Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 47
Tổng truy cập: 1355495
Tôi Không Biết Ngài
TÔI KHÔNG BIẾT NGÀI
Gioan Tiền Hô là anh họ của Chúa Giêsu. Ông đã được Chúa đến viếng thăm, và chính Ông đã “nhẩy mừng trong lòng mẹ” mình, vậy mà tại sao Ông lại không biết Ngài: “Một người đến sau tôi, nhưng đã có trước tôi, vì Ngài cao trọng hơn tôi. Và tôi, tôi đã không biết Ngài” (Gioan 1: 30-31).
Sau 30 năm ẩn dật trong nhà Nazareth, giờ đây là thời kỳ công khai rao giảng Tin Mừng của Ngài. Mặc dù theo thường tình, Chúa Giêsu không cần phải ai giới thiệu, vì Ngài là Thiên Chúa nhập thể. Tuy nhiên, Ngài đã không muốn tự mình giới thiệu chính mình, nhưng cần sự giới thiệu của một người khác, dù người ấy không cao trọng hơn Ngài như Gioan Tiền Hô. Ngài đã đến với Ông và xin Ông làm phép rửa, một hình thức qua đó, Gioan giới thiệu Ngài với toàn thể nhân loại: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian” (Gioan 1: 29).
Nhưng mặc dầu đã nói về Chúa Giêsu là “Chiên Thiên Chúa” là “Đấng xoá tội trần gian” và là Đấng “đến sau nhưng cao trọng” hơn mình, Gioan dường như vẫn chưa thực sự xác tín về điều mình đã tuyên bố. Ông không hồ nghi, nhưng Ông chưa thực sự “tin”. Và có thể nói, những gì Ông tuyên bố là do cảm quan, do cái biết tự nhiên – một cái biết – khác hơn với những người thường trong đó có chút tình cảm gia đình, có chút liên hệ huyết tộc. Cái biết ấy phát xuất từ giây phút Ông “nhẩy mừng trong lòng mẹ”, khi mẹ của Chúa Giêsu đến thăm mẹ Ông.
Giờ đây thì Gioan và Giêsu không còn là Gioan con Isave, và Giêsu con của Maria theo cái nghĩa huyết thống thông thường, theo tình anh em trong gia tộc nữa. Giêsu bây giờ là Con Thiên Chúa, là Chiên Thiên Chúa, là Đấng xóa tội trần gian, còn Gioan là người được sai trong vai trò tiền hô, và là người dọn đường cho Đấng Cứu Thế, trong đó có nhiệm vụ giới thiệu Ngài với nhân loại.
Qua cuộc hội ngộ giữa Gioan và Giêsu trên bờ Gioan hôm ấy, và lời xác nhận của Gioan đã khiến chúng ta phải suy nghĩ lại cái nhìn và lối sống đức tin của chính mình. Biết Chúa và tin nhận Chúa là hai thái độ sống hoàn toàn khác biệt. Cũng như Gioan thoạt đầu đã nhận ra Chúa Giêsu, khi Ông đã trang trọng nói với mọi người: “Đây là Con Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” (Gioan 1: 29), vậy mà Ông vẫn khiêm nhường nhận rằng mình thực sự “không biết Ngài”. Điều này cho chúng ta một cảm nhận rất thực tế rằng, trong cuộc sống người Kitô hữu của chúng ta, tuy đã nhận lãnh Bí Tích Rửa Tội, đã thường đón rước Chúa Giêsu vào tâm hồn qua Bí Tích Thánh Thể, và đã thường cảm nghiệm được sự tha thứ, an ủi của tâm hồn khi lãnh nhận Bí Tích Hoà Giải, vậy mà chúng ta vẫn không biết Chúa. Chúng ta vẫn không đủ xác tín về cái biết ấy, ngay khi chúng ta đã có một trình độ hiểu biết cao về giáo lý, về Thánh Kinh. Tại sao?
Cũng như Gioan, Ông chỉ thực sự xác tín về Chúa Giêsu khi Ông “nghe tiếng phán bảo” và khi Ông “nhìn thấy” Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu: “Về phần tôi, tôi đã không biết Ngài, nhưng Đấng sai tôi làm phép rửa trong nước phán bảo tôi: ‘Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Đấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần’. Tôi đã thấy và tôi làm chứng, chính Ngài là Con Thiên Chúa” (Gioan 1: 33-34).
Để nhận ra Chúa Giêsu trong cuộc đời mình, qua mọi biến cố, qua anh chị em mình, cái biết tự nhiên, tri thức do học hỏi, do sách vở chưa đủ, chúng ta còn phải biết lắng nghe tiếng Chúa như Gioan. Phải biết mở rộng lòng mình tức con mắt tâm linh để nhìn ra Thần Linh Thiên Chúa hoạt động trong mỗi biến cố, mỗi sự việc, và mỗi anh chị em mà chúng ta hằng ngày giao tiếp.
Trên bờ Gioan hôm đó có bao nhiêu người đến xin chịu phép rửa với Gioan. Và lời giới thiệu của Ông đã được chuyển đến bao nhiêu người, trước bao con mắt đang ngỡ ngàng cũng muốn nghe và muốn nhìn thấy “con bồ câu” ngự trên đầu Giêsu, nhưng ngoài Gioan thì không một ai đã thực sự cảm nhận được điều này.
Biết Chúa Giêsu là một việc. Tin nhận Chúa Giêsu là một việc. Nhưng tin nhận để xin được làm môn đệ của Ngài lại là một việc khác. Vì người môn đệ là người khẩu phục tâm phục thầy mình, và là người sống chết với niềm xác tín ấy. Đây cũng là sự thực trong đời sống, trong các sinh hoạt tôn giáo, văn hoá, xã hội, hoặc chính trị. Trong những giao tiếp thường ngày với nhau, chúng ta biết nhiều người, quen nhiều người, nhưng thực sự kính phục và mong được làm môn đệ người ấy thì chỉ có ít. Ngược lại, người mong được làm môn đệ của ta lại càng ít hơn. Điều này xẩy ra vì ảnh hưởng và đời sống chúng ta không đủ tính cách thuyết phục.
Khám phá ra Chúa Giêsu trong anh chị em chúng ta, cũng như chính cuộc đời chúng ta là những đòi hỏi cần thiết cho cuộc sống người Kitô hữu. Nó sẽ biến chúng ta thành những chứng nhân đích thực của Đức Kitô như Gioan đã là và đã làm. Bằng cặp mắt đức tin, chúng ta sẽ thấy Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong mọi anh chị em mình. Qua đức tin, chúng ta mới nhìn ra được Thần Linh Thiên Chúa đang tác động trong mỗi người bằng tài năng, các nhân đức, những việc làm tốt lành, và đôi khi cả bằng những yếu đuối và khuyết điểm của họ. Chỉ khi nào ta nhận ra Chúa Giêsu và Thần Khí Ngài thật sự tác động trong anh chị em mình như vậy, chúng ta mới nhận ra gương mặt thật của Ngài. Chúng ta mới có thể nói được như Gioan đã nói về Chúa Giêsu: “Tôi đã thấy Thánh Thần Chúa như chim câu đỗ trên Ngài” (Gioan 1: 32), tức là thấy Chúa Giêsu trong anh chị em đồng loại, và đón nhận Ngài nơi mỗi người anh chị em mà mình gặp gỡ.
Đó là về phương diện của anh chị em mình. Phần chúng ta, khi giới thiệu Chúa Giêsu với những người chung quanh, chính mình cũng phải khám phá ra được Ngài đang có mặt thật sự trong cuộc đời của mình, bằng cách lắng nghe tiếng Ngài nói trong tâm hồn, và trong mọi biến cố của cuộc đời mình. Gioan tuy nói về Chúa Giêsu nhưng Ông chỉ thật sự nhận ra và làm chứng về Ngài – một Chúa Giêsu Cứu Thế – khi Ông nghe tiếng Thiên Chúa Cha nói trong tâm hồn, nhìn thấy dấu hiệu qua Thần Khí của Ngài, và đã rửa tội cho Ngài. Chứng từ của chúng ta cũng sẽ thiếu hẳn sức sống, thiếu khả năng thu hút và thuyết phục khi chúng ta không thật sự nghe được tiếng Chúa, thấy được những hành động của Ngài, và đụng chạm đến Ngài bằng chính cuộc sống của mình.
Gioan đã nghe tiếng Chúa Cha, đã rửa tội cho Chúa Con, và đã thấy Chúa Thánh Thần, nên Ông đã mạnh dạn và hùng hồn làm chứng về Chúa Giêsu với mọi người, mặc dù như Ông đã tự nhận rằng trước đó Ông không hề biết Ngài. Chứng từ ấy sau này được chính Ông chứng minh thêm bằng cái chết của mình. Kitô hữu chúng ta cũng chỉ thực sự biết Chúa và làm chứng cho Ngài khi biết khám phá ra sự hiện diện của Ngài trong chính cuộc sống mình, cũng như nơi anh chị em mình bằng cặp mắt đức tin, bằng lối sống thực hành, và bằng niềm xác tín đến độ dám chấp nhận đổ máu về niềm tin ấy và chứng từ ấy. Không được như vậy, thì dù chúng ta có viết về Ngài, nói về Ngài, chúng ta vẫn không biết Ngài.
T.s. Trần Quang Huy Khanh
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam