Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 67
Tổng truy cập: 1358072
TÔNG ĐỒ CỦA CHÚA THÁNH HÓA TRẦN THẾ
TÔNG ĐỒ CỦA CHÚA THÁNH HÓA TRẦN THẾ
(Suy niệm của Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
Tin Mừng hôm nay kể Chúa Giêsu đang đi dọc biển hồ Galilê, thì thấy 4 anh thanh niên có gia đình, có cha mẹ, lại có nghề đánh cá, Chúa Giêsu mời gọi theo các anh hãy theo Ngài, và các anh đã bỏ lại tất cả rồi theo làm tông đồ cho Chúa. Chắc chắn các anh thanh niên này không phải là chủng sinh hay linh mục nhưng các anh chỉ là giáo dân vì họ đã từng quen biết Thầy Giêsu qua việc ông Gioan Tẩy giả đã giới thiệu tuần trước cho nên hôm nay nghe Chúa Giêsu mời gọi các anh kính nể Ngài, sẵn sàng ra đi theo Chúa một cách nhẹ tênh và quyết liệt.
Điều đáng lưu ý rằng điều gì khiến bốn chàng thanh niên này sau khi nghe tiếng Chúa mời gọi, các ông đáp lại ngay và sẵn sàng từ bỏ mọi sự, kể cả những gì thân thiết nhất trong đời sống: nghề nghiệp và những mối liên hệ ruột thịt tự nhiên để chọn Chúa Giêsu, theo Chúa, gắn bó mật thiết với Chúa và làm tông đồ nhiệt thành cho Tin Mừng cứu độ cho đến hết hơi cho đến trọn đời? Thưa, trở lại Tin Mừng Chúa nhật vừa rồi, chúng ta thấy ông Gioan Tẩy Giả thiệu Chúa Giêsu là Con Chiên Thiên Chúa. Đây Đấng xóa tội trần gian, cho đệ tử của mình là Anrê và Gioan. Hai ông này đã đến xem chỗ ở của Chúa và ở lại với Chúa Giêsu, và cũng từ đó các ông đã thấy tình yêu của Thiên Chúa biểu lộ nơi con người của Đức Giêsu, Con Thiên Chúa làm người, đến trần gian phục vụ cho tình yêu cứu độ của Thiên Chúa: rao giảng Nước Trời, chăm sóc người ốm đau bệnh tật, tha thứ cho người tội lỗi, cho kẻ chết sống lại và chính Ngài hy sinh chịu nạn chịu chết và sống lại để cho con người được sống lại với Người muôn đời.
Chúa Giêsu hôm nay vẫn đi ngang qua đời chúng ta mỗi ngày, Ngài thấy ta trước khi ta thấy Ngài. Ngài thấy ta nhưng ta vẫn không hay biết vì ta vẫn mải mê quăng chài hay vá lưới là lo cơm áo gạo tiền, mải mê tính xác thịt hay ta vẫn tất bật với những lo toan chuyện đời thường, hay đang miệt mài theo đuổi một ước mơ lý tưởng hay chính lúc ta tưởng cuộc sống mình quá ư ổn định, và đời mình đã được định hướng quá rõ ràng rồi, cho nên tiếng gọi của Chúa vang lên, mạnh mẽ, dứt khoát: Hãy theo tôi! Mà tôi không nghe biết. Thế nhưng, Chúa Giêsu vẫn chấp nhận trọn vẹn con người của ta, cả những yếu đuối, thờ ơ và tội lỗi cũng được Ngài kêu gọi và sẵn sàng đón nhận.
Mọi người Kitô hữu đều được mời gọi đi theo Chúa Giêsu. Ngài không mời ta đi theo một lý tưởng, một ý thức hệ. Ngài mời ta theo chính con người Ngài, gắn bó với Ngài, nhận Ngài là nền tảng và chóp đỉnh của cuộc sống đời này và đời sau. Theo Ngài là chia sẻ với Ngài cùng một sứ mạng, là thao thức và đồng cam cộng khổ với Ngài trong công việc cứu độ toàn thế giới. Qủa thế, qua Bí tích Rửa tội, chúng ta đã được Chúa mời gọi theo Chúa. Cho nên đời sống Kitô hữu không phải chỉ là tin những điều Chúa dạy, giữ những điều răn Chúa và Giáo hội truyền để được rỗi linh hồn mình, nhưng người Kitô hữu được kêu gọi theo Chúa, nghĩa là không phải chỉ là người giữ Đạo, đọc kinh, dâng lễ, nhưng phải là những tông đồ cho Chúa nữa: yêu thương, tha thứ, hy sinh và phục vụ mọi người như Chúa. Cho nên, dù ở bậc sống nào, dù ở bất cứ chỗ nào, chúng ta đều làm tông đồ của Chúa, làm tông đồ trước tiên là bằng chính đời sống thánh thiện, hiền lành, khiêm nhường và tốt đẹp của chúng ta. Vì chưng, đời sống tốt đẹp của chúng ta có thể thay đổi được nếp sống của những người chung quanh, vì chưng ông bà ta “Lời nói lung lây, gương bày lôi kéo”. Vì vậy, đời sống tốt đẹp của chúng ta có thể thay đổi được vận mệnh của người khác, từ không biết Chúa đến nhận biết Chúa, tôn thờ, yêu mến Chúa. Đời sống tốt đẹp của chúng ta có thể làm cho mọi người từ tị hiềm ghen ghét, thù hần, tội lỗi đến yêu thương, xây dựng, đùm bọc, nâng đỡ nhau và thánh thiện.
Cụ thể, trong 117 vị Thánh tử Đạo việt nam, có một vị tông đồ Giáo dân, một bà mẹ Công giáo can đảm phi thường, chẳng thua kém các bậc nam nhi, đó là bà thánh Anê Lê Thị Thành, tục gọi là bà thánh Đê. Năm 17 tuổi, cô Lê Thị Thành kết hôn với anh Nguyễn Văn Nhất, người cùng làng. Họ sống với nhau hạnh phúc và sinh được sáu người con. Bà Đê là một người con dâu hiếu thảo, một người vợ hiền thục đảm đang và là một người mẹ rất mực yêu thương con cái. Bà nuôi nấng, dạy dỗ con cái lớn khôn, một lòng sống trung thành với Đạo thánh Chúa. Dưới thời Vua Thiệu Trị, cuộc bách hại Đạo ngày càng quyết liệt, Bà đã bị bắt cùng với cha Galy Lý và một số giáo dân khác. Trong thời gian bị giam giữ, lính tráng đánh đập bà tàn nhẫn, toàn thân bà bầm tím máu. Tuy là phận nữ yếu đuối, nhưng bà đã tỏ ra can đảm cách phi thường, không nao núng, vui vẻ chấp nhận những cực hình tra tấn. Khi con gái vào tù thăm mẹ, khóc lóc khi thấy thân thể bà bầm tím máu, áo bê bết loang lổ vết máu, bà hài hước an ủi: “Con đừng khóc mẹ nữa, mẹ mặc áo hoa hồng thắm đỏ, sao con khóc?” Bà coi những vết máu như vòng hoa khoác lên cổ người chiến sĩ thắng trận khải hoàn. Rồi bà nói với cô: “Con hãy về chuyển lời mẹ bảo anh chị em con săn sóc việc nhà, vững tâm giữ đạo, sáng tối đọc kinh xem lễ, cầu nguyện cho mẹ vác Thánh giá Chúa đến cùng. Chẳng bao lâu mẹ con ta sẽ đoàn tụ trên nước Thiên đàng”.
Chúng ta đang sống trong năm phụng vụ mà Hội Đồng Giám Mục kêu gọi mọi thành viên trong gia đình hãy sống thăng tiến đời sống hôn nhân gia đình. Ước gì qua Lời Chúa hôm nay, xin Chúa cho mỗi người chúng ta biết sống Đạo tốt đẹp, nêu gương sáng cho mọi người, trước tiên cho những người thân yêu trong gia đình bằng đời sống hòa thuận yêu thương nhau, tha thứ, hy sinh và xây dựng hạnh phúc cho nhau trong tình yêu mến Chúa, yêu mến nhau và mọi người chung quanh, đấy mới thật sự là tông đồ đích thực của Chúa, thánh hoá trần thế hôm nay. Amen.
8.Nhóm mười hai
Một trong những ưu tư của Chúa Giêsu trong quãng đời công khai, đó là kêu gọi, tuyển chọn và huấn luyện các tông đồ. Chính vì thế, trong một vài phút ngắn ngủi này, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về sinh hoạt trong một ngày của Chúa Giêsu và nhóm Mười Hai.
Chúa Giêsu có thói quen thức dậy rất sớm. Ngài thường chọn một nơi thanh vắng để cầu nguyện. Sau đó, có khi Ngài căn dặn các ông và sai các ông đi thực tập truyền giáo. Có khi Ngài cùng đi với các ông, vừa đi vừa đàm đạo thân mật, nhất là Ngài thường cắt nghĩa cho các ông hiểu rõ những điều Ngài đã giảng dạy, bằng những hình ảnh và ngôn ngữ đơn sơ.
Khi nghe biết Chúa Giêsu tới một làng hay một thành nào đó, người ta thường đem tới cho Ngài đủ mọi thứ bệnh nhân để xin Ngài cứu chữa. Và Ngài đã dành nhiều thời giờ để xoa dịu những đớn đau của họ.
Ngoài ra, Ngài còn tiếp xúc với bọn biệt phái, với những người mẹ và con cái của họ, cũng như với những kẻ tội lỗi và đau khổ. Ngài tiếp nhận hết mọi người và giảng giải cho họ biết về Tin Mừng Ngài loan báo. Chúa Giêsu và các môn đệ thường dùng bữa với nhau. Tuy nhiên, cũng có những ngày quá bận rộn, không có cả thời giờ để ăn uống. Khi chiều xuống, Chúa Giêsu thường đề nghị các môn đệ rút vào một nơi thanh vắng để cầu nguyện và nghỉ ngơi với Ngài.
Một trong những đặc tính nổi bật của nhóm Mười Hai này là tình yêu thương. Chính tình yêu thương này đã nối kết các ông lại với nhau, cũng như đã nối kết các ông lại với Chúa Giêsu.
Thực vậy, chính Chúa Giêsu đã yêu thương các ông. Đi tới đâu, Ngài cũng mang các ông theo. Ngài muốn các ông cùng chia sẻ những vui buồn, những thành công và thất bại với Ngài. Ngài lo lắng đến sức khỏe thể xác cho các ông. Ngài dẫn các ông tới những nơi hoang vắng để nghỉ ngơi. Ngài chuẩn bị để các ông không phải thiếu thốn. Và vào buổi sáng sau ngày Phục sinh, chính Ngài đã dọn bữa cho các ông trên bờ biển.
Đồng thời, các tông đồ cũng đã dành cho Ngài những hành động yêu thương và chăm sóc. Thực vậy, khi Ngài nói chuyện với người phụ nữ Samaria bên bờ giếng Giacóp, thì các ông vào làng mua thức ăn và mời Ngài dùng bữa. Sau những lần đi thực tập truyền giáo, các ông vui mừng trở về gặp Chúa và kể lại cho Ngài nghe biết những thành quả đã thu lượm được. Các ông đau buồn khi nghe Chúa tiên báo về cái chết của Ngài. Nhìn thấy các ông, có lẽ người ta phải thốt lên: Kìa xem họ yêu thương nhau biết là chừng nào.
Noi gương Chúa Giêsu và các tông đồ, chúng ta cũng hãy gieo rắc tinh yêu thương cho những người đang sống chung quanh chúng ta, bắt đầu từ gia đình, rồi đến bà con lối xóm. Bởi vì sứ mạng của chúng ta là giúp mọi người biết cảm thông, chia sẻ và yêu thương. Muốn được như vậy, bản thân và cuộc đời chúng ta phải trở nên một lời mời gọi mọi người đến cùng tình yêu, hay nói cách khác là đến cùng Thiên Chúa, vi Thiên Chúa là Tình yêu.
9.Từ bỏ
Sống là chọn lựa. Chọn lựa từng giây phút trước những hành động cuộc đời chúng ta. Và chọn lựa trước hết là gì? Nếu phải từ bỏ. Thực vậy, nếu muốn lên Saigon, thì phải từ bỏ con đường xuống Rạch Giá. Nếu muốn học giỏi, thì phải từ bỏ những tháng ngày lãng phí thời gian. Nếu muốn làm làm giàu, thì phải từ bỏ sự ươn lười, nhàn rỗi. Nếu muốn được cha mẹ yêu thương, thì phải từ bỏ những gì làm cho các ngài buồn lòng. Sống là chọn lựa và chọn lựa có nghĩa là từ bỏ.
Tiến vào đời sống siêu nhiên cũng thế. Muốn theo Chúa, muốn đáp trả lời mời gọi của Chúa, chúng ta phải chọn lựa, chúng ta cũng phải từ bỏ. Abraham ngày xưa đứng trước lệnh truyền của Chúa, ông đã phải từ bỏ quê hương và sự nghiệp để dấn thân vào một cuộc phiêu lưu không định hướng. Hơn thế nữa, ông còn sẵn sàng từ bỏ cả đứa con duy nhất, sẵn sàng sát tế Isaác để làm lễ vật dâng kính Thiên Chúa. Các tông đồ ngày hôm nay cũng vậy. Các ông đã bỏ cha già, bỏ gia đình, bỏ ghe thuyền, bỏ chài lưới nghĩa là các ông đã từ bỏ tất cả để lên đường theo Chúa. Hay như Phanxicô Khó Khăn, đã từ bỏ đến cả manh áo che thân trước sự ngăn cản của gia đình để được hoàn toàn tự do bước theo Chúa.
Từ bỏ gia đình, từ bỏ tiền bạc, từ bỏ thời giờ để theo Chúa đã là một chuyện khó, nhưng điều quan trọng hơn Chúa đòi chúng ta phải từ bỏ, đó là từ bỏ chính bản thân mình. Những sợi dây níu kéo chúng ta lại với mặt đất, những chướng ngại vật ngăn cản bước chân chúng ta theo Chúa, đó là những thói hư tật xấu, những đam mê tiền bạc hay những khát vọng không chính đáng. Để bước theo Chúa, việc đầu tiên mà chúng ta phải thực hiện đó là dứt bỏ những níu kéo ấy, là khử trừ những khuynh hướng lệch lạc, là từ bỏ những ước vọng trần tục. Từ bỏ tiền bạc, từ bỏ tiện nghi vật chất đã là chuyện khó, nhưng chưa đến nỗi cam go vì tiền bạc và vật chất là những cái còn ở bên ngoài chúng ta. Chứ từ bỏ những đam mê, những ước muốn xấu xa mới là chuyện cam go vì đam mê, và ước muốn bén rễ sâu trong con tim chúng ta. Nó làm thành chính bản tính, chính bộ mặt thực sự, chính cái phần sâu thẳm nhất nơi mỗi người chúng ta. Và đó cũng chính là điều mà Chúa đòi buộc chúng ta phải từ bỏ.
Nhưng tại sao chúng ta phải từ bỏ? Vì Chúa Giêsu đã dạy: Con đường vào Nước Trời thì nhỏ hẹp. Con đường nhỏ hẹp ấy chẳng phải là ngõ cụt, nhưng nó sẽ dẫn chúng ta đến hạnh phúc, đến biển cả của tình yêu là chính Thiên Chúa. Đã là một con đường nhỏ hẹp thì chúng ta không thể bước đi trên đó với những hành lý cồng kềnh. Và những hành lý cồng kềnh của chúng ta là gì nếu không phải là tiền bạc, vật chất, đam mê, khát vọng và thói hư tật xấu. Chúng ta phải từ bỏ thì mới có thể tiến bước. Như một người leo núi chỉ mang theo những dụng cụ tối thiểu nhưng cần thiết, nếu không thì người ấy mãi mãi chỉ ở dưới chân núi mà thôi. Hơn nữa Chúa Giêsu cũng đã nhắn nhủ: Nếu ai muốn cứu mạng sống thì sẽ mất, nghĩa là nếu chúng ta cứ bấu víu vào những thực tại trần thế, nếu chúng ta cứ nắm chặt lấy cuộc sống vật chất, thì chắc chắn chúng ta sẽ đánh mất cuộc sống vĩnh cửu. Chúng ta phải từ bỏ thì mới có thể được sống, như hạt lúa gieo trên ruộng đồng, phải mục nát thì mới đâm bông kết trái.
Một khi đã dứt bỏ được những níu kéo bên ngoài, một khi đã dứt khoát bỏ được những vấn vương bên trong. Một khi đã từ bỏ được những quyến luyến trần thế, một khi đã từ bỏ được những khát vọng bất chính, lúc bấy giờ chúng ta sẽ như một cánh chim bay bổng về với Chúa, lúc bấy giờ chúng ta mới chính thức chọn lựa Chúa. Bấy giờ chọn lựa sẽ không chỉ còn là một từ bỏ mà chọn lựa còn có nghĩa là nói chấp nhận.
Thực vậy, chúng ta chấp nhận Chúa, chúng ta chấp nhận con đường nhỏ hẹp, chúng ta chấp nhận thập giá trong cuộc sống. Muốn được như vậy thì chúng ta phải có một tình yêu, yêu mến Thiên Chúa, và với hương vị của tình yêu, chúng ta sẽ thắng vượt được mọi khó khăn. Với Chúa đi trong cuộc sống, chúng ta không còn bị thất bại. chúng ta sẽ thâu lượm những kết quả tốt đẹp như mẻ lưới lạ lùng của các môn đệ.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, để mỗi người biết dẹp bỏ những cản trở trong cuộc sống, và để từng giây phút chúng ta chọn lựa, chúng ta chấp nhận và chúng ta bước theo Chúa.
10.Chúa Nhật 3 Thường Niên
(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Văn Lộc)
“Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần… Các anh hãy theo tôi”
1. “Sau khi Gioan bị nộp”
“Sau khi Gioan bị nộp”, điều này có nghĩa là, về phương diện lịch sử, ông bị bắt, bị giam và bị giết một cách bất công bởi những con người cụ thể. Như thế, đó là kế hoạch của con người phát xuất từ lòng ghen ghét đi đôi với bạo lực, không chấp nhận những gì thuộc sự thật và ánh sáng.
Nhưng đồng thời, đó cũng là, một cách mầu nhiệm, “kế hoạch của Thiên Chúa”, như cách nói “bị nộp” diễn tả về phương diện đức tin, theo khuôn mẫu của cách Thiên Chúa đã hành động trong lịch sử cứu độ, và vẫn còn hành động như thế. Ngài nương theo hành trình của sự dữ và tội lỗi để thực hiện kế hoạch của mình. Thật vậy,
Sự kiện Gioan bị nộp (in divine passive, ở thể thụ động thần linh) lại loan báo mầu nhiệm Thương Khó của Đức Giêsu, như lời truyền phép trên bánh trong Thánh Lễ: “Anh em hãy nhận lấy mà ăn. Đây là mình Thầy, sẽ bị nộp vì anh em”.
Và ngay sau khi ông Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể nghĩ đến những kinh nghiệm “bị nộp’ nho nhỏ hằng ngày của chúng ta: đó là những lúc chúng ta bị coi thường, không được tôn trọng, bị hiểu lầm, bị phân biệt; và những kinh nghiệm “bị nộp” lớn hơn: bị ghét, bị loại trừ, bị bách hại.
Nhưng đó lại là những cơ hội tốt, Chúa mời gọi để chúng ta công bố Tin Mừng của Thiên Chúa, làm chứng cho tình yêu nhưng không của Thiên Chúa, sống sự “hiền lành và khiêm nhường” của Đức Ki-tô, bày tỏ lòng thương xót và bao dung của Thiên Chúa, như chính Đức Giê-su mời gọi:
Người ta sẽ nộp anh em…,
nhưng đó là cơ hội làm chứng cho họ được biết.
(Mc 13, 9)
Hay đúng hơn, đó là những cơ hội để cho Đức Kitô đến công bố Tin Mừng của Ngài ngay trong những khó khăn và thử thách của chúng ta.
2. “Các anh hãy theo tôi”
Vẫn chưa hết hoa trái của biến cố “thánh Gioan bị nộp”, vì đó còn là lúc Chúa thực hiện kế hoạch kêu gọi các môn đệ đầu tiên để chia sẻ sự sống và sứ mạng của Ngài một cách nhưng không. Điều này giúp chúng ta hiểu ơn gọi đi theo Đức Ki-tô một cách mới mẻ: ơn gọi đi theo Đức Ki-tô của chúng ta thuộc về Tin Mừng Nước Trời, là dấu chỉ của Tin Mừng Nước Trời. Thực vậy, đi theo Đức Ki-tô trong một ơn gọi, gia đình, đời dâng hiến, giữa đời hay trong một Hội Dòng, là dấu chỉ sống động của Nước Trời.
Và cách Ngài kêu gọi các môn đệ đầu tiên phải đánh động chúng ta, bởi vì đó sẽ là khuôn mẫu cho mọi ơn gọi, trong đó có ơn gọi thánh hiến của chúng ta. Vì vậy, chúng ta hãy dành nhiều thời gian để chiêm ngắm cách Đức Giêsu gọi các môn đệ đầu tiên.
Ngài đi dọc theo bờ hồ Galilê, Ngài nhìn thấy hai anh em Simon và Anrê, họ đang quăng lưới xuống hồ, vì họ là dân chài. Ngài đi xa hơn một chút, thì thấy hai anh em khác, Gia-cô-bê và Gioan đang vá lưới trong thuyền. Đức Giêsu đi ngang qua và gọi họ, khi họ đang lay hoay với công việc, với những bận tâm của riêng mình, và những điều rất đời thường; tiếng gọi của Đức Giêsu thật nhưng không, Ngài đặt hết lòng tin nơi người nghe.
Ngài cũng đi ngang qua cuộc đời của chúng ta một lúc nào đó, và đi ngang qua mỗi ngày, và lúc nào Ngài cũng thấy chúng ta đang loay hoay làm cái gì đó, bận tâm chuyện gì đó. Nhưng Ngài vẫn gọi chúng ta thật bao dung và quảng đại; và chúng ta được mời gọi đáp lại cách bao dung và quảng đại mỗi ngày, giống như lời đáp đầu tiên của chúng ta thủa ban đầu ra đi theo Chúa.
Khi nghe tiếng gọi, hai anh em Simon (là thánh Phê-rô sau này) và An-rê “lập tức bỏ chài lưới mà theo Người”; còn hai anh em Gia-cô-bê và Gioan thì bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công mà đi theo Người. Hai anh em kia bỏ công danh sự nghiệp, còn hai anh em này thì bỏ những người thân yêu, bỏ gia đình êm ấm và khá giả nữa (vì có người làm công). Lời Chúa có sức mạnh như thế đó, mạnh đến độ làm bật tung các môn đệ đầu tiên ra khỏi ra khỏi những người các ông đang gắn bó và yêu mến, ra khỏi các phương tiện nuôi sống các ông và gia đình, ra khỏi sự nghiệp, ra khỏi những dự tính bình thường của các ông.
3. Sức mạnh của Lời Chúa
Chúng ta còn chậm chạp và dây dưa trong cách đáp lại, chính là vì chúng ta chưa thực sự nghe được tiếng Chúa. Vì thế, chúng ta hãy ước ao và quảng đại mở lòng ra để đích thân nghe được tiếng Chúa gọi với tất cả sức mạnh của Lời Chúa, không chỉ một lần, nhưng hằng ngày và suốt đời. Lời Chúa sẽ đụng chạm đến chốn sâu thẳm nhất nơi con người của chúng ta, sẽ biến đổi chúng ta, vì Lời Chúa là Lời tạo dựng nên chúng ta, là Lời tái tạo chúng ta, và là sự sống mới của chúng ta. Tương tự như dân thành Ni-ni-vê, Lời Chúa, được công bố ngang qua lời rao giảng của ngôn sứ Gio-na, đã biến đổi toàn diện và tặn căn như thế nào cả một thành đô: “Dân Ni-ni-vê tin vào Thiên Chúa, họ công bố lệnh ăn chay và mặc áo vải thô, từ người lớn đến trẻ nhỏ”! (Gi 3, 1-5)
Và để cho Lời Chúa được gieo và sinh hoa kết quả trong lòng chúng ta, thánh Phao-lô mời gọi chúng ta sống sự thật này mỗi ngày, một sự thật rất đời thường, nhưng lại hay bị gạt bỏ, vì thế chúng ta thường hay tuyệt đối hóa những điều tương đối:
Thời gian chẳng con bao lâu nữa…
Vì bộ mặt thế gian này đang biến đi.
(1Co 7, 29.31)
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam