Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 47
Tổng truy cập: 1351197
Tranh Luận Dọc Đường
TRANH LUẬN DỌC ĐƯỜNG
Tại sao Chúa hỏi các tông đồ về việc các ông tranh luận đang lúc đi đường: "Dọc đường các con tranh luận gì thế?" (Mc 9:33). Dĩ nhiên là Chúa phải biết, vì trong cuộc hành trình hôm đó Chúa cũng cùng đi với các ông. Nhưng rồi Chúa vẫn gạn hỏi: "Dọc đường các con tranh luận gì thế?"
Khi nêu lên câu hỏi, Chúa chỉ muốn cho các ông nhận thức được điều các ông đang mong mỏi và suy nghĩ trong lòng. Các ông tìm chỗ đứng của danh vọng, của quyền bính. Phần Chúa, ngài muốn tìm kiếm những địa vị cao hơn trên nước trời cho các ông. Và có lẽ đây là cái mà Chúa không mấy quan tâm, và cũng không muốn làm các ông phải khó chịu trong lúc đi đường. Ngài muốn để chính các ông ý thức được điều các ông đang tìm kiếm.
Thật vậy, trong khi Chúa không muốn cho ai biết ngài đang đi ngang qua Galilêa. Không muốn ai phiền hà và chi phối điều mà ngài chỉ muốn nói riêng với các ông. Ngược lại, các ông lại không quan tâm mà chỉ tìm cách tranh luận, tìm kiếm những chỗ đứng cho riêng mình. Vậy Chúa đã nói với các ông điều chi, và phản ứng các ông như thế nào? Ngài đã nói với các ông: "Con người sẽ bị nộp vào tay người ta và họ sẽ giết người. Khi đã bị giết, ngày thứ ba, người sẽ sống lại" (Mc 9:31). Thánh ký còn ghi tiếp: "Nhưng các ông không hiểu lời đó và sợ không dám hỏi lại" (Mc 9:32). Lý do đã khiến các ông không hiểu và sợ không muốn hỏi lại, chính là: "Vì trên đường, các ông tranh luận với nhau xem ai là người quan trọng nhất" (Mc 9:34).
Thế mới biết, cho đến lúc đó mà các Tông Đồ vẫn chưa hiểu Chúa Giêsu, chưa biết về ngài. Việc các ông theo ngài, ngoài cảm tình và sự quí mến, còn có một chủ đích là tìm ngôi thứ. Điều này đã được nhắc đến qua việc bà mẹ của anh em Giacôbê và Gioan đã tư túi gặp gỡ Chúa Giêsu và gửi gấm hai anh em ông: "Xin cho hai con tôi đây, một đứa ngồi bên phải và một đứa ngồi bên trái thầy trong nước của thầy" (Mt 20:21). Bà sợ rằng Chúa Giêsu sẽ dành những chỗ đặc biệt ấy cho những người khác.
Tuy không hứa riêng với Giacôbê, Gioan hay bất cứ tông đồ nào, nhưng ngài cũng đã nói chung về địa vị của các ông: "Các ngươi là những kẻ theo ta, thì đến giờ tái sanh, khi con người ngự trên ngai vinh hiển ngài, cả các ngươi nữa cũng sẽ ngồi trên mười hai ngai, mà xét xử mười hai chi tộc Israel" (Mt 19:28). Có lẽ nhớ lại những lời hứa trang trọng ấy nên nhân dịp ngài đề cập đến cái chết và sự phục sinh của ngài, có lẽ các ông nghĩ là đã đến lúc nước Thiên Chúa đến, và như vậy cần phải đặt lại vai vế của mình. Do đó, khi ngài hỏi các ông, các ông đã làm thinh.
Chúa hỏi thì các ông làm thinh. Còn các ông nói thì Chúa lại không nghe. Như vậy rõ ràng là giữa ngài và các tông đồ mỗi bên đang mang trong đầu mình những tư tưởng và ý nghĩ riêng tư không hòa hợp nên đã không tìm được điểm tương đồng trong đối thoại. Nhưng nếu các ông không có câu trả lời trong trường này, kể cả Phêrô là người thường hay xuất hiện trong những trường hợp bí tắc để đại diện cho anh em trả lời Chúa, thì ngài đã có câu trả lời của riêng ngài cho các ông. Thánh ký ghi lại, ngài đặt một trẻ em giữa các ông. Và câu trả lời là: "Ai đón nhận một trong những trẻ nhỏ này vì danh thầy, tức là đón tiếp chính mình thầy. Và ai đón tiếp thầy, thực ra không phải đón tiếp thầy, nhưng là đón tiếp Đấng đã sai thầy". (Mc 9:37).
Nghĩa là làm sao? Tại sao chỉ trước đó ít phút trên đường đi ngài đã dậy các ông về cuộc khổ nạn, về sự sống lại của mình; phần các ông thì lại nói về chuyện địa vị, ngôi thứ mà bỗng chốc ngài lại đổi đề tài bằng cách đem một trẻ nhỏ đặt giữa các ông. Các tông đồ hẳn là đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ thắc mắc này đến thắc mắc khác. Từ khó hiểu này đến khó hiểu khác.
Thật vậy, trước mắt Đức Kitô thì những lợi danh, những vinh quang, và những địa vị trần thế không có nghĩa lý gì. Ngài đã nói: "Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn nào có ích gì? Lấy gì mà đổi được linh hồn" (Mt 16:26). Chính vì thế, ngài muốn cho các ông chú ý đến những giá trị đời đời. Lãnh nhận được ơn cứu độ và được phần thưởng đời đời mới là điều quan trọng. Đó mới là phúc lộc dư thừa. Tóm lại, chiếm hữu được nước trời, có được một chỗ đứng trên nước trời mới là điều quan trọng mà Chúa Giêsu muốn các môn đệ ngài, và cả chúng ta nữa phải lưu tâm. Nhưng rồi cũng như Thánh Ký đã ghi nhận, Chúa nói thế mà "các ông chả hiểu gì". Bởi vì lòng còn lưu luyến và tìm cầu những lợi lộc trần gian, muốn làm to, làm lớn.
Nhưng để vào được nước trời, để chiếm hữu được nước trời, và nhất là để làm to trên nước trời, Kitô hữu chúng ta phải biết, phải đón tiếp, và phải được Chúa ở cùng. Và làm sao đón nhận ngài đây? Làm sao hiểu và dành chỗ đứng cho ngài trong cuộc đời mỗi người? Ngài dậy ta phải đón nhận ngài bằng một tâm hồn, và một nếp sống khiêm tốn, thanh sạch, và đơn sơ như một trẻ nhỏ.
Ngoài ra, ngài sánh ví ngài như một trẻ nhỏ: "Ai tiếp đón một con trẻ như em nhỏ đây nhân danh thầy, là tiếp rước thầy". Đi xa hơn nữa, ngài còn nói: "Và ai tiếp rước thầy, không phải là tiếp rước thầy, mà là tiếp rước Đấng đã sai thầy" (Mc 9:37). Điều này cho thấy là không một ai có thể nại cớ này, cớ khác mà xa tránh hoặc không tiếp đón Thiên Chúa. Bởi vì có gì khó khăn và cầu kỳ khi đón tiếp một em nhỏ đâu. Người ta có thể cho là khó khăn, vất vả, và tốn kém khi đón tiếp một thủ tướng, bộ trưởng, tổng thống, giáo hoàng, nhưng một em nhỏ thì không cần gì mà phải tốn kém, miễn là có lòng thương mến, và quí trọng là đủ.
Lòng thương mến, quí trọng hay còn gọi là đức tin và lòng mến chính là tinh thần và cách thức mà chúng ta đón tiếp Chúa. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta luôn cần phải có những tư tưởng và lối sống như thế. Đơn sơ, bình dân, khiêm tốn để chúng ta hòa nhập, và nhìn ra Chúa trong cuộc sống mình, trong những biến cố quanh mình. Như vậy là chúng ta đón nhận Chúa. Và khi có Chúa ở trong cuộc đời mình thì chúng ta sẽ nhìn ra giá trị của ơn cứu chuộc, giá trị của đời đời trong mọi nơi, mọi lúc cũng như mọi biến cố to nhỏ, quan trọng hay tầm thường xẩy đến cho mình để cảm tạ, yêu mến ngài. Rồi khi không còn bận tâm về những cái thuộc về thế gian, những cái làm chúng ta không hiểu được lời Chúa muốn nói với mình; lúc đó, Chúa muốn hỏi gì chúng ta cũng có thể trả lời ngài được hết. Hệt như một trẻ thơ khi bố mẹ em hỏi em cái gì thì em đơn sơ và thành thật nói ngay.
T.s. Trần Quang Huy Khanh
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam