Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 44
Tổng truy cập: 1363962
TÌNH YÊU THIÊN CHÚA DIỄN TẢ QUA TRẦN GIAN CON NGƯỜI
TÌNH YÊU THIÊN CHÚA DIỄN TẢ QUA TRIGN GIAN CON NGƯỜI – Lm. Jos. Phạm Thanh Liêm SJ
Thiên Chúa là tình yêu. Ai ở trong tình yêu, thì ở trong Thiên Chúa. Ai nói mình yêu Thiên Chúa mà ghét anh em mình, đó là người nói dối. Tình yêu đối với Thiên Chúa được diễn tả qua tình yêu con người đối với nhau. Thiên Chúa cũng yêu thương con người qua những trung gian của Ngài, cụ thể qua những con người sống chung quanh chúng ta.
Thay đổi con người, để có thể lãnh nhận hồng ân
Naaman trước khi xuống tắm bảy lần ở sông Jordan, đã phẫn nộ với tiên tri Êlisa vì ông tưởng rằng tiên tri sẽ đứng trước ông, giơ tay cầu khẩn cùng Thiên Chúa, và chữa ông khỏi. Đằng này, tiên tri chỉ sai người nói với Naaman: “đi tắm bảy lần ở sông Jordan, thì sẽ được sạch”. Naaman nghĩ: “Nước sông ở Đa-mát chẳng sạch hơn nước sông ở Jordan sao?” Và Naaman đã không muốn xuống tắm.
Naaman đòi người của Thiên Chúa phải làm theo suy nghĩ và cách thế của mình. Nhưng Thiên Chúa không muốn thế, và người của Thiên Chúa lại không muốn vậy. Đòi hỏi để được khỏi bệnh quá đơn giản đến độ Naaman không thể tin được, và không muốn tin. Nếu Naaman không khiêm tốn bỏ mình để làm theo lời sứ giả của tiên tri, thì chắc ông chẳng khỏi bệnh. Trong cuộc sống, người ta cũng thường đòi Thiên Chúa phải làm theo ý người ta, theo điều kiện người ta đặt cho Chúa. Trường hợp của Naaman cho thấy, nếu người ta không bỏ mình, e rằng người ta khó có thể đón nhận hồng ân của Thiên Chúa.
Bao nhiêu yếu tố xảy đến giúp Naaman đón nhận hồng ân: người tớ gái “quá thơ ngây” suýt gây họa cho cả nhà vua nước mình, những đầy tớ của Naaman khuyên ông nên vâng lời vị sứ giả của tiên tri, và cả dòng sông nước không được sạch dưới con mắt của Naaman. Trong cuộc sống của mỗi người, dường như cũng được đan dệt bằng bao nhiêu lời, bao nhiêu biến cố nhỏ nhỏ, để làm nên mỗi người như hiện tại. Chúng ta có nhận ra đó là những hồng ân để tạ ơn Thiên Chúa không?
Đức Giêsu- tình yêu của Thiên Chúa cho con người
Người phong cùi, theo luật Do Thái, không được tiếp xúc với người lành. Chính vì vậy, họ đứng đàng xa và kêu xin Đức Giêsu thương xót, chữa lành họ. Họ đáng thương, không chỉ vì con bệnh hành hạ làm họ đau đớn thể xác, nhưng họ còn đau khổ hơn khi phải tách biệt với xã hội con người, với những người thân yêu: cha mẹ, vợ chồng, con cái của họ. Đức Giêsu giúp con người giao hoà với Thiên Chúa và giao hoà với nhau.
Đức Giêsu nói với những người phong cùi: “đi trình diện với các tư tế”. Luật Do Thái dạy những người phong cùi thấy mình khỏi bệnh, phải đi trình diện thầy tư tế, để được xác nhận là đã khỏi bệnh. Đang khi họ đi, họ được khỏi. Niềm tin phó thác biểu lộ qua thái độ vâng lời Đức Giêsu, làm những người phong cùi được khỏi bệnh. Thiên Chúa đòi con người tin tưởng và phó thác tất cả nơi Ngài. Tin tưởng phó thác tất cả nơi Thiên Chúa, đó là dấu chỉ của những người được thương và được cứu độ.
Chỉ có mỗi người ngoại trở lại để tạ ơn Thiên Chúa. “Chín người kia đâu? Không phải cả mười người được khỏi sao?” Chín người kia chắc chắn được khỏi bệnh phong cùi, còn người ngoại này không chỉ được khỏi bệnh thân xác, nhưng còn được nhiều ơn thiêng liêng khác nữa. Nhận ra hồng ân Thiên Chúa trong đời mình, là một dấu chỉ của người đang sống hạnh phúc.
Thiên Chúa vẫn muôn ngàn đời thành tín
“Nếu chúng ta cùng chết với Đức Kitô, chúng ta sẽ cùng sống với Ngài”. Đi theo Đức Giêsu, đòi chúng ta phải bỏ mình, bỏ những ham muốn của thế gian và xác thịt. Không chiều theo những ham muốn của xác thịt và thế gian, là một cách chết cho thế gian, cùng chết với Đức Kitô. Thiên Chúa vẫn muôn ngàn đời thành tín: nếu chúng ta chết cho thế gian cùng với Đức Kitô, chúng ta sẽ được cùng sống lại với Ngài.
“Nếu chúng ta chối Ngài, Ngài cũng chối chúng ta”. Sở dĩ vậy, vì nếu chúng ta cứng lòng và cố tình chối Ngài, đứng đối nghịch với Ngài. Ngài không thể làm khác được. Thiên đàng không thể có đối với người không muốn “lên thiên đàng”. Về phía Thiên Chúa, Ngài luôn luôn yêu thương con người, Ngài muốn con người ở trong tình yêu của Ngài, Ngài muốn họ “lên thiên đàng” nhưng Ngài không buộc họ phải lên thiên đàng. Nếu một người cố tình thù nghịch Ngài, Ngài phải chịu vì Ngài đã cho con người tự do.
“Nếu chúng ta bất trung, thì Ngài vẫn trung thành”. Nếu vì yếu đuối, chúng ta bất trung, thì Thiên Chúa vẫn thành tín, Ngài chờ đợi chúng ta trở lại với Ngài. Tình yêu Thiên Chúa đối với con người được cụ thể qua bí tích hoà giải, mỗi khi con người trở lại với Thiên Chúa, đều được lãnh ơn hoà giải với Ngài qua trung gian thừa tác viên của Giáo Hội. Hơn nữa, hối hận hay muốn trở lại, đã là hồng ân của Thiên Chúa cho tội nhân rồi.
Câu hỏi gợi ý chia sẻ:
1/.Xin bạn cho một vài thí dụ cho thấy Thiên Chúa yêu thương con người qua các trung gian!
2/.Đức Giêsu có là diễn tả tình yêu của Thiên Chúa đối với con người không? Xin bạn chia sẻ quan điểm lập trường của bạn.
3/.Với kinh nghiệm bản thân, thay đổi bản thân nên có thể đón nhận hồng ân, hay, đón nhận hồng ân nên thay đổi chính mình? Xin bạn chia sẻ kinh nghiệm!
CHÚA NHẬT XXVIIII THƯỜNG NIÊN- C
BIẾT ƠN VÀ TẠ ƠN- Lm. Micae Võ Thành Nhân
Mười người phong cùi trong bài Tin Mừng hôm nay bị hất hủi, bị bỏ rơi, bị cách ly, bị loại trừ, bị cô đơn, bị khinh miệt, bị xa tránh….Những điều này đã tạo nên một nỗi đau thấu ruột thấu gan của họ.
Ai cũng biết họ đau đớn khổ sở, nhưng không ai dám tiếp xúc vì sợ nhiễm uế, nên không dám sẻ chia, có chăng là một cái nhìn thương hại, và tích cực hơn nữa là cảm thông, thương xót một chút mà thôi.
Trời cao thấu hiểu, Thiên Chúa xót thương lắng nghe lời khẩn xin tha thiết trước nỗi đau đớn tột cùng của họ từ cùng cõi địa cầu này: “ Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng con “ ( Lc 17, 13 ).
Thông thường, người đời sẽ lợi dụng những dịp này để đặt điều kiện, để làm tiền, để đòi hỏi vòi vĩnh thì mới chữa bệnh cho họ, mà chưa chắc gì chữa lành được cho họ, thậm chí họ còn tiền mất tật mang nữa là khác. Nếu như thế thì là thật tội nghiệp cho họ vì cùng cực sẽ chồng chất cùng cực, nỗi đau sẽ chồng chất nỗi đau.
Chúa động lòng trắc ẩn, Chúa cứu chữa họ vô điều kiện, nhưng vì tôn trọng qui định của con người thời ấy và muốn cho họ không bị một ai đó làm phiền sau khi lành bệnh, cho nên Chúa mới bảo họ: “ Các con hãy đi trình diện với các tư tế “ ( Lc 17, 14 ). Họ đã được ơn lành bệnh nhưng không: “ Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch “ ( Lc 17, 14b ).
2-Biết ơn.
Mười người phong cùi được Chúa ban cho ơn như nhau là được lành bệnh chứ Chúa không thiên vị một ai trong họ. Nhưng chỉ có một người nhận ra ơn lành cao cả nhưng không này. Có mơ cũng không dám nghĩ tới là mình được chữa lành bệnh một cách miễn phí, không tốn tiền bạc, không mất thời gian chờ đợi, chỉ một lời cầu xin thôi mà mình được như ý. Đây là chuyện thực như mơ trong cuộc sống. Không cần phải đi đâu cho xa xôi, không cần vượt qua sông núi, băng qua non ngàn, không cần phải chèo thuyền vượt trùng dương ngàn dặm trắc trở để mà tìm được ơn lành bệnh, nhưng mà họ đã được lành bệnh ngay hiện tại này đây. Và rồi một người ngoại đạo: “ Mà người ấy lại là người xứ Samaria “ ( Lc 17, 16b ) đã cảm nhận, đã biết và hiểu rõ như thế cho nên đã vội vàng cất bước trở lại với Chúa. Bước chân của người ấy, lúc này thật nhẹ nhàng, thanh thoát, mau lẹ, kẻo trễ, đến để gặp lại Chúa lần thứ hai, và người này đã quỳ sấp mình dưới chân Chúa và tạ ơn Chúa ( Lc 17, 16a ).
3-Tạ ơn Chúa.
Lời tạ ơn này chẳng mang lại thêm gì vinh quang cho Chúa nhưng mang lại ơn ích cho người phong cùi. Sau lời tạ ơn là giây phút Chúa khen lòng tin của kẻ ấy: “ Ngươi hãy đứng dậy mà về; vì lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi “ ( Lc 17, 19 ).
Còn gì hạnh phúc cho bằng được Chúa khen tặng lòng tin như vậy. Lời khen của Chúa lúc này như là một sự chuyền lửa, hà hơi, tiếp sức tăng thêm nghị lực, sức mạnh, giúp cho người này sống trọn vẹn ý nghĩa của hai chữ “ Tạ Ơn “.
Điều Chúa muốn khi chúng ta sống tâm tình tạ ơn lúc này là thay đổi cách sống theo ý Chúa. Chúng ta hãy nhìn ông Naaman, vị vua xứ Siria khi được tiên tri Êlisêô chữa lành bệnh phong cùi trong bài đọc một được trích từ sách Các Vua quyển thứ hai hôm nay. Ông biết ơn Chúa qua tiên tri và ông thay đổi lối sống của ông là chỉ thờ phượng một mình Thiên Chúa mà thôi. Ông đã nói: “ Thật từ nay tôi biết không có Thiên Chúa nào khác trên hoàn vũ, ngoài một mình Thiên Chúa của Israel “, để rồi: “ Vì từ nay ngoài Chúa, tôi tớ của ông sẽ chẳng dâng của lễ toàn thiêu hoặc hy lễ cho thần minh nào khác “. Ông tin vào Chúa và hành động theo ý Chúa.
Lạy Chúa, theo tư tưởng của thánh Phaolô tông đồ trong thư thứ hai gởi ông Timôthê ở bài đọc hai: Được làm con Chúa, được làm tông đồ của Chúa, được đón nhận Tin Mừng cứu độ là ơn lớn nhất của con người chúng con. Vì thế chúng con phải nổ lực sống Lời Chúa dạy, sống chứng tá cho Chúa. Đó là cách thức chúng con tạ ơn Chúa, cho dù chúng con có bị xiềng xích, tù tội: “ Nếu chúng ta cùng chết với Người thì chúng ta cùng sống với Người. Nếu chúng ta kiên tâm chịu đựng, chúng ta se cùng thống trị với Người. Nếu chúng ta chối bỏ Người, thì Người cũng sẽ chối bỏ chúng ta. Nếu chúng ta không tin Người, Người vẫn trung thành, vì Người không thể chối bỏ chính mình Người “. Xin Chúa cho chúng con có một tâm hồn nhạy bén để chúng con luôn nhận ra các ơn Chúa ban trong cuộc sống mà chúng con tạ ơn Chúa cho phải đạo làm con Chúa.
Lạy Thiên Chúa toàn năng, ước gì ân sủng Chúa vừa mở đường cho chúng con đi, vừa đồng hành với chúng con luôn mãi, để chúng con sốt sắng thực hành những điều Chúa truyền dạy. Amen.
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN-C
TÂM TÌNH TẠ ƠN- Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải CMC
Lòng biết ơn là một trong những lễ nghĩa cao nhất không thể thiếu trong cuộc sống con người với nhau. Ngay trong lãnh vực đạo hiếu, ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: “ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn; công cha nặng lắm ai ơi, nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang…”. Qua đó, cũng đủ thấy rằng, truyền thống cha ông chúng ta rất đề cao đặt nặng lòng biết ơn.
Khi Đức Giêsu đến trần gian, một trong những gương Ngài để lại cho chúng ta đó là tâm tình tạ ơn. Ngài tạ ơn Thiên Chúa Cha trước khi phục sinh Ladarô. Tạ ơn Thiên Chúa Cha trước khi hoá bánh ra nhiều. Tạ ơn Thiên Chúa Cha khi lập Bí tích Thánh Thể.
Cả cuộc sống của Đức Giêsu là một bài ca tạ ơn. Ngài rất trọng lòng biết ơn, cho nên Ngài muốn chúng ta là con cái cũng phải biết sống tâm tình tạ ơn. Bởi vì việc tạ ơn chẳng thêm gì cho Chúa, nhưng mang lại ơn cứu độ cho chúng ta. Thế nhưng, trong thực tế người đón nhận ơn Chúa thì nhiều, nhưng người biết ơn Chúa lại rất ít.
Bằng chứng Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu chữa lành 10 người cùi, nhưng chỉ có một người quay lại tạ ơn Chúa, mà người đó là người ngoại, xứ Samaria.
Đức Giêsu làm phép lạ hoá bánh ra nhiều cho bao nhiêu ngàn người ăn no nê dư đầy, nhưng khi Chúa vác Thánh giá lên đồi Canvê té ngã nhiều lần, vậy mà chỉ có một người đứng ra vác đỡ Thánh giá cho Chúa, đó là ông Ximong, ngoại giáo.
Đức Giêsu rao giảng Tin mừng như Đấng có uy quyền và kèm theo các phép lạ, dân chúng tin theo Chúa đông lắm. Vậy mà khi Chúa vừa tắt thở trên cây Thánh Giá, thì chỉ có một người lớn tiếng tuyên xưng đức tin: “Đúng ông này là Con Thiên Chúa” (Mt 27,54). Người đó là viên sĩ quan ngoại giáo.
Như vậy, những người con Chúa, những người thụ ơn Chúa ở đâu rồi, sao không thấy dâng lời tạ ơn Chúa; cũng chẳng thấy ai đứng ra bênh vực Chúa? Nói như thế không có nghĩa là chúng ta sống vô ơn với Chúa, nhưng điều muốn nói ở đây là chúng ta sống chưa đúng, chưa xứng với những hồng ân Chúa tràn phủ trên cuộc đời chúng ta.
Người sống tâm tình biết ơn là người ý thức thân phận nghèo hèn của mình, và thể hiện niềm tin vào Thiên Chúa là Cha phép tắc và lòng lành vô cùng. Người có lòng biết ơn tự nhủ rằng: một mình không thể nào nên người được nếu không sống cùng, sống nương nhờ người khác.
Bởi lẽ, không ai là một hòn đảo. Chúng ta được sinh ra và lớn lên, đều cần có sự trợ giúp từ người khác. Miếng cơm chúng ta ăn, manh áo chúng ta mặc đều có sự đóng góp công sức của nhiều người. Chúng ta có làm được ông này hay bà nọ cũng nhờ công ơn sinh thành của cha mẹ, công lao dạy dỗ của thầy cô. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng dùng như tiền bạc, nhà cửa, tài năng, sức khỏe, thời giờ…tất cả đều là hồng ân Thiên Chúa ban tặng. Vì thế, tiếng nói cám ơn với tấm lòng chân thành là chứng tỏ con người có nhân cách cao và thể hiện niềm tin sâu sắc vào Thiên Chúa.
Sở dĩ Đức Giêsu rất trọng lòng biết ơn cũng vì ích lợi cho con người mà thôi. Người Samaria trở lại tạ ơn Chúa vì được ơn chữa lành phần xác, thì Chúa lại ban thêm khi củng cố niềm tin cho anh. Chúa nói: “Đứng dậy về đi ! Lòng tin của con đã cứu chữa con”(Lc 17,19). Như thế, cám ơn lại là cơ hội để nhận được thêm ơn nữa.
Anh chị em thân mến,
Lòng biết ơn không chỉ trên môi miệng, nhưng cần thể hiện bằng cả cuộc sống nữa. Đức Giêsu không chỉ là mẫu mực về lòng biết ơn mà còn dạy chúng ta thể hiện lòng biết ơn ấy khi lập Bí tích Thánh Thể: “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Kể từ đó Thánh lễ là lời tạ ơn cao cả nhất. Bởi vì, Giáo hội cậy nhờ công nghiệp của Đức Giêsu mà tạ ơn Thiên Chúa Cha. Vậy chúng ta hãy siêng năng tham dự thánh lễ để tạ ơn theo ý Chúa muốn.
Mẹ Maria đã cảm nghiệm được lòng Chúa thương xót khi Mẹ cất lên lời kinh tạ ơn: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa, vì Ngài đã làm cho tôi biết bao điều cao cả” (Lc 1,46-49). Và rồi Mẹ đã dành cả cuộc đời để tạ ơn Chúa. Thánh Inhaxiô nói : “Tội lớn nhất là tội vô ơn”. Chín người Do thái không biết cám ơn, chỉ được khỏi bệnh phong cùi thể xác. Người Samaria biết cám ơn, khỏi phong cùi cả phần hồn là tin nhận Đức Giêsu là Thiên Chúa, anh đã sấp mình dưới chân Đức Giêsu tạ ơn Người, đây là thái độ đức tin, vì anh tin rằng: Đây là Đấng cứu độ duy nhất, là vị lương y cao tay đầy quyền năng giàu lòng thương xót đã chữa lành cho anh. Vậy để thể hiện lòng biết ơn Thiên Chúa, giờ đây kính mời anh chị em cùng đứng lên tuyên xưng niềm tin của mình. Amen.
CHÚA NHẬT XXVIII THƯỜNG NIÊN- C
HÃY CHIA SẺ HẾT LÒNG VỚI ĐỨC GIÊSU- Lm. Phêrô Lê Văn Chính
Câu chuyện của bài Tin mừng tuần này làm sáng tỏ nhiều điểm quan trọng cần phân biệt. Ơn cứu độ cao trọng hơn ơn chữa bệnh thể lý, và lòng tin vào Chúa Giêsu làm cho người Samaritanô trở lại cám ơn Chúa Giêsu làm cho ông xứng đáng hưởng ơn cứu độ trong khi những người khác chỉ hưởng ơn chữa lành thể lý. Những nghi kỵ phân biệt ngàn đời vốn hằng ngự trị trong tư duy của những người do thái hay của chúng ta đối với những người khác bị cho là ngoại đạo không biết lề luật giờ đây được thay đổi bởi một tiêu chuẩn quyết định là lòng tin và tương quan chân thật với Chúa Giêsu. Những người nổi bật trong các bài đọc của chúa nhật tuần này là tướng Naaman người xứ Syria và người phong cùi xứ Samaria trở lại tạ ơn Thiên Chúa, họ đã có một thái độ và trải nghiệm gương mẫu là vì lòng chân thành và lòng tin mới mẻ, dù họ chỉ là những người ngoại giáo so với những người do thái. Vào thời Chúa Giêsu, có nghi kỵ giữa những người do thái và người xứ Samaria bởi vì những người xứ Samaria bị cho là dân ngoại đạo, phần lớn họ là dân không phải bị đi lưu đày thời Cựu ước và sống pha trộn với dân địa phương và không trung thành giữ những qui định của lề luật, ngoài ra họ còn pha trộn lòng tin vào Giavê Thiên Chúa với những tín ngưỡng địa phương.
Trong câu chuyện các bài đọc, ơn chữa lành bệnh cùi là một ơn đặc biệt Thiên Chúa dành cho những người tìm kiếm chân thành. Trong sách Các Vua quyển II có thuật lại trường hợp của tướng Naaman được chữa lành thời tiên tri Êlisê. Ông là một người ngoại, quan lãnh binh của nhà vua xứ Syria. Qua một người nữ tỳ, ông nghe biết ở xứ do thái có tiên tri Êlisê là người của Thiên Chúa có khả năng trị bệnh nên đã mạnh dạn xin phép nhà vua của mình để lên đường đến xứ Do thái để được chữa trị. Khi tiếp xúc lần đầu, ông không được gặp mặt tiên tri, chỉ được hướng dẫn xuống sông Giorđan tắm 7 lần, ban đầu ông do dự và tức giận vì không được tiên tri gặp mặt thăm hỏi, nhưng sau đó nghe lời khuyên của những người tùy tùng, ông cố gắng xuống tắm dưới sông Giorđan và da thịt ông được lành sạch. Để tỏ lòng biết ơn đối với người của Thiên Chúa đã chữa lành cho ông, ông trở lại để xin tạ ơn. Được gặp người của Thiên Chúa, ông tuyên xưng lòng tin vào Thiên Chúa của Israel là Thiên Chúa hằng sống và xin phép để hậu tạ đối với tiên tri, nhưng tiên tri đã từ chối. Thái độ ngay thẳng và biết ơn của Naaman đã được chính Chúa Giêsu ghi nhận, ông là con người chân thành và hiểu biết nên xứng đáng được ơn chữa lành, trong khi có nhiều người phong cùi khác trong xứ Do thái thời tiên tri Êlisê nhưng không được chữa lành.
Vào thời Chúa Giêsu bệnh cùi là bệnh nan y, những người cùi phải sống ngoài cộng đoàn và không được hiệp thông đời sống xã hội và tôn giáo với những người khác. Câu chuyện Tin mừng thánh Luca thuật lại Chúa Giêsu trên đường đi Giêrusalem, đã xuyên qua xứ Galilêa và Samaria để đến thung lũng sông Giorđan và có mười người bệnh phong cùi đến gặp người và xin người thương xót họ. Những người phong cùi không được trực tiếp tiếp xúc với những người lành mạnh nên họ phải đứng từ xa mà la lớn tiếng, đồng thời họ cũng không xin rõ Chúa chữa lành mà chỉ xin người thương xót họ. Nhận lời cầu xin của họ, Chúa Giêsu truyền cho họ đi trình diện các tư tế theo luật. Và trong khi đi đường, họ được chữa lành. Họ đã được chữa lành vì đã vâng theo lời truyền của Chúa Giêsu. Từ đây câu chuyện sẽ làm nổi bật lên thái độ mới mẻ đáng khen ngợi của một trong số mười người vừa được chữa lành. Nhận thấy mình được chữa lành, người này nhận biết sức mạnh chữa lành do bởi Chúa Giêsu, nên ông đã vội vàng quay lại để ngợi khen Thiên Chúa và sấp mình dưới chân Chúa Giêsu để tạ ơn người. Tin mừng Luca ghi nhận người này lại là người xứ Samaria. Sự khác biệt giữa người xứ Samaria này, vốn bị những người do thái đánh giá là vô đạo, là ở lòng biết ơn đối với Chúa Giêsu trong khi chín người khác, được chữa lành đã không biết ơn để ngợi khen Thiên Chúa và tạ ơn Chúa Giêsu. Và như thế, một cách kín đáo, Tin mừng đã ghi nhận thời điểm mới của công trình của Chúa Giêsu, phá đi ranh giới phân cách chủng tộc ngàn đời giữa những người do thái và người Samaria. Từ nay, những người xứng đáng với ơn cứu độ không phải chỉ là những người do thái do bởi nguồn gốc chủng tộc hay chuyên chăm giữ những qui định lề luật mà là những người biết thờ phượng ngợi khen Thiên Chúa và đặt lòng tin vào Chúa Giêsu. Câu chuyện kết thúc với lời tuyên bố của Chúa Giêsu : người xứ Samaria này biết quay lại để ngợi khen Thiên Chúa được cứu độ. Lòng tin của người xứ Samaria là mới mẻ khi ông nhận ra ơn thương xót chữa lành của Thiên Chúa và bắt đầu dấn thân vào một hành trình đức tin sống tương quan chân thật với Chúa Giêsu. Tình yêu của Thiên Chúa không có biên giới, ngay cả nơi những người mà người ta đánh giá thấp, ít hy vọng chờ đợi nhất lại là những người gặp gỡ được tình yêu Thiên Chúa. Họ lại là những người như Naaman và người phong cùi xứ Samaria, có lòng tin vào Thiên Chúa một cách độc đáo và chân thật, và họ đã bắt đầu sống những giá trị của Tin mừng mà Chúa Giêsu đã gặp được một cách thật sống động.
Thánh Phaolô, trong bức thư gửi cho Timôthêu đã chia sẻ những trải nghiệm của ngài về tương quan với Chúa Giêsu. Ngài đã sống tương quan với Chúa Giêsu mà ngài luôn xác tín vào mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của người: Người đã chết và phục sinh vì chúng ta, giờ đây Phaolô cố gắng kết hiệp vào mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh này và thâm tín rằng nhờ đó mình sẽ được thông hiệp vào sự sống lại và được cùng hiển trị với Chúa Giêsu. Ơn cứu độ đòi phải có những trải nghiệm mới với Đức Giêsu bởi vì người đã chia sẻ tận cùng với con người chúng ta. Người đã chia sẻ hết tình với mười người phong cùi trong Tin mừng, không giữ lại điều gì cả. Họ xin người thương xót họ, và lập tức người đã chữa lành cho họ. Người mong muốn chia sẻ trọn vẹn, không giữ lại gì và mong muốn những người khác cũng chia sẻ với người hết lòng.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam