đồ là các nhân chứng. Chính các ông đã được trò chuyện, ăn uống với Người khi Người từ cõi chết sống lại. Nay ông làm chứng cho mọi người rằng: Chính Đức Giêsu là Đấng được Thiên Chúa đặt làm thẩm phán xét xứ kẻ sống và kẻ chết. Ai tin vào Người, thì nhờ danh Người mà được ơn tha tội.
Thưa anh em, chúng ta đã được chỗi dậy với Đức Kitô để sống một cuộc sống mới. Vì thế, hãy tìm kiếm những gì thuộc thượng giới, đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới. Đó là điều Thánh Phaolô trong thư Colôsê đã nói, nhờ ơn của Bí Tich rửa Tội, chúng ta đã thực cùng chết với Chúa Kitô và cùng sống lại với Người. Vì thế chúng ta không thể để mình sống và cư xử như những người thuộc về hạ giới nữa, nhưng phải sống cao thượng và hướng thượng xứng đáng là những con người thuộc về Chúa Kitô.
Trong đại dịch Corona đang diễn ra, người ta thấy khi đối diện với chuyện sinh tử, nhiều người đã bộc lộ cách sống hoàn toàn theo bản năng thuộc hạ giới. Nó thể hiện qua sự ích kỷ, cố gắng giành giật thật nhiều về cho mình mà không nghĩ đến người khác, thể hiện qua việc tích trữ gạo, mì giấy vệ sinh; người khác lợi dụng dịch bệnh để đầu cơ nâng giá khẩu trang; người khác thu gom khẩu trang đã qua sử dụng về bán lại cho người tiêu dùng. Nhiều người tuy khá giả nhưng vẫn chen lấn để giành quà của người nghèo. Nhiều người nhìn những người nhiễm bệnh như những con dịch phải xa tránh, họ không tíếc lời chửi rủa những người mang mầm bệnh lây cho người khác… Những hành động đó thể hiện lối sống theo bản năng thấp hèn nơi con người.
Chúng ta cũng thuộc về hạ giới khi chúng ta để mình bị lôi kéo theo lối sống của người đời, khi chỉ biết cắm đầu vào tìm kiếm công danh, vật chất, hưởng thụ mà không tìm kiếm đời sống đạo đức và nước trời. Chúng ta không thể trở nên chứng nhân cho màu nhiệm phục sinh nếu chúng ta không chấp nhận sự biến đổi; nếu không từ bỏ con người cũ, từ bỏ những đam mê xấu, những bê tha rượu che cờ bạc, để vươn lên sống tốt lành thánh thiện trước mặt Chúa và mọi người. Tuyên xưng Màu nhiệm phục sinh còn phải chấp nhận thay đổi nếp sống cũ của gia đình, để tạo nên nếp sống mới, vui tươi, hoà thuận, êm ấm hơn.
Xin Chúa giúp chúng ta tin tưởng suy gẫm lời Kinh Thánh mỗi ngày và khiêm nhường lắng nghe sự chỉ dạy của Giáo Hội để được hướng dẫn và lớn lên trong đời sống đức tin và sống tốt ơn gọi Kitô hữu của mình. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam