Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 40
Tổng truy cập: 1354413
Tin Mừng Của Lòng Thương Xót Chúa
Chúng ta biết mỗi năm Phụng vụ C, Giáo hội sẽ cho con cái mình đọc và suy niệm Tin mừng của Chúa Giêsu theo thánh Luca. Tin Mừng theo thánh Luca được gọi là Tin mừng của lòng thương xót. Điều ấy được thể hiện rõ nét nhất nơi những dụ ngôn chúng ta sẽ đọc và suy niệm trong Chúa nhật hôm nay.
Lòng thương xót của Thiên Chúa là tấm lòng của Đấng hạ mình xuống để nâng con người lên. Nhờ lòng thương xót ấy, chúng ta được cứu khỏi tội lỗi và sự chết đời đời. Lòng thương xót của của Đấng đến tìm và cứu chữa những gì hư mất. Và lòng thương xót ấy được thể hiện nơi hình ảnh người chủ chiên, người phụ nữ bị mất tiền và người cha nhân hậu.
Trước hết là thái độ lạ thường của người chủ chiên với những con chiên bị lạc mất. Ông ta sẵn sàng "để chín mươi chín con kia ngoài đồng hoang, để đi tìm cho kỳ được con chiên bị mất" . Lạ hơn, khi tìm được ông "mừng rỡ vác lên vai" và "về đến nhà, người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại, và nói: Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi". Dầu vậy, thái độ này sẽ không lạ gì với một người chủ chăn thật sự gắn bó với những con vật nuôi của mình. Họ sẽ để ý và chăm sóc đặc biệt hơn với những con bệnh tật. Một người mẹ thương con thật sự cũng sẽ quan tâm nhiều hơn cho những đúa con chịu nhiều thiệt thòi hơn. Cũng vậy và hơn thế, lòng thương xót của Thiên Chúa không cho Người đành lòng bỏ đi một con người bị mất đi trong tội lỗi.
Kế đến là thái độ lạ thường của người phụ nữ có mười quan tiền. Một hôm chị lỡ đánh mất một trong mười quan ấy, chị ta "thắp đèn, rồi quét nhà, moi móc tìm cho kỳ được" . Theo cái nhìn thông thường, chúng ta sẽ nghĩ chỉ mất một quan thôi thì bỏ đi tội gì kiếm chi cho mệt. Tuy nhiên, ông bà thường nói "Đồng tiền dính liền khúc ruột" . Do đó, nếu lỡ mất đi dù chỉ số nhỏ chúng ta cũng cảm thấy đau lòng. Sự đau lòng ấy càng dữ dội hơn, khi chính những đồng tiền ấy do chính mồ hôi nước mắt của mình tạo nên. Nhìn như thế chúng ta sẽ dể hiểu hơn tấm lòng của Thiên Chúa chúng ta. Thiên Chúa có thể vui được khi thấy một trong những đứa con của mình bị hư mất chăng? Chắc chắn Thiên Chúa sẽ đau lòng hơn nhiều khi thấy chúng ta đang đắm chìm trong tội lỗi và sự chết. Chính sự đau lòng ấy sẽ thôi thúc Người đi tìm và cứu chữa chúng ta cho bằng được.
Sau cùng, hình ảnh người cha nhân hậu có lẽ sẽ đánh động ta nhiều hơn. Một đứa con hư hỏng cố ý chối bỏ tình thương của cha. Vì nghĩ rằng tiền bạc, lạc thú trọng hơn cha nên nó đã sẵn sàng coi ông như đã chết (đòi chia gia tài) mặc dù ông vẫn còn sống đó. Đến nỗi, lúc quyết định trở về chỉ vì cái bụng của nó (đang chết đói). Nhưng cha nó chẳng để tâm đến những điều đó. Ngày đêm ông trông ngóng nó trở về. Từ đàng xa thấy nó trở về, ông đã "chạy ra ôm cổ anh ta và hôn lấy hôn để" và bảo các đầy tớ " Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng" . Ông hoàn toàn không ngó ngàng gì đến quá khứ của con mình. Bấy giờ ông chỉ còn biết con mình thật sự trở về. Những cử chỉ đón tiếp ấy cho thấy ông đã nhanh chóng phục hồi địa vị mà con ông đã làm mất trước kia.
Như thế, những hình ảnh trên của lòng thương xót Chúa chắc chắn ít nhiều gì cũng đánh động và đáng cho ta suy nghĩ nhiều. Thiên Chúa đau khổ biết bao khi thấy chúng ta cố ý lìa xa tình thương của Người. Sự đau khổ ấy sẽ trở thành niềm vui lớn khi Người tìm được chúng ta trở về cũng như khi chúng ta biết quay trở về với tình thương của Người.
Chúng ta hãy tin tưởng vào lòng thương xót vô cùng lớn lao của Thiên Chúa. Tin tưởng để chúng ta cố gắng đừng gia tăng đau khổ cho Thiên Chúa. Tin tưởng để chúng ta biết sớm trở về mỗi khi lỡ dại đi theo con đường tội lỗi.
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN
Lc 15, 1 - 32
Còn có Thứ Tình Yêu nào cao cả hơn?
“trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì 99 người công chính không cần ăn năn…” (Lc 3, 24)
Anh chị em thân mến,
Chương 15 của Phúc âm thánh Luca mà chúng ta đọc trong ngày CN hôm nay, gồm 3 dụ ngôn, được coi như tuyệt phẫm của Tình yêu: dụ ngôn bầy chiên với 100 con: lở mất một con; ông chủ sẵn lòng để 100 con lại đó, đi tìm cho được con mất, vác trên vai đem về - dụ ngôn 2: người đàn bà lở mất một đồng bạc, liền thắp đèn, quét nhà tìm cho đến khi thấy được đồng bạc đó – nhất là dụ ngôn cuối cùng: người con hoang đàng và người cha nhân hậu với lời kết luận từ miệng người cha: “chúng ta phải ăn mừng, vì em con đây đã chết, mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy…” Cả ba dụ ngôn diễn tả thật đậm nét tình yêu thương vô bờ TC đối với tội nhân hối cải. Kính mời anh chị em cùng suy niệm.
a. nguyên do ba bài dụ ngôn: số là các người thu thuế và người tội lỗi thường đến bên Chúa Giêsu để nghe Chúa giảng dạy; thấy vậy, mấy người biệt phái, kinh sư xầm xì chê trách Chúa Giêsu: ông này hay niềm nở đón tiếp kẻ tội lỗi, ăn uống với chúng nữa. Những người Do thái làm nghề thu thuế cho người La mã bị xếp ngang hàng với người tội lỗi, bị khinh miệt và bị loại trừ khỏi phụng vụ đền thờ nữa. Chính họ không tự nhận mình tốt lành; trong khi nhóm biệt phái, kinh sư là nhóm người có địa vị cao trong đạo do thái. Họ nhiệt thành quá với Lề Luật, đến độ thiếu lòng bác ái, thích sống giả hình, hay coi khinh kẻ khác. Chính Chúa Giêsu nhiều lần đả kích họ. Cũng chính mấy bài dụ ngôn sau đây muốn nói lên điều đó…
b. hình ảnh người chủ chăn có 100 con chiên – hình ảnh người cha nhân hậu: chính là hình ảnh Thiên Chúa Tình yêu, luôn chủ động đi tìm con chiên lạc, cho đến nổi có thể bỏ lơ 99 con chiên tốt lành, chỉ để đi tìm con chiên bị lạc; vì “ trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối, hơn là vì 99 người công chính không cần ăn năn..” Chúa Giêsu Kitô, Ngôi Hai Con Thiên Chúa, đã chấp nhận sinh vào trần gian…đã lặn lội đi rao giảng Nước Trời cho mọi người…. băng bó chữa lành cho kẻ đau yếu… và đã chết đau thương vì nhân loại chúng ta. Như vậy, chính Thiên Chúa là người đi bước trước trong Tình Yêu, người chủ động kêu mời nhân loại sống trong Tình Yêu, nhất là kêu gọi trở về trong Tình Yêu khi đã bị mất. Dụ ngôn Người Cha nhân hậu, cho chúng ta thấy mối bận tâm duy nhất của ông chính là: làm sao cho đứa con lỡ đi hoàng đàng: đi tìm – vui mừng khi tìm được – khi con trở về, ôm cổ hôn lấy hôn để, sai gia nhân làm tiệc…Chính câu trả lời của ông cho người con cả, đã nói hết tấm lòng của Ông: “này con, chúng ta phải ăn mừng vì em con đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy..”
c. Thái độ của hai người con: Người con thứ: tính tình nông cạn, ảo tưởng, đam mê, tội lỗi, xúc phạm đến tha nhân và Thiên Chúa: đó chính là hình ảnh của cả nhân loại chúng ta. Tuy nhiên, sau khi ăn năn, thái độ của anh ta thật đáng khen, vì biết mạnh dạng, dứt khoát, không chần chừ. Đó chính là gương thật lòng ăn năn sám hối…. Người con cả: bên ngoài xem ra là mẫu mực, không có điều gì chê trách, nhưng trước tấm lòng bao dung của cha, người con cả tỏ ra tự phụ, khinh khi em mình trước mặt cha. Thật là thái độ đáng tiếc…Chính thái độ này cũng là thái độ của các kinh sư, biệt phái, tự cho là mình chân chính, là con cháu tốt lành của Abraham, để từ đó coi khinh kẻ khác
d. Gợi ý sống và chia sẻ: Là người kitô hữu ngày hôm nay, đọc qua gương của hai người trong bài Tin Mừng hôm nay, đã cho ta bài học nào? Khi nhìn lại, ta thấy mình là hạng người con nào trong hai người con của Người Cha nhân hậu?
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam