Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 54
Tổng truy cập: 1361923
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HIỆP NHẤT
THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HIỆP NHẤT- Lm. Giuse Vũ Khắc Nghiêm
1) Lễ Chúa Thánh Thần chính là lễ hiệp nhất muôn dân. “Ngài hiện xuống nơi họ tụ họp… Chúng ta từ các dân thiên hạ trở về Giêrusalem, đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta mà loan truyền những kỳ công của Thiên Chúa” (Bài đọc I – Cv. 2, 1-11).
*a) Chính sức mạnh của Thánh thần đã hiệp nhất các môn đệ lại nhà Tiệc ly, đã hiệp nhất các dân thiên hạ lại Giêrusalem, chính Thánh thần đã cho họ nghe tiếng nói của mình về những kỳ công của Thiên Chúa. Tiếng nói đó chính là tiếng nói của Thánh thần.
Tại sao muôn dân nghe được tiếng nói của Thánh Thần? Thưa Thánh Thần đã hiệp nhất họ nên một thân thể của Đức Kitô. Trong Bài đọc II Thánh Phaolô đã giải thích: “Tất cả chúng ta là Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do, đều đã chịu phép rửa nhờ một Thánh Thần để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thánh Thần duy nhất” (1Cr. 12, 13). Đức Kitô và Thánh thần hiệp nhất nên một, thì tất cả các bộ phận trong Đức Kitô cũng tràn đầy Thánh thần nên họ đều nghe, đều hiểu, đều lãnh nhận được tiếng của Thánh thần.
*b) Thánh Phaolô còn cho thấy rõ: Đây là sự hiệp nhất trong đa dạng, không phải thứ hiệp nhất trong đơn điệu, gò ép, buồn tẻ: Có nhiều đặc trưng khác nhau, nhưng chỉ có một Thánh Thần, có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Đức Chúa, có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng chỉ có một Thiên Chúa hoạt động trong mọi người. Thánh Thần tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung.
Người thì được ơn khôn ngoan để giảng dạy
Người thì được ơn hiểu biết để trình bày
Người thì được ơn Đức tin để hoạt động mạnh mẽ
Người thì được ơn chữa bệnh
Người thì được ơn làm phép lạ
Người thì được ơn nói tiên tri
Người thì được ơn nói tiếng lạ
Người thì được ơn giải thích tiếng lạ
Nhưng chính Thánh Thần duy nhất làm tất cả những điều đó và phân chia cho mỗi người mỗi cách theo ý Ngài (1Cr. 12, 4-11)
Chỉ có Thánh thần mới đầy sức mạnh quy tụ được muôn dân thiên hạ, làm cho muôn bản chất, sắc thái văn hóa của muôn người khác nhau nên một trong Đức Kitô.
Thiên Chúa đã sáng tạo vũ trụ vạn vật với muôn hình vạn trạng tinh vi kỳ diệu khác nhau, nhưng hòa điệu duy nhất với nhau để hòa tấu nên một bài ca chúc tụng quyền năng lạ lùng của Thiên Chúa.
Trong công trình cứu độ, còn hơn nữa, Chúa Thánh thần tuôn tràn sức sống mãnh liệt của Thiên Chúa, như tiếng gió ào ào vang dội khắp muôn phương để thánh hóa muôn dân sống thể hiện bản chất văn hóa thiêng liêng cao quý của mình, của dân tộc mình, làm rạng rỡ vinh quang Thiên Chúa như muôn loài hoa phô bày hương sắc riêng của chúng làm đẹp thiên nhiên, làm thơm môi trường.
*2) Trước những chuyển biến của thời đại ngày nay, Đức Giáo Hoàng Gioan 23 cùng với Công đồng Vatican II đã cầu xin cho Giáo hội, cho thế giới “một lễ Hiện xuống mới”. Công đồng Vatican II, một Công đồng vĩ đại nhất trong lịch sử Giáo hội, cũng là một hội nghị hiệp nhất vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới, vì trong hội nghị của Công đồng, ngay kỳ họp I năm 1962 đã có 2.152 nghị phụ, cho đến kỳ họp IV năm 1965 đã có 2.391 nghị phụ gồm Hồng Y, Giám mục từ khắp nơi trên thế giới về Rôma để họp, chưa kể hàng ngàn chuyên gia lỗi lạc khác.
Công đồng đã chứng tỏ cho thế giới thấy tầm quan trọng và khẩn thiết của sự hiệp nhất, đề cao sự hiệp nhất lên hàng đầu, cho nên có 4 kỳ họp thì 3 kỳ của 3 năm đầu đều nói đến hiệp nhất.
Kỳ họp I từ 11 tháng 10, đến 8 tháng12 năm 1962 đã thảo luận đến sự hiệp nhất Kitô hữu và Giáo hội.
Kỳ họp II từ 29 tháng 9 đến 4 tháng 12 năm 1963 bàn về lược đồ hiệp nhất.
Kỳ họp III từ 14 tháng 9 đến 21 tháng 11 năm 1964 chung quyết và công bố các sắc lệnh hiệp nhất với 2137 phiếu thuận, 11 phiếu không đồng ý và không có phiếu nào chống đối.
Chính Đức Giáo Hoàng Gioan 23 lúc hấp hối, miệng Ngài đã liên lỉ lập lại câu này: “Làm sao để trở nên một” (Lữ Hành Hy Vọng 556).
*3) Tại sao phải trở nên một?
Bởi vì chính Thiên Chúa là Đấng duy nhất đã sai “Con Một mình đến thế gian để cứu chuộc nhân loại, đoàn tụ họ nên một. Trước khi tự hiến làm lễ vật tinh tuyền trên Thánh giá, Người đã cầu cùng Chúa Cha cho các tín hữu rằng: “Xin cho hết thảy được hiệp nhất như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để chính họ cũng được nên một trong Ta, cho thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga. 17, 21). Người đã thiết lập trong Giáo hội của Người nhiệm tích Thánh Thể kỳ lạ vừa là dấu chỉ, vừa thể hiện sự hiệp nhất của Giáo hội. Người ban cho các môn đệ một giới răn mới là tình thương yêu nhau và ban Thánh thần an ủi, bảo trợ và sự sống để ở với họ mãi mãi (Sắc Lệnh Hiệp Nhất – số 2).
Thế giới cũng đang đi về hướng hiệp nhất: Hiệp nhất Châu Âu, hiệp nhất Đông Nam Á, Thái Bình Dương, Trung Đông… để sống hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, đúng câu “đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”.
Chúa Thánh thần hiện xuống đã thúc đẩy các môn đệ mở tung căn phòng đóng kín, ra đi thực hiện nhiệm vụ hiệp nhất muôn dân như Chúa Giêsu đã trao phó cho các ông trước lúc Người lên trời “Hãy nhận lấy Thánh thần để đến với muôn dân, rửa tội cho họ, nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh thần để muôn dân trở nên môn đệ Thầy” (Mt. 28, 29).
Không còn thứ hiệp nhất nào hơn nữa: Một sự hiệp nhất Thiên Chúa với loài người, một sự hiệp nhất nên một gia đình Thiên Chúa, một sự hiệp nhất trời và đất. Không có gì phá vỡ sự hiệp nhất đó, trừ có tội lỗi. Chính tội lỗi đã cắt đứt dây tình yêu hiệp nhất giữa Thiên Chúa và loài người.
Nay Con Thiên Chúa đã chiến thắng tội lỗi, rửa sạch tội lỗi trong Thánh thần, cho nên bài Tin mừng hôm nay nói: “Hãy nhận lấy Thánh thần, hãy tha tội cho họ”, để thực hiện một kỳ công hiệp nhất, “cho họ nên một trong Chúng Ta” (Ga. 17, 21).
Lạy Cha, xin ban cho Giáo hội “một lễ Hiện xuống mới” để canh tân bộ mặt trái đất, xin Thánh thần Tình yêu xuống đốt lửa kính mến trong lòng chúng con và mọi người để thực hiện sự hiệp nhất, một đức tin, một phép rửa, một Thiên Chúa là Cha muôn dân.
CHÚA NHẬT CHÚA THÁNH THẦN HIỆN XUỐNG- A
NHƯ CHA ĐÃ SAI THẦY, THẦY CŨNG SAI ANH EM– Lm. Phêrô Lê Văn Chính
Sau những tuần lễ mừng mầu nhiệm Phục sinh rồi đến Thăng Thiên, Chúa nhật hôm nay Giáo hội mừng mầu nhiệm Chúa Thánh Thần hiện xuống. Quà tặng của Chúa Phục sinh là Thánh Thần, được ban tặng cho các tông đồ ngay từ chiều ngày thứ nhất trong tuần khi Chúa Phục sinh hiện ra với các tông đồ đang tụ họp trong phòng đóng kín vì sợ những người do thái. Quà tặng Thánh Thần được ban tặng bằng chính thở hơi của Chúa Giêsu phục sinh trên các tông đồ với quyền tha tội : « Anh em hãy lãnh nhận Thánh Thần, anh em tha tội cho ai thì tội người ấy được tha, anh em cầm tội ai thì tội người ấy bị cầm giữ ». Dấu chỉ hoa quả của Thánh Thần chính là bình an và quyền năng tha thứ, Chúa Giêsu Phục sinh ban cho các tông đồ bình an và quyền tha tội và tiếp nối sứ vụ của thầy.
Từ nay, tiếp nối và lãnh nhận công việc của thầy Giêsu, các tông đồ sẽ là những người công bố ơn tha thứ cho tội nhân, chữa lành họ và ban tặng cho họ bình an, kết nạp họ làm môn đệ và dẫn đưa họ vào thông hiệp sự sống của Ba ngôi Thiên Chúa qua phép rửa. Các tông đồ là những người được sai đi bằng sức mạnh Thánh Thần để tiếp nối công việc của thầy Giêsu, nói lời tha thứ chữa lành của Thiên Chúa. Đức Giêsu sai các tông đồ ra đi như chính Chúa Cha đã sai người. Vì thế, công việc các tông đồ đảm nhận là công việc rất cao trọng, các ngài được mời gọi lãnh nhận và thực thi chính công việc của Đức Giêsu là Đấng lôi kéo các ngài vào trong công việc của chính mình, biến đổi cuộc đời các ngài từ những con người thấp hèn xa lạ trở nên những con người thật gần gủi với Thiên Chúa và đầy sức mạnh Thánh Thần : « Bình an cho anh em ! Như Cha đã sai thầy, thầy cũng sai anh em. Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai thì tội người ấy được tha, anh em cầm buộc ai thì tội người ấy bị cầm buộc”.
Thực vậy, thực trạng của con người là càng lúc càng để mình bị lún sâu và chôn vùi trong tội lỗi và sự chết không lối thoát. Tội lỗi càng lúc càng khơi rộng khoảng cách giữa con người và Thiên Chúa, càng làm cho con người bị chìm sâu trong bóng tối sự chết, thì sức mạnh của Thánh Thần sẽ lôi kéo tội nhân ra khỏi bóng tối sự chết của mình để đến với ánh sáng sự sống . Quà tặng của Thánh Thần là liều thuốc quyết định để chữa lành cho tình trạng bi đát này của con người. Vì thế quà tặng Thánh Thần của Đức Giêsu không phải là món quà làm cho con người đóng kín trong tình trạng tự mãn của mình mà là sức mạnh lôi kéo con người ra khỏi sự đóng kín trong tội lỗi, thúc đẩy họ đến với Đức Giêsu, biến đổi họ, làm cho họ yêu mến những lời của Đức Giêsu là những lời ban tặng cho họ ánh sáng soi chiếu cuộc đời của mình, làm cho họ biết chọn lựa và vượt qua những khó khăn bế tắc trong cuộc sống. Vì thế sức mạnh Thánh Thần được ban tặng cho các tông đồ và cho mọi người tin nhờ lời rao giảng của các ngài, lôi kéo chúng ta đến với Đức Giêsu để được chữa lành và đổi mới, và thúc đẩy chúng ta ra đi đến với những người khác để làm chứng và loan báo về Đức Giêsu. Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống không phải chỉ là sự kiện diễn ra một lần vào chiều ngày Phục sinh, nhưng mầu nhiệm hiện xuống vẫn hằng diễn ra mỗi khi chúng ta đến với Đức Giêsu và đón nhận và sống lời của người. Nhờ giữ lời của Đức Giêsu, chúng ta xứng đáng đón nhận Thánh Thần của người.
Tường thuật của sách Công vụ tông đồ làm cho chúng ta cảm nghiệm được sức mạnh hiệu quả của Thánh Thần. Nơi ở của các môn đệ vốn đóng kín sợ hãi, đột nhiên đón nhận những sức mạnh của Thánh Thần như gió thổi mạnh và những hình lưỡi lửa ngự xuống trên các môn đệ và họ bắt đầu mở tung cửa, dạn dĩ lên tiếng nói những thứ tiếng khác nhau đến độ dân chúng từ khắp nơi tụ tập về Giêrusalem trong những ngày đó, đều nghe được theo tiếng nói của mình những lời ca tụng Thiên Chúa. Các môn đệ vốn là những con người nhút nhát, tham vọng, giờ đây đã hoàn toàn được biến đổi. Các ngài đã để mình được cuốn hút trong ngọn gió mạnh mẽ của Thánh Thần để trở nên những chứng nhân đầy sức mạnh của thầy Giêsu. Thánh Phaolô trong bức thư gửi giáo đoàn Corinthô suy nghĩ về hoạt động của Thánh Thần trong cộng đoàn đã nhìn nhận Thánh Thần hoạt động cách phong phú nơi mỗi người với những đặc sủng khác nhau, lôi kéo mọi người đến với Đức Giêsu và làm cho họ đóng góp độc đáo vào đời sống cộng đoàn. Dầu vậy, không ai được phép cho mình tự tách rời khỏi sự hiệp nhất của giáo đoàn, vì chỉ có một Thánh Thần, một Chúa và một Thiên Chúa hoạt động mạnh mẽ nơi mọi người. Thánh Phaolô nhấn mạnh sự hiệp nhất của Giáo hội vì là một thân mình của Chúa, được qui tụ bằng sức mạnh Thánh Thần.
Đối với chúng ta, dường như chúng ta còn cảm tưởng Thánh Thần như xa lạ và thường tưởng tượng sức mạnh Thánh Thần với những biểu lộ phi thường như gió thổi mạnh hay lửa cháy. Biểu lộ của Thánh Thần không chỉ nơi những hiện tượng phi thường mà còn có thể thấy trong những kinh nghiệm của đời sống thường ngày của người tín hữu qua những dấu chỉ phục vụ, bình an, tha thứ hay biểu lộ qua việc hy sinh chính mình như Đức Giêsu đã đón nhận mầu nhiệm thập giá. Đức Giêsu khi tỏ mình cho các môn đệ đã chỉ cho họ xem tay và cạnh sườn người. Người muốn cho các môn đệ hiểu rằng chính vì người đã đón nhận những vết thương như thế trong cuộc khổ hình thập giá mà người đã sống lại vinh quang; vì những vết thương của người mà chúng ta được chữa lành và tha thứ và được ban tặng Thánh Thần. Những thương tích của mầu nhiệm thập giá là con đường dẫn tới bình an và là con đường mà mọi người môn đệ của Đức Giêsu hãy học đón nhận để có thể chu toàn sứ vụ được sai đi của Đức Giêsu.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam