Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 64
Tổng truy cập: 1361351
THIÊN CHÚA CÓ LIỀU LĨNH?
THIÊN CHÚA CÓ LIỀU LĨNH?
Thiên San, MTG. Thủ Đức
Chuyện kể rằng, có ông chủ kia, ngay từ đầu, ông đã gieo giống tốt trong ruộng của mình. Thế nhưng lợi dụng đêm tối, khi mọi người đã ngủ, kẻ thù của ông đã đến gieo cỏ lùng vào trong ruộng. Cả hai cứ thế mọc lên, đến một ngày, người đầy tớ phát hiện ra có cỏ lùng trong ruộng. Phải nhổ nó ngay thôi. Nghĩ thế, đầy tớ mới thưa với ông chủ rằng: “Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?” (Mt 13, 28). Ông chủ đáp: “Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi.” (Mt 13, 29-30). Dĩ nhiên là tên đầy tớ đã làm y như lời ông chủ căn dặn. Thực ra, ông chủ đã biết điều đó trước khi đầy tớ thưa chuyện. Ông chủ trên đây chính là Thiên Chúa. Phải chăng Ngài thật liều lĩnh?
Dân gian có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Khi quyết định để cả hai cùng lớn lên cho đến mùa gặt, chắc hẳn ông chủ đã lường trước được những rủi ro cũng như cơ hội có thể xảy ra cho cả hai. Một là lúa tốt khi sống với cỏ lùng sẽ bị cỏ lùng lấn át, lấy hết chất dinh dưỡng khiến cho lúa trở nên còi cọc, ít năng suất, tệ hơn là nó có thể chết. Hai là khi cỏ lùng sống giữa lúa tốt, nó sẽ chẳng thể làm gì được khi lúa tốt quá mạnh mẽ, nó không đủ cơ dành hết dinh dưỡng từ đất, cũng như sự chăm sóc từ ông chủ. Có khi, nhờ sống gần lúa tốt mà cỏ lùng được biến đổi. Về phần ông chủ, ông không muốn tiêu diệt cỏ lùng vì sợ rằng khi gom cỏ lùng sẽ làm bật luôn rễ lúa. Bởi vậy, ông đã chấp nhận chăm sóc lúa tốt giữa sự hiện diện của cỏ lùng. Ông chấp nhận để cho cỏ lùng “ăn ké” của lúa tốt. Khi bón phân, tưới nước, xịt thuốc, chắc chắn cỏ lùng cũng được hưởng từ lúa tốt tất cả những điều này. Có điều gì đáng lo ngại nữa không?
Thiên Chúa luôn có thể rút điều lành từ điều dữ. Việc lúa tốt sống cùng cỏ lùng có khi lại là ý hay. Bởi như điều lo ngại của Ông Chủ, nếu chỉ muốn tiêu diệt cỏ lùng ngay khi phát hiện ra thì sẽ chỉ làm ảnh hưởng đến lúa tốt. Nó có thể sẽ bị bật luôn rễ, bật rễ thì chỉ có chết thôi, còn gì nữa. Điều này nhắm đến sự an toàn cho lúa tốt. Khi có cỏ lùng cạnh tranh, lúa tốt sẽ có cơ hội vươn lên cách mạnh mẽ hơn. Con người thường vội vàng trong các quyết định và thường chỉ muốn tiêu diệt, nhưng Thiên Chúa thì khác. Ngài luôn kiên nhẫn, đầy khoan dung. Ngài luôn dành cho chúng ta những lối mở. Ngài không bao giờ diệt đường sống của ai. Mỗi khi ta vấp ngã, Ngài luôn cho ta cơ hội để thay đổi, làm lại để nên tốt hơn. Mỗi khi ta gặp thử thách, thánh giá, Ngài không cất nó khỏi ta, nhưng kiên nhẫn dạy ta cách vác lấy thánh giá, đón nhận và biến nó trở thành phương thế giúp ta được cứu.
Lúa tốt ở đây cũng có thể hiểu là những điều tốt đẹp Ngài đã gieo vào cuộc đời của chúng ta. Cỏ lùng là những ghen ghét, đố kỵ, hận thù mà ma quỷ đã gieo vào lòng chúng ta. Mảnh đất tâm hồn chúng ta mở ra đón nhận hạt giống của Chúa và nó cũng đã không ít lần cưu mang cỏ lùng. Kẻ thù đã lợi dụng lúc đêm hôm, khi người ta còn đang ngủ để gieo cỏ lùng. Thật vậy, trong cuộc sống, đã lắm khi chúng ta ngủ mê trong những thú vui, lạc thú, chạy theo tiền tài danh vọng để rồi thiếu cảnh giác. Hậu quả là cỏ lùng xuất hiện trong mảnh đất tâm hồn ta lúc nào không hay. Cỏ lùng và lúa tốt cùng lớn lên trên mảnh đất tâm hồn ta. Cả hai cùng mọc lên thì cả hai sẽ phải cạnh tranh nhau đất sống. Vậy ta phải làm gì? Thiết nghĩ, ta cần kiên nhẫn với bản thân mình như chính Thiên Chúa đã kiên nhẫn với ta. Mỗi ngày sống là cơ hội để ta nuôi dưỡng lúa tốt trong mình. Khi ta ưu tiên chăm sóc, chú ý đến những điều tốt lành, thiện hảo và sống những giá trị mà Chúa dạy, lúc ấy lúa tốt sẽ phát triển cách mạnh mẽ trong ta. Còn nếu ta bỏ bê việc sống lời Chúa dạy, cỏ lùng sẽ có cơ hội lấn át, bành trướng và làm chủ ta. Chọn lựa là ở mỗi người. Hãy chọn cách Chúa đã dạy.
Sách Khôn ngoan cũng cho ta hay: “Ngoài Chúa, không có chúa nào khác chăm sóc mọi sự, ngõ hầu minh chứng rằng Chúa không đoán xét bất công. Vì chưng, sức mạnh của Chúa là nguồn gốc sự công minh, và vì Người là Chúa mọi sự, nên tỏ ra khoan dung với mọi người. Chúa chỉ tỏ sức mạnh Chúa ra khi có kẻ không tin vào uy quyền của Chúa, và triệt hạ kẻ kiêu căng không nhìn biết Người. Vì là chủ sức mạnh, nên Chúa xét xử hiền lành, Chúa thống trị chúng ta với đầy lòng khoan dung: vì khi Chúa muốn, mọi quyền hành tuân lệnh Người. Khi hành động như thế, Người dạy dỗ dân Người rằng: Người công chính phải ăn ở nhân đạo, và Người làm cho con cái Người đầy hy vọng rằng: Người ban cho kẻ tội lỗi ơn ăn năn sám hối” (Kn 12, 13. 16-19). Điều này vén mở cho ta phần nào về lý do tại sao Ngài lại quyết định để cho cả lúa và cỏ lùng cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Thực ra, Thiên Chúa của chúng ta luôn biết mình đang làm gì. Ngài không hề liều lĩnh.
Lạy Chúa! Cảm tạ Chúa đã bày tỏ tình thương yêu, lòng nhân hậu của Chúa dành cho chúng con. Chúa không bao giờ ngừng hy vọng và luôn cho chúng con cơ hội để thay đổi mỗi ngày. Xin giúp chúng con biết cộng tác với Chúa để cây đời con trổ sinh nhiều bông hạt. Xin giúp con biến biến những gì là cỏ lùng trong con thành lúa tốt. Khi sống với tha nhân, xin Chúa giúp con cũng có lòng kiên nhẫn, bao dung của Chúa để đừng bao giờ lấy mất cơ hội thay đổi của Người khác nhưng luôn biết mở ra với lòng bao dung, nhân hiền của Chúa. Chúng con luôn tin rằng, tất cả những gì xảy ra trong cuộc đời chúng con không nằm ngoài sự quan phòng yêu thương của Chúa. Amen.
.LÒNG NHÂN ÁI BAO DUNG
Gm Giuse Vũ Văn Thiên
Một lần nữa, hình ảnh thửa ruộng lại được Chúa Giêsu sử dụng để chuyển tải giáo huấn của Người. Thửa ruộng vừa có lúa vừa có cỏ lùng, phản ánh cuộc sống thực tế của chúng ta. Quả thực, trên đời này luôn hiện hữu những người tốt và những người chưa tốt. Hơn nữa, trong chính con người của mỗi chúng ta cũng có những hành vi tốt và hành vi xấu. Vì thế, Lời Chúa hôm nay vừa diễn tả lòng nhân ái của Thiên Chúa, vừa kêu gọi lòng bao dung của con người. Bởi lẽ, nhờ lòng nhân ái của Chúa mà chúng ta không bị trừng phạt khi lỗi lầm; nhờ lòng bao dung của con người mà bớt đi thành kiến xung đột với cuộc sống xung quanh.
Thiên Chúa là Đấng nhân ái. Tác giả sách Khôn ngoan đã khẳng định với chúng ta như thế. Ngài cũng là Đấng Độc tôn, tức là không có thần linh nào ngang hàng hay sánh bằng (Bài đọc I). Lòng nhân ái của Thiên Chúa được minh chứng suốt bề dày của lịch sử Cựu ước, cũng là lịch sử nhân loại. Đã nhiều lần Do Thái phạm tội, nhưng Thiên Chúa thương và tha thứ. Nếu Thiên Chúa là Đấng nhân ái, Ngài cũng muốn chúng ta có lòng bao dung đối với nhau. Tác giả sách Khôn ngoan đã chuyển tải đến chúng ta lời Chúa phán: “Chúa đã dạy dân rằng: người công chính phải có lòng nhân ái. Ngài đã cho con cái niềm hy vọng tràn trề, là người có tội được Ngài ban ơn sám hối”. Mỗi người sống trên trần gian là một “tiểu vũ trụ”, có nghĩa là một thế giới riêng, có nhiều điều dị biệt với người khác. “Tiểu vũ trụ” này có nhiều điều cần khám phá và phải tôn trọng. Một tác giả nào đó đã viết: “Đối với vũ trụ bao la, bạn chỉ là một người nhỏ bé. Nhưng đối với một người, bạn là cả vũ trụ” (Sưu tầm).
Vì khác biệt về sở thích, tính tình hay quan điểm, nên mỗi người cần phải kiên nhẫn, như người chủ ruộng trong Tin Mừng. Chúa Giêsu cho thấy rõ cách sự khác biệt giữa cách hành xử của Thiên Chúa và cách hành xử của con người: con người muốn tru diệt hết những ai mình không hợp không thích; Thiên Chúa lại nhân ái chờ đợi và mong họ sám hối nên hoàn thiện. Trong thế giới của chúng ta, nếu ông chủ vườn không thể làm cho một cây cỏ lùng đổi thay biến thành cây lúa, thì đối với Thiên Chúa, Ngài lại luôn ban cho các tội nhân một cơ hội để họ sám hối trở về. Đó là câu trả lời cho những mắc chúng ta thường thấy: tại sao trên thế giới này vẫn tồn tại những người thất đức? Thiên Chúa cũng là nguyên lý của mọi sự tốt lành. Ngài chỉ gieo lúa vào cuộc đời. Sự xuất hiện của cỏ lùng là do âm mưu của ma quỷ và của con người.
Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta tự vấn lương tâm: tôi là cây lúa hay cây cỏ lùng trong “vườn đời” này? Đừng chủ quan nhận mình là hoàn thiện, nhưng hãy can đảm nhận ra tình trạng thực của mình. Có những lúc chúng ta giống như cỏ lùng, làm mất đi sự hài hòa trong mối tương quan với những người trong một gia đình hoặc trong một cộng đoàn. Có những khi chúng ta đang vô tình gieo vào lòng những người đơn sơ hay trẻ nhỏ những gương xấu, giống như kẻ gieo cỏ lùng lẫn vào ruộng lúa ban đêm.
Thiên Chúa là Đấng nhân ái và thương xót, nhưng Ngài cũng là vị thẩm phán công minh. Có những người cố tình khước từ lòng thương xót của Chúa, mặc dù họ được nghe nói về Ngài. Họ phải lãnh trách nhiệm về sự chọn lựa của mình. Cho đến mùa gặt, tức là lúc sau hết của cuộc đời, có những cây cỏ lùng vẫn cố tình là cỏ lùng mà không chịu biến đổi, lúc đó sẽ bị đốt trong lửa. Cùng mọc lên trên một thửa ruộng, nhưng đáp số cuối cùng của cây lúa và cây cỏ lại khác nhau: lúa nuôi sống người được thu vào lẫm; cỏ vô dụng bị bó lại đốt đi. Đó là hình ảnh diễn tả người công chính và các tội nhân mà chúng ta thường gọi là thiên đàng hay hỏa ngục. Hỏa ngục là nơi vắng bóng Thiên Chúa, không có tình thương. Nơi ấy, chỉ có hận thù khôn nguôi và đau khổ vĩnh viễn.
Trong vườn đời có nhiều lúa và cỏ cùng hiện hữu, người tin Chúa cũng được mời gọi đóng góp phần mình làm cho những người còn lạc xa đường chân lý được tỉnh ngộ và trở về. Hãy giúp họ nhận ra lòng nhân ái của Chúa, qua sự bao dung của mỗi chúng ta. Ngài là Cha yêu thương, luôn chờ đợi các tội nhân trở về, để tha thứ và ban cho họ nghị lực mới. Như thế, thay vì buồn sầu bi quan vì cộng đoàn tín hữu là thiểu số trong một xã hội mênh mông, chúng ta hãy ngẩng cao đầu, vì có Chúa ở với chúng ta. Chúng ta cũng vui mừng tự hào, vì Chúa trao cho chúng ta sứ mạng trở thành muối và ánh sáng cho đời. Thiên Chúa là Đấng kiên nhẫn và bao dung. Chúng ta hãy kiên nhẫn và bao dung như Ngài trong cách đối xử với anh chị em mình.
Xin ơn Chúa Thánh Thần nâng đỡ để chúng ta được ơn trung thành với Chúa và nhất là biết sống theo thánh ý của Ngài. Vâng, đời sống gia đình, những sinh hoạt trong giáo xứ, những mối tương quan nghề nghiệp bạn bè trong cuộc sống đời thường đang là những môi trường để chúng ta thực thi sứ mạng làm men làm muối cho đời. Kể cả lời cầu nguyện của chúng ta cũng rất cần có Chúa Thánh Thần soi sáng, vì Ngài hiểu nỗi lòng và những ước nguyện chính đáng của chúng ta (Bài đọc II).
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam