Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 81
Tổng truy cập: 1356823
TRẬT ĐƯỜNG RẦY
TRẬT ĐƯỜNG RẦY
(Suy niệm của ĐTGM. Giuse Vũ Văn Thiên)
Những thông tin gần đây về những đoàn tàu trật bánh gây tổn thất về nhân mạng làm cho nhiều người sợ hãi. Ngày 2/4/2021, tại Đài Loan, một đoàn tàu trật đường rầy, va vào vách núi, làm 48 người chết và 86 người bị thương nặng. Ngày 18/4/2021, tại Ai Cập, một đoàn xe lửa chở khách đã trật bánh, làm 11 người chết và 98 người bị thương. Nếu làm một bản thống kê chi tiết, thì số vụ việc tương tự sẽ còn rất nhiều. Tai nạn xảy ra do bất cẩn. Tai nạn cũng xảy ra do người lái tàu lệch hướng và gây ra sự cố “trật đường rầy”. Trong đời sống của chúng ta cũng thế, có những người bị “trật đường rầy” khi sống bất cần, không tôn trọng tiếng nói của lương tâm và không tuân theo những quy định chung nhằm bảo vệ gia đình, công ích và trật tự xã hội.
Phụng vụ Chúa nhật thứ bốn mùa Phục sinh giới thiệu với chúng ta một vị hướng dẫn chỉ đường, đó là Chúa Giêsu với danh xưng “Mục tử nhân lành”. Người hướng dẫn chúng ta đi trên con đường ngay nẻo chính. Người săn sóc chúng ta và luôn đem lại cho chúng ta những điều tốt lành. Trong Phúc Âm, nhiều lần Chúa hứa với chúng ta: những ai tin tưởng vào Chúa, sẽ tìm được bình an và ơn cứu rỗi. Người quả quyết: ai xin thì sẽ được, ai tìm thì sẽ thấy, ai gõ cửa thì sẽ mở cho. Tin vào Chúa Giêsu là tin vào sự dẫn dắt đầy quyền năng và chan chứa yêu thương của Người. Tin cũng là chấp nhận đi theo con đường của Chúa Giêsu, mặc dù phải trải qua gian nan thử thách, nhưng luôn xác tín Chúa đang đồng hành với chúng ta trên mọi nẻo đường đời.
Cuộc sống của chúng ta hôm nay rất cần đến sự dẫn dắt của Chúa, vì có nhiều người “trật đường rầy” trong quan niệm về Đức tin. Đối với họ, Đức tin chỉ là một khái niệm mờ nhạt và không là động lực chi phối suy nghĩ cũng như hành động. Tôn giáo hay Đức tin chỉ giống như một nếp thói quen tốt, cũng có giá trị đấy, nhưng không ăn sâu nơi tiềm thức và cuộc sống của họ. Chính vì vậy mà niềm tin của họ là một mớ tạp nham hỗn hợp. Hãy đến với Vị Mục tử nhân lành để xin Người soi sáng, giống như lời van xin của người cha có con bị quỷ ám: Xin Thầy giúp lòng tin yếu kém của tôi! (x. Md 9,14-29).
Cuộc sống có những khó khăn về sức khoẻ, tài chính, học vấn, vợ chồng con cái, nhiều khi chúng ta không biết phải làm thế nào để thoát khỏi vòng luẩn quẩn. Có những người đã chọn hình thức quyên sinh để kết liễu cuộc đời. Những người khác lại buông xuôi chán chường mọi sự. Nhiều người tìm đến rượu chè, cờ bạc đỏ đen hầu mong đổi phận. Những người khác lại dùng bạo lực hay ly tán mà nghĩ sẽ giải thoát khỏi những khó khăn. Là người có Đức tin, chúng ta hãy đến với vị Mục tử Nhân lành để xin Người dẫn dắt. Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương trước nỗi đau chồng chất của con người. Nơi Người chúng ta tìm được sức mạnh. Sức mạnh ấy đến từ lòng bao dung tha thứ. Sức mạnh ấy cũng đến tự sự khiêm nhường nhận ra mình cũng có lỗi. Đến với Chúa Giêsu, chúng ta sẽ tìm được hướng đi cho đời mình, và nhờ đó tìm lại bình an và hy vọng.
Cuộc sống là sự hoà quyện những mối tương quan đa chiều. Đối nhân xử thế luôn là những bài học khó. Khôn ngoan hài hoà làm nên những tình cảm tốt đẹp bền lâu. Ích kỷ nhỏ nhoi sớm muộn cũng bị cô lập. Chúa dạy chúng ta hãy sống thân thiện bao dung. Hãy noi gương Chúa Giêsu trong bài học rửa chân các môn đệ. Hãy nhớ rằng cuộc đời này ngắn lắm và người ta chỉ sống một lần trên đời. Vì vậy, phải làm sao để trở thành một phiên bản hạnh phúc. Cũng cần cảm nhận những niềm hạnh phúc nho nhỏ mà chúng ta vẫn có trong hiện tại, nơi gia đình, bên lối xóm, nơi cơ quan, khu phố chợ. Khi cảm nhận được những niềm hạnh phúc đơn sơ ấy, lòng ta sẽ thanh thản, cuộc sống lạc quan hơn. Mỗi khi khởi đầu một ngày mới, hãy tạ ơn Chúa vì mình còn may mắn hơn rất nhiều người đang bệnh tật và có những người mắc bệnh nan y, đang tận dụng từng giờ từng phút trong cuộc sống ngắn ngủi. Xin vị Mục tử nhân lành dẫn dắt chúng ta. Lời Thánh vịnh 22 diễn tả: Chúa dẫn ta đến đồng cỏ xanh tươi, đến suối mát trong lành. Người dọn ra cho ta mâm cỗ. Tất cả những điều ấy đều nhằm diễn tả sự chăm sóc yêu thươngcủa Chúa đối với những ai tin tưởng cậy trông Người.
Cuộc sống này có khởi đầu và có kết thúc. Chẳng có ai sống mãi trên đời. Người tin Chúa xác tín rằng, sau khi họ trút hơi thở cuối cùng, họ sẽ được Chúa dẫn dắt về Quê Trời. Chúa Giêsu là Đường, là Sự thật và là Sự sống. Chính Người sẽ dẫn chúng ta về với Chúa Cha. Người Mục tử nhân lành đã hy sinh mạng sống vì đoàn chiên. Chúa đã chết và đã sống lại. Từ sự phục sinh của Người, Chúa khẳng định với chúng ta: những ai chấp nhận chết với Chúa, sẽ được phục sinh vinh quang như Người.
Cuộc sống trần gian giống như một đoàn tàu, luôn băng băng tiến về phía trước. Đích điểm của đoàn tàu, hay là sân ga cuối cùng, chính là Thiên Chúa. Xin Đức Giêsu Mục tử dẫn dắt chúng ta, để chúng ta không bị lệch hướng, nhưng luôn thẳng tiến về Quê Trời.
4.Mục tử nhân lành
Ở Trung Đông, người ta sống bằng nghề chăn nuôi, chủ yếu là chiên và cừu. Tổ phụ Abraham và con cháu ông đều có những đàn chiên, đàn cừu khổng lồ. Vua Đavid, khi còn là một cậu bé tóc hung, cũng đã đi chăn giữ đoàn chiên của cha cậu. Và cũng từ giữa đàn chiên, Thiên Chúa đã gọi Đavid và xức dầu cho cậu làm vua. Đối với dân Do thái, hai chữ mục tử còn được dùng để chỉ những vị lãnh đạo của dân Chúa.
Đức Kitô, Con Thiên Chúa xuống thế làm người giữa một dân tộc đã bao phen bị chiếm đóng, bị lưu đày. Và thời bấy giờ đang bị đế quốc Rôma đô hộ. Dân chúng bơ vơ như đàn chiên không người chăn. Ngài thường cứu chữa nhiều người mắc những chứng bệnh nan y như phong cùi, bai liệt, mù lòa…Những người này vốn đã bị liệt vào phường tội lỗi, phải sống tủi nhục bên lề xã hội. Chúa Giêsu rất thương xót họ. Ngài chữa họ lành, để họ được trở về với cuộc sống bình thường của xã hội, an vui với gia đình.
Đức Kitô không phải chỉ chữa lành phần xác, mà còn chữa lành cả phần hồn. Ngài vừa là mục tử, lại vừa là Thiên Chúa, nên Ngài thấu suốt mọi tâm hồn. Từ một Giakêu thu thuế, tham ô xảo trá, đã được Ngài thức tỉnh lương tâm bằng một cái nhìn trìu mến và đôi lời trao đổi chân tình. Ngài không sợ dư luận quần chúng, khi bênh vực một cô gái điếm và dám để cho Mađalêna lấy tóc mình mà lau chân Ngài, giữa một bữa tiệc tại nhà ông biệt phái. Đức Kitô biết rõ đây là những kẻ tội lỗi và chỉ có thể cứu chữa họ bằng tìnhyêu thương tha thứ.
Các thánh sử còn thuật lại nhiều chứng từ yêu thương khác nữa. Thề nhưng, chứng từ cao cả nhất của Chúa Giêsu, người mục tử nhân lành, chính là cái chết trên thập giá vì yêu thương chúng ta. Thực vậy, với tư cách người mục tử nhân lành, Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết ê chề và tủi nhục trên thập giá, để tỏ tình liên đới với đàn chiên khổ đau, và nhất là để cứu tất cả những con chiên còn đang lầm đường lạc lối.
Hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện về cha thánh Đamiêng, vị tông đồ người hủi. Ngài là một linh mục đạo đức, thánh thien và nhiệt thánh. Ngài đã từ bỏ mọi sự, để lại sau lưng tất cả, dấn bước tới hải đảo Molokai, một hải đảo xa côi và hẻo lánh, một hải đảo biệt lập và được dành riêng cho những người mắc phong cùi. Ngài đã đến với họ, đã sồng giữa họ, đã chăm sóc và giúp đỡ họ, những người bất hạnh bị xã hội khai trừ. Cuối cùng chính ngài cũng đã mắc phải chứng bệnh này và đã chết ở giữa họ.
Chúa Giêsu vị mục tử nhân lành cũng đã đến với chúng ta, sống giữa chúng ta, đã chăm sóc và giúp đỡ chúng ta. Tất cả chúng ta đều được Ngài yêu thương, bởi vì tất cả chúng ta đều là con cái Chúa Cha, tất cả chúng ta đều là em của Ngài. Tất cả chúng ta đều là con chiên trong đàn chiên mà Ngài là vị mục tử nhân lành. Đồng thời, Ngài còn muốn tất cả chúng ta cũng lãnh nhận và chia sẽ trách nhiệm mục tử với Ngài. Có nghĩa là mỗi người chúng ta trong phạm vi và khả năng của mình, co gắng chăm sóc, yêu thương, giúp đỡ và phục vụ anh em, góp phần xây dựng một thế giới công bình và hạnh phúc, đề rồi chỉ còn một đàn chiên và một chủ chiên.
5.Chúa Chiên Lành
Từ ông Abraham cho tới vua Đavid, biết bao tổ phụ của dân Do Thái đã từng là những người chăn chiên. Họ không được huấn luyện trong những trường hành chánh hay trường đào tạo cán bộ, cũng chẳng được qua những lớp bổ túc văn hoá, nhưng chỉ được học từ kinh nghiệm duy nhất của nghề chăn chiên để có thể đứng ra lãnh đạo dân tộc. Hơn thế nữa, chính quan niệm của họ về Thiên Chúa cũng đã từng dựa trên kinh nghiệm đó, cho nên họ gọi Thiên Chúa là mục tử và tự coi mình là đàn chiên của Ngài.
Chúa Giêsu làm người, sinh trưởng trong môi trường xã hội Do Thái, cũng đã thừa hưởng một nền văn hoá và một quan niệm tôn giáo Do Thái, nên cũng đã sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh cùng những khái niệm Do Thái, để công bố cho họ thông điệp cứu độ của Thiên Chúa. Nếu từ thời các tiên tri, dân Do Thái vẫn mong chờ ngày Thiên Chúa đích thân đến chăn dắt họ như mục tử chăn dắt đoàn chiên, thì ngày hôm nay, Chúa Giêsu đã xac quyết với họ rằng: Ngài là vị mục tử. Điều đó có nghĩa là Ngài tỏ lộ cho họ biết Ngài chính là hiện thân của Thiên Chúa.
Tuy nhiên Ngài còn đi xa hơn nữa. Đúng thế, Ngài đến không phải chỉ để chăn dắt đoàn chiên, mà còn hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Đây là điều vượt ra ngoài sự tưởng tượng của chúng ta. Bởi vì ngoài mầu nhiệm Thiên Chúa làm người, chúng ta khó có thể nghĩ tới chuyện Thiên Chúa chịu chết. Thực vậy, tự bản tính Thiên Chúa là Đấng vĩnh cửu, Đấng trường tồn bất biến, nơi Ngài chỉ có sự sống mà thôi, thế nhưng vì yêu thương chúng ta, Ngài đã chấp nhận cái chết ê chề nhục nhã trên thập giá để giải thoát chúng ta khỏi án phạt đời đời của tội lỗi và sự chết.
Cùng với Đức Kitô, thì đoàn chiên của Ngài không còn bị giới hạn trong phạm vi dân Do Thái, mà đã mở rộng cho toàn thể nhân loại, như lời Ngài đã nói: Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin vào Người Con ấy thì sẽ không phải chết, nhưng được sống đời đời. Như thế là đã rõ: Chúa Giêsu đã đến trần gian, đã sống, đã yêu thương và đã chết, không phải chỉ cho dân tộc Do Thái mà thôi, nhưng còn cho toàn thể loài người.
Tình yêu thương không chỉ thôi thúc Chúa Giêsu đi tìm cứu những con chiên lạc, cũng không dừng lại ở việc hy sinh mạng sống để cứu chuộc đoàn chiên, mà còn chu yếu là quy tụ những con chiên đã được tìm thấy, đã được cứu chuộc, để chúng làm thành một đoàn chiên, quây quần chung quanh một vị mục tử duy nhất, để rồi dưới sự chăn dắt của Ngài, chúng sẽ được sống trong tình yêu thương, hợp nhất và bình an.
6.Mục tử như Chúa
(Suy niệm của Lm. Joshepus Quang Nguyễn)
Kết quả hình ảnh cho chúa chiên lành Tu viện nổi tiếng nhất nọ cứ một lần trong năm mở cửa thâu nhận duy nhất 1 thỉnh sinh. Viện Phụ đích thân phỏng vấn các ứng sinh chỉ hỏi một câu duy nhất. Nhưng trớ trêu thay, không ai biết được câu hỏi duy nhất đó là câu gì, bởi vì tất cả những ứng viên nào mà rớt cuộc thi, đều phải uống một viên thuốc do chính Viện Phụ chế ra, công dụng làm cho các ứng sinh dự thi quên mất câu hỏi được đặt ra. Chính vì thế mà việc chiêu sinh của Tu viện đã trải qua nhiều năm rồi mà chưa ai có thể biết câu hỏi đó là gì. Thế là cậu Ramin là tỏ ra quyết chí hơn cả. Cậu dành dài năm cố gắng đọc và học qua thật nhiều sách: lịch sử, địa lý, văn chương, triết lý, nghệ thuật, tâm lý, xã hội học, v.v... Rồi mùa thi đến, Ramin vào thi và tin chắc mình sẽ trả lời được câu hỏi mà Viện Phụ sẽ hỏi. Hồi hộp bước vào phòng thi, Ramin được Ngài hỏi câu duy nhất này là: Con hãy tự hỏi: Tôi là ai? Và trả lời cho ta biết. Tôi là ai? Ramin lặp lại câu hỏi, nhưng không biết phải trả lời như thế nào cho đúng, bèn rút lui không bao giờ trở lại Đan viện nữa.
Tôi là ai? Ðây là câu hỏi căn bản nhất, để bắt đầu mọi cuộc dấn thân thực hiện chương trình sống của đời Kitô hữu. Nhất là cuộc sống tu luyện bản thân, trở nên mục tử tốt. Như vậy rõ ràng những vốn liếng trí thức không mà thôi thì chưa đủ để trở nên mục tử tốt lành mà Lời Chúa mời gọi chúng ta hôm nay.
Giáo lý Hội Thánh Công Giáo dạy khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội, chúng ta tham dự vào chức tư tế (chức linh mục cộng đồng) của Đức Kitô, tham dự vào sứ mạng Ngôn sứ, và vương đế của Ngài (GLHTCG, số 1267). Vì thế, thánh lễ này Hội muốn kêu gọi mỗi người chúng ta hãy cầu nguyện và thực hành sứ mạng mục tử được Thiên Chúa trao phó cho chúng ta giữa lòng thế giới hôm nay theo mẫu gương Mục Tử Nhân lành Giêsu. Người là Mục tử nhân lành, còn chúng ta là đoàn chiên của Người. Người chăn giữ đoàn chiên không phải bằng uy quyền áp chế, bằng kỷ luật khắc nghiệt, nhưng bằng tình yêu tha thiết. Tình yêu của Người được biểu lộ qua ba khía cạnh: hiểu biết, quan tâm chăm sóc và hy sinh cho đoàn chiên.
Thứ nhất, tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hiểu biết. Sự hiểu biết này không phát xuất từ lý trí hay do học hỏi, nhưng phát xuất từ trái tim, do tình yêu. Chẳng hạn, một đứa trẻ đang chơi ngoài đồng, chạy vào xin mẹ cho con mượn con dao. Mẹ nói: con lấy để làm gì? Nó nói: con làm cái này. Mẹ nói không cho nhưng nài nỉ hoài mẹ nó đưa cho nó nhưng theo dõi nó làm cái gì? Nó cầm dao chạy ra đồng và nhặt một trái lựa đạn 79 mà nó tưởng là trái ô ma, nó vừa cầm lên thì mẹ nó nhào tới chụp ngay con dao nó định cắt ra để ăn. Vâng, chỉ tình yêu xuất phát từ trái tim, người mẹ mới biết trước được rủi ro hay chăm sóc kỹ lưỡng từng hành động đứa con, làm cho nó nên hoàn thiện. Chúa Giêsu hôm nay nói: “Ta biết chiên Ta”, có nghĩa là Người hiểu biết từng người trong chúng ta, biết rõ hoàn cảnh sinh sống của chúng ta, biết rõ tâm tư tình cảm của ta. Người biết những gánh nặng mà ta đang phải gánh. Người thông cảm với những đau đớn mà ta đang phải chịu. Người đau những nỗi đau trong tâm hồn ta. Người khổ những nỗi khổ đang dày vò ta. Người nhức nhối trong vết thương của tâm hồn ta nên Ngài luôn luôn muốn làm cho ta vơi được nỗi sầu, nhẹ đi âu lo sợ hãi bằng việc hiến mình cho ta và cư ngụ nơi tâm hồn ta mọi nơi mọi lúc khi chúng ta tha dự Thánh Lễ và rước Mình Thánh Ngài. Vì vậy, Ngài luôn mời gọi chúng ta rằng: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).
Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu quan tâm chăm sóc. Sự hiểu biết sâu xa đến từ sự quan tâm chăm sóc. Sự quan tâm chăm sóc cũng phát xuất từ tình yêu. Có yêu mới quan tâm. Có quan tâm mới hiểu biết nhu cầu. Có hiểu biết nhu cầu mới biết đường chăm sóc. Đức Giêsu chăm sóc không phải để ràng buộc ta nhưng để giúp ta sống trong tự do. Người chăm sóc ta không phải để ta trở nên ấu trĩ, nhút nhát, yếu ớt nhưng là để giúp ta trưởng thành, mạnh mẻ tự tin. Người chăm sóc ta không phải theo kiểu Mẹ con sáng-sang trong phim truyền hình Việt Nam “Hoa hồng không dành cho em”, bà chăm sóc con quá đến độ mà mẹ con bị bệnh tự kỷ. Ngược lại, Chúa Giêsu chăm sóc ta bằng cách cung cấp cho ta những lương thực lành mạnh đó là đó là Lời Chúa, là Mình Máu Thánh Chúa, là Thánh ý Chúa Cha. Những lương thực ấy sẽ cho ta được sống và sống dồi dào.
Tình yêu của Đức Giêsu là tình yêu hy sinh. Đây chính là dấu chỉ chắc chắn nhất của một tình yêu. Càng yêu mến nhiều càng sẵn sàng hy sinh nhiều. Yêu đến sẵn sàng hy sinh mạng sống là một tình yêu cao cả không có gì sánh được. Đức Giêsu đã xác nhận điều ấy khi Người nói: “Không có tình yêu nào lớn lao hơn tình yêu của người dám hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu” (Ga 15,13). Chính Người đã thực hiện điều ấy. Người là Mục tử nhân lành sẵn sàng liều mạng, một mình chống lại sói dữ để bảo vệ đoàn chiên. Người đã tự hiến mạng sống vì ta. Người đã chấp nhận chết đi để ta được sống.
Chúng ta hãy trở thành mục tử nhân lành theo gương Người. Cha mẹ là mục tử của con cái, thầy cô giáo là mục tử của học sinh, giám đốc là mục tử của công nhân, y bác sĩ là mục tử của bệnh nhân, anh chị lớn là mục tử của các em nhỏ, linh mục là mục tử của giáo dân, tu sĩ là mục tử của tha nhân... hãy thực hiện lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxicô trong sứ điệp Ngày Thế giới cầu cho ơn Thiên Triệu 2015 rằng hãy ra khỏi chính mình, đi ra khỏi sự thoải mái và cứng nhắc của cái tôi để đặt trọng tâm đời sống mình nơi Đức Giêsu Kitô, có nghĩa rằng phải lấy Tình yêu Chúa Giêsu là tiêu chí và lẽ sống cho đời Kitô hữu chúng ta. Mà tình yêu Chúa cố ở điểm này là hiểu biết, quan tâm chăm sóc và hy sinh cho đoàn chiên.
Lạy Đức Giêsu, Mục Tử nhân lành, xin hãy ban cho chúng con nhiều mục tử tốt lành theo gương Chúa. Xin biến chúng con thành những mục tử tốt lành trong gia đình, trong giáo xứ, trong khu phố và xã hội hôm nay hầu làm cho cuộc sống thêm phong phú và hạnh phúc hơn. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam