Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Thống kê truy cập
Đang online: 84
Tổng truy cập: 1352433
Tình Nồng
TÌNH NỒNG
14.01.2010
Ðứng trước tình hình hiện nay, có lẽ cũng không nên quy trách hoàn toàn cho giới trẻ. Ðúng hơn, phải nhận nghi thức hay luật lệ phần nào đã đánh mất nội dung và ý nghĩa đích thực. Tất cả chỉ còn là nước lã. Cuộc sống hôn nhân tẻ ngắt và buồn chán, không còn hấp dẫn nổi giới trẻ nữa. Cần phải có một cuộc canh tân thực sự mới đem lại cho hôn nhân một sức sống mới. Nhờ đó, gia đình mới hạnh phúc.
Nếu Chúa đã biến nước thành rượu trong tiệc cưới Cana, Chúa cũng có thể canh tân và biến đổi cuộc sống hôn nhân hôm nay. Cuộc canh tân đó dựa trên nền tảng tình yêu, một thực tại bắt nguồn từ Thiên Chúa. Tình yêu là động lực phát xuất niềm vui và hạnh phúc thực sự. Nhờ đó hôn nhân có sức mạnh vượt trên mọi thử thách.
Còn cuộc vui nào lớn hơn tiệc cưới Cana? Tiệc cưới rất trang trọng và diễm lệ, vì được đón chào cả Chúa Giêsu, Mẹ Maria, anh em họ hàng và các môn đệ, nhưng không kém vẻ thân mật gia đình. Các ngài đến chung vui với đôi hôn phối tới phút chót. Hiện diện như thế, các ngài đã chia sẻ tận tình niềm vui lớn lao đó. Niềm vui càng tăng lên khi biến nước thành rượu ngon “khi khách đã ngà ngà.” (Ga 2,10)
Phép lạ đã vượt qua giới hạn một tiệc cưới. Không phải chỉ vì cứu vãn danh dự của cô dâu chú rể hay chủ tiệc, nhưng còn để “bày tỏ vinh quang của Người.” (Ga 2,11) Tất cả ý nghĩa của “dấu lạ đầu tiên” (Ga 2,11) nằm ở chỗ đó. Không phải nhu cầu đám cưới đã thúc bách Ðức Giêsu hành động, nhưng là đức tin của Mẹ Maria, Thân mẫu Người. Mẹ chỉ vỏn vẹn loan báo một sự kiện, chứ không xin gì cho chính mình.
Dĩ nhiên, chưa đến “giờ” Chúa Giêsu hành động. Mẹ biết, nhưng không hề đáp lại, chỉ lẳng lặng nói với gia nhân: “Người bảo gì các anh cứ việc làm theo.” (Ga 2,5) Câu nói cuối cùng của Mẹ lại được đặt trong khung cảnh tiệc cưới, một cuộc vui lớn nhất và sâu xa nhất của con người. Thái độ trầm tĩnh qua những lời đó đã đủ để Ðức Giêsu hành động. Ðức Mẹ biết chắc chắn những gì sẽ xảy ra sau lời chứa chất đầy tin yêu đó.
Ở đây, Ðức Mẹ đã hành động ngược hẳn với thái độ của những kẻ thách thức Chúa Giêsu dưới cây thánh giá. Họ đòi Chúa bước xuống khỏi thánh giá như một dấu chỉ cho họ tin. Bình thường ai cũng cần dấu lạ mới tin. Trái lại, Mẹ Maria cho thấy đức tin làm nảy sinh dấu lạ. Ðức tin đòi chúng ta phó thác hoàn toàn nơi quyền năng đầy tình thương của Chúa. Ðức tin không đòi con người phải hành động mù quáng hay làm những việc anh hùng. Trái lại, đức tin luôn chứng tỏ qua thái độ tín thác khiêm cung. Ngược lại, một thái độ kiêu ngạo luôn làm con người tưởng mình có thể hành động thay thế Thiên Chúa. Phép lạ hay dấu chỉ là công việc đặc biệt thuộc về Thiên Chúa mà thôi.
Ðức Maria và các môn đệ đã tin như thế. Chỉ những ai tin mới có thể nhìn thấy chính con người Ðức Giêsu Kitô đã làm được những phép lạ, chứ không phải một thứ thần thông hay ma thuật nào. Nhưng Người đã không thi hành quyền năng ấy một cách ồn ào hay biểu hiện một cách phi thường ngoạn mục. Trái lại, Người kín đáo thi thố quyền năng, đến nỗi người quản tiệc cũng không biết rượu từ đâu ra. Chỉ có các gia nhân mới thấu hiểu ngọn nguồn. Bởi đâu họ được diễm phúc ấy? Có lẽ chính địa vị thấp kém và hoàn cảnh nghèo hèn đã khiến họ có cơ hội gần Chúa và tham dự vào những việc Chúa làm để tạo nên dấu chỉ hôm nay.
Nhưng hơn tất cả mọi người, nhờ niềm tin, Ðức Maria biết Con Mẹ có khả năng làm phép lạ. Niềm tin đó mạnh đến nỗi, dù Chúa có “tỉnh bơ” trước lời cầu xin của Mẹ. Nghe Con trả lời, đáng lẽ Mẹ phải cảm thấy xa lạ, vô duyên và bực bội như “búa tạ” giáng trên đầu. Thực ra, trong cuộc sống bên nhau hơn ba chục năm trời, Mẹ biết đó chỉ là một cách diễn tả thân mật giữa Mẹ Con. Tiếng nói sâu xa của hai con tim đã tạo nên sự đồng cảm sâu xa. Người ngoài làm sao hiểu nổi? Bằng chứng, sau khi nghe những lời cứng rắn đó, Mẹ vẫn nói như Mẹ và Con đã hiểu thấu đáo ý nhau: “Người bảo gì, các anh cứ làm.” (Ga 2,5) Kết quả đúng như Mẹ mong ước.
Sở dĩ có kết quả như thế, không phải vì Mẹ giỏi tâm lý, nhưng vì Chúa Thánh Linh lên tiếng trong Mẹ. Chúa Giêsu đã nhận ra điều đó, nên thi hành ngay, mặc dù giờ thi hành sứ mệnh cứu độ chưa đến. Thế là, nhờ Chúa Thánh Thần, Mẹ đã được vinh dự đón nhận dấu lạ đầu tiên trong cuộc đời công khai của Con. Còn gì sung sướng hơn khi biết dấu lạ đó đã làm cho các môn đệ tin vào Chúa. Nếu Mẹ không tin, làm sao họ có thể thấy được dấu lạ mà tin. Niềm tin đã sinh ra niềm tin.
Nếu có niềm tin như Mẹ, chúng ta cũng sẽ thấy Chúa Giêsu đang chuẩn bị một đại tiệc trong Nước Chúa. Bằng chứng, những dấu lạ lớn nhỏ đang xảy ra hằng ngày. Quan trọng là có đủ niềm tin để đọc thấy ý nghĩa của những dấu chỉ đó hay không. Nếu có đủ, chúng ta có thể bước theo Chúa, cùng Mẹ và các môn đệ để khám phá những điều lớn lao hơn trong Giao ước đã được ký kết trong Máu Người. Người kêu gọi chúng ta khám phá cuộc sống hằng ngày để nhận thấy những dấu chỉ sự hiện diện của Người. Tham dự một hôn lễ, Chúa Giêsu muốn chuẩn bị một hôn lễ khác - hôn lễ kết hiệp Thiên Chúa với nhân loại. (x. Lời Chúa Cho Mọi Người, 2005, 420).
Muốn canh tân thế giới, chúng ta phải bắt đầu từ niềm tin. Không có niềm tin, không thể hy vọng Thiên Chúa biểu lộ quyền năng ban sự sống của Người. Có lúc nào thế giới cần được tái sinh và canh tân như hôm nay? Vậy mà, niềm tin đang phai mờ và tàn lụi trong tâm hồn nhân loại! Muốn tìm một sức mạnh canh tân và tái sinh nhân loại, trước hết phải nỗ lực cầu xin Thiên Chúa ban Thần Khí, vì “Thần Khí như một thứ rượu nồng sẽ khiến chúng ta quên đi những quy tắc sáo mòn và những tín điều hẹp hòi của chúng ta.” (Lời Chúa Cho Mọi Người, 2005, 420) Chúa Giêsu không dùng nước bình thường, nhưng là thứ nước đã đổ vào sáu chum theo thói tục Do thái dùng vào việc thanh tẩy. Chúa muốn canh tân não trạng của những người đã sống lâu năm trong nghi thức đạo đức vô hiệu lực và đầy giả tạo đó.
Tôn giáo đích thực không bao giờ đồng hóa với những nghi thức như thế. Người Do thái lo lắng thanh tẩy khỏi những điều ô uế. Họ đặt tất cả niềm hy vọng canh tân nơi các nghi thức. Nhưng họ đã thất bại. Chính Thần Khí chủ động trong việc canh tân, chứ không phải nghi thức. Nghi thức chỉ là phương tiện. Nhưng muốn Thần Khí khởi động việc canh tân vô cùng cần thiết đó, cần phải tin vào quyền năng Thiên Chúa nơi Ðức Giêsu Kitô. Không có Người, không thể có Thần Khí.
Lạy Chúa, xin Chúa hãy hiện diện trong cuộc sống hôn nhân của chúng con hôm nay. Xin hãy ban sức mạnh Thánh Thần để tình yêu chúng con luôn được đổi mới và sinh hoa trái tốt đẹp là hạnh phúc cho chúng con và gia đình. Amen.
Còn cuộc vui nào lớn hơn tiệc cưới Cana? Tiệc cưới rất trang trọng và diễm lệ, vì được đón chào cả Chúa Giêsu, Mẹ Maria, anh em họ hàng và các môn đệ, nhưng không kém vẻ thân mật gia đình. Các ngài đến chung vui với đôi hôn phối tới phút chót. Hiện diện như thế, các ngài đã chia sẻ tận tình niềm vui lớn lao đó. Niềm vui càng tăng lên khi biến nước thành rượu ngon “khi khách đã ngà ngà.” (Ga 2,10)
Phép lạ đã vượt qua giới hạn một tiệc cưới. Không phải chỉ vì cứu vãn danh dự của cô dâu chú rể hay chủ tiệc, nhưng còn để “bày tỏ vinh quang của Người.” (Ga 2,11) Tất cả ý nghĩa của “dấu lạ đầu tiên” (Ga 2,11) nằm ở chỗ đó. Không phải nhu cầu đám cưới đã thúc bách Ðức Giêsu hành động, nhưng là đức tin của Mẹ Maria, Thân mẫu Người. Mẹ chỉ vỏn vẹn loan báo một sự kiện, chứ không xin gì cho chính mình.
Dĩ nhiên, chưa đến “giờ” Chúa Giêsu hành động. Mẹ biết, nhưng không hề đáp lại, chỉ lẳng lặng nói với gia nhân: “Người bảo gì các anh cứ việc làm theo.” (Ga 2,5) Câu nói cuối cùng của Mẹ lại được đặt trong khung cảnh tiệc cưới, một cuộc vui lớn nhất và sâu xa nhất của con người. Thái độ trầm tĩnh qua những lời đó đã đủ để Ðức Giêsu hành động. Ðức Mẹ biết chắc chắn những gì sẽ xảy ra sau lời chứa chất đầy tin yêu đó.
Ở đây, Ðức Mẹ đã hành động ngược hẳn với thái độ của những kẻ thách thức Chúa Giêsu dưới cây thánh giá. Họ đòi Chúa bước xuống khỏi thánh giá như một dấu chỉ cho họ tin. Bình thường ai cũng cần dấu lạ mới tin. Trái lại, Mẹ Maria cho thấy đức tin làm nảy sinh dấu lạ. Ðức tin đòi chúng ta phó thác hoàn toàn nơi quyền năng đầy tình thương của Chúa. Ðức tin không đòi con người phải hành động mù quáng hay làm những việc anh hùng. Trái lại, đức tin luôn chứng tỏ qua thái độ tín thác khiêm cung. Ngược lại, một thái độ kiêu ngạo luôn làm con người tưởng mình có thể hành động thay thế Thiên Chúa. Phép lạ hay dấu chỉ là công việc đặc biệt thuộc về Thiên Chúa mà thôi.
Ðức Maria và các môn đệ đã tin như thế. Chỉ những ai tin mới có thể nhìn thấy chính con người Ðức Giêsu Kitô đã làm được những phép lạ, chứ không phải một thứ thần thông hay ma thuật nào. Nhưng Người đã không thi hành quyền năng ấy một cách ồn ào hay biểu hiện một cách phi thường ngoạn mục. Trái lại, Người kín đáo thi thố quyền năng, đến nỗi người quản tiệc cũng không biết rượu từ đâu ra. Chỉ có các gia nhân mới thấu hiểu ngọn nguồn. Bởi đâu họ được diễm phúc ấy? Có lẽ chính địa vị thấp kém và hoàn cảnh nghèo hèn đã khiến họ có cơ hội gần Chúa và tham dự vào những việc Chúa làm để tạo nên dấu chỉ hôm nay.
Nhưng hơn tất cả mọi người, nhờ niềm tin, Ðức Maria biết Con Mẹ có khả năng làm phép lạ. Niềm tin đó mạnh đến nỗi, dù Chúa có “tỉnh bơ” trước lời cầu xin của Mẹ. Nghe Con trả lời, đáng lẽ Mẹ phải cảm thấy xa lạ, vô duyên và bực bội như “búa tạ” giáng trên đầu. Thực ra, trong cuộc sống bên nhau hơn ba chục năm trời, Mẹ biết đó chỉ là một cách diễn tả thân mật giữa Mẹ Con. Tiếng nói sâu xa của hai con tim đã tạo nên sự đồng cảm sâu xa. Người ngoài làm sao hiểu nổi? Bằng chứng, sau khi nghe những lời cứng rắn đó, Mẹ vẫn nói như Mẹ và Con đã hiểu thấu đáo ý nhau: “Người bảo gì, các anh cứ làm.” (Ga 2,5) Kết quả đúng như Mẹ mong ước.
Sở dĩ có kết quả như thế, không phải vì Mẹ giỏi tâm lý, nhưng vì Chúa Thánh Linh lên tiếng trong Mẹ. Chúa Giêsu đã nhận ra điều đó, nên thi hành ngay, mặc dù giờ thi hành sứ mệnh cứu độ chưa đến. Thế là, nhờ Chúa Thánh Thần, Mẹ đã được vinh dự đón nhận dấu lạ đầu tiên trong cuộc đời công khai của Con. Còn gì sung sướng hơn khi biết dấu lạ đó đã làm cho các môn đệ tin vào Chúa. Nếu Mẹ không tin, làm sao họ có thể thấy được dấu lạ mà tin. Niềm tin đã sinh ra niềm tin.
Nếu có niềm tin như Mẹ, chúng ta cũng sẽ thấy Chúa Giêsu đang chuẩn bị một đại tiệc trong Nước Chúa. Bằng chứng, những dấu lạ lớn nhỏ đang xảy ra hằng ngày. Quan trọng là có đủ niềm tin để đọc thấy ý nghĩa của những dấu chỉ đó hay không. Nếu có đủ, chúng ta có thể bước theo Chúa, cùng Mẹ và các môn đệ để khám phá những điều lớn lao hơn trong Giao ước đã được ký kết trong Máu Người. Người kêu gọi chúng ta khám phá cuộc sống hằng ngày để nhận thấy những dấu chỉ sự hiện diện của Người. Tham dự một hôn lễ, Chúa Giêsu muốn chuẩn bị một hôn lễ khác - hôn lễ kết hiệp Thiên Chúa với nhân loại. (x. Lời Chúa Cho Mọi Người, 2005, 420).
Muốn canh tân thế giới, chúng ta phải bắt đầu từ niềm tin. Không có niềm tin, không thể hy vọng Thiên Chúa biểu lộ quyền năng ban sự sống của Người. Có lúc nào thế giới cần được tái sinh và canh tân như hôm nay? Vậy mà, niềm tin đang phai mờ và tàn lụi trong tâm hồn nhân loại! Muốn tìm một sức mạnh canh tân và tái sinh nhân loại, trước hết phải nỗ lực cầu xin Thiên Chúa ban Thần Khí, vì “Thần Khí như một thứ rượu nồng sẽ khiến chúng ta quên đi những quy tắc sáo mòn và những tín điều hẹp hòi của chúng ta.” (Lời Chúa Cho Mọi Người, 2005, 420) Chúa Giêsu không dùng nước bình thường, nhưng là thứ nước đã đổ vào sáu chum theo thói tục Do thái dùng vào việc thanh tẩy. Chúa muốn canh tân não trạng của những người đã sống lâu năm trong nghi thức đạo đức vô hiệu lực và đầy giả tạo đó.
Tôn giáo đích thực không bao giờ đồng hóa với những nghi thức như thế. Người Do thái lo lắng thanh tẩy khỏi những điều ô uế. Họ đặt tất cả niềm hy vọng canh tân nơi các nghi thức. Nhưng họ đã thất bại. Chính Thần Khí chủ động trong việc canh tân, chứ không phải nghi thức. Nghi thức chỉ là phương tiện. Nhưng muốn Thần Khí khởi động việc canh tân vô cùng cần thiết đó, cần phải tin vào quyền năng Thiên Chúa nơi Ðức Giêsu Kitô. Không có Người, không thể có Thần Khí.
Lạy Chúa, xin Chúa hãy hiện diện trong cuộc sống hôn nhân của chúng con hôm nay. Xin hãy ban sức mạnh Thánh Thần để tình yêu chúng con luôn được đổi mới và sinh hoa trái tốt đẹp là hạnh phúc cho chúng con và gia đình. Amen.
Cố Lm. Đỗ Vân Lực, op
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
Nối kết
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam