Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 60
Tổng truy cập: 1352480
Tình Nghĩa Gia Đình
Gia đình là tế bào của Xã Hội và gia đình là phần tử của Hội Thánh. Một Xã Hội, một Hội Thánh mà tế bào và phần tử yếu kém, suy đồi thì phải nói đó là điều đáng tiếc, điều lo ngại cho cả Xã Hội và Hội Thánh. Nói cách khác, chính gia đình đã góp phần cho Xã Hội cũng như Hội Thánh được lành thánh, được phát triển. Với chuyện hết sức thực tế như vậy, ta sẽ thấy được sự đóng góp, vai trò của gia đình có yếu tố như thế nào cho cả Xã Hội và cả Hội Thánh.
Ngọc Lễ đã diễn tả hình ảnh đẹp của một gia đình :
Ba là cây nến vàng
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh
Thắp sáng một gia đình
Nếu như gia đình nào đó cả ba cây nến đều toả sáng, đều chung chia ánh sáng của mình cho nhau thì gia đình ấy thật là hạnh phúc.
Ta nghe Ngọc Lễ viết tiếp :
Lung linh lung linh tình mẹ tình cha
Lung linh lung linh cùng một mái nhà
Lung linh lung linh cùng buồn cùng vui
Lung linh hai tiếng gia đình
Lung linh hai tiếng gia đình
Ai ai cũng mong cho mình có một gia đình như vậy. Ai ai cũng mong cho mình có một gia đình mà trong đó có tình của mẹ, tình của cha và cùng chung chia niềm vui nỗi buồn.
Cả gia đình, để có tình mẹ tình cha và cùng chung chia niềm vui nỗi buồn ấy thì các thành viên trong gia đình ấy phải có bổn phận và trách nhiệm để đem niềm vui và chia sẻ nỗi buồn cho nhau. Nếu trong mái ấm chỉ có góp công của người cha mà không có sự đóng góp của người mẹ thì gia đình ấy chẳng ra làm sao cả. Nếu chỉ có sức của người mẹ mà không có cha thì cũng như vậy. Và một phần tử, một nhân tố quan trọng trong gia đình nữa đó chính là những đứa con. Nếu cha mẹ đàng hoàng, cha mẹ lo lắng cho con cái mà con cái lại ngỗ nghịch, lại ngang bướng thì e rằng gia đình ấy khó có thể hạnh phúc được.
Gia đình nào cũng có vấn đề riêng của gia đình ấy, gia đình nào cũng có một chút gì đó riêng tư nhưng đều có một điểm chung là sẽ có những va chạm, sẽ có những vết nứt, sẽ có những bất đồng nhưng chuyện quan trọng là giải quyết những va chạm, giải quyết những bất đồng đó như thế nào. Các thành viên trong gia đình có chịu ngồi lại với nhau, có chịu nhường nhịn với nhau để giải quyết cho gia đình được ấm êm hay không.
Trang tin mừng quá quen thuộc mà chúng ta vừa nghe Thánh Luca thuật lại câu chuyện hết sức dễ thương của một gia đình. Gia đình ấy cũng như bao gia đình thời bấy giờ, cứ đến ngày lễ thì lại dắt díu nhau lên đường trẩy hội lên Giêrusalem. Hoà chung niềm vui để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua với mọi người thì gia đình nghèo Nagiaret cũng đi. Lễ hội thì lớn và người thì đông.
Cứ tưởng cậu ấm Giêsu cùng trở về nhà với mình sau kỳ Lễ nhưng nào ngờ xảy ra sự cố hết sức là bi đát đó là lạc mất Giêsu. Hai ông bà lại dắt díu nhau quay ngược lại Giêrusalem. Ngày xưa làm gì có tàu xe như thế này để mà đi, phương tiện chủ yếu vẫn là đi bộ. Sau một ngày đường mà phải quay lại thì cũng phải mất thêm một ngày nữa mới trở lại được Giêrusalem. Tưởng đang làm gì, hoá ra cậu ấm Giêsu đang ngồi giữa các bậc thầy dạy vừa nghe họ và cũng vừa đặt câu hỏi. Điều làm cho mọi người ngạc nhiên đó là về trí thông minh cũng như những lời đối đáp của cậu ấm Giêsu.
Quá mệt mỏi cho công việc tìm kiếm, quá chán nản do mất đứa con yêu duy nhất nhưng dừng lại một chút để chúng ta nhìn thái độ của từng thành viên trong gia đình.
Mẹ Maria thì nói với con rằng : "Con ơi, sao con lại xử với cha mẹ như vậy? Con thấy không, cha con và mẹ đây đã phải cực lòng tìm con! " Chúa Giêsu đáp lại : "Sao cha mẹ lại tìm con? Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao? "
Sau những lời đối đáp của hai mẹ con, Thánh Luca còn cho chúng ta biết là hai ông bà không hiểu lời của Chúa Giêsu nói. Thế nhưng, chúng ta thấy rằng sau đó Giêsu ngoan ngoãn cùng với ba mẹ trở về làng quê Nagiaret.
Mẹ nào mà mẹ không thương con ! Maria thương lắm và đã đi tìm. Sau khi tìm chỉ nói với con cái tâm tư của mình cùng chồng chứ không hề có một lời mắng chửi. Và sau khi nghe Chúa Giêsu trả lời rằng “cha mẹ không biết con có bổn phận ở nhà Cha con sao ?” thì Mẹ Maria vẫn lặng lẽ, âm thầm dù chưa hiểu được ý của Giêsu con mình. Với tất cả những biến cố ấy, chúng ta thấy Thánh Luca còn ghi thêm rằng là sau những ngày ấy, sau những sự kiện ấy Maria lại tiếp tục ghi nhớ và suy đi nghĩ lại trong lòng.
Còn Thánh Giuse, chúng ta để ý đó, chẳng thấy cụ nói lời nào cả. Ít nhiều gì chúng ta biết Giuse thì già hơn Maria, sức khoẻ chắc có lẽ không tốt cho bằng Maria và tất nhiên là sẽ mệt mỏi lắm với hai ngày đường vừa qua để trở lại Giêrusalem. Nếu như những người khác, Giuse sẽ làm cho Giêsu một trận cho bõ cái công đi tìm. Bực lắm chứ ! Thế nhưng Giuse vẫn trầm ngâm, vẫn lặng lẽ, vẫn chịu đựng tất cả những vất vả, những gánh nặng của gia đình. Nếu như hôm ấy Giuse quát tháo hay đánh đập Giêsu thì quả thật là bầu khí gia đình sau những ngày lễ hội ấy sẽ hết sức nặng nề và bầu khí yêu thương đầm ấm thuở nào ở cái gia đình nghèo Nagiaret sẽ chẳng còn.
Với Giêsu, sau khi thấy được cha mẹ mình quá mệt nhọc tìm mình, dẫu biết rằng mình phải thi hành sứ vụ của Cha mình đấy nhưng rồi lặng rẽ rút lui để trở về quê nhà và thái độ của Giêsu thật tuyệt vời. Giêsu về quê nhà và hằng vâng phục ông bà. Không những thế Giêsu càng thêm tuổi càng thêm khôn ngoan, cao lớn và thêm ân nghĩa đối với Thiên Chúa và người ta. Và cũng thế, nếu như Giêsu, sau cái lần bị lạc ở Giêrusalem trở về mà không ngoan ngoãn, không vâng lời cha mẹ thì bầu khí ấm êm và hạnh phúc của gia đình nhỏ ấy chẳng thể nào có được.
Với thái độ, với cách cư xử hết sức tuyệt vời của từng thành viên trong gia đình chúng ta thấy đó chính là bài học hết sức thực tế cho cuộc đời của mỗi người chúng ta.
Dẫu là gì đi chăng nữa, mỗi người trong chúng ta đang sống, đang đóng một vai trò, đang đóng một vị trí trong gia đình, trong tập thể, trong cộng đoàn. Trong gia đình, trong cộng đoàn ắt hẳn là có cha, có mẹ, có trên, có dưới, có thành viên của gia đình, của cộng đoàn. Gia đình, cộng đoàn muốn bình an, muốn hạnh phúc, muốn thăng tiến và phát triển thì không có con đường nào khác của con đường gia đình Nagiaret nghèo xưa đã sống. Nhẹ nhàng, sâu lắng, vị tha, bao dung, thấu hiểu … đó là những tố chất cần thiết để cho gia đình được hạnh phúc.
Gia đình Nagiaret ngày xưa nghèo đấy nhưng mỗi thành viên trong gia đình đã có những tố chất cần thiết để làm cho gia đình đầm ấm, yên vui, hạnh phúc.
Nhiều lần nhiều lúc trong cuộc sống, với áp lực của công việc, với áp lực của nhịp sống, con người đã để mất dần những tố chất cần thiết để góp nên hạnh phúc gia đình. Để có được những tố chất như nhẹ nhàng, sâu lắng, vị tha, bao dung, thấu hiểu ấy thì tố chất quan trọng nhất vẫn là tố chất của đời sống nội tâm. Nếu như Mẹ Maria, Thánh Giuse không có đời sống nội tâm, không có chiều kích tâm linh đủ thì khi Chúa Giêsu làm như vậy các ngài sẽ không đủ sức để đón nhận.
Hạnh phúc, bình an trong gia đình, trong cộng đoàn nằm trong lòng bàn tay của mỗi người. Mỗi người vẫn mãi mãi là viên đá sống động để xây dựng nên gia đình, nên ngôi nhà, nên cộng đoàn của mình. Bất hạnh cho những gia đình có những người gây chia rẽ, gây bất hoà và thật hạnh phúc cho những gia đình mà trong đó mỗi thành viên của gia đình biết chung chia những khó khăn, những vất vả của cuộc sống.
Với thực trạng gia đình ngày hôm nay, hơn bao giờ hết, chúng ta lại phải ra sức cầu nguyện, trước hết là cầu nguyện cho gia đình, cho cộng đoàn của chúng ta được ấm êm, được hạnh phúc. Nhiều và quá nhiều gia đình đang đứng trên bờ vực của đổ vỡ, của chia ly bởi vì từng thành viên không còn tha thiết, không còn gắn kết với gia đình mình nữa.
Một lần nữa, nhân dịp mừng gia đình Thánh, chúng ta có cơ hội nhìn mẫu gương của từng thành viên trong gia đình ấy. Xin cho mỗi người chúng ta sống theo gương là cha, là mẹ, là con của gia đình ấy.
Nguyện xin ơn Thánh của gia đình Thánh tuôn đổ trên từng thành viên trong các gia đình, các cộng đoàn Công giáo để ngày mỗi ngày mỗi tế bào, mỗi chi thể của Hội Thánh càng thêm thánh thiện như lòng Chúa mong muốn.Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam