Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 72
Tổng truy cập: 1354814
Thiên Đàng Vĩnh Phúc
Trong một lớp giáo lý, bé Tâm thưa với thầy: "Thưa thầy, Thiên Đàng là gì cơ?" Thầy trả lời: "Thiên Đàng là nơi các Thần Thánh và các linh hồn tốt lành được cùng Chúa tận hưởng hạnh phúc vĩnh cửu. Ở đó, không còn có bệnh tật, không còn phải đi học khó khăn, làm lụng vất vả, cũng không còn phải khổ sở mồ hôi nước mắt, thức khuya dậy sớm hoặc phải chết chóc". Bé Tâm rất chăm chú nghe lời thầy giảng, rồi bỗng nhiên em trố đôi mắt ngây thơ nhìn thầy và bỡ ngỡ hỏi: "Vậy trên Thiên Đàng không có kẹo à thầy?"
Sau khi nghe bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta cũng có thể được nghe nhiều bạn trẻ thốt lên câu hỏi: "Vậy trên Thiên Đàng không còn cưới gả gì nữa à?" Và rồi còn nhiều câu hỏi khác tương tự như: "Cũng không có beer, rượu, whisky; không có nhậu, party, khiêu vũ, không có T.V., radio, video tape, phim chưởng kiếm hiệp, không xe hơi, nhà lầu... thế thì buồn chết?" Quả thực, tất cả những thứ đó nếu là tuyệt đối cần thiết cho hạnh phúc của chúng ta được hoàn hảo hơn, thì hẳn cũng sẽ có chứ.
I. HẠNH PHÚC THIÊN ĐÀNG ĐÍCH THỰC
Thực ra câu trả lời này cũng như những câu hỏi kia, tỏ ra người ta chưa am hiểu được cuộc sống hạnh phúc vĩnh cửu trên Thiên Đàng là gì?
Trên Thiên Đàng:
1. Chúng ta sẽ được chiêm ngắm Chúa nhãn tiền, "diện đối diện" (1 Cor 13:12) như Người "hiện hữu" (1 Jn 3:2). Chúng ta gọi đó là "Phúc Hưởng Kiến". Đó là hạnh phúc được nhìn thấy Chúa. Khi được thấy Chúa rồi, chúng ta cũng được thấy những gì liên hệ với chúng ta, như những người thân yêu và bạn hữu của chúng ta còn nơi trần gian hay đã được cùng chung hưởng hạnh phúc với chúng ta nơi Thiên Quốc.
2. Chúng ta sẽ được yêu mến Chúa tha thiết, "lòng bên lòng" với tất cả sự hiểu biết, lòng sốt sắng và sùng mộ; khiến chúng ta say sưa không ngớt dâng lời ca ngợi chúc tụng Chúa.
3. Chúng ta sẽ được tận hưởng Chúa cách no thỏa tràn đầy, vì Chúa là Đấng gồm đủ mọi chân, thiện, mỹ; là Đấng toàn năng, toàn thiện, toàn ái, toàn mỹ... làm cho chúng ta được vui sướng, hạnh phúc khoái lạc vô cùng. Trái lại, những vui sướng hạnh phúc nơi trần gian sánh với những vui sướng hạnh phúc chân thật nơi Thiên Quốc, trở thành những cái tầm phào, phù ảo và mau qua.
II. MỘT BIẾN ĐỔI KỲ DIỆU CAO SIÊU
Theo giáo lý Thánh Phaolô, thân xác chúng ta trên Thiên Đàng sẽ là thân xác vinh hiển, khác hẳn với thân xác sống nơi trần gian; nó giống như cây đã mọc lên với cành lá xum xuê, hoa trái ngon ngọt; trái hẳn với hạt giống còn chôn vùi dưới lòng đất đang bị mục nát thối rữa; như lời Thánh Tông Đồ đã viết: "Gieo thể xác sinh vật, sống lại thân xác thần thiêng" (1 Cor 15:44).
Thân xác vinh hiển của chúng ta khi đó, được tận hưởng tràn đầy mọi vui sướng hạnh phúc cao siêu tuyệt diệu, nên không còn thiết gì những vui sướng hạnh phúc nơi trần gian nữa. Chính Thánh Phaolô đã được niếm hưởng đôi phút khi được Chúa cất lên tầng trời thứ ba qua phúc "Hưởng Kiến", Ngài đã được tràn đầy hạnh phúc thỏa mãn sung sướng thuật lại: "Mắt chưa hề xem, tai chưa hề nghe, lòng chưa hề cảm nghiệm được những vui sướng hạnh phúc Chúa đã sắm sẵn cho những ai yêu mến phụng sự Người" (2 Cor 2:9).
Thánh Lễ chúng ta đang cử hành cũng cho chúng ta ý niệm về sự khác biệt lạ lùng giữa Thiên Đàng và trần gian. Một lát nữa, chúng ta hiến dâng bánh rượu lên Chúa Cha trên trời; rồi trong giây lát, qua tay Linh Mục, Cha trên trời sẽ ban cho chúng ta những sự dưới đất đã được biến thể nên Mình Máu Thánh chân thật của Con Một Người nơi Mầu Nhiệm Thánh Thể, mà chúng ta được diễm phúc lãnh nhận vào linh hồn chúng ta. Khác biệt biết bao, kỳ diệu dường nào, Báu Vật ban tặng khác biệt bánh rượu! Thân xác mê muội, đau yếu, bệnh tật, chết chóc của chúng ta, cũng sẽ được biến đổi thành thân xác vinh hiển, sáng láng, quyền năng và dũng mạnh tương tự! Chớ gì nhờ việc tham dự Thánh Lễ và lãnh nhận Chúa Giêsu Thánh Thể ngự vào linh hồn, Chúa cho chúng ta được xứng đáng lãnh nhận sự biến đổi kỳ diệu cao siêu này! Vì thân xác chúng ta khi đó cũng sẽ trở nên giống như thân xác vinh hiển của Chúa Giêsu sau khi Ngài phục sinh từ cõi chết, có tính cách thấu nhập như luồng sáng thâu qua thủy tinh, giống như Chúa đã xuất ra khỏi cung lòng trinh khiết của Mẹ Thánh Người, mà không làm thiệt hại nhưng còn thánh hiến sự trinh khiết vẹn toàn của Mẹ.
III. ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC VĨNH PHÚC THIÊN ĐÀNG
Để chiếm được sự sống đời đời và đạt được hạnh phúc Thiên Đàng vĩnh cửu cách chắc chắn bảo đảm, Chúa đã ban cho chúng ta một thứ Lương Thực Nhiệm Mầu, đó là Bánh Thánh Thể Chúa Kitô, vì theo lời Chúa quả quyết: "Ta là Bánh Hằng Sống từ trời xuống, ai ăn Bánh này sẽ được sống đời đời; mà Bánh Ta sắp ban chính là Thịt Ta nuôi sống thế nhân" (Jn 6:51-52). Chúa còn xác quyết nếu chúng ta ăn Thịt và uống Máu Thánh Chúa cách xứng đáng, chúng ta sẽ được phục sinh vinh hiển trong ngày sau hết: "Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì có sự sống đời đời và Ta sẽ cho kẻ ấy sống lại ngày sau hết" (Jn 6:54). Nhờ lãnh nhận Bánh Thánh Thể cách xứng đáng, chúng ta còn được Chúa sống trong chúng ta và chúng ta được sống trong Chúa: "Ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta thì ở trong Ta và Ta ở trong kẻ ấy. Như Cha là Đấng Hằng Sống đã sai Ta và Ta sống bởi Cha thế nào thì kẻ ăn Ta cũng sẽ bởi Ta như vậy" (Jn 6:57-58).
Nếu chúng ta lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa cách xứng đáng, chắc chắn Chúa sẽ ban cho chúng ta được đúng như lời Chúa đã hứa, là cho chúng ta chiếm được sự sống đời đời, được phục sinh vinh hiển và được tận hưởng hạnh phúc Thiên Đàng vĩnh cửu... Trái lại, nếu chúng ta lãnh nhận Mình Máu Thánh Chúa cách bất xứng thì theo lời Thánh Phaolô: "Nếu anh chị em lãnh nhận Thánh Thể Chúa cách bất xứng, thì anh chị em ăn và uống án phạt cho mình" (1 Cor 11:29).
Kết Luận
Xin Mẹ giúp chúng con biết lãnh nhận Thánh Thể Chúa là Hoa Trái của lòng Mẹ cách xứng đáng, để chúng con cũng đáng lãnh nhận sự sống muôn đời trong hạnh phúc vĩnh cửu Chúa đã hứa ban cho các con cái trung thành.
Lm. Minh Vận, CMC
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam