Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 26
Tổng truy cập: 1353758
Trở Về Nhà Cha
Cập nhật : 14-05-2010 |
TRỞ VỀ NHÀ CHA Sự kiện thăng thiên hay việc Chúa lên trời được Lu-ca ghi nhận ở phần cuối sách Tin Mừng thứ ba cũng như ở đầu sách Công Vụ Tông Đồ, như một biến cố bản lề, Nó đánh dấu sự kết thúc hiện diện trần thế của đức Giê-su và khởi đầu một hiện diện mới của Người trong tập thể những người tin là Hội Thánh. Đối với các tín hữu thời đầu, biến cố này chắc không mấy quan trọng. Gio-an và Mat-thêu đã không đề cập gì tới nó, Mác-cô thì chỉ thoáng qua bằng một câu nhẹ nhàng (Mc 16,19). Điều này cũng hơi lạ. Căn cứ theo Lu-ca, nó là một biến cố công khai hoành tráng bậc nhất, xảy ra trước mặt đông đủ các môn đệ, không thiếu một người (không giống như biến cố phục sinh, âm thầm trong đêm tối, chẳng ai có mặt để mà chứng kiến), và như thế thường tình là phải gây ấn tượng cực mạnh. Tại sao thế? Trong suy nghĩ của các tín hữu tiên khởi, thăng thiên có thể chỉ là một cách nói, một hình ảnh không mấy quan trọng. Mục tiêu của niềm tin họ không phải là ‘về thiên quốc’ hay ‘lên trời’ (cách nói sau này trở thành phổ biến, và thậm chí còn biến thành mục tiêu chính của việc giữ đạo nữa là khác). Các môn đệ “lòng đầy hân hoan” vì chứng kiến việc đức Giê-su trở về với Cha, với Thiên Chúa là Cha. ‘Trở về nhà Cha’ đã là đề tài đức Giê-su hằng đề cập tới, và cho biết đó là niềm mong mỏi, khát vọng lớn nhất của Ngài, đồng thời là niềm hy vọng của mọi kẻ tin vào Ngài. “Anh em đừng xao xuyến!... Trong nhà Cha Thầy có nhiều chỗ ở;… Thầy đi đọn chỗ cho anh em… Thầy sẽ lại đến và đem anh em về với Thầy; để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó” (xem Ga 14, 1-4). Có thể tôi chủ quan… nhưng tôi muốn nói tới một kinh nghiệm rất riêng tư, đã xảy ra cho cá nhân mình. Cách nay gần 03 năm, cụ thể là ngày 16/09/2007, khi mà tim tôi ngừng đập và phổi ngưng thở, khi mà các bác sĩ cấp cứu tại bệnh viện tim ở Ulaanbaatar, Mongolia đều tuyên bố tôi đã chết lâm sàng. Trong cái khoảng khắc cuối cùng còn chút ý thức, khi biết rõ giờ chết đã điểm, tôi phó mình trong cánh tay yêu thương vô biên của Cha. Và thế là tôi có cái cảm giác trở về nhà Cha, được lòng thương xót hải hà của Cha đón nhận. Tôi đã không nhớ nếu mình đã sợ hãi, đã tiếc muối, đã ân hận điều gì… Chỉ thật đơn giản: thả mình trôi vào lòng Cha nhân ái. Tôi nghĩ là đức Giê-su và mọi tín hữu đều trở về Nhà Cha như thế. Nếu vậy, nhà Cha sẽ không còn phải là một thiên đàng đầy những lạc thú và sung sướng, dành cho một số ít người đầy công nghiệp được ân thưởng sau một cuộc sống tu thân tích đức. Nhà Cha sẽ không phải là một nơi gạn đục khơi trong sau một cuộc thanh luyện và chắt lọc khắc nghiệt. Nhà Cha sẽ chỉ là một vòng tay nhân ái ôm lấy tất cả không trừ một ai. Điều kiện duy nhất để được ôm lấy chính là dám rộng mở đón lấy lòng thương xót vô biên đó trong niềm tin vào đức Giê-su Ki-tô. Chính đức Giê-su đã cho biết Nhà Cha là như thế. Ngài khảng định mình là hiện thân của Cha: “ai thấy Thầy là thấy Cha”. Ngài từng tuyên bố rằng mình đến để thâu nhận mọi người, kể cả các người đau yếu và tội lỗi nhất; rằng vương quốc của Cha sẽ đón nhận rất nhiều người, từ đông chí tây, từ bắc chí nam, thuộc mọi hạng người và dân nước; rằng nhà Cha có nhiều chỗ ở do chính Ngài đích thân dọn sẵn “nếu không Thầy đã nói với anh em rồi”, và rồi chính Ngài sẽ “lại đến và đem anh em về với Thầy”. Nếu vậy thì làm sao mà không vui mừng và lòng chúng ta không hân hoan cho được, khi chúng ta mừng Ngài thăng thiên, Ngài về nhà Cha, về với Chúa Cha… đầy yêu thương nhân ái? Thiên đàng phải là Lòng Nhân Ái thần linh bao la này, nơi chúng ta được đón nhận như một ân huệ vô điều kiện; và tâm hồn chúng ta sẽ tràn ngập niềm vui tri ân cảm tạ đến muôn đời. Lạy Chúa Giê-su là đường dẫn con tới Cha, Chúa đã cho con biết nhà Cha có chỗ cho hết mọi người. Chính Chúa lại đã về nhà Cha trước để dọn sẵn chỗ cho con. Xin cho con hiểu rằng nhà Cha không phải là nơi cao sang đầy ánh sáng, dành riêng cho một số ít được tuyển chọn. Điều này có thể làm con lo âu và ngại ngùng. Cảm tạ Chúa đã cho con biết rõ: nhà Cha đầy ắp lòng thương xót vô bờ và luôn rộng mở đón nhận mọi hạng người, cho dầu bất toàn như con. Xin cho con biết chiêm ngắm Chúa ‘lên trời’ với lòng hân hoan và hy vọng tràn trề của một tín hữu. Amen Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB |
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam