Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 48
Tổng truy cập: 1359379
TRÀNG HẠT MÂN CÔI ĐƯA TÔI VỀ TRỜI
Vai trò của Đức Mẹ trong chương trình cứu độ.
Các cụ ngày xưa hay dạy con cháu trong việc giữ đạo rằng: tràng hạt Mân Côi đưa tôi về trời. Ở đây, các cụ không ngụ nói việc đeo hay trưng bày tràng chuỗi Mân Côi nhưng là việc cầu nguyện bình dân bằng Mân Côi trong đời sống người kitô hữu. Tại sao việc lần chuỗi Mân Côi mang đến một hiệu quả cao siêu như vậy? Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của Đức Mẹ trong chương trình cứu độ.
Thật vậy, các bài đọc phụng vụ hôm nay cho thấy, Đức Mẹ có vai trò đặc biệt trong chương trình cứu độ. Bài sách công vụ cho biết Mẹ Maria có chỗ đứng quan trọng trong Hội Thánh sơ khai. Mẹ là thành phần của Hội thánh nhưng là thành phần trổi vượt. Sau biến cố Chúa tử nạn, phục sinh và lên trời của Chúa Giêsu, Mẹ Maria đã giúp Hội thánh khỏi những khó khăn ban đầu qua hành vi chuyên cần cầu nguyện chung với các tông đồ (x. Cv 1,14). Mẹ Maria đã trở nên mẫu gương cầu nguyện cho mọi người noi theo.
Tiếp đến, thư Galát đã gián tiếp nhắc đến vai trò của Đức Maria trong chương trình cứu độ. Thiên Chúa muốn cứu độ con người nhưng lại chấp nhận một phương thế rất khiêm hạ. Đó là chấp nhận cho Con mình là Chúa Giêsu sinh làm con một người trinh nữ, là Đức trinh nữ Maria. Chúa Giêsu đã đến để chuộc những ai sống dưới lề luật, để mỗi người được làm con Chúa. Nhờ Mẹ Maria chấp nhận làm mẹ Chúa Giêsu mà mọi người có cơ hội được làm con Thiên Chúa và có thể kêu lên với Chúa là Apba có nghĩa là Cha ơi.
Cuối cùng, bài Tin Mừng theo thánh Luca đã trình thuật biến cố truyền Tin. Đức Maria được Thiên thần Gariel chào chúc là Đấng đầy ân sủng, Thiên Chúa ở cùng Mẹ. Mẹ Maria được chào chúc như vậy bởi vì Mẹ đã và đang sống đẹp lòng Chúa, đang sống theo ý Chúa và nhất là Mẹ đã được Thiên Chúa tuyển chọn để làm Mẹ Chúa Giêsu, ngôi lời Thiên Chúa nhập thể. Mẹ càng đẹp lòng Thiên Chúa hơn nữa khi Mẹ thưa lời xin vâng với sứ thần: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Chính giây phút thưa lời xin vâng, Mẹ Maria đã trở thành Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể. Thưa lời xin vâng, Mẹ đã chấp nhận liên đới mật thiết với Chúa Giêsu khi thành công cũng như chuỗi ngày thất bại, khi chia vui với thực khách ở tiệc cưới Cana cũng như lúc sẻ buồn với Chúa Giêsu và Hội thánh ở trên núi sọ. Mẹ cũng liên đới mật thiết với Hội thánh vì khi nhận lời trăng trối của Chúa Giêsu trên thập giá, Mẹ đã nhận thánh Gioan, đại diện cho toàn thể Hội thánh là con của mẹ. Nhờ thế, Mẹ đã hiệp công cứu chuộc với Chúa Giêsu con Mẹ trong chương trình cứu độ. Mẹ có sức chuyển cầu hiệu quả cho những ai cậy trông vào Mẹ, cách riêng cho những ai chuyên chăm lần chuỗi Mân Côi.
Tràng chuỗi Mân Côi đưa tôi về trời.
Lần chuỗi Mân Côi là việc đạo đức bình dân không xếp trên thánh lễ, các bí tích và giờ kinh phụng vụ vì các việc trên là phụng vụ và là việc tôn thờ chính thức của Hội thánh. Tuy nhiên, việc lần chuỗi Mân Côi lại có một hiệu quả đặc biệt cho ơn cứu độ của mỗi người. Tại sao như vậy? Trước hết, Đức Maria có thế giá đặc biệt khi chuyển cầu cho con cái mình và kinh Mân Côi là lời Kinh được chính Đức Mẹ tỏ bày cho con cái mình. Vào thế kỷ 12, thánh Đaminh đã được Đức Mẹ hiện ra ban cho phép lần hạt Mân Côi, như một thứ vũ khí thiêng liêng nên đã chặn đứng được làn sóng lạc giáo Anbidoa Miền Nam nước Pháp. Nhờ phép lần hạt Mân Côi mà Hội Thánh Dưới triều đại Đức Thánh Cha Piô V đã tránh được làn sóng xâm lược của đạo quân Hồi giáo tại vịnh Lêpăng vào đầu thế kỷ 16. Vào đầu thế kỷ 20, trong biến cố ở Fatima, Mẹ Maria đã khuyên dạy con cái mình siêng năng lần hạt Mân Côi để thế giới được hòa bình, mọi người được bình an.
Kế đến, lời kinh Mân Côi là bảng tóm Phúc Âm. Đây là kinh nguyện đầy nét Thánh Kinh được tập trung vào mầu nhiệm Nhập Thể cứu chuộc, chuỗi Mân Côi hướng rõ ràng về Đức Kitô. Thật vậy, kinh kính mừng là lời ca tụng Đức Kitô không ngừng: Kính chào bà đầy ơn phúc và con lòng bà gồm phúc lạ. Kinh lạy cha là kinh chính Chúa Giêsu dạy để các tông đồ và người tín hữu biết cầu nguyện. Các ngắm vui, thương mừng, sáng diễn tả cô đọng mầu nhiệm của Chúa Giêsu từ khi sinh ra cho tới khi hoàn tất chương trình cứu độ và các ý nguyện giúp người đọc sống theo gương Chúa Giêsu. Kinh sáng danh là lời vinh tụng ca tuyên xưng một Chúa Ba Ngôi cả sáng: Sáng danh Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần.
Cuối cùng, kinh Mân Côi là kinh dễ thực hành cho mọi tín hữu trong mọi hoàn cảnh phù hợp cho một em bé cũng như cho cả Đức Giáo Hoàng. Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã chia sẻ kinh nghiệm của Ngài trong việc thực hành kinh Mân Côi được trích trong tông huấn Rosarium Virginis Mariae như sau: “Chuỗi Mân Côi là lời kinh tôi yêu thích nhất. Đó là lời kinh tuyệt diệu trong đơn sơ và trong sâu thẳm của nó …Đã bao nhiêu năm qua, tôi đã lãnh nhận không biết bao nhiêu ân sủng từ Đức Trinh Nữ nhờ kinh Mân Côi”.
Ước mong mỗi khi chúng ta tin nhận thế giá bầu cử của Mẹ trong chương trình cứu độ. Chúng ta năng chạy đến Mẹ qua lần chuỗi hằng ngày, để chính Mẹ giúp mỗi người ngày càng gắn bó và yêu mến Chúa Giêsu hơn.
LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI
BÀI HỌC QUAN TRỌNG CỦA MINH MÂN CÔI- Lm. Inhaxiô Trần Ngà
Mọi tội lỗi của loài người đều do một cội rễ sinh ra, đó là tội không vâng lời Thiên Chúa. Ngay từ khởi thuỷ, tổ tông loài người là Ađam và E-và đã không vâng lời Thiên Chúa, không đi theo đường lối Người, nên đã bị trục xuất khỏi vườn địa đàng, phải chịu đau khổ và phải chết, để lại hậu quả tai hại cho con cháu về sau.
Sự bất tuân nầy cũng giống như tàu đi trật đường rầy. Một khi nguyên tổ là đầu tàu đi trật đường rầy thì cả đoàn tàu là muôn vàn con cháu cũng bị lao xuống vực sâu tội lỗi. “Thật vậy, vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân… “ (Rôma 5, 19)
Vì thế, muốn cứu chuộc loài người hư vong vì đi trệch đường lối Thiên Chúa thì phải có một đầu tàu khác lôi kéo đoàn tàu trở lại theo đúng đường rầy. Chúa Giêsu chính là “đầu tàu” nầy: “Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất (là Chúa Giêsu) đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính”. (Rm 5, 19)
Tràng chuỗi Mân Côi chính là một lời động viên liên lỉ kêu mời mọi người theo gót Chúa Giêsu và Mẹ Maria, đi theo con đường vâng phục như Chúa Giêsu và Mẹ Maria để được tiến vào nơi hạnh phúc muôn đời.
Theo gương vâng phục của Mẹ Maria
Bà E-và xưa đã nghe lời dụ dỗ của Sa-tan, không tuân giữ lời Thiên Chúa truyền dạy, nên đã lôi kéo dòng dõi của mình vào cõi chết.
Đức Maria là E-và mới đã uốn nắn lại những sai trật của E-và xưa, bằng đời sống vâng phục Thiên Chúa tuyệt đối nên Mẹ được đưa lên trời hưởng phúc muôn đời vinh hiển. Đó là một nét lớn trong nội dung của kinh Mân Côi.
Dù được Thiên Chúa đưa lên địa vị làm mẹ của Ngôi Hai Thiên Chúa, Đức Maria vẫn tự coi mình là người nữ tỳ hèn mọn của Thiên Chúa và suốt đời vâng theo lệnh Chúa truyền. Mẹ đã thưa với sứ thần Gabrien trong ngày truyền tin rằng: “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Đó là bài học vâng phục mà Mẹ dạy chúng ta qua mầu nhiệm vui.
Sự vâng phục trong tinh thần khiêm tốn của Mẹ Maria đã làm đẹp lòng Thiên Chúa, nên Thiên Chúa đã tôn vinh Mẹ, ban cho Mẹ được lên trời cả hồn lẫn xác (là nội dung gẫm thứ tư thuộc năm sự mừng) rồi lại trọng thưởng Mẹ trên thiên quốc (là nội dung gẫm thứ năm thuộc năm sự mừng).
Theo gương vâng phục của Chúa Giêsu
Song song với tấm gương vâng phục của Mẹ Maria là tấm gương vâng phục chói ngời của Chúa Giêsu trong mầu nhiệm thương.
Trong Vườn Dầu, dẫu phải “lâm cơn xao xuyến bồi hồi, và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất… (Luca 22, 44) thì Chúa Giêsu cũng xin thưa với Cha: “Xin đừng làm theo ý Con, mà làm theo ý Cha!” (gẫm thứ nhất năm sự thương)
Kế đó, khi bị đưa ra toà xét xử, và dù phải chịu đòn vọt tơi bời (gẫm thứ hai năm sự thương), Chúa Giêsu vẫn cắn răng chịu đựng trong tinh thần vâng phục thánh ý Chúa Cha: “Xin cho ý Cha thể hiện”.
Sau đó, quân dữ bện vòng gai làm như một thứ ‘vương miện’, chụp lên đầu Người, lại còn thay nhau khạc nhổ, phỉ báng, nhạo cười… (gẫm thứ ba năm sự thương), Chúa Giêsu vẫn bằng lòng uống cạn chén đắng Cha trao: “Xin đừng theo ý Con, mà làm theo ý Cha”.
Dù đã đến lúc sức tàn lực kiệt, lại phải vác lấy thập giá nặng nề, lảo đảo bước lên đồi Can-vê như một tên tử tội khốn cùng nhất, bị kiệt sức và phải ngã xuống nhiều lần (gẫm thứ tư), Chúa Giêsu vẫn đi cho đến cùng con đường Chúa Cha đã định: “Xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha”.
Dù phải chịu đóng đinh ô nhục và chịu chết rất đau thương trên thập giá giữa hai tên tử tội, chịu bao kẻ qua lại thách thức nhạo cười (gẫm thứ năm), Chúa Giêsu vẫn một lòng vâng theo ý Cha và xin Cha tha thứ cho những việc họ làm.(Luca 23, 34)
Sự vâng phục tuyệt đối của Chúa Giêsu rất đẹp lòng Thiên Chúa Cha nên Người đã cho Chúa Giêsu từ cõi chết sống lại và lên trời vinh hiển (gẫm thứ nhất và thứ hai năm sự mừng) và siêu tôn Chúa Giêsu vượt bậc: “Chính vì thế, Thiên Chúa Cha đã tôn vinh Người, ban cho Người một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu…” (Philíp 2, 9)
Thế là từ đây, nhờ sự vâng phục tuyệt đối của Chúa Giêsu, mọi kẻ tin sẽ được cứu độ, con cháu Ađam tưởng đã phải hư mất đời đời nay lại được cứu rỗi: “Thật vậy, cũng như vì một người duy nhất (Ađam) đã không vâng lời Thiên Chúa, mà muôn người thành tội nhân, thì nhờ một người duy nhất (Chúa Giêsu) đã vâng lời Thiên Chúa, muôn người cũng sẽ thành người công chính. (Rôma 5, 19)
Như thế, chuỗi Mân Côi là lời mời gọi chúng ta vâng phục Thiên Chúa theo gương Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Vâng theo ý Thiên Chúa là con đường đã đưa Chúa Giêsu và Mẹ Maria vào cõi trời vinh hiển và cũng là con đường duy nhất dẫn chúng ta vào chốn hạnh phúc đời đời như lời Chúa Giêsu dạy: “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa! “ là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21).
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam