Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 44
Tổng truy cập: 1353449
Trái tim rất yêu dấu
Trái tim rất yêu dấu
Ngày 30 tháng 4 năm 2000, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong chân phước Faustina Kowalska lên hàng hiển thánh, và sau đó ngày 23 tháng 5 năm 2000, ngài đã thiết lập Lễ Kính Tình Thương Xót Chúa tức Chúa Nhật ngay sau Chúa Nhật Phục Sinh. Ý nghĩa của tình thương Chúa được biểu tỏ qua tấm hình với trái tim Chúa rộng mở, và từ trái tim ấy có hai luồng sáng tỏa chiếu: một luồng sáng mầu trắng và một luồng sáng mầu đỏ.
Trái tim, quả tim, hay con tim là một phần cơ thể rất quan trọng mà thiếu nó, không ai có thể sống được. Do đó, khi nghĩ đến trái tim thì ai cũng nghĩ rằng trái tim là để yêu. “Yêu với cả con tim!” Tuy nhiên, nếu có con tim chân chính, thì cũng có con tim mùa lòa. Con tim ngủ yên. Có nghĩa là yêu không đúng lúc, đúng người, đúntg chỗ. Hoặc không yêu ai cả mà chỉ yêu chính mình. Yêu hẹp hòi và ích kỷ.
Nhưng đó chỉ là cái nhìn và lối diễn tả thông thường mà chúng ta hay dùng để nói về tình yêu và những thao thức, hồi hộp của tình yêu có liên quan trực tiếp đến sinh hoạt của trái tim. Đúng ra, người ta yêu bằng cả con người gồm trí khôn, lòng muốn, và cảm xúc. Yêu như thế, là “yêu với hết linh hồn, hết trí khôn, và hết sức” (Matthêu 22:27). Một tình yêu chỉ có thể tìm được nơi Thiên Chúa, đấng chính là tình yêu: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Gioan 4:8).
Trước đây một người thơ ký trong văn phòng tôi, chồng bà là một bác sĩ. Khi ông bị chứng đau tim hoành hành, và ở vào tình trạng phải thay tim, ông đã may mắn nhận được trái tim của một anh Mễ nghiện rượu. Bởi vì anh Mễ nghiện rượu nên đã lái xe trong lúc say rượu và đã gây ra tai nạn. Anh được đưa vào nhà thương và qua đời tại đó. Người ta đã cắt quả tim của anh để ghép cho ông bác sĩ chồng của bà thơ ký này. Thế là ông bác sỹ ấy từ đó đã sống bằng trái tim của một người Mễ. Nói theo kiểu thông thường là ông ta cũng yêu bằng trái tim của một người Mễ. Vì thế, nhiều lần tôi hay nói đùa với bà là:
- Bác sỹ John không yêu bà đâu. Anh Mễ say rượu yêu bà đấy!
Những lần như vậy, bà thường cãi lại, và bằng một thái độ rất tự tin, bà cãi lại:
- Nói tầm bậy. John yêu tôi. Tôi biết là John yêu tôi.
Điều này cho thấy không phải là trái tim của ông John đã yêu vợ ông, mà là ông John đã yêu. Vì khi nói trái tim ông John yêu vợ, thì không đúng, vì trái tim ấy đã bị bệnh, đã hư, và đã bị cắt bỏ. Hoặc nếu trái tim ông John yêu vợ ông, thì quả thật trong thời gian ông bị bệnh đau tim, tình yêu của ông đối với vợ ông cũng bị “đau” hay “bệnh” luôn. Còn sau khi khép tim, thì người Mễ nghiện rượu đã yêu vợ ông chứ không phải ông.
Khi nói trái tim là biểu tượng của tình yêu hay trái tim yêu là nói lên cái lối diễn tả của tình yêu được diễn tả qua những nhịp đập, và rung cảm của trái tim. Khi người ta bị cảm động hoặc hồi hộp thì nhịp tim đập mạnh, máu được dồn lên óc hoặc các cơ phận khác tạo nên những thay đổi ngoại hình. Không chỉ là tình yêu, trái tim còn bị ảnh hưỏng hoặc diễn tả bằng cả nỗi sợ hãi, và những cảm xúc vui, buồn khác nữa.
Yêu với tất cả con tim hay yêu với tất cả con người, và yêu với tất cả tấm lòng, và khối óc. Khi yêu ai chân thành, ta thật khó lòng phân tích, và để riêng từng bộ phận trong con người và xem coi phần nào yêu nhiều, phần nào yêu ít. Vì thế khi nghĩ đến trái tim Chúa Giêsu cũng là nghĩ đến tình yêu hoàn toàn của ngài dành cho con người và từng người. Và đây là một tình yêu tuyệt đối, tình yêu có một không hai trên cõi đời này. Tình yêu vượt hẳn mọi tình yêu mà con người có thể có đối với nhau và cho nhau: “Không ai có tình yêu lớn lao hơn kẻ thí mạng sống mình vì người mình yêu” (Gioan 15:13). Ngài đã nói và làm như vậy.
Thiên Chúa đã dùng hình ảnh trái tim để cho con người có thể cảm nhận được lòng ngài yêu thương như thế nào. Nó cũng nói lên tính cách rất người và nhân loại của Thiên Chúa khi ngài muốn cho con người và từng người hiểu rằng ngài yêu thương chúng ta. Tình yêu ấy không chỉ bằng môi, miệng, hoặc những lời hứa hão huyền mà bằng hành động thực tế. Hành động tạo dựng qua vũ trụ và con người. Hành động cứu chuộc qua cuộc khổ nạn và cái chết đau đớn, nhục nhã trên thập giá. Bằng hành động chia sẻ và thân thiết với con người qua phép Thánh Thể. Như vậy, Thiên Chúa đã thực hiện tất cả những gì mà tình yêu đã diễn tả. Ngài đã đáp ứng mọi yêu sách của tình yêu:
- Có mặt bên người yêu: Không phải chỉ là nơi mọi vật hữu hình và vô hình, mà còn trong Thánh Thể.
- Nên giống người yêu: Ngài đã mặc xác phàm nhân loại. Đã sống, và đã trải qua 33 năm trên dương thế.
- Mong điều thiện hảo cho người yêu: Những lời giảng dậy, những gương lành ngài thực hiện không gì hơn là để con người nhờ đó mà được hạnh phúc. Được sống đời đời.
- Nên một với người yêu: Trong Thánh Thể, ngài đã hòa tan và nên một với tất cả những ai đón rước ngài vào lòng. Một sự hòa tan làm cho con người trở thành “thiên chúa”. Và Thiên Chúa trở thành “con người” như chúng ta.
- Hy sinh cho người mình yêu: Sự hy sinh cao độ nhất là cái chết tự nguyện trên thập giá. Chỉ có mình ngài, và duy mình ngài mới làm được điều này. Ít ai dám chết cho người mình yêu.
Nhưng cũng qua hình ảnh trái tim được ghép nối của chồng bà thư ký trên, lại đem tôi về một ý nghĩ khác, ý nghĩ là con người thời nay rất cần được thay tim. Không phải bằng trái tim anh Mễ say rượu, mà là trái tim của Giêsu, người có trái tim yêu đến chết. Chết vì thương yêu nhân loại.
Thật vậy những chứng bệnh làm cho trái tim con người cần phải thay, cần được ghép rất nhiều. Một cách tương tự, những chứng bệnh làm cho trái tim tâm linh cần được thay, cần được đổi mới cũng rất nhiều. Những triệu chứng này gồm ly dị, phá thai. đồng tính, hôn nhân đồng tính, đam mê dục vọng, nghiệp hút, cờ bạc, tham quyền cố vị, độc tài, độc ác, gian dối, lưu manh, lừa lọc, cuồng tín, qúa khích, tham lam, vô trách nhiệm, ích kỷ và kiêu căng... Dưới hình thức này hay hình thức khác, rất nhiều người đang mang những triệu chứng ấy và trái tim của họ như đã ngưng đập. Và vì thế, chiến tranh, bạo loạn, chết chóc, chém giết, khủng bố, độc tài, áp bức, hà hiếp, lường gạt, và thù hận như dâng tràn và xâm chiếm vào mọi lãnh vực của cuộc đời. Những nạn nhân gồm những người tàng tật, yếu đuối, cô nhi, quả phục, trẻ em vô tội, và mọi thành phần xã hội, mọi lứa tuổi.
Lễ Chúa tình thương. Chúa muốn dùng hình ảnh trái tim để hướng lòng con người về với thực tại thiêng liêng là tình yêu Thiên Chúa. Thiên Chúa yêu thương con người. Nếu Chúa Giêsu đã chấp nhận chết cho nhân loại, thì ngài cũng sẵn lòng để trao tặng cho nhân loại trái tim rất yêu dấu của ngài.
“Lạy Chúa xin hãy thanh luyện và biến hóa trái tim tật nguyền của con bằng trái tim đầy yêu thương của Chúa, và như vậy đời sống của con sẽ được đổi mới, và con sẽ được sống, được thở, và được đập bằng trái tim của Chúa. Để con cũng yêu thương Chúa và yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương mỗi người chúng con và đã chết cho chúng con.”
T.s. Trần Quang Huy Khanh
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam