Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 64
Tổng truy cập: 1363515
Trên Con Đường Mòn Của Kiếp Nhân Sinh Hãy Tiếp Nhận Ngài.
Trên con đường mòn của kiếp nhân sinh, hãy tiếp nhận Ngài Dẫn nhập đầu lễ : Anh chị em thân mến, Như chúng ta vẫn biết và vẫn tuyên xưng : Đại lễ Phục sinh hằng năm và Ngày Chúa Nhật hàng tuần chính là cuộc “tưởng-niệm-tái-diễn” mầu nhiệm phục sinh của Đức Kitô, là cuộc tái khám phá và đào sâu mầu nhiệm nầy để đem vào hiện thực cuộc sống. Chính vì thế, sứ điệp phụng vụ Chúa Nhật III Phục sinh hôm nay dẫn dắt chúng ta vào mối tương quan liên vị của người Kitô hữu với chính Đấng Phục sinh, giữa cuộc sống đời thường với mầu nhiệm tuyên xưng ; đó cũng chính là cách thể hiện, sống, tuyên xưng, rao giảng của thế hệ các Tông Đồ, các cộng đoàn Kitô hữu nguyên thủy. Giờ đây, để xứng đáng gặp gỡ Đấng Phục sinh, xứng đáng cử hành Thánh lễ, chúng ta hãy sốt sắng cử hành Nghi thức Rảy Nước Thánh. Giảng Lời Chúa : Thưa ôngbà và anh chị em, Chúng ta cử hành Chúa Nhật III PS hôm nay nhằm đúng ngày 30.04. Một thời điểm ghi dấu ấn quan trọng của lịch sử của Đất Nước, của Dân tộc của Giáo Hội Việt Nam và của rất nhiều cuộc đời đang hiện diện ở đây. Thật vậy, 31 năm về trước, ngày 30.04, nói theo cách của ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt thì trong ngày nầy, có 1 triệu người vui mà cũng có 1 triệu người buồn. Người vui vì đó là chiến thắng, là kết thúc những chặng đường tăm tối của thương đau và chết chóc, xa cách và tối tăm, đói khát và hiểm nguy để hảnh diện vì “đường đi đã tới đích”…Người buồn vì khởi đi từ đó, tất cả đã sụp đỗ, đã trở thành người chiến bại, bắt đầu cuộc sống vô định và tối tăm ở tương lai, ngục tù và cay đắng, đói khát và đọa đày đang chuẩn bị trước mắt... Để diễn tả cái khung cảnh đó, nếu ai thường hát nhạc Trịnh Công Sơn chắc không quên bài hát : “Đêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui” : Ðêm nay hòa bình sao mắt mẹ chưa vui Mẹ hãy ra xem đường phố ngập người Ðêm nay hòa bình mắt mẹ buồn như kinh Lời kinh đêm ru căn nhà lạnh Ru me một mình Ru mẹ một mình ôm bóng đêm…
Tìm thấy em thơ trong nụ cười của chị Tìm thấy me xưa trên môi nín của cha Tìm gặp tên anh trong tình người vợ góa Tìm thấy bạn bè trong nỗi nhớ của ta… Một cách nào đó, cái khung cảnh của buổi chiều 30.04 năm nào với cái của “buổi chiều Ngày thứ Sáu” cách đây gần 2000 năm trước, chúng ta có thể hình dung có một chút gì na ná : Vâng, vào đúng cái buổi chiều định mệnh Thứ Sáu ấy, các ông tư tế Do Thái, các Luật sĩ ở Giêrusalem, các quân binh trong đội hành hình của Philatô…hỉ hả vui mừng vì mới “dứt điểm” một tên Giêsu quấy rầy, làm mất ổn định trật tự xã hội, tôn giáo, dẹp tan được một bè đảng phản động đe dọa sự tồn vong của cơ chế tôn giáo đang mang lại đặc lợi đặc quyền cho bao chức sắc như Anna, Caipha…. Trong khi đó, các môn đồ của Chúa Giêsu, các bà đạo đức đã từng theo Chúa từ Galilê đã buồn nẫu ruột, sợ hải và hoang mang cực độ trước một tai ương đang ập đến, trước một màn đêm tăm tối giăng mắc cả tương lai khi Đấng mệnh danh là Cứu thế đã nằm im trong huyệt đá ! Nhưng rồi, cái giá của hơn 30 năm huynh đệ tương tàn, máu chảy thành sông, xương chất thành núi đã được đền bù, cho dù chưa có là bao. Thanh bình hoàn toàn trở lại, giang sơn trở về một mối, đoàn tụ và gặp gỡ thay cho chia cách sầu thương. Trên khắp nẻo đường Đất Nước, tiếng chim hát reo ca mỗi độ xuân về thay cho những âm thanh gầm thét hờn căm của tiếng bom tiếng sung… 1. Phục sinh : Điểm đến của tin Mừng Cứu Độ Đường đi của Tin Mừng Cứu độ cũng diễn tiến như thế. Ngày Thứ Sáu ảm đạm buồn tênh trong nổi sầu đau tang chế nhường chỗ cho Ngày Thứ Nhất trong tuần rạng rỡ hân hoan trong niềm vui đoàn tụ gặp gỡ. “Thập tự tủi nhục” đã trở thành “Thánh giá vinh quang”. Sự phục sinh của Đức kitô đã khai sinh một thế giới mới ; và sự hiện diện của Đấng Phục Sinh đã làm thay đổi cõi lòng và cuộc sống, hướng đi và lựa chọn của biết bao nhiêu con người. Vâng, cuộc họp mừng Lễ Tạ Ơn hôm nay, ở khắp nơi, mọi thời, chính là cuộc gặp gỡ thân mật và đích thật nầy giữa chúng ta và Chúa chúng ta, Đức Kitô phục sinh, giữa cộng đoàn chúng ta, gia đình giáo xứ chúng ta với Đấng Phục sinh đang trở về, đang có mặt, đang ban bình an, ban Lời chân lý và Bánh Trường Sinh, đang ủi an và chia sẻ tình yêu thân mật và hồn nhiên với “mẫu cá nướng và tảng mật ong” (TM), đang động viên và soi sáng để chúng ta mang lấy hành trang lời Chúa và tiến bước trên đuờng…Đó chính là niềm tin muôn nơi và muôn thuở của chúng ta, của mỗi người Kitô hữu, là ý nghĩa đích thực của cuộc họp mừng phục sinh, là nội dung cốt yếu của Tin Mừng phải được sẻ chia và làm chứng, như lời “lời chứng và chia sẻ của Thánh Phêrô” từ thuở khai sinh Giáo Hội mà BĐ 1 sách CVTĐ đã thuật lại hôm nay : “Thiên Chúa đã cho người từ cõi chết sống lại, điều dó chúng tôi xin làm chứng. Và bởi tin vào danh Người, nên Danh Người đã làm cho kẻ mà anh em thấy và biết đây, được vững mạnh, và lòng tin vào Người chữa anh nầy hoàn toàn lành mạnh trước mặt hết thảy anh em” 2. Đức Kitô phục sinh mở cửa huyền nhiệm cuộc sống : Quả thật nếu Đức Kitô không sống lại, thì không ai, không một ý thức hệ nào, một triết thuyết nào, một hiền nhân nào có thể giải mả được những “phi lý trong cuộc đời nầy” : phi lý như chuyện : tại sao ông Thầy Giêsu người Na-da-rét, uy tín trong lời nói việc làm, thánh thiện và công chính đến thế mà lại phải chết thảm ? Tại sao cuộc sống đang tươi đẹp hạnh phúc (như ….) bổng dưng phải từ giã cõi đời trong một tai nạn xe thảm khốc ? Và từ giã để sau đó đi đâu, về đâu ? Hay xa hơn một chút, sâu hơn một chút trong ý nghĩa của kiếp nhân sinh : Con người sinh ra để làm cái gì ? Thế giới nầy rồi sẽ kết thúc ra sao ? Đau khổ, bất hạnh, sự dữ, cái chết…có ý nghĩa gì không hay chỉ là một thứ “định mệnh” khắc nghiệt, một thứ trò chơi của quyền lực vô minh…? Có lẽ hai tông đồ trên đường Em-mau vào buổi chiều Ngày Thứ Nhất trong tuần cách đây 2000 năm, cũng đang hoang mang về những vấn nạn như thế, những phi lý như thế về Thầy Giêsu của mình, về cuộc tử nạn thảm thương của Thầy cách đó hai ngày. Nếu Đức Kitô sau buổi chiều thê lương Thứ Sáu cứ “bặt vô âm tín”, để sau đó xác thân từ từ thối rửa trong mộ đá… thì chắc chắn cho đến mãi hôm nay, vẫn còn những chàng trai, những cô gái, những cụ già, những em thơ…trên mọi nẽo đường trần thế cứ hoang mang hoài, cứ thắc mắc hoài, trăn trở hoài về những vấn nạn của cái sống và cái chết, của hạnh phúc và khổ đau, của hôm nay và vĩnh cửu…(như một đoạn bài thơ “Bài Ca của Người lữ hành” : Và trên con đường mòn Của kiếp nhân sinh muôn đời quen thuộc, Ngài đã cho tôi Tìm ra “ý nghĩa cuối cùng” Của “những chuyện xảy ra” Trên con đường mòn : Đằng trước, đằng sau, chung quanh, khắp chỗ, Người ta đánh nhau, dập đầu máu đổ, Người ta yêu nhau, phản bội, hận thù. Người ta đói, người ta no, Người ta giáu, người ta khổ. Người ta sinh ra một đời nặng nợ, Người ta loay hoay cơm áo gạo tiền, Người ta mù loà, què cụt, điếc, điên, Người ta nằm xuống, một đời, ngôi mộ !... Và Đức Kitô phục sinh đã đến, đã thỏ thẻ chuyện trò, đã khai lòng mở dạ, đã hong lại niềm tin, đã đốt lên sức sống cho họ cũng như cho bao nhiêu thế hệ con người. Biết bao nhiêu người đã cảm nhận được điều đó như cách cảm nhận của Luca khi tường thuật cuộc hiện ra hôm nay của Đấng Phục sinh nơi Nhà Tiệc Ly, hay trước đó với hai môn đệ trên đường Em-mau : “Dọc đường, khi Người nói chuyện và giải thích Kinh Thánh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao ?” 3. Hãy tiếp nhận Đức kitô phục sinh vào cuộc sống : Nhưng không phải lúc nào niềm tin vào Đấng Phục sinh cũng chắc như “đinh đóng cột”. Sẽ có những lúc, Thiên Chúa, Đức Kitô, Giáo Hội, tín điều, các bí tích sẽ nhạt mờ như những “bóng ma”, như những thực tại ảo. Tin Mừng hôm nay đã khẳng định điều đó qua thái độ của các Tông đồ khi đối diện với Đức Kitô phục sinh vào chiều “Ngày Thứ Nhất” trong tuần. “Các ông kinh hồn bạt vía tưởng là thấy ma” (TM). Nhưng “Chính Thầy Đây đừng sợ”. Chính sự tiếp nhận Đấng sống lại từ cõi chêt sẽ mang lại hoa trái của niềm vui và sự sống, của ánh sáng và hy vọng, cho dù một tiếp nhận tình cờ như kiểu Gia-kê, môt tiếp nhận “bất đắc dĩ” như Simon vác đỡ thánh giá, một tiếp nhận bắt buộc khi bị đánh ngã như Phaolô trên đường Damas, một tiếp nhận lúc đường cùng khi không còn gì để bám víu như Phêrô sau “những bước chân trên sóng”, một tiếp nhận đầy mắc cở thẹn thùng như “người phụ nữ bị bắt quả tang ngoại tình”, hay sự tiếp nhận trong nổi đau ngút ngàn của Matta, Maria khi vừa mất em, hay sự tiếp nhận đầy niềm tin phó thác của người sĩ quan ngoại giáo : “Lạy chúa, con chẳng đáng Chúa ngự đến nhà con. Chúa chỉ cần phán một lời…”. Quả thật, một khi đã có Đức Kitô hiện diện trong cuộc đời thì mọi sự sẽ biến đổi từ đó. Ngài sẽ biến đổi trái tim chai đá cứng tin của Tôma nên diệu hiền khiêm hạ, con người ba phải nhút nhát của Phêrô nên mạnh mẽ can trường, cố chấp thù nghịch như Phaolô trở nên nhà truyền giáo vĩ đại… hay như một Augustinô lầm lạc trác táng trở thành Giám Mục thời danh, một Phanxicô Assisi, một Phanxicô Xavie đam mê tham vọng… đã trở nên những thừa sai loan báo Tin mừng, một Têrêsa Calcutta, người nữ tu chân yếu tay mềm, khó nghèo đơn giản đã trở nên ân nhân của hàng triệu con người bất hạnh, đã trở thành đại thánh. Vâng tất cả đều có chung một bí quyết duy nhất : gặp gỡ Đức Kitô và để Ngài tham dự vào chính cuộc đời. Chính vì thế, chúng ta hãy cầu nguyện như hai tông đồ Em-Mau : “Xin Thầy ở lại với chúng tôi vì trời đã xế chiều và ngày sắp tàn”, hay như một lời nguyện khác : Lạy Chúa Giêsu phục sinh, Xin ban cho con sự sống của Chúa, Sự sống làm đời con mãi xanh tươi. Xin ban cho con bình an của Chúa, Bình an làm cho con vững tâm giữa sóng gió cuộc đời. Xin ban cho con niềm vui của Chúa, Niềm vui làm kkhuôn mặt con luôn tươi tắn. Xin ban cho con hy vọng của Chúa, Hy vọng làm cho con lại hăng hái lên đường. Xin ban cho con Thánh Thần của Chúa, Thánh Thần mỗi ngày làm mới lại đời con. Amen |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam