Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 46
Tổng truy cập: 1351166
Thiên đàng toàn là thành phần què cụt đui mù tử đạo
Thiên đàng toàn là thành phần què cụt đui mù tử đạo
Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật XXVI tuần này có hai vấn đề rõ rệt, tất cả đều được chất chứa theo bố cục của bài Phúc Âm. Vấn đề thứ nhất đó là vấn đề tinh thần bè phái của thành phần tông đồ được Thánh Ký Marcô ghi lại ở phần đầu của bài Phúc Âm, và vấn đề thứ hai đó là vấn đề gương mù gương xấu ở phần thứ hai của bài Phúc Âm. Bài đọc thứ nhất hợp với phần đầu của bài Phúc Âm, phần về tinh thần bè phái của thành phần tông đồ; và bài đọc thứ hai lại ăn khớp với phần thứ hai của bài Phúc Âm, phần về gương mù gương xấu.
Vấn đề tinh thần bè phái. Vì các vị tông đồ còn đầy tinh thần thế gian, tinh thần tranh chấp ngôi vị, một tinh thần phản lại với tinh thần phục vụ của Chúa Kitô, của Mầu Nhiệm Vượt Qua, như bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước đã cho thấy, bởi thế không lạ gì khi có vị tỏ ra tinh thần bè phái trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này: “Thày ơi, chúng con đã thấy một người sử dụng danh Thày mà trừ quỉ, và chúng con đã cố ngăn cản hắn vì hắn không thuộc về nhóm của chúng ta”. Nghe thấy tông đồ Gioan trình báo và có thái độ như thế, Chúa Giêsu đã lợi dụng dạy cho riêng vị tông đồ được Người yêu riêng và chung các tông đồ khác tinh thần hiệp thông như sau: “Đừng có ngăn cản họ. Không ai sử dụng danh Thày làm phép lạ mà đồng thời lại nói xấu Thày. Ai không chống lại chúng ta là hợp với chúng ta…” Ở đây, theo câu nói của tông đồ Gioan, thoạt tiên chúng ta có thể nghĩ rằng vị tông đồ này tỏ ra muốn ngăn cản người khác trừ quỉ là vì họ nhân danh Thày của mình mà làm, tức muốn bảo vệ tên tuổi lừng lẫy của Thày mình mà thôi. Tuy nhiên, người đọc cũng có thể hiểu sâu xa hơn nữa là thái độ ngăn cản của tông đồ Gioan có nghĩa là chỉ có thành phần tông đồ của Đấng các vị tuyên xưng ”Thày là Đức Kitô” trong bài Phúc Âm Chúa Nhật cách đây hai tuần, mới có quyền năng làm và mới được thẩm quyền làm mà thôi, một quyền lực mà các vị đã được Thày của các vị ban cho các vị khi Người sai đi rao giảng, như được nhắc tới ở bài Phúc Âm Chúa Nhật XV năm B.
Không biết có phải vì tinh thần bè phái này, tinh thần tranh chấp chẳng những trong nội bộ tông đồ đoàn, như bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước cho thấy, mà còn cả với phương diện đối ngoại nữa, như bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này cho thấy, mà các vị không nhìn ra rằng tên tuổi của Thày các vị sẽ càng được rạng danh hơn khi có người không thuộc về nhóm của các vị cũng làm được phép lạ, cũng trừ được quỉ như các vị. Đáng lẽ các vị phải mừng mới đúng, vì thấy ảnh hưởng của Thày mình vươn tới hết mọi giới người. Bởi vì, quyền năng trừ quỉ không phải ai cũng có, ngoại trừ duy nhất Con Thiên Chúa, Đấng “tỏ mình ra là để hủy hoại các việc làm của ma quỉ” (1Jn 3:8), và những ai được Người ban cho, được thông phần vào quyền năng của Người. Đó là lý do Chúa Giêsu đã khẳng định: “Không ai sử dụng danh Thày làm phép lạ mà đồng thời lại nói xấu Thày”. Câu khẳng định này của Chúa Giêsu chẳng khác nào câu Người phán với những người Pharisiêu là thành phần cho rằng Người đã nhờ quỉ cả mà trừ quỉ con: “Làm sao Satan lại đi trừ Satan chứ? Một vương quốc chia rẽ nhau thì tồn tại thế nào đây?” (Mk 3:23-24). Bởi thế, thái độ bè phái nơi các tông đồ cũng chẳng khác nào thái độ của thành phần Pharisiêu tự cao tự đại, cái gì cũng cho mình là hay, là đệ nhất thiên hạ, không ai bằng. Và đó cũng là lý do Chúa Giêsu đã bảo các tông đồ phải coi chừng men gương mù gương xấu của nhóm Pharisiêu (x Mt 16:6) và dạy cho các tông đồ một nguyên tắc sống hiệp thông, ở chỗ hễ ai không phản lại mình là hợp với mình!
Thật vậy, công ích là do mọi người xây dựng, và công ích là trách nhiệm chung chứ không phải là việc riêng của một cá nhân nào hay của một phái nhóm nào; mọi người cần phải đóng góp vào việc chung, bằng những việc lành theo khả năng, ơn gọi và hoàn cảnh của mình; và không phải chỉ có việc lành hay việc làm của mình mới là việc đóng góp xây dựng công ích, còn việc của người khác làm dù hay đến mấy, lợi đến mấy cũng không bằng mình, có thể còn chướng tai gai mắt mình, động đến lòng ghen tương và tinh thần tranh chấp của mình, thậm chí, như thời đại văn minh nhân bản trọng nhân quyền ngày nay cho thấy đã xẩy ra bao trường hợp, khiến con người đi đến chỗ tẩy chay nhau, kỳ thị nhau, sát hại nhau, chỉ vì không hợp với nhau, về mầu da, về tôn giáo, về văn hóa.
Thế nhưng, vấn đề ở đây là nếu người được ban cho quyền trừ quỉ trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này không làm sinh lợi nén bạc quyền năng trừ quỉ của mình, người ấy sẽ phải trả lẽ trước Đấng Tối Cao, ở chỗ, người đó đã trở thành một kẻ phá đám, đã không sử dụng những gì được ban cho để làm lành, để chia sẻ, để phục vụ, để ban phát, như lời Chúa Giêsu khẳng định: “Ai không xây dựng là phá đám” (Mt 12:30), như trường hợp của người đầy tớ được trao cho 2 nén bạc lại đem đi chôn giấu, nhưng vẫn bị phạt dù không làm thiệt hại gì cho 2 nén bạc còn nguyên ấy cả (xem Mt 25:24-30). Trái lại, nếu biết đóng góp, thì dù việc làm có nhỏ bé mấy đi nữa, vật cho đi có tầm thường hầu như không có giá là bao chăng nữa trước mắt thế gian đi nữa, như một ly nước lạnh được Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, cũng có công trước mặt Chúa. Bởi vì, yếu tố làm cho ly nước lạnh có giá trị không phải là chính việc làm cho bằng ý hướng làm, làm vì Chúa, vì yêu mến, vì “các con thuộc về Chúa Kitô”. Tức là chính Chúa Kitô, danh Chúa Kitô làm cho tất cả mọi sự con người làm, dù tầm thường đến đâu, âm thầm đến mấy, cũng trở thành vô giá. Tuy nhiên, nếu một việc lành hay việc làm tầm thường mà còn trở thành vô giá bởi liên quan đến thần linh, đến Chúa Kitô như thế, thì những việc xấu xa con người làm, dù nhỏ mọn mấy đi nữa, thầm kín mấy đi nữa, nếu liên quan đến Chúa Kitô, cũng trở thành trầm trọng, cần phải tuyệt đối tránh.
Thánh Âu Quốc Tinh đã nói đến tác hại của gương mù gương xấu, nhất là trong trường hợp gây ra bởi các vị mục tử như sau: “Vị mục tử sống một đời sống tội lỗi trước dân chúng là người sát hại chiên do các vị chăm sóc.Vị mục tử này đừng có tự lừa dối mình khi thấy chiên không chết, vì dù nó vẫn sống thật, vị ấy cũng trở thành một kẻ sát nhân – giống hệt như người đàn ông nhục dục nhìn người đàn bà một cách thèm thuồng, thì hắn đã phạm tội ngoại tình dù cho người đàn bà đó có còn trong sạch… Hắn không lên giường với nàng, nhưng hắn đã chiếm đoạt nàng trong phòng ngủ của lòng mình rồi. Bởi thế, kẻ nào sống đời sống tội lỗi trước mặt những ai thuộc quyền chăm sóc của mình là những kẻ sát hại bởi chính họ cho dù những người ấy khỏe mạnh. Những ai bắt chước họ thì chết; ai không thì sống. Nhưng đối với chính họ, họ đã sát hại cả hai…” (Bài Giảng về Các Vị Mục Tử, sermo 46, 9: CCL 41, 535-536 – dịch theo cuốn The Office of Reading, Saint Paul Edition, 1983, trang 1077).
Điển hình nhất là trường hợp làm gương mù gương xấu tác hại đến tâm linh, đến đức tin của con người, làm cho họ bỏ đạo, bỏ Chúa. Vẫn biết việc bỏ đạo, bỏ Chúa, mất đức tin là do mỗi một con người có ý thức và tự do, nhưng kẻ gây ra gương mù gương xấu vẫn không tránh được trách nhiệm của họ, cả ở đời này lẫn đời sau, như Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này. Ở đời này, hình phạt của kẻ gây ra gương mù gương xấu, kẻ làm cho anh chị em mình mất đức tin, bỏ Chúa, là bị thắt cối đá vào cổ mà quăng xuống biển; còn ở đời sau là bị tống vào hỏa ngục. Hình ảnh bị thắt cối đá đây chính là hình ảnh tiêu biểu cho thấy con người phải chịu trách nhiệm về việc xấu mình làm, một việc tự nó tác hại đến công ích, dù làm một mình không ai biết, vì trước hết và trên hết nó tác hại đến chính bản thân đương sự, một bản thân thuộc về cộng đồng nhân loại và phải sống cho công ích, như một chi thể yếu kém làm ảnh hưởng đến cả toàn thân. Biển đây là hình ảnh tiêu biểu cho tình trạng hỗn độn bất ổn trên thế gian, một tình trạng sẽ qua đi khi trời đất mới xuất hiện (x Rev 21:1). Vậy nếu bị cột cối đá là chịu trách nhiệm về việc xấu xa tác hại do con người làm, và biển là tình trạng lộn xộn hỗn độn trên thế gian, thì Chúa Giêsu có ý nói gì đối với trường hợp người làm gương mù gương xấu trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này khi phán “thà bị cột cối đá mà quăng xuống biển thì hơn”? Phải chăng Người cố ý nói họ bị chết về phần xác còn hơn là người khác bị thiệt mất phần hồn, giống như trường hợp thà mất hết cả đàn heo, thiệt hại vật chất mà cứu được một con người khỏi bị quỉ ám còn hơn (x Lk 8:32-37)?
Căn cứ vào mạch văn của bài Phúc Âm, ý nghĩa của cụm từ “còn hơn” đây còn có một ý nghĩa khác nữa, đó là ý nghĩa giá trị giữa đời này và đời sau. Con người làm gương mù gương xấu thà biết nhận trách nhiệm của mình về những việc làm gây lộn xộn tác hại trên thế gian, hay làm cho lương tâm của mình cắn rứt, để sửa mình còn hơn mù quáng đến nỗi sau này sẽ bị đời đời trầm luân trong hỏa ngục. Đó là lý do Chúa Giêsu kêu gọi con người hãy dứt khoát với bản thân mình, hãy chân nhận sự thật lầm lỗi của mình, để rồi mới có thể từ bỏ bản thân và xa tránh dịp tội, mới có thể cải thiện đời sống và nhờ đó được trường sinh vinh phúc. Bằng không, như Người đã cho con người thấy trong bài Phúc Âm, dù họ có được lành lặn toàn thân song mất linh hồn thì được ích gì. Nếu chỉ qua cửa hẹp và đường gồ ghề con người mới được cứu độ, mới được vào Nước Trời (x Mt 7:13-14), thì có thể kết luận là trên Thiên Đàng toàn là thành phần què cụt, đui mù, bởi họ đã móc mắt, chặt tay, cắt chân của họ đi mất rồi vì những phần thể này đã làm cho họ làm mất lòng Chúa. Thế nhưng, dù không có mắt họ cũng có thể mò được vào Nước Trời, không có chân họ vẫn có thể bước tới Thiên Đàng. Bởi vì họ đã sống bằng đức tin, một đức tin đã làm cho họ tái sinh với một con người mới hoàn toàn hơn trước, một con người được sống sự sống viên mãn hơn (x Jn 10:10), một sự sống được thể hiện nơi chính thân xác của họ, một thân xác được thông phần vinh quang của Chúa Kitô phục sinh, một Chúa Kitô phục sinh vẫn mang trên thân xác của Người những dấu vết tử giá, những dấu vết tử giá cứu độ tràn đầy sự sống vinh quang!
Thật ra, tất cả những gì Thiên Chúa dựng nên và ban cho con người đều tốt lành. Mắt, tay và chân của con người cũng thế. Con người không được làm hại đến chúng, bằng không sẽ phạm đến Chúa. Chúng được ban cho con người như phương tiện để sử dụng trong việc phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân. Sở dĩ chúng trở thành những dụng cụ hay phương tiện cho sự dữ là vì những gì xấu xa phát xuất từ bên trong con người mà ra, như được Chúa Giêsu khẳng định trong bài Phúc Âm Chúa Nhật 22 cách đây 4 tuần. Nếu những gì từ ngoài vào (hay ở bên ngoài như mắt, tay, chân) không làm cho con người ra xấu xa dơ bẩn mà là những gì từ bên trong như Chúa Giêsu dạy, thì những gì cần phải loại trừ, cần phải móc bỏ hay chặt bỏ đây chính là đam mê nết xấu và ý hướng xấu của con người. Tuy nhiên, một khi con người nhất định cố gắng hoán cải, không còn ý hướng xấu nữa, không theo đam mê nhục dục nữa, thì, theo bản tính tự nhiên, mắt của con người cũng chẳng khác nào như bị móc bỏ đi, vì chúng không còn được tha hồ xem những phim con heo nữa, và tay chân của con người cũng như bị chặt đi, vì chúng không còn được thủ dâm nữa, ăn cắp ăn trộm nữa, không còn động một tí là đấm đá anh chị em của mình khi tức lên nữa v.v. Tuy nhiên, chính lúc con người bị đui mù què cụt như thế, một thứ tàn tật thiêng liêng, một dấu chứng sẵn sàng tử đạo, thậm chí chẳng những chột mắt, cụt tay, què chân, mà còn dám mất cả đầu mình nữa, như một Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, thì bấy giờ chẳng những các phần thể này của họ mà còn cả toàn thể tạo vật mới hoan hưởng tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa (x Rm 8:21)!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam