Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 48
Tổng truy cập: 1359366
THIÊN ĐÀNG VÀ HỎA NGỤC
Tgm. Giuse Vũ Văn Thiên
Con người sống ở đời luôn luôn phải lựa chọn. Làm thế nào để khôn ngoan chọn lựa cho mình những điều tốt đẹp và hạnh phúc lâu dài. Bối cảnh xã hội, cùng với những nguyên nhân, chủ quan và khách quan, nhiều khi làm cho người ta lầm lạc. Có những khi tưởng là chắc chắn vững bền mà thực ra chỉ là đuổi mồi bắt bóng. Đối với người tin Chúa, cuộc sống luôn là sự chọn lựa giữa Thiên Chúa và thế gian, giữa Thiên đàng và hoả ngục. Vì con đường hạnh phúc là con đường hẹp, còn con đường hư hỏng lại rộng rãi thênh thang, nên sự chọn lựa này nhiều khi rất cam go, khiến chúng ta phải hy sinh mất mát vật chất cũng như tình cảm.
Bài Tin Mừng hôm nay như một tổng hợp nhiều bài học giáo huấn trong một đoạn văn ngắn. Tác giả Luca chắc hẳn đã thu góp sưu tập những lời giảng dạy của Chúa, rồi đặt chúng bên cạnh nhau theo một lối hành văn cô đọng có chủ ý gửi gắm những thông điệp cụ thể.
Trước hết, Chúa Giêsu dạy chúng ta về tình liên đới hài hoà để chống lại sự ghen tị chia rẽ. Đây cũng là giáo huấn mà chúng ta đã nghe trong Lời Chúa Chúa nhật trước. Tông đồ Gioan khó chịu khi thấy những người khác nhân danh Đức Giêsu mà trừ quỷ. Lập luận của ông thuần tuý trần tục, với tư tưởng phe cánh: ai không cùng nhóm với các môn đệ Thày thì không thể nhân danh Thày. Gioan cũng như một số môn đệ khác tự cho mình là được ưu tuyển, là chính danh, để coi thường những người khác và muốn phủ nhận những điều tốt lành họ đang làm. Chúa Giêsu không quan niệm như thế. Người khẳng định: Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta. Sự ganh tị cũng được nhắc tới trong Bài đọc I. Ông Giosuê, người sau này sẽ trở thành thủ lãnh kế vị ông Môisen, cũng ghen tương với những người khác và không chấp nhận cho họ nói tiên tri, trong khi chính Chúa ban cho họ khả năng ấy. Điều đó cho thấy sự nhỏ nhen của của người. Họ muốn giành quyền Thiên Chúa để phán xét theo cái nhìn thiển cận và ghen tương của mình. Chúa dạy chúng ta hãy có cái nhìn công bằng hơn. Bất cứ ai làm điều tốt, dù họ thuộc về phe phái chính trị hoặc về tôn giáo nào, đều đáng trân trọng. Thiên Chúa là nguồn gốc của Chân, Thiện, Mỹ, nên những ai làm những thiện hảo và tốt đẹp đều đang hướng về Chúa và mặc dù không ý thức điều đó, họ vẫn đang diễn tả vẻ đẹp và sự tốt lành của Ngài.
Từ khái niệm hài hoà yêu thương, Đức Giêsu nhắc đến tình liên đới của những ai muốn làm môn đệ Chúa. Hình ảnh một chén nước lã quá đơn giản, mà khi được trao tặng với tư cách là môn đệ của Chúa, sẽ mang lại những lợi ích lớn lao. Trong bài giảng về ngày phán xét chung (x. Mt 25,31-46), Chúa Giêsu còn nhắc tới giáo huấn này. Hơn nữa, Người còn đồng hoá mình với những người bé mọn, cô thế cô thân và bất hạnh đau khổ.
Chọn lựa Thiên đàng chính là chọn lựa tình liên đới và yêu thương. Hoả ngục là nơi dành cho những người ghen ghét hận thù. Lời giáo huấn của thánh Giacôbê mang âm hưởng của vị Thẩm phán trong ngày cánh chung. Tác giả nghiêm khắc khiển trách những người giàu, vì họ chỉ lo tích trữ của cải mà vô cảm với những người nghèo xung quanh. Một cách đặc biệt, thánh Giacôbê lên án những người làm giàu bất chính, thu lợi từ những hành vi gian lận của người nghèo. Họ sẽ phải nhận được hậu quả do những việc ác họ đã làm.
Sống ở đời, con người không phải là những ốc đảo riêng rẽ cô đơn, nhưng liên đới với nhau trong hạnh phúc cũng như trong đau khổ. Mỗi hành vi cử chỉ không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân, mà còn liên luỵ hoặc làm dịp cho người khác vấp phạm. Đối với Chúa Giêsu, những người làm gương xấu thật đáng lên án, đến nỗi thà buộc cối đá lớn vào cổ mà quăng xuống biển. Điều đó có nghĩa những việc xấu gây nên những hậu quả vô cùng tai hại cho những người xung quanh, nhất là đối với những người đơn sơ và trẻ em.
Như đã nói ở trên, cuộc sống là sự chọn lựa giữa ánh sáng và bóng tối, cái thiện và cái ác, sự thánh thiện và tội lỗi, Thiên đàng và hoả ngục. Chân, tay, mắt là ba phương tiện chính yếu để thực thi mối tương giao với người khác. Vì vậy, cần phải có con mắt trong sáng và phải có những hành vi thiện lành. Chắc chắn Chúa không đòi chúng ta phải chặt chân, chặt tay hay móc mắt, nhưng Chúa muốn chúng ta dành cho Chúa một tình yêu ưu tiên, vượt lên trên mọi tình cảm và quyền lợi trần gian, nhờ đó chúng ta sẽ đạt được gia nghiệp vĩnh cửu Chúa dành cho ai trọn tình yêu mến Ngài.
Một tác giả đã viết: Người quân tử khắt khe với bản thân và rộng rãi với người khác. Ý tưởng này được nhấn mạnh trong giáo huấn của Chúa Giêsu. Cách nói tạo hình ảnh gây ấn tượng như chặt chân, chặt tay, móc mắt… diễn tả sự chọn lựa cương quyết giữa hạnh phúc đời này với hạnh phúc đời sau, giữa sự thanh thỏa nội tâm với những bổng lộc trần thế. Đây cũng là cách khẳng định mạnh mẽ về sự dứt khoát từ bỏ những nguyên nhân gây nên tội ác, để trung tín với Đấng đã hy sinh mạng sống vì yêu thương chúng ta.
Tương lai của chúng ta là Thiên đàng hay hoả ngục? đó là kết quả do sự lựa chọn của chúng ta.
Jorathe Nắng Tím
“Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9, 40), Đức Giêsu cho chúng ta thấy đường vào Nước Trời luôn rộng mở cho mọi người, và muốn chúng ta trở nên những hướng dẫn viên, bạn đồng hành có tâm hồn hào sảng, cởi mở, từ tâm của mọi người trên đường đến gặp Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất.
Khuynh hướng loại bỏ là khuynh hướng sẵn có ở mỗi người, phát sinh từ ích kỷ, khi chỉ nghĩ đến mình và tìm bảo vệ mình cách an toàn nhất, xây dựng cho mình vị thế vững chắc nhất, thu gom cho mình bao nhiêu lợi lộc có thể. Khuynh hướng loại bỏ ấy sẽ nảy mầm và lớn lên tạo thành nếp sống, mà người ta gọi là “văn hoá”, để rồi đạt đến đỉnh cao được gọi là chủ nghĩa loại bỏ.
Ngay những trang đầu của Kinh Thánh, khuynh hướng loại bỏ đã được đề cập khi Cain quyết đinh loại bỏ em mình, bằng việc dụ em ra ngoài đồng và “xông đến giết Aben” (St 4,6). Cain đã loại bỏ em khỏi thế giới người sống, không muốn em cùng sống trên cõi đời, vì sự hiện diện của em đang trở thành đe dọa cho anh, khi Thiên Chúa Giavê đã nhận lễ vật của Aben, mà không nhận lễ vật của Cain (x. St 4, 3-5).
Ngày nay, khuynh hướng loại bỏ đã đạt đến đỉnh điểm khi biến thành chủ nghĩa: người ta không còn ngẫu nhiên, ngẫu hứng hay vô ý, vô tình loại bỏ những người chống lại mình, không đồng tình với mình, không cùng đảng phái, phe nhóm, vùng miền, nhưng phần đông đã không còn lấn cấn, do dự, không ngại ngùng, dè dặt, không hối tiếc, ân hận loại bỏ người chung quanh một cách thoải mái, dễ dàng, bởi loại bỏ đã trở thành chủ nghĩa, chủ trương, đường lối để đạt thành công.
Chúng ta hãy nhìn vào đường lối cai trị của những nhà độc tài, toàn trị trên thế giới, như Hitler khi ông loại bỏ không tiếc thương tất cả những con người mà theo ông không còn có lợi cho nước Đức. Họ là những người tàn tật, bệnh hoạn, thiểu năng, đồng tình luyến ái, những người Do Thái mà ông thù ghét, và những ai có ý đồ, hoặc hành vi chống lại chế độ Đức Quốc Xã của ông. Những trại tập trung khổng lồ, và lò hơi ngạt sát sinh đã là phương tiện thực hiện hữu hiệu chủ nghĩa loại bỏ kinh khủng này.
Nhưng chủ nghĩa loại bỏ đã không dừng lại ở bàn tay những nhà độc tài phi nhân. Trái lại, nó len lỏi khắp nơi và đang dữ dội tàn phá xã hội loài người. Len lỏi vào đời sống gia đình, khi người già bị bỏ rơi, không được quan tâm, vì không còn khả năng sinh lời, sản suất; thai nhi bị loại bỏ vì phiền hà, rắc rối; người nghèo, người bệnh, người mù chữ bị loại bỏ, vì là gánh nặng và lực cản đà tiến của xã hội.
Chưa hết, ngay trong sinh hoạt tôn giáo, trong cách cư xử giữa những người đồng đạo, chúng ta cũng bị chủ nghĩa loại bỏ của xã hội thực dụng ảnh hưởng trầm trọng, mà nhiều khi chúng ta không nhận ra.
Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã không chỉ không đồng tình với khuynh hướng và chủ nghĩa loại bỏ, nhưng còn đi xa hơn, đi rất xa, và điều Ngài nói đã làm sửng sốt các môn đệ có mặt, và đặt ra cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ:
Đức Giêsu không đồng tình với đề nghị “ngăn cản” những người nhân danh Ngài mà trừ quỷ, dù họ không đi theo Ngài của các môn đệ, khi các ông thưa với Ngài: “Thưa Thầy, chúng con thấy có người nhân danh Thầy mà trừ qủy. Chúng con đã cố ngăn cản, vì người ấy không theo chúng ta” (Mc 9, 38).
Các môn đệ cho mình là có lý, và nắm chắc Đức Giêsu sẽ ủng hộ quan điểm và đường lối “loại bỏ” của mình, khi đưa ra lý do được coi là chính đáng: “vì người ấy không theo chúng ta”. Theo các ông, “không theo chúng ta” nên không có quyền nhân danh tập thể của chúng ta, không theo Thầy như chúng con, nên không được phép nhân Thầy như chúng con, nhưng rất tiếc, các ông đã ngỡ ngàng vì câu trả lời bất ngờ của Ngài: “Đừng ngăn cản người ta” (Mc 9, 39).
Các môn đệ còn hết hồn, ngã ngửa khi Đức Giêsu đưa ra lý do: “Vì không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy” (Mc 9,39).
Lý do Ngài đưa ra rất đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người: vì không ai ngu dốt, dại khờ đến độ nói xấu, hạ nhục người mình vừa mới nhân danh để làm phép lạ, bởi nếu nói xấu người mình “lấy danh nghĩa, cậy đến tên” mà làm một việc tự mình không làm được, thì khác nào tự bôi bác, tự hạ thấp giá trị, và tư phủ nhận chính mình.
Ở đây, chúng ta thấy Đức Giêsu đặt trọng tâm vào việc “làm vinh danh Thiên Chúa”, nghĩa là đặt “Thánh Danh Thiên Chúa, Tên Thiên Chúa” trên tất cả, trước tất cả, bởi chính Danh Thánh ấy mới là mục tiêu con người phải tìm kiếm, và chỉ nhờ Danh Thánh ấy, phép lạ mới được thực hiện, nên bất cứ con người nào, ở vị thế, hoàn cảnh, giai tầng nào cũng không quan trọng, vì không là yếu tố quyết định, không là sức mạnh thánh thiêng đã làm nên những phép lạ cả thể, phi thường như trừ quủy, chữa các bệnh nan y…
Quả thực, Đức Giêsu trong Tin Mừng đã công khai chống lại chủ nghĩa loại bỏ, chủ nghĩa đang làm tàn úa mùa xuân “Nước Trời đã ở giữa chúng ta”, chủ nghĩa đang phá vỡ không ít công trình cứu độ của Thiên Chúa, chủ nghĩa đang phủ nhận chính Thiên Chúa khi loại bỏ con người, bằng cách dạy chúng ta tinh thần cởi mở đón nhận, cởi mở đồng hành, cởi mở hợp tác với mọi người thiện tâm, bởi khi tâm thiện, khi trái tim mang thiện chí, người ta sẽ tự khắc nhận ra Thiên Chúa, biết tên Ngài và “nhân danh” Ngài, như lời chúc của các thiên thần trong đêm Giáng Sinh: “Bình an cho người thiện tâm dưới thế” (Lc 2,14).
Khẳng định: “Ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta” (Mc 9, 40), Đức Giêsu cho chúng ta thấy đường vào Nước Trời luôn rộng mở cho mọi người, và muốn chúng ta trở nên những hướng dẫn viên, những bạn đồng hành có tâm hồn hào sảng, cởi mở, từ tâm của mọi người trên đường đến gặp Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ duy nhất.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam