Flag Counter

Tìm hiểu giáo lý

Thống kê truy cập

Đang online: 93

Tổng truy cập: 1364198

TÌNH THƯƠNG BAO DUNG CỦA CHÚA

TÌNH THƯƠNG BAO DUNG CỦA CHÚA

 

(Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)

Để đối phó với những người phạm tội, luật hình sự tại các quốc gia quy định nhiều hình phạt khác nhau: phạt tiền, giam nhốt trong các nhà tù hay xà lim, lưu đày biệt xứ hoặc trong trường hợp phạm tội nghiêm trọng thì đem ra xử tử để vĩnh viễn loại trừ người lỗi phạm khỏi thế giới loài người.

Trong khi đó, để đối phó với tội nhân, Thiên Chúa không muốn trừng phạt mà chỉ muốn giúp tội nhân ăn năn hối cải quay về đường lành. Từ ngàn xưa, Thiên Chúa phán qua miệng ngôn sứ Ê-dê-kiên: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết nhưng muốn nó ăn năn sám hối mà được sống” (Ê-dê-kiên 18, 23 và 33, 11)

Đối với Thiên Chúa, mỗi một người đều có giá trị rất cao nên cần phải được trân trọng và yêu thương. Dù con người có đắm chìm trong lầm lạc và tội lỗi, Thiên Chúa không bỏ rơi, không hủy diệt họ, nhưng tìm mọi cách đưa họ trở về đàng lành.

Dụ ngôn người đi tìm chiên lạc trong Tin Mừng Luca (Lc 15, 4-7) chứng tỏ cho chúng ta thấy điều đó:

Người chăn chiên tốt hết lòng yêu thương, quý mến từng con trong đàn, bất kể đó là chiên tốt hay chiên xấu, mập hay gầy, già hay non. Và khi phát hiện ra một con chiên lạc đàn, anh ta bôn ba, tất tả kiếm tìm cho bằng được con chiên lạc với bất cứ giá nào. Một khi đã tìm thấy, anh vác chiên lên vai, mừng vui hớn hở trở về, kêu mời bà con làng xóm đến chia mừng với anh.

Qua dụ ngôn trên đây, Chúa Giêsu tỏ cho chúng ta thấy Thiên Chúa xem mỗi người chúng ta là báu vật vô giá, nên nếu có bất kỳ ai “lạc mất”, thì Ngài phải tìm về cho bằng được.

Dụ ngôn trên cũng cho thấy cung cách ứng xử rất khoan dung và đầy thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân.

Thay vì trừng trị hoặc trừ khử các tội nhân như các tòa án khắp nơi thường làm, Thiên Chúa Ngôi Hai đã rời bỏ ngai trời vinh hiển, vượt qua khoảng cách gần như vô tận giữa trời và đất, hạ mình xuống thế, trở nên người phàm để đi tìm kiếm từng người trong nhóm họ.

Thay vì tống giam các tội nhân vào ngục, bắt họ mang gông cùm xiềng xích, Chúa Giêsu rất tôn trọng và quý mến tội nhân, tìm nhiều cách hoán cải họ; có khi Ngài còn đến ở lại trong nhà người tội lỗi, cùng ăn uống đồng bạn với họ, trở nên bạn bè của họ, nhằm lấy tình bạn mà cảm hóa họ trở về. (Luca 15,2)

Thay vì kết liễu mạng sống của các tội nhân ác nghiệt, bắt họ phải đền nợ máu họ đã gây ra như các tòa án nhân loại thường làm, Chúa Giêsu đã đổ máu châu báu của mình ra để chết thay cho họ, để rửa sạch họ khỏi muôn vàn tội lỗi và cho họ được sống đời đời.

Lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân, ngay cả những tội nhân bầm dập, khốn cùng nhất, đã được Chúa Giêsu khẳng định trong Tin Mừng Mat-thêu: “Cây lau bị giập, Ngài không đành bẻ gãy, tim đèn leo lét, chẳng nỡ tắt đi, cho đến khi Ngài đưa công lý đến toàn thắng.” (Mt 12, 20 và Is 42, 3)

Ly Chúa Giêsu,

Hôm xưa, Chúa đã rong rui tìm kiếm tng con chiên lc để vác chiên v. Hôm nay, để tiếp tc s nghip đó, Chúa đã dùng bí tích Thánh Ty để tháp nhp chúng con vào Thân Mình Chúa, cho chúng con tr thành mt chi th sng động trong Thân Th Chúa để chúng con đồng hành vi Chúa trên hành trình tìm kiếm và đưa v đàn nhiu con chiên lc trong thôn xóm chúng con.

Xin cho chúng con tr nên đôi chân ca Chúa, ro bước không mt mi trên vn no đường đời, để tìm kiếm và đưa v nhng anh em lc xa đường Chúa.

Xin cho chúng con tr nên đôi vai ca Chúa để làm ch da tinh thn cho nhng con người lâm cnh khn cùng đang cn mt ch ta nương. Amen.

 

16.Yêu quý và trân trọng người tội lỗi

(Suy niệm của Lm. Ignatiô Trần Ngà)

Trước mắt người đời thì những người tội lỗi là thành phần xấu trong xã hội nên thường bị chê bài, khinh bỉ và xa lánh.

Tuy nhiên, đối với Thiên Chúa thì bất cứ người nào, dù nhỏ bé, hèn hạ và tội lỗi đến đâu đi nữa cũng được nhìn nhận là những người con đáng yêu, đáng quý của Ngài.

Hai dụ ngôn Tin mừng hôm nay chứng tỏ điều đó.

Qua dụ ngôn chiên lạc, Chúa Giêsu ví người tội lỗi như con chiên lạc mà người chăn chiên trân trọng và quý mến. Thế nên anh sẵn sàng rời xa 99 con chiên trong đàn để đi tìm cho được con chiên lạc đó. Và một khi đã tìm được rồi, anh không quật cho nó một trận cho hả giận vì nó đã gây ra bao điều cực nhọc cho mình, trái lại, anh vui mừng ôm lấy nó, vác nó lên vai, hăm hở trở về, mời bà con làng xóm đến chia vui.

Qua dụ ngôn tiếp theo, người tội lỗi được ví như một đồng quan bị đánh mất, khiến người phụ nữ mất tiền cảm thấy tiếc nuối, nên dù trong đêm tối, bà cũng vội thắp đèn lên, quét nhà cho kỹ, moi móc mọi ngóc ngách, cố tìm cho bằng được đồng tiền bị mất ngay tức khắc, không đợi đến ngày mai. Và khi đã tìm thấy, bà reo lên vui sướng và chia sẻ niềm hoan lạc này với bạn bè lối xóm.

Từ hai dụ ngôn này, Chúa Giêsu kết luận: “Cũng thế, tôi nói cho các ông hay: Giữa triều thần Thiên Chúa, ai nấy sẽ vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối.”

Qua hai dụ ngôn này, Chúa Giêsu tỏ cho biết ngay cả người tội lỗi lầm lạc cũng là những người con đáng trân trọng và quý mến đối với Thiên Chúa.

Thiên Chúa trân trọng và quý mến con người nên Chúa Cha đã sai chính Con Một mình từ trời xuống thế để cứu độ loài người.

Vì yêu quý và trân trọng người tội lỗi nên khi vừa gặp Gia-kêu, một nhân viên thu thuế cho đế quốc Rô-ma bị người Do-thái kỳ thị, Chúa Giêsu thân mật đón chào và đề nghị ở lại nhà ông: “Gia-kêu, xuống mau đi! Vì hôm nay tôi sẽ lưu lại nhà ông.”

Vì yêu quý và trân trọng người tội lỗi nên Chúa Giêsu không ngần ngại chọn Lê-vi, một người thu thuế bị liệt vào hạng tội lỗi, làm tông đồ của Ngài và làm tác giả sách Tin mừng thứ nhất.

Vì yêu quý và trân trọng người tội lỗi nên khi những người biệt phái đưa người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đến với Chúa Giêsu, thì Ngài cũng không lên án hay luận tội người này. Trái lại, Ngài dùng lời hay lẽ phải giải tán đám đông đang hung hăng với nhiều ác ý, rồi nhẹ nhàng khuyên lơn người phụ nữ: “Tôi không lên án chị đâu. Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa” (Ga 8, 2-11).

Vì yêu quý và trân trọng người tội lỗi nên khi vừa nghe tên tử tội cùng bị treo lên thập tự giá với Chúa Giêsu van xin Ngài: “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi”, thì Chúa Giêsu liền hứa ban thiên đàng cho anh ta: “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên đàng” (Lc 23,42).

Lòng quý mến và trân trọng của Thiên Chúa đối với người tội lỗi lên đến cao điểm khi Chúa Giêsu hiến thân chịu khổ hình. Ngài chịu đòn vọt và đau khổ thay cho muôn người tội lỗi; Ngài chịu chết thay cho muôn người để họ được sống đời đời.

Lạy Chúa Giêsu,

Chúa là Chúa tể trời đất, còn chúng con chỉ như những hạt bụi li ti trong vũ trụ, chẳng đáng là gì, thế mà Chúa lại trân quý từng người trong chúng con, ngay cả những người tội lỗi hư hèn nhất. Vậy thì chúng con là ai mà dám coi thường, khinh dể anh chị em chung quanh mình.

Xin cho chúng con biết học với Chúa để đem lòng yêu quý và trân trọng mọi người như Chúa đã nêu gương.

 

17.Đấng nhân t

Trên đời này, không tìm được ai có lòng nhân từ như Chúa Giêsu. Vì Ngài là Thiên Chúa đầy lòng yêu thương và nhân hậu. Ngài đến trần gian để cứu chúng ta khỏi quyền lực tội lỗi và sự chết. Ngài kêu mời mọi người, nhất là những kẻ tội lỗi biết ăn năn quay về đường ngay nẻo chính. Lời mời gọi nhân từ của Ngài được diễn tả qua 3 hình ảnh: Con chiên lạc, đồng bạc mất và người con hoang đàng. Qua ba dụ ngôn đó, chúng ta cảm nghiệm được tấm lòng nhân ái vô cùng của Thiên Chúa đối với loài người. Và không chỉ là dụ ngôn mà chính Chúa Giêsu đã thực thi lòng nhân từ đó. Cuộc đời Chúa Giêsu là dấu chứng rõ ràng nhất về lòng nhân từ vô biên của Chúa Cha đối với loài người chúng ta.

Chính Chúa Giêsu từ trời đã lặn lội xuống trần gian để tìm những kẻ sắp hư mất, để dẫn đưa những con chiên lạc đàn về chính lộ, giúp thế giới đón nhận chân lý, đón nhận ơn làm con Chúa. Nhờ việc Chúa Giêsu hiến thân trên thánh giá, mọi người chúng ta đã được chúa dành sẵn ơn cứu chuộc rồi, chỉ cần chúng ta đến lãnh nhận thôi.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn thấy, loài người hay tự ái, ngại ngùng, không muốn tìm hiểu về Chúa cho đến nơi đến chốn và tự cho rằng mình không được chúa đoái hoài tới. Vì vậy, hôm nay, trong bài Phúc âm này, Chúa mạc khải cho chúng ta hiểu lòng quãng đại của Ngài. Ngài luôn ban phát ơn lành cách quãng đại, không tính toán hơn thiệt như thế gian. Ngài ưu tiên cứu giúp con người không phải vì số đông. Không phải nhiều mới cứu. Chúa ưu ái từng người một, không coi nhẹ một linh hồn nào. Một vị thánh nói rằng: nếu thế gian này chỉ một người, Chúa cũng sẵn sàng chịu chết để cứu chuộc. Điều này cho thấy Chúa quí trọng linh hồn ta đến độ nào. Vậy mà có nhiều khi bản thân tôi lơ là trong việc lo cho linh hồn mình, không quí trọng phần rỗi mình cho đúng mức. Chúa rất quí trọng chúng ta. Như người đàn bà kia có 10 đồng bạc, lỡ rơi mất một đồng thì đốt đèn cho sáng, quét nhà tìm thật kỷ lưỡng cho đến khi tìm thấy đồng bạc đã mất. Chúa đối xử với từng người chúng ta cũng tương tự như vậy. Dù tôi không đáng giá chi trước mặt chúa, Chúa cũng thương mến tôi. Nếu tôi lạc mất, Chúa cũng lo hết sức để tìm lại tôi. Tìm thấy rồi thì vui mừng mời mọi người đến chia vui. Chúa rất quý từng người chúng ta. Nếu thiếu tôi, Chúa sẽ rất buồn, Chúa không muốn bữa tiệc Thiên Đàng thiếu tôi. Chúa nhớ rất kỷ từng linh hồn Chúa đã dựng nên và mong muốn mọi người đều hạnh phúc trong bữa tiệc cánh chung.

Thế nhưng, đáng buồn thay, có những con chiên không chịu trở về đàn, có những đồng bạc nhất định bám vào ngõ tối trần gian hoặc vì ham mê những danh vọng giả trá, những lợi lộc nhất thời không muốn trở về với Chúa để nhận ra giá trị của mình trong trái tim của Chúa. Tôi có biết rằng linh hồn tôi là vô giá trong mắt Chúa. Dù tôi chỉ là thụ tạo đơn hèn nhưng Chúa rất quý tôi, rất thương tôi, coi tôi như một phần không thể thiếu trong thân thể Ngài.

Chúng ta đừng ngại quay trở về khi phạm lỗi, dù tôi có tội lỗi đến đâu đi nữa, dù tôi có như người con hoang đàng, đã có lúc quyết định sai lầm, đã có lúc truỵ lạc hay phản bội lại tình thương của cha mẹ, và giết chết phẩm giá con người mình. Chúa vẫn chờ vẫn đợi, mong một ngày tôi biết suy nghĩ, bớt cố chấp, bớt thành kiến kiêu căng để nhận ra sự thật về mình, về sự thưởng phạt đời sau và hạ mình trông cậy vào lòng thương xót của chúa. Chúa như người cha của đứa con đi hoang, chiều nào cũng trông ngóng con mình. Khi thấy con từ đàng xa, người cha vội chạy ra ôm lấy con và kêu đầy tớ mau đem áo, giày, nhẫn ra để phục hồi nhân cách cho đứa con đi hoang nay quay về nhà. Tất cả những áo, nhẫn đó ông đã chuẩn bị rồi và ngày nào ông cũng dặn đầy tớ khi nào cậu trở về thì đem ra mặc cho cậu, phục hồi địa vị làm con cho kẻ đi hoang biết quay về chính lộ.

Lòng nhân từ Chúa thật quá bao la, Chúa luôn đối xử với chúng ta như vậy, chúng ta đã nhận ra tình thương Chúa đang ấp ủ riêng từng người chúng ta hay chưa? Hãy nhắm mắt lại và cảm nghiệm tình yêu Chúa trong con tim mình, chúng ta sẽ thấy tình thương Chúa ngọt ngào đang bao phủ tâm hồn chúng ta, đang thôi thúc chúng ta dâng trọn cuộc sống mình trong sự quan phòng yêu thương của Chúa.

Xin Chúa cho chúng con luôn biết đáp trả tình yêu Chúa cách quãng đại, bằng cách đối xử nhân hậu với mọi người bằng đời sống phục vụ cho người xung quanh trong chức vị, trong vị trí hiện tại của mình, để chúng con xứng đáng là con cái Cha trên Trời.

 

18.Nụ hôn nồng nàn tình thương xót

(Trích dẫn từ ‘Nút Vòng Xoay’ – ĐGM. Giuse Vũ Duy Thống)

Hôm qua có dịp ra phố ghé ngang một sáp báo, tôi tình cờ nghe từ quán cà phê đối diện vẳng ra một giọng hát trong trẻo: “Cao cao bên cửa sổ có hai người hôn nhau”. Bài hát đã nghe dăm lần bảy lượt qua các phương tiện truyền thông, có chăng chỉ là một cảm nhận về mùa xuân hạnh phúc, thế mà chiều nay bỗng thấy nôn nao khác lạ. Đó không phải là thứ nôn nao của kđộc thân bất chợt thấy mùa xuân bên cửa sổ, rồi tự nhiên tủi về phận mình như Michel Quoist đã ghi trong cuốn sách của ông; cũng chẳng phải thứ nôn nao của những kẻ trên đường phđang hối hả về nhà dịp nghỉ cuối tuần. Thứ nôn nao rất lạ mà cũng rất đỗi thân quen.

Đang còn vẩn vơ với cái nôn nao ấy thì cô chủ sạp đã trao cho tôi tờ báo và vui miệng cô hát theo: “Thành phơi hãy im lặng cho hai người hôn nhau”.

Tới lúc này, tôi mới vỡ lẽ. Thì ra mình nôn nao là vì cái nụ hôn. Không phải của “anh lính về thăm phố với cô gái vào ca ba” như bài hát kể, mà là cái nụ hôn của một người cha dành cho đứa con hoang đàng trở về của bài Phúc Âm. Giai điệu ấy, nụ hôn ấy quyện lấy nhau và tự nhiêm ngấm vào người tôi trở thành một thứ nôn nao, để hôm nay, xin được trang trải với cộng đoàn như suy nghĩ về trang Tin Mừng. Đó là nụ hôn của lòng thương xót.

1. Nụ hôn ấy vượt trên lý lẽ của sự công bình.

Nếu để ý, người ta thấy nếp nghĩ của những người con trong dụ ngôn Tin Mừng là nếp nghĩ vượt trên lẽ công bình. Làm sao người con thứ dám xin cha mình chia gia tài mà anh gọi là “thuộc về anh” trong khi cha mình sờ sờ còn sống? Làm sao người con cả lại vùng vằng làm mày làm mặt với cha khi cả đời hầu hạ mà chẳng có lương? Sẽ là hỗn nếu dựa trên cái tình, nhưng cũng có thể quan niệm được nếu dựa vào cái lý. Chính nhân danh sự công bình đương nhiên nào đó mà tư cách của hai người con trong dụ ngôn đã được hình thành.

Nhất là việc người con thứ trở về. Sau những ngày phung phá đến bước đường cùng, đến độ khánh kiệt gia tài, cạn kiệt sức khỏe, anh vẫn còn đủ tỉnh táo để hạch toán nẻo lối tìm về. Bởi vì dựa trên công bình, anh đã đốt cháy quyền làm con nên không thể được gọi là con nữa. Bởi vì dựa trên công bình, anh đã tự ý bỏ nhà ra đi ôm theo sản nghiệp nên muốn tìm về phải được cha chấp nhận. Bởi vì dựa trên công bình, anh chỉ dám coi mình như “người cần việc” tìm đến “việc cần người”. Nếu anh có gặp cảnh then cài khóa ổ xua đuổi chối từ có lẽ anh cũng phải công bình mà chấp nhận.

Lẽ công bình khó khăn là như thế nhưng nụ hôn của người cha đã hóa giải tất cả. Nó vượt qua giới hạn của lẽ công bình để rạng rỡ là một nụ hôn của lòng thương xót. Người cha tha thứ hết. Không khóa trái đời sống người con thứ vào quá khứ tội lỗi, không niêm phong nhịp đời của anh vào bước đường phóng đãng, nhưng phục hồi quyền làm con như thuở ban đầu. Người ta không biết ở đâu lẽ công bình dừng lại và ở đâu lòng thương xót khởi đầu, nhưng chỉ biết rằng, bằng nụ hôn ấy sự tha thứ đã vượt lên chiếm lĩnh tiếng nói của lẽ công bình để trở nên nụ hôn của lòng thương xót.

2. Nụ hôn ấy vượt trên khuôn khổ của nền giáo dục.

Vẫn biết rằng khuôn khổ của tình yêu là một tình yêu không theo một khuôn khổ nào, nhất là tình ấy lại là tình cha, lại là lòng mẹ, cùng lắm chỉ dám ví von như núi cao biển rộng, tựa lai láng của dòng sông và mênh mông của đồng lúa. Nhưng trong trọng trách giáo dục, người ta cũng phải mặc nhiên chấp nhận một thứ khuôn khổ nào đó. Chả thế mà ca dao Việt Nam bảo: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Yêu con không phải là nuông chiều theo ý của con, nhưng là biết cách cho con roi giọt giáo hóa, và ghét con đâu phải chỉ là hằn học mắng la mà nhiều khi lại là những ngọt ngào ghẻ lạnh của một tình thương vắng bóng.

Một trong những châm ngôn nổi tiếng trong bổn phận giáo dục con cái là câu: “Nếu hôm nay không muốn con khóc vì được dạy dỗ, thì coi chừng sẽ phải khóc vì con hư đốn mai ngày”. Như trường hợp nóng hổi thời sự tại phiên tòa, khi người cha nghe con mình, một thành viên trong băng cướp “quý tử”, bị kết án chung thân đã nhỏ lệ thốt lên: “Tôi đã thiếu trách nhiệm làm cha”. Cũng là tình phụ tử, nhưng quá muộn màng.

Tình phụ tử cũng cần theo một khuôn khổ nào đó. Nhưng tình phụ tử trong dụ ngôn đã vượt lên tất cả. Không có một lời trách móc, không có một lời răn đe, cũng chẳng có hình phạt để mà nhớ đời. Chỉ có nụ hôn như một minh chứng: Với bản lĩnh của lòng thương xót, người ta vẫn có thể đi xa hơn để yêu con đích thực bằng cách cho ngọt cho ngào.

3. Nụ hôn ấy không dừng lại nơi cá nhân mà còn lây lan đến cả cộng đoàn.

Đây chính là đỉnh cao của trang Tin Mừng. Nó mở ra một nhãn giới mới lạ. Nơi nụ hôn ấy là rạng rỡ lên hình ảnh của một Người Cha: chung cho người con cả và người con thứ, chung cho dân Do Thái và Dân Ngoại, chung cho cả người đã biết Chúa hay chưa biết Chúa. Nếu “cha chung không ai khóc” theo lẽ thường tình, thì ở đây lại khác, Cha chung này không cần đến tiếng khóc của ai, nhưng lại sẵn sàng cúi xuống với bất cứ tiếng khóc sám hối nào để ban tặng nụ hôn ntha thứ nồng nàn xót thương. Người Cha chung ấy yêu thương hết mọi người và chẳng bao giờ bỏ quên những trường hợp tội lỗi đáng thưong và bởi đáng thương nên Ngài cũng thương cho đáng với tấm lòng không vơi cạn của mình.

Qua nụ hôn đầu ngõ, Người Cha ấy biến nỗi buồn sám hối trở thành niềm vui tha thứ. Ngài ban ơn rộng rãi cho những kẻ tìm về với Ngài, rồi nhanh chóng gửi họ về lại gia đình cộng đoàn xã hội trong một nhịp sống mới nồng nàn tình xót thương, để những kẻ được ơn tha thứ hiểu rằng, từ nụ hôn ấy, họ phải minh chứng bằng cả cuộc đời biết phát triển ơn tha thứ và cũng biết dìu đưa những kẻ còn sa chìm về với lẽ xót thương. Đó là niềm vui của lòng thương xót, không dừng lại nhưng triển nở sinh sôi, không khép kín cá nhân nhưng mở ra cho hết mọi người.

Tóm lại, ba lý do: vượt trên lẽ công bình, vượt trên nền giáo dục và vượt trên đời sống cá nhân khiến nụ hôn cha – con là nụ hôn của lòng thương xót. Dẫu có kinh nghiệm về nụ hôn như phần lớn cộng đoàn hay chưa có kinh nghiệm ấy như một số bạn nhỏ, thiết tưởng nụ hôn xót thương của Tin Mừng cũng đọng lại trong ta một thứ nôn nao lạ lạ quen quen.

Khi thấy quen quen, là khi ta đồng hóa mình với người con phung phá tìm về và được tha thứ, trong lời kinh, trong Thánh Lễ, nơi tòa Giải Tội. tất cả đều là những nụ hôn thương xót. Khi thấy là lạ, là khi ta chợt nhận ra vẫn còn lẩn khuất đâu đó trong ta một anh con cả vùng vằng: Chúa đã đối xử với ta bằng tình thương xót còn ta chỉ đối xử với Chúa theo sự công bình, ta không đi hoang lang thang xa đạo, nhưng cách sống của ta biết đâu còn tệ hơn cả chối Chúa công khai.

Và khi thấy chen lẫn quen quen lạ lạ ấy chính là khởi đầu cho một quyết định: bởi tôi đã nhận được ơn tha thứ của Chúa, tới phiên tôi phải sống ơn tha thứ bằng cách bỏ qua lỗi lầm cho anh em; tôi đã nhận lòng xót thương của Chúa, tôi phải phát triển lòng thương xót ấy qua cách sống tốt lành của mình. Hãy quên đi những phần đời không đáng nhớ khi anh em có lỗi với mình, và hãy nhớ lấy những phần đời không thể quên khi mình đã được Thiên Chúa tha thứ xót thương.

Làm được như thế cũng là lúc ta có thể hát lên: “Thành phố ơi, hãy im lặng cho mọi người hôn nhau”.

 

19.Lòng Thương Xót của Thiên Chúa

(Suy niệm của Lm. Giuse Maria Lê Quốc Thăng)

Tin Mừng Lc 15: 1-32 Thiên Chúa là tình yêu, Ngài là Thiên Chúa của lòng tha thứ. Tha thứ đến độ vui mừng mở tiệc để đón người tội lỗi ăn năn trở về. Thiên Chúa thương xót và mời gọi chúng ta cùng yêu thương tha thứ cho nhau như ngài.

Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót và luôn tha thứ. Chính vì thế, mà Con Một của Ngài đã đến và ở giữa nhân loại. Người đến để công bố và thể hiện lòng thương xót của Thiên Chúa Cha dành cho nhân loại, chính vì thế, những lời rao giảng của Chúa Giêsu được gọi là Tin Mừng.

Thiên Chúa là tình yêu, Ngài là Thiên Chúa của lòng tha thứ. Tha thứ đến độ vui mừng mở tiệc để đón người tội lỗi ăn năn trở về. Thiên Chúa thương xót và mời gọi chúng ta cùng yêu thương tha thứ cho nhau như ngài. Tin Mừng hôm nay minh chứng điều đó.

I. Tìm Hiểu Lời Chúa: Tin Mừng: Lc 15, 1-32

Thiên Chúa vui mừng khi người tội lỗi quay trở về

Để làm nổi bật niềm vui mừng lớn lao của Thiên Chúa khi tha thứ và khi người tội lỗi quay trở về, Thánh sử Luca đã liên kết ba dụ ngôn nói lên lòng thương xót của Thiên Chúa đối với tội nhân: Dụ ngôn con chiên lạc, đồng bạc bị mất và người con hoang đàng.

Để trả lời cho những người luật sĩ và biệt phái đến chất vấn mình vì sao lại ngồi chung, đồng hành với những người tội lỗi, Chúa Giêsu đã dùng các dụ ngôn này.

Tất cả ba dụ ngôn đều được đánh dấu bằng một điệp khúc: 'tìm thấy được cái gì đã mất'. Nhằm nêu lên sáng kiến đi bước trước tìm kiếm người tội lỗi và mời gọi họ quay trở về của Thiên Chúa. Khi họ trở về thì Thiên Chúa vui mừng. Sự hiện diện của Chúa Giêsu bên những người tội lỗi nói lên tất cả sự thật ấy. Sự thật về lòng thương xót vô bờ bến của Thiên Chúa.

Mỗi người chúng ta không chỉ được mời gọi quay trở về với Thiên Chúa vì chúng ta đang là những tội nhân, chúng ta còn đựơc mời gọi thể hiện lòng thương xót của Chúa qua việc đến kêu gọi những anh chị em tội lỗi, lầm lạc quay ttrở về với Chúa. Đồng thời, biết chia sẽ niềm vui với Chúa khi những anh chị em ấy quay trở về.

II. Gợi Ý Suy Niệm

1. Thiên Chúa giàu lòng thương xót luôn quảng đại tha thứ: Thiên Chúa yêu thương muốn cứu độ tất cả mọi người. Chúa Giêsu qua các dụ ngôn trong Tin Mừng hôm nay đã nêu bật lòng thương xót của Thiên Chúa, thể hiện cách cụ thể tình yêu cứu độ của Chúa. Ngài yêu thương cứu độ từng người; Ngài chủ động tìm kiếm và vui mừng khi một người tội lỗi quay trở về. Các dụ ngôn đều nhấn mạnh đến lòng quảng đại của Thiên Chúa: nguời mục tử đi tìm con chiên lạc; người đàn bà tìm kiếm đồng tiền bị mất và người cha nhân lành chờ đón và vui mừng tha thứ cho người con hoang đàng quay trở về. Thiên Chúa là người cha nhân hậu, là người mục tử nhân lành luôn yêu thương chăm sóc cho từng con người, mỗi người trước mặt Chúa cho dù có tội lỗi đến đâu đi nữa vẫn luôn được hưởng trọn tình yêu của Ngài. Tình yêu ấy được thể hiện qua việc Chúa Cha đã sai Chúa Con đến tìm kiếm và cứu vớt tất cả nhân loại tội lỗi. Lòng thương xót được thể hiện khi không trách phạt mà lại yêu thương cứu độ con người tội lỗi luôn quay lưng phản bội Ngài.

Mỗi Kitô hữu ngày nay, công tâm nhìn lại mình thì sẽ luôn nhân thấy rõ mỗi người đều là tội nhân cả. Tuy nhiên, đừng bi quan thất vọng chán nản, tình yêu Thiên Chúa luôn dư đủ để khoả lấp tội lỗi của mình. Tình yêu của Chúa luôn theo đuổi, chờ đợi và tha thư cho chúng ta. Hãy mạnh dạn sám hối, quay về với Chúa. Sự quay về không bao giờ là trễ cả; hãy tin tưởng vào lòng quang đại xót thương của Thiên Chúa.

2. Người tội lỗi quay trở về, niềm vui của Thiên Chúa: kết thúc của các dụ ngôn là kết thúc vui mừng. Người mục tử vui vể vác con chiên lạc trên vai khi tìm thấy; người đàn bà vui mừng khi tìm được đồng bạc bị mất và người cha nhân hậu tràn đầy sung sướng khi người con hoang đàng trở về. Thiên Chúa vui mừng khi người tội lỗi an năn trở lại. Điều thật khó tưởng tượng trong thực tế của con người đầy ích kỷ và lòng hận thù. Người ta có thể tha thứ, nhưng lại khó quên đi tội lỗi của người khác. Người ta khó mà vui vẻ với nhau một khi đã rạn nứt tình cảm cho dù có thể bỏ qua lỗi lầm của nhau. Thế mà, Thiên Chúa lại hoàn toàn khác, Người tha thứ, quên hết quá khứ lỗi lầm của tội nhân và thực sự vui mừng khi tội nhân biết quay đầu trở về. Đây chính là đỉnh cao của một tình yêu quảng đại thực sự. Một tình yêu gột rửa tất cả mọi uế nhơ của tội lỗi nơi con người; làm trắng tinh một tâm hồn đã đen đúa vì tội lỗi; đã biến đổi tận căn một tội nhân thành thánh nhân.

Thiên Chúa vui mừng vì người tội lỗi quay trở về. Chúng ta hãy vững tin cho mình và cho người khác. Thân phận khốn nạn của kiếp tội nhân không làm suy giảm tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, không làm cho Thiên Chúa ghét bỏ mình. Tin tưởng quay về không chỉ mình vui mừng vì được ơn tha thứ mà điều đó còn làm cho Thiên Chúa vui mừng. Vậy thì, quay về làm cho Thiên Chúa vui mừng cũng chính là cách thức chúng ta biểu lộ tình yêu thương của chúng ta dành cho Ngài. Yêu ai thì biết làm cho người vui mừng và hạnh phúc.

3. Chia sẻ niềm vui tha thứ với Thiên Chúa: Hai dụ ngôn đâu kết thúc cách vui vẻ, còn dụ ngôn thứ ba, dụ ngôn người cha nhân hậu thì xem ra niềm vui chưa trọn vẹn. Chưa trọn vẹn vì thái độ của người anh cả chưa thực sự biết đón nhận người em quay trở về, chưa biết chia sẽ niền vui với người cha. Người mục tử và người đàn bà khi tìm được của bị mất đã vui mừng và mời gọi bạn hữu chia sẽ niềm vui với mình, người cha cũng mời người con cả chia vui khi người em trở về, tất cả nói lên thông điệp của Thiên Chúa. Ngài vui mừng khi người tội lỗi ăn năn hối cải và mời gọi mỗi người cùng chia sẻ niềm vui với Ngài. Ở đây đặt ra vấn đề liên hệ đến mối tương quan giữa con người với nhau: chúng ta có thực lòng chung vui với Thiên Chúa không khi thấy người anh em quay trở về? Tình yêu Thiên Chúa kêu gọi chúng ta yêu mến nhau. Tình yêu Thiên Chúa kêu mời chúng ta chung vui với Ngài. Tình yêu Thiên Chúa mời gọi chúng ta lên đường tìm kiếm kêu gọi những anh chị em lầm lạc quay trở về.

Tin Mừng hôm nay mời gọi Kitô hữu nhìn lại thái độ của mình khi đối xử với những người tội lỗi, những người xúc phạm đến mình. Không chỉ tha thứ mà còn phải chủ động tha thứ và vui mừng thực sự khi người anh em trở về.

III. Lời Cầu Chung

* Lời mở: Anh chị em thân mến, Thiên Chúa vui mừng thực sự khi người tội lỗi biết ăn năn trở về. Trong tâm tình vui mừng và hy vọng vào lòng thương xót của Chúa chúng ta cùng dâng lời nguyện xin.

1) Hội Thánh được Chúa thiết lập để cống bố và trao ban lòng thương xót của Người cho nhân loại. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các vị chủ chăn trong Hội Thánh luôn có một tấm lòng nhân hậu thể hiện trung thực hình ảnh Thiên Chúa là người Cha giàu lòng xót thương.

2) Ngày nay biết bao anh chị em, thanh niên nam nữ đã và đang đi vào con đường lầm lạc của tệ nạn xã hội gây nên biết bao thảm trạng khổ đau cho gia đình cũng như xã hội. Chúng ta cùng cầu nguyện cho mọi người trong xã hội, những tổ chức thiện nguyện, các nhà lãnh đạo quốc gia luôn biết nỗ lực cùng cộng tác loại trừ tệ nạn xã hội và thực lòng yêu thương đón nhận người lầm lạc hoàn lương trở về.

3) Thiên Chúa yêu thương mời gọi con người cùng với Ngài yêu thương và tha thứ cho nhau. Chúng ta cùng cầu xin cho mọi người trong chúng ta luôn biết yêu thương quảng đại và tha thứ cho nhau, kiến tạo nên niềm vui và hiệp nhất trong cộng đoàn, trong gia đình.

* kết nguyện: Lạy Thiên Chúa là Đấng giàu lòng thương xót. Chúng con luôn tin tưởng vào tình yêu của Chúa. Xin cho chúng con luôn biết yêu thương và quảng đại tha thư cho nhau như Chúa đã luôn yêu thương và tha thứ cho chúng con. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con. Amen.

 

20.Suy niệm của ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt

THIÊN CHÚA GIÀU LÒNG THƯƠNG XÓT

Bài Phúc Âm vừa nghe là một trong những trang đẹp nhất của Tin Mừng. Có thể gọi đó là Tin Mừng của Tin Mừng. Vì chương 15 Phúc Âm Luca này được coi như bản tóm tắt tất cả Phúc Âm. Tin Mừng đó là Thiên Chúa Cha giàu lòng thương xót. Lòng thương xót của Thiên Chúa thực vô biên, dài, rộng, cao, sâu khôn lường, ta không thể nào hiểu thấu. Những bài sách thánh hôm nay hé mở cho ta mấy nét của lòng thương xót vô biên đó.

1. Nét thứ nhất của lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa là: sự tha th

Tình yêu đích thực không được đo bằng đam mê nồng cháy. Bởi những đam mê nồng cháy mau qua như một cơn bão lốc. Bão lốc qua đi chỉ để lại đổ vỡ điêu tàn.

Tình yêu đích thực không được đo bằng hy sinh tận cùng. Người ta có thể hy sinh mạng sống vì của cải, danh vọng. Hy sinh như thế có thể chỉ vì bản thân mình chứ không phải vì người khác.

Tình yêu đích thực được đo bằng sự tha thứ. Chỉ có yêu thực lòng, yêu tha thiết mới có thể tha thứ. Khi yêu người ta dám cho đi tất cả. Nhưng ít có ai cho đi sự tha thứ. Chính tha thứ mở cho ta cánh cửa dẫn vào thâm cung nhiệm mầu của tình yêu.

Tha thứ là đặc tính của tình yêu Thiên Chúa. ta hãy đọc lại lịch sử dân Israel. Biết bao lần dân chúng phản bội, chống lại Thiên Chúa. Nhưng Chúa vẫn nhân từ tha thứ. Khi Môsê cầu nguyện trên núi, dân Do Thái đã phản bội, gom góp vàng bạc đúc tượng bò mà thờ. Chúa nổi giận muốn phạt họ. Nhưng khi Môsê nài xin Chúa, Chúa đã nguôi giận mà tha thứ cho dân.

Phaolô ghét đạo Chúa, đi tìm bắt những người theo Chúa. Nhưng Chúa đã thương hoán cải ông. Hơn nữa, Chúa còn chọn ông làm Tông đồ cho Chúa.

Người con bỏ nhà ra đi, phung phí hết tiền của cha, nhưng người cha già vẫn yêu thương chờ đời, tha thứ hết khi nó trở về.

Sự tha thứ của Thiên Chúa đối với con người, nhất là người tội lỗi thực là vô biên. Sự tha thứ ây minh chứng tình yêu của Thiên Chúa đối với con người lớn lao biết chừng nào.

2. Nét thứ hai của lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa. Đó là: sđi tìm.

Thiên Chúa sẵn sàng tha thứ, nhưng Người không chỉ ngồi đó chờ kẻ có tội trở về xin lỗi rồi mới thứ tha. Không, chính Thiên Chúa chủ động, có sáng kiến đi tìm con người. Đó là nét độc đáo trong tình yêu thương tha thứ của Thiên Chúa.

Chính Chúa đi tìm Phaolô khi ông đang trên đường lầm lạc, có sáng kiến làm ông té ngựa để đưa ông trở lại với Chúa. Chính Chúa là người chăn chiên đi tìm con chiên bị lạc. Là người ra ngõ tìm đứa con bỏ nhà đi hoang. Cuộc đi tìm không phải dễ dàng. Người chăn chiên phải băng đồi vượt sông, luồn lách qua gai góc, dẫm đạp sỏi đá, chịu đựng nắng mưa, bất chấp thú dữ rình rập. Người phụ nữ phải thắp đèn soi vào mọi ngóc ngách trong nhà, lùa chổi vào những khe nứt nhỏ bé, kiên nhẫn moi móc tìm kiếm niềm hy vọng mong manh. Người cha phải vượt qua những thành kiến xã hội, lòng tự ái bị thương tổn, trái tim đau đớn vì yêu thương.

Đi tìm là yêu thương. Còn hơn thế, đi tìm là đã tha thứ. Quả thật Chúa đã yêu thương ta trước. Người yêu thương ta trước khi ta biết Người. Người tha thứ cho ta trước khi ta xin lỗi. Người đi tìm ta trước khi ta trở về.

3. Nét thứ ba của lòn thương xót vô biên của Thiên Chúa. Đó là: Thiên Chúa yêu thương từng người, dù rất bé nhỏ.

Trong đời sống xã hội, những người bé nhỏ nghèo hèn thường bị bỏ quên: sống cô đơn, chết cô độc, chìm vào quên lãng. Nhưng trong trái tim Thiên Chúa, mỗi người đều chiếm một vị trí quan trọng. Mỗi người đều là duy nhất độc đáo, không thể thay thế được đối với Thiên Chúa. Càng bé nhỏ nghèo hèn lại càng chiếm vị trí quan trọng trong tình yêu Thiên Chúa.

Một con chiên lạc có gì so với 99 con chiên còn lại. Giữ 99 con còn lại vừ nhàn nhã lại vừa có lợi. Đi tìm một con đi lạc vừa mệt nhọc lại vừa thiệt thòi. Nhưng trong tình yêu làm gì có tình toán thiệt hơn. Một con chiên nhỏ bé lạc loài đã chiếm hết trái tim của người mục tử nhân từ. Bao lâu chưa tìm được con chiên nhỏ bé gầy gò, lạc bầy ấy, lòng người mục tử ấy vẫn còn khắc khoải lo âu.

Đứa con bỏ nhà ra đi, xài phí hết gia sản cha mẹ làm sao sánh được với đứa con trai ngoan ngoãn ở nhà, biết chăm lo công việc, luôn hiếu thảo phụng dưỡng mẹ cha. Ấy vậy mà người cha ăn không ngon, ngủ không yên, tắt tiếng cười, mắt mờ lệ, bao lâu đứa con hư hỏng chưa trở về.

Thật kỳ diệu tình thương của Thiên Chúa. chính vì những tâm hồn bé nhỏ, tội lỗi, yếu đuối ấy mà Thiên Chúa đã sai Con Một Người xuống trần gian như lời Chúa Giêsu nói: “Những người bệnh mới cần đến thầy thuốc”.

Thực là vô biên lòng thương xót của Thiên Chúa. lòng thương xót ấy lớn hơn cả trái tim của ta. Ơn lành của Thiên Chúa lớn hơn cả tội lỗi của ta. Sự tha thứ của Thiên Chúa lớn hơn cả trí tưởng tượng của ta. Tất cả chúng ta hãy đến với Người. Hãy mang theo những yếu đuối lầm lỡ của ta. Hãy cho Người xem vết thương từ lâu gặm nhấm trái tim ta. Hãy tâm sự nỗi buồn vô vọng của ta. Thiên Chúa Cha chúng ta Đấng giaù lòng thương xót. Không có tội lỗi nào Người không tha thứ,không có vết thương nào Người không chữa lành. Không có nỗi buồn nào Người không an ủi.

KIỂM ĐIỂM ĐỜI SỐNG

1. Kể ra vài nét của lòng thương xót của Chúa.

2. Tại sao tha thứ là dấu chỉ rõ nhất của tình yêu?

3. Cảm nhận được tình yêu và đáp lại tình yêu của Thiên Chúa. bạn có coi điều này là hệ trọng nhất trong đời không?

 

21.Phục hồi phẩm chất cao đẹp

(Trích dẫn từ ‘Cùng Đọc Tin Mừng’ – Lm Ignatiô Trần Ngà)

Chỉ có tội lỗi là nguyên nhân duy nhất tàn phá phẩm chất cao đẹp của con người.

Cho dù lũ lụt có thể cuốn trôi tất cả nhà cửa ruộng vườn, biến người ta thành người tay trắng, nhưng không thể cuốn trôi phẩm giá người ta.

Cho dù hoả hoạn có thiêu rụi nhiều phố xá làng mạc, cướp đi tất cả tài sản của người dân, nhưng cũng không thể thiêu rụi phẩm giá con người.

Dù tai ương hoạn nạn có cướp đi một vài chi thể của con người, khiến người ta trở nên tàn phế, nhưng cũng không thể cướp đi phẩm chất cao đẹp của người ấy.

Không gì từ bên ngoài có thể làm mất phẩm chất, mất giá trị con người, nhưng chỉ có tội lỗi và chỉ có tội lỗi mà thôi mới có thể huỷ diệt phẩm giá cao đẹp của họ. Chính Chúa Giêsu cũng khẳng định điều nầy: "Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế." (Mc 7, 21-23).

Câu chuyện người con thứ trong Tin Mừng hôm nay minh hoạ cho thấy tội lỗi làm băng hoại phẩm giá con người đến mức nào.

Sau khi đòi chia gia tài và phung phí tài sản của mình với bọn đàng điếm, người con thứ lâm vào cảnh đói khát cùng cực và phải xin làm nghề chăn heo là nghề ô nhục nhất đối với người Do Thái.

Không có hình ảnh nào diễn tả tình trạng xuống cấp và suy đồi phẩm giá cho bằng hình ảnh một con người đói rách thảm hại, chen chúc với đàn heo bẩn thỉu hầu mong được ăn thực phẩm của heo nhưng chẳng ai cho.

Chính tội lỗi và chỉ có tội lỗi mà thôi mới có thể làm cho giá trị con người bị suy sụp cách thảm hại như thế.

Nhưng cũng qua bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu mở ra cho chúng ta một chân trời hy vọng: những con người bị tội lỗi làm mất giá trị có thể được phục hồi nhân phẩm cách tuyệt vời.

Phục hồi lại phẩm chất cao đẹp của mình nhờ quay về với Chúa.

Một người giàu có bị phá sản, còn rất lâu mới có cơ may xây dựng cơ đồ, phục hồi sự nghiệp.

Một người bị mất chức, mất việc... khó lòng kiếm lại được chức, được việc ngon lành như trước.

Nhưng thật vô cùng may mắn và hạnh phúc cho chúng ta là những người tội lỗi, một khi lỡ sa ngã phạm tội, đánh mất hết phẩm chất cao đẹp của mình... thì chỉ cần cố gắng, kiên quyết hoán cải là có thể phục hồi lại được phẩm chất cao đẹp như trước.

Sau khi người con thứ lâm vào tình trạng đói khát, anh ta hồi tâm lại và quyết chí trở về nhà cha, để xin làm một người tôi tớ.

Khi thấy con từ đằng xa, người cha mừng rỡ chạy lại ôm lấy đứa con hoang và hôn nó hồi lâu.

Không để cho đứa con hư nói hết lời hối lỗi, ông truyền sai tôi tớ mau mau đem áo đẹp nhất ra mặc cho cậu, xỏ nhẫn quý vào tay cậu, mang giày sang quý vào chân cậu và hãy hạ bò tơ để ăn mừng...

Thế là từ một con người thân tàn ma dại, một thằng chăn heo hèn hạ đói khát, người con hoang đàng đã trở thành chàng công tử thượng lưu với bao nhiêu tôi tớ hầu hạ. Thay vì tấm áo rách hôi hám, cậu được mặc vào người tấm áo đẹp nhất. Thay vì đi chân đất bần cùng, cậu được mang giày dép sang trọng, được đeo nhẫn quý vào tay như những người quyền quý. Thay vì trước đây khao khát được ăn chung máng với đàn heo, ăn giữa đàn heo, cậu được ngồi ăn với cha, với họ hàng, với những bậc tai mắt trong làng xóm, có kẻ hầu người hạ. Thay vì những đồ cặn bã của heo, nay cậu được ăn thịt bê đã vỗ béo ngon lành. Thật khác ngày hôm qua một trời một vực. Thật là một sự thay đổi tuyệt vời, nằm mơ không thấy.

* * *

Chỗi dậy trở về cùng Chúa là từ bỏ tội lỗi và tính hư tật xấu, là kết hợp với Đức Kitô để trở nên con người mới, thụ tạo mới như lời thánh Phao lô dạy trong thư gửi tín hữu Cô-rinh- tô: "Phàm ai kết hợp với Đức Kitô, đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua đi, và cái mới đã có đây rồi." (2C 5,17).

Cơ hội trở về luôn luôn sẵn có. Lời Chúa và Hội Thánh vẫn liên tục kêu mời. Điều còn lại hoàn toàn tuỳ thuộc ở nơi ta. Điều quan trọng là chúng ta có quyết tâm làm lại cuộc đời, sửa đổi và nâng cấp đời sống mình hay không.

 

home Mục lục Lưu trữ