Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 38
Tổng truy cập: 1354350
Thiên Chúa Đấng Nhân Hậu
Anh chị em thân mến.
Trong bài giảng tĩnh tâm cho giáo triều Roma, Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận có nói: Chúa Giêsu cũng có những khuyết điểm.
Trước tiên Ngài là người không biết về toán học. Ngài đã bỏ lại 99 con chiên để đi tìm một con. Giữa con số 1 và 99 không biết số nào lớn.
Kế đến Ngài là người không biết làm kinh tế. Đang có 9 đồng lại không màn đến, để đi tìm một đồng, rồi vui mừng, mời bạn bè đến chia vui.
Hơn nữa, Ngài còn là Người hay quên. Những người tội lỗi vây quanh mà dường như Ngài không hay biết. Như đứa con trong dụ ngôn, đã ra đi phung phí tiêu hao tiền của, thế mà Ngài vẫn ngày đêm mong đợi, để rồi khi nhìn thấy đứa con, Ngài vui mừng.
Nhưng thật ra đó không phải là những khuyết điểm, mà chính vì Tình Yêu Thương bao la đã vượt qua tất cả, vượt qua sự tính toán hơn thua của trần thế, vượt qua mọi đố kỵ của người đời. Ngài chỉ còn nhìn thấy Tình Yêu được đáp trả. Như thế đã đủ rồi và Ngài không đòi hỏi điều gì nữa.
Như trong bài phúc âm chúng ta vừa nghe. Ngài vui mừng vì tìm được con chiên lạc. Ngài không chờ đợi con chiên phải la lối, kêu cứu, nhưng Ngài đã đi và tìm được nó.
Cũng như đồng bạc bị mất đi. Vui mừng vì tìm được. Không phải vì giá trị của nó hơn những đồng khác. Nhưng vì Ngài không muốn những gì của mình phải hư đi, mất đi một cách vô cớ, nên đã làm hết mọi cách để tìm cho được.
Cao hơn nữa, đối với con người. Thiên Chúa chờ đợi một dấu hiệu chứng tỏ lòng ăn năn sám hối. Quay trở về, chỉ cần có dấu hiệu quyết tâm như thế, còn mọi việc khác Ngài sẽ bù đắp cho bằng Tình Yêu Thương bao la của Ngài. "Phải ăn tiệc vui mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy".
Mỗi người trong chúng ta là con chiên trong đàn của Chúa, là đồng bạc trong tay Chúa, hơn thế nữa còn là người con rất yêu quý của Ngài.
Nhưng chúng ta là người con như thế nào? Người con hằng ngày ở kề cận bên cha để tính toán thiệt hơn, để rồi bất bình khi thấy Cha không làm theo ý muốn của mình. Đó là người con cả trong bài Phúc âm chúng ta vừa nghe. Hay là chúng ta thấy mình đáng được một chút gì đó, để rồi đòi hỏi và tự mãn với những gì mình có, không cần biết đến ai, kể cả Người đã ban cho mình những cái hiện có. Chính thái độ tự mãn đó đã tiêu hao đi những gì đã được, đến nỗi không còn gì hết. Đó là người con thứ.
Nhưng chúng ta có biết hồi tâm, có nhìn thấy được sự mất mát, thiếu thốn của chính mình để biết quay trở về, nhận sự tha thứ và sống lại trong tình yêu thương và vui mừng của Thiên Chúa. Hay là chúng ta cứ tưởng mình đang giàu có, đang có công trạng qua sự tính toán riêng tư của mình và Thiên Chúa phải trả công cho chúng ta. Nên chúng ta không cần phải trở về, không cần phải vào nhà, cho dù bao nhiêu lời van xin, bao nhiêu lời giải thích, chúng ta cũng không thể hòa nhập với những gì mình cho là không xứng đáng, không hợp lý, chỉ có mình là đúng nhất, còn người khác thì không bao giờ. Đó có phải là những bước chân hoang? Không phải bằng thân xác, nhưng đó là những bước chân hoang của tâm hồn.
Thiên Chúa đang chờ đợi mỗi người quay trở về, để Ngài ôm vào lòng, để Ngài ban cho tất cả, để Ngài ban cho tình Yêu thương bao la của Ngài.
Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa cho chúng ta biết từ bỏ kiếp đi hoang, biết nhìn thấy được những lỗi lầm của mình, để quay trở về sống trong sự vui mừng Nước Trời.
Lc 15, 1 - 32
1 .”Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau ? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15). Đó là lời tiên tri Isaia đã phản ánh rất trung thực về tình cảm của người mẹ trần thế đối với đứa con của mình, và hơn thế nữa, Isaia cho thấy tình yêu của Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta.
Vâng đúng thế, Thiên Chúa luôn yêu thương con người, chủ đề của các bài Thánh Kinh hôm nay đều nói về lòng nhân từ của Thiên Chúa đối với loài người, nhất là những tội nhân. Bài đọc I, trích sách Xuất hành, diễn tả cơn thịnh nộ của Thiên Chúa trước tội “thờ bò vàng” của dân Israel, nhưng nhờ lời cầu nguyện của Môsê, cơn thịnh nộ ấy đã được nguôi dần. Bài đọc II, trích thư của thánh Phaolô gởi cho Timôthê, thánh Phaolô cho thấy Thiên Chúa không chỉ nhân hậu cách chung chung với một dân, một nhóm người, mà Ngài còn nhân hậu với từng người một, như kinh nghiệm chính thánh Phaolô đã thuật lại khi xác tín :”Đức Kitô Giêsu đã đến thế gian, để cứu những người tội lỗi, mà kẻ đầu tiên là tôi ” (1Tm 1,15). Hình ảnh Thiên Chúa là Đấng nhân hậu càng rõ nét, qua ba dụ ngôn nổi tiếng như trong đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe : “Con Chiên Lạc”, “Đồng Bạc Mất” và “Người Cha Nhân Hậu”.
2. Chúng ta sẽ hiểu tấm lòng của Đức Giêsu hơn khi biết bối cảnh của đoạn Tin Mừng nầy. Đức Giêsu tiếp đón những người tội lỗi, điều này làm cho những ngừời biệt phái và luật sĩ phiền trách Chúa. Trước thái độ ấy, Người dạy cho họ một bài học, một cái nhìn đích thực về Thiên Chúa, Đấng gần gũi, giàu lòng nhân hậu đối với mọi người, nhất là những kẻ lầm lỗi. Lòng nhân hậu đó có thể dễ nhận thấy qua các phương diện : Tôn trọng tự do của con người; yêu thương và đi bước trước đến với tội nhân; và hoàn toàn tha thứ cho tội nhân.
3. Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của con người. Trong dụ ngôn “Con Chiên Lạc”, hẳn con chiên này cũng như những các con chiên khác trong đàn, chủ đã để cho nó tự do để đi lại ăn uống, nhưng thay gì đi theo bầy đàn, nó lại đi riêng, thế là nó bị lạc! Điều này càng rõ hơn trong dụ ngôn người cha nhân lành. Thông thường cha chỉ chia gia tài cho các con khi thấy mình đã già yếu, sắp chết, bởi “ai nắm tiền là nắm quyền” (x. Hc 33,20-24) hoặc thấy con mình có khả năng giữ được gia tài thì mới trao phó cho nó và việc nầy là tự ý của người cha. Nhưng xem ra người cha trong dụ ngôn này đã không khôn ngoan tính kỹ như vậy, vì ông quá thương con, quá tôn trọng tự do của nó nên đã chia gia tài và cho nó tuỳ nghi sử dụng. Người cha nầy chính là hình ảnh của Thiên Chúa, Đấng ban cho con người tự do, và nhiều khi con người đã sử dụng tự do một cách sai lạc !
4. Lòng nhân hậu của Thiên Chúa thể hiện qua việc yêu thương từng người trong chúng ta và luôn muốn ta sống trong tình yêu thương của Ngài. Một con chiên lạc không có giá trị gì so với cả đàn chiên, thế mà người chủ lại đi tìm ngay khi nhận ra nó đi lạc. Một đồng bạc rơi mất không có giá trị gì, vậy mà cũng đáng quý, cho nên người phụ nữ nầy phải tốn công tìm kiếm cho bằng được. Một đứa con hư hỏng không ích lợi gì cho gia đình, vậy mà người cha vẫn luôn trông ngóng ngày đêm, nên mới có thể nhận ra khi nó còn ở đàng xa. Đó chính là hình ảnh Thiên Chúa yêu thương từng người trong chúng ta. Mỗi tâm hồn xa cách Thiên Chúa, Ngài đều mong quay trở về.
5. Lòng nhân hậu của Thiên Chúa còn thể hiện ở việc hoàn toàn tha thứ cho tội nhân. Người chăn chiên khi tìm gặp con chiên lạc thì vui mừng vác nó trên vai mà trở về, cho nó nhập lại đàn, chứ không đánh đập nguyền rủa. Người đàn bà vui mừng khi tìm được đồng bạc bị đánh mất. Cũng vậy, người cha nhân hậu quá sức mừng rỡ khi đứa con hoang đàng trở về, ông bất chấp lỗi lầm của nó.
Đọc Tin Mừng, chúng ta thấy Đức Giêsu thật là hình ảnh của Thiên Chúa nhân hậu. Phêrô đã từng chối Thầy mà sau khi hối lỗi vẫn được Thầy tin tưởng giao trọng trách. Người trộm lành được hoàn toàn tha thứ và còn được hứa hưởng hạnh phúc với Chúa… Thật là đúng theo một bài hát cầu hồn mà chúng ta thường nghe “Chúa là Đấng từ bi và nhân hậu, Người đại lượng và chan chứa tình thương. Người không xử với ta như ta đáng tội, và không trả cho ta theo lỗi của ta ”.
6. Hình ảnh Thiên Chúa nhân hậu từng giây từng phút vẫn còn tiếp diễn. Thật vậy, Thiên Chúa ban cho con người tự do và vẫn luôn tôn trọng tự do của con người. Đó là hồng ân Ngài ban cho ta, hơn thế nữa khi ta sử dụng tự do cách sai lạc Ngài vẫn mong chờ ta quay trở về và rộng lòng tha thứ. Ánh mắt Ngài vẫn dõi theo từng người trong chúng ta. Một cách cụ thể hơn, qua bạn bè, những người thân nhắc nhở khi chúng ta có điều bất xứng. Qua những vị mục tử hay những người làm công tác tông đồ lặn lội đi tìm kiếm những người nguội lạnh. Qua hình ảnh cửa toà giải tội luôn rộng mở, mà linh mục thay mặt Chúa, như người cha nhân từ, ngồi trông ngóng những tội nhân...
7. Chúng ta không chỉ cảm nhận lòng nhân hậu của Thiên Chúa để quyết tâm sống tốt hơn, mà còn hãy noi gương Đức Giêsu trong việc cư xử từ tâm đối với nhau. Đừng như những người biệt phái, luật sĩ kết án, loại trừ đối với anh em, bởi tất cả chúng ta đều con một Cha trên trời, đều được mời gọi hạnh phúc với Ngài và ai trong chúng ta dám cho mình là vô tội !?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam