Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 47
Tổng truy cập: 1356042
THỜ PHƯỢNG CHÚA HẾT LÒNG
Phó Tế Đaminh Maria Nguyễn Bình An
Dân Do Thái có rất nhiều luật. Luật quy định tỉ mỉ từ đời sống tâm linh như cách thờ phượng Thiên Chúa tới những việc làm cụ thể hàng ngày như tập tục rửa tay trước bữa ăn… Họ giữ rất nghiêm chỉnh các luật lệ này đến nỗi họ nhiều khi chỉ vì luật, và những hình thức bên ngoài mà quên đi ý nghĩa sâu xa của những luật lệ ấy. Chúa Giêsu trong Tin Mừng tuần này chê trách người Do Thái chuộng bề ngoài hơn bề trong: “Dân này thờ kính Ta ngoài môi miệng, mà lòng chúng rời xa Ta” (Mt 15,8). Đức Giêsu không lên án những người giữ luật vì đây là những luật chính đáng được lưu truyền trong dân. Ngài chỉ chê trách những người coi trọng luật bên ngoài mà bỏ quên cốt lõi, ý nghĩa đích thực của những luật đó. Những người này có thể nghĩ rằng giữ đạo là trung thành với một số các điều luật được truyền lại, ngay cả nhiều khi những luật này không cần thiết. Trong khi căn bản của lời rao giảng của Đức Giêsu chỉ gồm tóm trong hai điều duy nhất: Mến Chúa, Yêu Người. Mọi chuyện chúng ta làm, mọi luật lệ chúng ta giữ cần phải quy hướng và thể hiện hai mục đích này.
Lời Chúa hôm nay không phải chỉ nói cho người Do Thái nhưng cũng đang nhắc nhở mỗi người chúng ta. Trong cuộc sống hằng ngày, nhiều khi chúng ta có thể cũng chỉ vì hình thức bên ngoài. Chúng ta nghĩ rằng thờ phượng Chúa hết lòng là tới nhà thờ dự lễ hàng ngày, sáng tối kinh nguyện hoặc đóng góp xây dựng cộng đoàn, hay rộng tay giúp đỡ người nghèo khổ. Điều này đúng nếu khi chúng ta làm với một ý thức bên trong. Tôi tới nhà thờ không phải để cho người khác biết tôi siêng năng, đạo đức, nhưng thật sự tôi tới để thờ phượng, cám tạ Chúa vì mọi ơn lành Chúa ban xuống cho tôi và gia đình. Tôi rộng tay chia sẻ của cải của tôi có cho những người vô gia cư, già yếu, cô đơn, nghèo khổ, vì họ là anh em tôi, là hình ảnh của Thiên Chúa… Hành động của chúng ta đi kèm với ý thức bên trong hỗ trợ, thì việc làm ấy không bị Chúa chê trách là chỉ kính thờ Chúa bằng môi miệng, bằng hình thức bên ngoài.
Câu truyện “Để Người Ta Không Thể Nói” trong Hạt Giống Âm Thầm (trang 296) làm cho tôi xúc động. Chúng ta thề hứa với Chúa bao nhiêu lần là sẽ tha cho người khác khi chúng ta đọc kinh Lạy Cha: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con…” Tuy nhiên, khi nhìn vào xã hội hiện nay, lời kinh chúng ta đọc có lẽ chỉ trên môi miệng, và có lẽ Chúa cũng nói với chúng ta y chang như Ngài nói với người Do Thái…
Hai thanh niên điệu một tên sát nhân đã giết cha mình ra trước tòa án. Với đầy đủ bằng chứng nên tên sát nhân lãnh án tử hình. Tội nhân không khiếu nại nhưng chỉ xin hoãn hành quyết ba ngày để hắn về lo liệu cho một thiếu nữ, mà hắn đã được trao phó cho săn sóc từ nhỏ. Mọi người bối rối, nhưng một bàn tay giơ lên với giọng quả quyết: “Tôi xin bảo đảm cho anh này. Nếu sau ba ngày anh không lại, tôi sẽ chịu tội thay”. Tên tử tội được phép ra về. Sau đúng ba ngày, trong khi mọi người đang nôn nóng chờ đợi giờ hành quyết thì tên tử tội hiên ngang bước đến và dõng dạc tuyên bố: “Tôi đã giải quyết xong công việc. Giờ đây, theo đúng lời cam kết, tôi trở lại đây để xin chịu tội. Tôi muốn trung thành với lời cam kết, để người ta không thể nói, chữ tín không còn trên mặt đất này nữa.”
Sau lời phát biểu của tên tử tội, người đàn ông đứng ra bảo lãnh cũng tiến ra tuyên bố: “Phần tôi, sở dĩ đứng ra bảo lãnh cho người này là vì tôi không muốn để người ta có thể nói: lòng quảng đại không còn có mặt trên mặt đất này nữa”.
Sau hai lời tuyên bố trên, đám đông bỗng trở nên im lặng. Dường như ai cũng được mời gọi để thể hiện những gì là cao quý nhất trong thẳm sâu tâm hồn. Và rồi hai người thanh niên bước lên trước quan tòa và nói: “Thưa ngài, chúng tôi xin được tha thứ cho kẻ đã giết hại cha chúng tôi, để người ta không thể nói: lòng tha thứ không còn hiện diện trên mặt đất này nữa”.
Hôm nay Chúa Giêsu nhắc nhở chúng ta cách chúng ta sống đạo. Bạn và tôi, chúng ta chắc phải dừng lại đôi phút để xét lại xem, chúng ta thật sự sống đạo như thế nào?
.
Lm. Jos. DĐH.
Xuất phát bởi tình yêu gia đình, dòng tộc, người xưa để lại nhiều kinh nghiệm cao quý: đói cho sạch, rách cho thơm ; tốt gỗ hơn tốt nước sơn, xấu người đẹp nết còn hơn đẹp người. Sạch và đẹp, tiếng tốt danh thơm, không phải chúng được đề cao vì “mỹ từ”, hoặc được tán dương bởi nét đẹp mờ mờ ảo ảo, đúng hơn, nơi thẳm sâu tâm hồn, con người luôn được thôi thúc bởi tính thiện toàn, sự sạch đẹp. Vì tình bạn, kẻ sĩ chết vì người tri kỷ, thiếu nữ vì tiết hạnh, không quản ngại hy sinh mạng sống mình. Sạch đẹp thu hút con người qua muôn thế hệ, nhưng làm sao để người ta không nhầm lẫn giữa “cái chính và cái phụ”, không làm đảo lộn giá trị đạo đức xã hội, tôn giáo ?
Khởi đi từ quan niệm sạch đẹp quá tuỳ tiện, phóng khoáng, đến độ khắt khe, các luật sĩ biệt phái xưa kia đã tỏ thái độ khinh bỉ người anh em của mình, chỉ vì họ không rửa tay trước khi ăn. Vấn đề sạch dơ, đẹp xấu, sẽ không dừng lại ở khía cạnh vệ sinh, hay tính thẩm mỹ hài hoà, đi xa và sâu rộng hơn, sạch đẹp, chuẩn mực, đáng được ghi nhận phải là sạch đẹp toàn diện: cả hình thức và nội dung. Với cái nhìn hời hợt về thanh sạch bên ngoài, hoặc đầy ô-uế tội lỗi bên trong, nếu không đủ khách quan, thiếu tình yêu và lòng quảng đại, việc lượng định cũng chỉ là hình thức máy móc, vô giá trị. Người ta sẽ sai lầm khi xem tập tục tiền nhân và giới luật yêu thương là một, hoặc nghĩ rằng của lễ dâng cúng cho đền thờ có thể thay cho việc thảo kính cha mẹ ông bà.
Tục ngữ có câu: sạch sẽ là mẹ con người ; sạch đẹp và linh thiêng hơn, các ngài còn nói: tâm trong sạch là một cái gối êm, không làm việc thẹn lòng, đâu sợ quỷ ma gọi cửa. Sạch bên ngoài, bên trong, đều đáng trân trọng, dơ bẩn tay chân, dơ bẩn tâm hồn, đều cần được tẩy rửa cho sạch đẹp. Đức Giêsu có ý nhắc nhớ đừng ai nhầm lẫn bằng môi miệng, bằng lý thuyết, có thể thay thế cho việc sống đạo. Đức Giêsu không trả lời trực tiếp cho các luật sĩ biệt phái lý do tại sao các môn đệ không rửa tay, nhưng gián tiếp cho thấy sự thanh sạch tâm hồn cần thiết hơn việc rửa tay chân, biết và sống thánh ý của Chúa quan trọng hơn là chỉ giữ tập tục tiền nhân.
Đức Giêsu không bình luận về sự thanh sạch hay dơ bẩn, nhưng Ngài lên án những ai tin thờ Chúa bằng môi miệng mà lòng xa cách Chúa, có tình yêu trong việc sống giới luật, quan trọng hơn việc dâng mọi của lễ toàn thiêu. Sạch tay chân, trang điểm cho khuôn mặt xinh đẹp, chỉ là tâm lý giúp người ta tự tin khi đi ăn tiệc, nhưng sạch tâm hồn mới là phương thế hữu hiệu, bình an, hạnh phúc nhất, khi tham dự bàn tiệc thiên quốc. Kinh nghiệm cho thấy, không phải sạch sẽ là do một ngày tắm nhiều lần, không phải xinh đẹp là do “quần là áo lượt”, mang trên mình trang sức đắt tiền. Sạch và đẹp, đúng và chuẩn, chỉ là mơ ước, là khẩu hiệu, khi người ta chưa tập luyện, chưa được biến đổi, hoặc chưa có thời gian thực hành đức ái.
Cái nhìn thông suốt của tiền nhân cho rằng: nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm, nơi ăn chốn ở, cơ hội để học, để hiểu và để sống, cùng với một chuỗi thời gian trải nghiệm: bộ lông làm đẹp con công, học vấn làm đẹp con người. Thực ra thì điểm căn bản của việc sống đạo không hệ tại chúng ta đọc bao nhiêu câu kinh, đi bao nhiêu thánh lễ, bố thí chia sẻ cho anh chị em chúng ta nhiều hay ít tiền của, đúng và đẹp ở chỗ lời nói việc làm của chúng ta có bày tỏ được lòng mến hay không ? Nếu như ngày hôm nay, người ta lên án những ai làm việc như con “rô-bốt” hay chỉ như con “búp-bê” không biết yêu, không cảm xúc, là bởi vì họ quá lệ thuộc vào hình thức bên ngoài mà quên đi ý nghĩa của hành động tin và yêu.
Truyền thống có đạo, có đức, sống thảo sống hiếu, được xem là gia đình lắm phúc nhiều lộc, nhưng chưa đặt để tình yêu vào cuộc sống, nào có khác gì ta chỉ là con rối vô cảm, vô hồn ? Đức Giêsu xưa kia chắc chắn không chối bỏ nét đẹp phong phú của gia đình, cũng không phủ nhận sự thanh sạch, Ngài có ý nhắc “sạch đẹp tâm hồn” phải là ưu tiên. Đừng chú trọng đến tập tục loài người mà bỏ qua giới luật yêu thương, đừng lẫn lộn ý muốn của con người với thánh ý của Chúa. Xưa kia cũng vì chú trọng đến “môn đăng hộ đối” mà xảy ra việc ép duyên ; xã hội hiện đại hôm nay lại không thiếu cảnh con cái đặt đâu cha mẹ phải đồng ý ! Cả hai quan niệm ấy đều không đẹp mà cũng chẳng gọi là đúng, nếu hôn nhân không đến trong tự do và yêu thương.
Tục ngữ có câu: muốn chắc ở nhà gạch, muốn sạch quét chổi cùn. Tự bản chất của con người thích sạch đẹp, vẫn ý thức mình cần phải được xây dựng trên nền đá vững chắc, đó là sự thật. Hướng đến sự sạch đẹp toàn diện và bền vững, Chúa Giêsu đã gọi là đồ giả hình, đã nhắc lại lời Isaia: “dân này thờ kính ta bằng môi miệng, còn lòng chúng lại xa Ta”. Lời đó có làm chúng ta hôm nay giật mình không, nếu chúng ta sống đạo mà không được xây dựng bằng tình yêu thương ? Đồng ý rằng: danh thơm là lẽ sống của kẻ sĩ, nhưng kẻ sĩ không thể im lặng cất giấu triết lý sống của mình. Người kitô hữu không thể sống đạo loáng thoáng hời hợt, lời nói việc làm cần minh bạch rõ ràng ; nếu rửa tay cho sạch thì cũng nên suy xét xem đã tẩy rửa tội lỗi chưa, hầu có một tâm hồn sạch đẹp, xứng hợp với tình yêu và ơn cứu độ của Đức Kitô. Amen.
.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam