Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 109

Tổng truy cập: 1349889

Thiên Chúa luôn ở cùng chúng ta

THIÊN CHÚA LUÔN Ở CÙNG CHÚNG TA

Jos. Tú Nạc, NMS

Chúa Ba Ngôi – Năm B (Deuteronomy 4: 32-34, 39-40; Psalm 33; Romans 8: 14-17; Mathew 28: 16-20)

Vũ trụ chuyển động từ sức mạnh phi thường được phát ra bởi sự sáng tạo. Bằng những dụng cụ đo lường tinh vi của mình, các nhà khoa học đã đo tiếng dội và những rung chuyển sau đó của vụ nổ Big Bang hình thành vũ trụ. Sau hàng tỷ năm, chúng ta chỉ tìm ra những lời bàn tán xì xào và những dấu tích của khoảnh khắc thực sự đó. Nhưng nó vẫn đang mở ra và chúng ta trải qua ảnh hưởng của nó hằng ngày. Sự sáng tạo tiếp tục – vũ trụ tiếp tục tiến triển và chúng ta tiếp tục thay đổi.

Trong một phương thức tương tự, Môsê kêu gọi dân Israel hãy nhớ sự biểu hiện quyền năng của Thiên Chúa mà đã cứu thoát họ khỏi cảnh nô lệ và cùng họ tới miền đất hứa (Promised Land). Sự lưa chọn và cứu vớt của họ cả hai là không do lao động và khó có thể xảy ra – lý do duy nhất là tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho mọi người mà Người đã chọn. Và giờ đây, Môsê cổ vũ họ không bao giờ được quên cả hai quyền năng và bác ái. Họ phải mang hết nghị lực và những hiệu quả đem lại của ký ức sơ khai đó để luôn trung thành trước những giới răn của Thiên Chúa và sống theo những nguyên tắc thiêng liêng, cao cả. Thiên Chúa không đoạn tuyệt họ vì sự cứu rỗi là một quá trình liên tục. Suốt chiều dài lịch sử của Israel tai họa xảy ra bất cứ lúc nào, quốc gia quên lòng nhân từ khởi thủy của Thiên Chúa hoặc cho phép nó trở thành một tôn giáo hoặc sự tạo tác văn hóa thay vì thực tế cuộc sống.

Cuộc tử nạn và sự phục sinh của Chúa Giêsu là sự kiện đặt nền móng cho người Ki-tô giáo. Nó phản hồi hàng bao nhiêu thế kỷ, dấu ấn văn hóa, lịch sử và vô số đời sống con người. Nó không phải là cái gì mà sự sống nhân loại kiếm được hoặc xứng đáng được hưởng mà là được ban phát bởi lòng thương xót và lượng từ bi của Thiên Chúa. Khắc ghi tình yêu và quyền năng mà Thiên Chúa biểu hiện trên danh nghĩa của chúng ta giúp đỡ chúng ta để đời sống bản thân chúng ta mãi mãi trung thành đối với lời răn dạy của Chúa Giêsu.

Chúng ta đương đầu cùng với những nguy hiểm khi những biến cố của Đức Ki-tô trở nên giáo điều hoặc nghi thức và không còn là nguồn sinh khí và cảm hứng. Dư âm cùng những trào lưu đặt trong sự vận động bởi cuộc đời của Đức Ki-tô là tất cả những gì xoay quanh chúng ta và có thể được lĩnh hội khi chúng ta mở rộng tâm trí và tâm hồn của chúng ta.

Mối liên kết của chính chúng ta với Thiên Chúa tuần tự tiếp tục phát triển. Thánh Phaolô giải thích rằng niềm tin của chúng ta không chỉ là tôn giáo mà còn là sự gọi mời để chia sẻ trong mối quan hệ hiệp nhất với Thiên Chúa. Món quà yếu tính của Thiên Chúa cộng hưởng sự thiêng liêng tới bản tính loài người của chúng ta. Tiếng kêu than của chúng ta đối với “Chúa/Abba” là một trong những nhận biết – chúng ta nhận thức rõ một cách thầm kín rằng Thiên Chúa là cả hai nguồn gốc và vận mệnh của chúng ta. Sự thiêng liêng cao cả sẽ là yếu tố để chúng ta chiến thắng những cảm nghĩ chia cắt và khoảng cách với Thiên Chúa và tham gia mối quan hệ với Chúa Ba Ngôi. Niềm mong muốn của Thiên Chúa là được chia sẻ với chúng ta tất cả những gì là của Người. Sự sợ hãi vẫn hiện diện trong nhiều tâm hồn thành tín là bằng chứng để chúng ta vẫn còn một chặng đường dài tiến bước. Đó là trách nhiệm của tôn giáo lành mạnh, kiên cường để thấm nhuần ý nghĩa sự sống của con cái và người kế thừa của Thiên Chúa thay vì sợ hãi và thiếu tự do.

Thậm chí sự kiện Chúa Giêsu phục sinh xuất hiện không thể xua tan mọi nghi ngờ. Phản ứng của các tông đồ là một sự pha trộn lưỡng lự và niềm tin cũng như sợ hãi, vui mừng và sửng sốt. Sứ mệnh của Chúa Giêsu rất rõ ràng – chia sẻ tin mùng và ơn phúc bạn được lãnh nhận cùng với cả thế gian. Đừng tích lũy nó cho bản thân hoặc sử dụng nó để củng cố ý thức độc đoán hoặc cá nhân. Dạy người khác những gì mà nó mang ý nghĩa để sống một đời sống làm người trong mối giao hòa với dấu chỉ thiêng liêng về phần linh hồn. Nhưng trước khi mạnh dạn để làm môn đệ của người khác, chúng ta phải đoan chắc rằng chúng ta tự thân bước trên con đường đó.

Nhiều học giả tin rằng hình thức đặt tên Chúa Ba Ngôi trong đoạn trích là sự bổ sung sau này và nó thể hiện môy lý thuyết thần học Chúa Ba Ngôi mà mất đến gần bốn thế kỷ để bộc lộ. Nó không phải là sự cho phép để bắt buộc niềm tin của con người đối với người khác hoặc hạ uy tín những ai thuộc truyền thống tôn giáo khác. Tầm quan trọng (của vấn đề) là nên tham gia “tông đồ” và cuộc sống của một tông đồ có thể chấp nhận bằng nhiều hình thức khác  – yếu tố thiết yếu đó là tình yêu, phục vụ và công lý. Nó cũng kêu gọi để đón nhận những cơ cấu chính trị, kinh tế và tôn giáo để phản ảnh những nguyên tắc thiêng liêng của sự bình đẳng, chia sẻ và công lý đả thông.

Nhưng những lời cuối của Chúa Giêsu chúng ta sẽ tiếp nhận dũng khí – Người luôn ở bên chúng ta đến “lúc cuối cùng.” Thiên Chúa sẽ không bao giờ vắng mặt với đời sống của chúng ta thậm chí chúng ta luôn không nhận biết được sự hiện diện của người. Và điều đó không chỉ mang ý nghĩa như một sự an ủi mà còn như nguồn cảm hứng và nguồn lực cho chúng ta.

home Mục lục Lưu trữ