Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 54
Tổng truy cập: 1361717
TRAO BAN THẦN KHÍ
Con người có sự sống nhờ hơi thở của Thiên Chúa
Từ khởi thuỷ, sau khi dựng nên trời đất muôn vật, Thiên Chúa lấy bùn đất dựng nên A-đam. Mới đầu thân thể ông chỉ là một khối đất bất động, không có dấu hiệu của sự sống.
Thế rồi, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi A-đam (Sáng thế 2,7), tức thì A-đam bắt đầu mở mắt, cựa mình và vươn vai chỗi dậy thành một con người đầy sức sống.
Thế là nhờ hơi thở mà Thiên Chúa truyền cho, A-đam được tiếp nhận sự sống và trở thành thuỷ tổ loài người trên khắp địa cầu.
Tiếc thay, con người tuyệt vời được Thiên Chúa dựng nên theo hình ảnh Ngài lại lâm vào vòng sa đoạ, đánh mất phẩm chất cao đẹp mà Thiên Chúa đã phú cho và phải mang lấy án phạt đời đời. Vì thế, Thiên Chúa phải lên kế hoạch kiến tạo một nhân loại mới.
Giáo Hội sơ khai có sự sống nhờ Thần Khí
Thế rồi, “vào ngày thứ nhất trong tuần – và cũng là ngày thứ nhất trong lịch sử nhân loại mới – nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. (Gioan 20, 19-20) mười một tông đồ tuy còn đó, nhưng các ông tự giam nhốt mình trong căn phòng u tối. Bấy giờ các ông như những thân xác không hồn, như những hình hài không còn sự sống.
Thế rồi, như thuở ban đầu, Thiên Chúa thổi hơi vào lỗ mũi A-đam để thông truyền sự sống cho ông, thì nay Chúa Giê-su cũng thổi hơi trên các tông đồ đang co cụm như những thân xác không hồn để thông ban Chúa Thánh Thần cho họ. “Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Gioan 20, 22)
Thế là từ đây, các tông đồ bắt đầu đón nhận sự sống mới. Các ông như những xác chết được hồi sinh, được trở nên can trường mạnh mẽ, thoát ra khỏi căn phòng đóng kín như hầm mộ u tối chôn vùi các ông suốt mấy tuần qua để ra đi khắp các nẻo đường, loan báoTin mừng cứu độ.
Giáo hội rất cần đón nhận Chúa Thánh Thần
Hôm nay, sau hai ngàn năm kể từ ngày Chúa Giê-su khai sinh nhân loại mới, đời sống thiêng liêng của Hội Thánh công giáo trong thế kỷ nầy dường như vẫn còn ù lì bất động như lúc các tông đồ chưa nhận được Thánh Linh. Một số nhà thờ ở Âu Mỹ phải đóng cửa vì thiếu tín hữu đến cầu nguyện và lãnh nhận bí tích. Một số giáo phận suốt nhiều năm trời không có linh mục mới. Nhiều tu sĩ từ bỏ đời sống tu trì. Nhiều giáo dân không còn mặn mà với việc lãnh nhận các bí tích…
Cho đến hôm nay, chúng ta vẫn còn e dè, sợ sệt, không dám dấn bước loan báo Tin mừng, y như các tông đồ sau biến cố Thầy Giê-su thụ nạn; chúng ta vẫn tự giam nhốt mình trong phòng kín như các môn đệ xưa. Thần Khí Thiên Chúa dường như chưa thấm nhập được vào tâm hồn, vào cuộc sống chúng ta.
Lạy Chúa Giê-su,
Hơn lúc nào hết, chúng con cần Chúa hiện đến thổi hơi truyền ban Thần Khí cho chúng con như xưa Thiên Chúa đã thổi hơi vào hình hài bằng đất của A-đam và như chính Chúa đã thổi hơi ban Thần Khí cho các tông đồ trong phòng hội; để chúng con được đón nhận sự sống thần linh; được vượt ra khỏi ngục tù do lười biếng và ích kỷ dựng nên; thoát ra khỏi ngôi mộ do chính chúng con tự đào lên để mai táng chính mình.
Xin cho chúng con luôn khao khát Thánh Thần như con thơ khát sữa mẹ, như cây cỏ khát mưa nguồn và luôn biết mở lòng đón nhận Thần Khí Chúa; nhờ đó, chúng con được hồi sinh, được trở thành những tông đồ nhiệt thành tích cực mang ơn cứu rỗi đến cho muôn người.
CHÚA NHẬT II PHỤC SINH- A
CHỨNG NHÂN LÒNG THƯƠNG XÓT- Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải CMC
Sau khi Đức Giêsu từ cõi chết sống lại, thì Ngài hiện ra cho nhiều người thấy và dưới nhiều hình thức khác nhau. Chẳng hạn như: Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, Ngài hiện ra với bà Maria Mađalenna. Ngài hiện ra với hai môn đệ đi làng Emmaus. Ngài hiện ra với bảy tông đồ trên biển hồ Tibêria, đang lúc các ông đi đánh cá.
Tin mừng hôm nay ghi lại, tám ngày sau, Đức Giêsu hiện đến với các tông đồ trong một căn phòng các cửa vẫn đóng kín. Sau khi chúc bình an, thì Chúa gọi riêng Tôma và bảo: “Tôma! Hãy xỏ ngón tay con vào lỗ đinh, hãy thọc bàn tay con vào cạnh sườn Thầy, chớ cứng lòng nhưng hãy tin”.
Thế thì, tại sao Đức Giêsu không tỏ cho các ông thấy hào quang sáng chói của Đấng phục sinh, mà lại tỏ cho các ông thấy những thương tích nơi thân mình của Ngài?.
Giả như Đức Giêsu hiện ra với một dung mạo sáng láng như biến hình trên núi Tabor, thì e rằng các ông tưởng rằng một vị thần linh nào đó hay là ma, nhưng ở đây Đức Giêsu tỏ cho các ông thấy những thương tích nơi thân mình của Ngài là bằng chứng trong cuộc thương khó, Thầy đã bị đánh đòn, bị đóng đinh, bị lưỡi đòng đâm thấu cạnh sườn, Thầy đã chết, nhưng nay Thầy sống lại đến với các con đây, chứ không phải ma đâu, các con đừng sợ!”.
Vậy mà những lần Chúa hiện đến gặp gỡ, không thấy Chúa trách mắng các tông đồ sao hèn nhát bỏ Thầy trong cuộc thương khó, mà chỉ chúc bình an cho các ông thôi. Chính ở điểm này làm nổi bậc lên lòng thương xót tha thứ của Thiên Chúa.
Những thương tích của Chúa, mà Tôma đã thấy tận mắt, chúng ta không thể nào hiểu được lòng thương xót của Thiên Chúa. Vì từ nơi đây, nguồn suối tình thương tiếp tục tuôn đổ trên toàn thế giới. Chính vì thế mà thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II vào năm 2000, Ngài đã thiết lập lễ kính Lòng Chúa Thương Xót vào Chúa nhật II phục sinh, mà chúng ta mừng kính hôm nay.
Cho nên, trong suốt cả tuần Bát Nhật Phục Sinh, các tín hữu trên toàn thế giới đều ca lên (Tv 117, 1): “Hãy cảm tạ Chúa, vì Chúa nhân từ, vì đức từ bi của Người muôn thủa”. Ngày nay, nhân loại vẫn đang tiếp tục tận hưởng lòng thương xót tuôn trào từ Trái Tim Chúa, là nguồn mạch không bao giờ vơi cạn. Từ Thánh Tâm Chúa, phát ra hai luồng sáng, và Chúa giải thích cho thánh nữ Faustina biết. Màu đỏ tượng trưng cho máu chảy ra từ trái tim Cha, để nuôi sống linh hồn con người. Màu trắng tượng trưng cho nước tẩy sạch tội lỗi nhân loại.
Anh chị em thân mến,
Trong cuốn nhật ký, Đức Giêsu nhắn nhủ chị Faustina thế này: “Cùng với việc tôn vinh lòng thương xót của Ta, con hãy thực hiện lòng thương xót phát xuất từ tình yêu Cha dành cho con, con đừng chạy trốn những công việc của lòng thương xót”. Có nghĩa là Chúa muốn nhắn nhủ hai điều:
1/ Cảm nghiệm lòng Chúa thương xót
Lòng thương xót của Chúa không bị tội lỗi của con người cản trở, nhưng vẫn đong đầy cho những ai đến với Ngài. Lòng thương xót của Chúa vẫn xoa dịu những ai đang bất an bất ổn vì tội lỗi. Lòng thương xót ấy vẫn đang chữa lành những ai đang đau khổ bệnh tật tâm hồn cũng như thể xác.
Chúng ta hãy cảm nghiệm: Tình thương Chúa cao hơn ngàn tội lỗi. Do đó, không tội lỗi nào mà Ngài không tha thứ. Không virút nào mà Ngài không chữa lành. Không nỗi buồn nào mà Ngài không an ủi. Bởi vì muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương.
2/ Sống chứng nhân lòng Chúa thương xót
Đức Giêsu nói với thánh nữ Faustina: “Ta khao khát lòng thương xót của Ta được tôn thờ. Con hãy phổ biến việc tôn kính lòng thương xót của Ta cho mọi tạo vật. Người nào tín thác nơi lòng thương xót của Ta, Ta sẽ không để họ hư mất đời đời. Con hãy là chứng nhân lòng thương xót với những người chung quanh con, mọi nơi, mọi lúc”. Chắc chắn Chúa cũng mời gọi chúng ta hãy là một Faustina cho thế giới, đang phải đối diện với cơn đại dịch Covid 19.
Trong cơn đại dịch này, thế giới đang cần những chứng nhân lòng Chúa thương xót. Vậy mỗi người hãy tạo cho mình những sáng kiến yêu thương đầy lòng thương xót, biết quan tâm nâng đỡ nhau, cùng chung tay chung lòng chung sức bằng lời cầu nguyện, cùng với nghĩa cử yêu thương, cụ thể là chia cơm xẻ áo cho những người kém may mắn, trên tinh thần “Lá lành đùm lá rách”, vì tất cả mọi người đều anh em với nhau con cùng một Cha trên trời. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam