Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 46
Tổng truy cập: 1363981
TRUYỀN GIÁO LÀ RA ĐI
Lời mở đầu của “Sứ điệp ngày Thế giới Truyền Giáo 2014”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: Ngày nay còn rất nhiều người không biết Đức Giêsu Kitô. Vì thế, việc rao giảng cho người ngoài Kitô Giáo là công việc rất khẩn cấp, mà tất cả mọi thành viên của Giáo hội được kêu gọi để tham dự vào sứ vụ truyền giáo này, bởi vì tự bản tính Giáo hội là truyền giáo: Giáo hội được sinh ra là để “đi ra”.
Thiên Chúa hỏi ngôn sứ Isaia: “Ta sẽ sai ai đi? Và ai sẽ đi cho chúng ta?”. Isaia đã đáp: “Này con đây, xin hãy sai con” (Is 6,8). Isaia ca tụng: “Đẹp thay bước chân người đi khắp vùng đồi núi loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ…” (Is 52,7).
Truyền giáo là ra đi, đi để mang sứ điệp Tin mừng đến với muôn dân.
Sứ vụ sai đi khởi phát từ Chúa Cha “Như Cha đã sai Thầy,Thầy cũng sai anh em”. Chúa Giêsu thực hiện sứ vụ bằng việc ra đi.
Suốt mấy năm ra mặt với đời để hành đạo, Chúa Giêsu không ngừng đi, rày đây mai đó. Ngài luôn ngang dọc trên mọi nẻo đường đất nước của Ngài để truyền đạo.Từ hội đường này đến hội đường khác (Mt 4,23), hay ở ngoài trời, ở ngoài đường.Trên một sườn núi cũng có (Mt 5,1), bên một bờ hồ hiu quạnh cũng có (Mc 6,30-34). Có khi “mệt mỏi vì đường sá”, một mình ngồi trên thành giếng nói chuyện với người phụ nữ đến kín nước (Ga 4,6). Có lúc vì dân chúng chen lấn xung quanh đông đảo quá thì “Ngài mới lên một chiếc thuyền,thuyền của Simon và xin ông ấy chèo ra xa bờ một tí.Ngài ngồi xuống rồi từ ngoài thuyền nói vào mà giảng dạy dân chúng” (Lc 5,3).
Chúa Giêsu thực hiện những cuộc hành trình liên miên.Theo ngôn ngữ của Phúc âm Maccô chương 1: Ngài bỏ Nazareth để đến gặp Gioan bên sông Giođan,rồi đến Galilê,dọc theo bờ biển Galilê,và Ngài đi rao giảng trong các hội đường khắp xứ Galilê. Trong chương 2: Ít lâu sau, Ngài lại về Capharnaum…Ngài ngang qua đồng lúa …Cứ đi và đi như vậy mãi.
Chính giữa khung cảnh đường dài trời rộng thênh thang ấy mà lời giảng dạy của Ngài bao giờ cũng khởi hứng từ một hoàn cảnh của cuộc sống.Các hình ảnh đời thường gần gũi tràn ngập trong lời rao giảng: Cánh huệ mọc ngoài đồng; Đàn chim sẻ đang bay; Một đám ruộng lúa chín vàng mở rộng đến chân trời; Một mẻ cá lớn bên biển hồ; Những hạt giống người nông phu gieo vương vãi trên đường mòn,giữa bụi gai, trên sỏi đá; Một đàn cừu, dê, người chăn lùa về buổi chiều tối; Từng tảng đá,từng hạt sạn người ta nhặt từ một đống muối rồi vất đi; Từng con còng người đánh cá nhặt ra bỏ lại bên bờ sau một mẻ cá…
Việc thu thập môn đệ, Ngài cũng vừa đi, vừa gọi, vừa nhận…Như các môn đệ đầu tiên (Mc 1,16-20).Chúa Giêsu không dừng lại, yên nghĩ, hưởng thụ hay cũng cố vị trí người ta dành sẵn cho.Sau một ngày thành công rực rỡ ở Capharnaum chẳng hạn “Sáng đến,Ngài ra đi vào nơi hoang vắng. Dân chúng đi tìm Ngài và đến nơi Ngài, họ cố giữ Ngài lại, không để Ngài đi khỏi chỗ họ. Nhưng Ngài bảo họ: Ta còn phải đem Tin Mừng Nước Thiên Chúa cho các thành khác nữa” (Lc 4,42-43).
Như thế, quả là suốt đời Chúa Giêsu đã không hề có trụ sở, không hề có chỗ trụ trì, không hề có nhà thờ. Ngài đi khắp mọi nẻo đường trên thế giới Ngài sống.
Chúa Giêsu bị bắt lúc đang cầu nguyện giữa vườn Giệtsêmani hoang vắng.Bị điệu đến Hanna rồi Caipha.Từ toà đạo qua toà đời. Hết bị điệu đến dinh Philatô lại bị gửi qua dinh Hêrôđê, rồi bị đưa trả về cho Philatô. Không đầy một ngày một đêm mà kẻ tử tù đã phải đi không biết bao nhiêu dặm trên con đường “công lý” của loài người.
Bị kết án thập hình. Hai tay dang rộng, bị đóng đinh thập giá.Tảng đá lấp cửa mồ (Mc 14,32 -15,47). “Lính canh phòng cẩn mật,niêm phong tảng đá lại” (Mt 27,62-66). Thế nhưng, Đức Giêsu đã không dừng chân cả trong cái chết. Ngày thứ ba, Ngài sống lại, vượt cái chết qua sự sống bất diệt.
Sau khi Phục sinh, Ngài cũng đi nhiều nơi, đến với với các môn đệ, cũng cố lòng tin và sai họ ra đi loan báo Tin mừng. Hoàn thành sứ mạng “Ngài lên trời ngự bên hữu Chúa Cha” (Mc 16,19) và luôn đồng hành cùng Giáo hội “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20).
Chúa Giêsu lập nên Nhóm Mười Hai. Họ được Ngài sai đi rao giảng (Mc 6,7). Giáo hội tiếp nối sứ vụ được sai đi, ra đi đến với muôn dân.
Hai động từ Gọi – Sai Đi diễn tả rõ rệt ơn gọi của Nhóm Mười Hai.Các Tông Đồ là những người được sai đi.
Chúa căn dặn rằng: người được sai đi phải có tinh thần nghèo khó và từ bỏ.
– Nghèo khó về hành trang đi đường: 1 cây gậy, 1 đôi dép,không mang 2 áo. Ý nghĩa ở đây là những kẻ được sai đi phải là những con người thanh thoát, không cồng kềnh nặng nề với của cải vật chất để có thể luôn sẵn sàng lên đường ra đi cho sứ vụ.
– Nghèo khó về phương diện sinh sống: không được mang lương thực, bao bị, tiền bạc. Hành trình như vậy đặt các người được sai đi trong tư thế tuỳ thuộc. Không vướng víu, không “mọc rễ” bất cứ nơi đâu để nhẹ nhàng ra đi nơi nào Chúa muốn.
Chúa Giêsu cũng không dấu giếm họ điều gì cả.Con đường truyền giáo là con đường đầy chông gai, lắm gian khó. Cũng như Ngài, họ đón nhận sự rủi ro bị từ chối, bị xua đuổi. Cần phải hy sinh bản thân. Đó là thân phận kẻ được gọi, được sai đi. Ra đi mà không gì bảo đảm, ra đi mà không mảy may dính bén. Sẵn sàng đến mà cũng sẵn sàng đi.Thành công cũng không thụ hưởng mà thất bại cũng chẳng đắng cay. Bởi lẽ người được sai đi luôn xác tín rằng: “Tôi trồng, Apollô tưới, còn Chúa cho mọc lên”.
Người truyền giáo luôn bị cám dỗ định cư, tìm an toàn bảo đảm bản thân, an nghĩ trong những thành công tạm bợ…và không muốn ra đi. Càng gắn bó, lúc cách xa càng luyến nhớ. Sâu đậm bao nhiêu, lúc giã biệt sẽ nuối tiếc bấy nhiêu.Vì vậy, Chúa muốn các môn đệ luôn sẵn sàng ra đi, lên đường bao giờ cũng đẹp, hạnh phúc chỉ dành cho ai dám lên đường tìm kiếm.
Cuộc đời người Kitô hữu cứ phải ra đi không ngơi nghĩ. Ra khỏi cái cũ và đi tới cái mới. Ra khỏi cái đang có để đi tới cái chưa có. Ra khỏi cái mình đang là để đi tới cái mình phải là. Như thế, hành trình xa xăm nhất lại chính là hành trình của con tim “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi. Nhưng khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Sứ vụ truyền giáo là sứ vụ của người ra đi mang tin vui, tin cứu độ, tin được Thiên Chúa đoái thương. Đức Maria mang trọn niềm vui Đấng Cứu Độ mà nhân loại đón đợi. Đức Maria trở nên người loan báo Tin Mừng vì Mẹ mang trọn niềm vui Chúa Thánh Thần. Ai để cho Chúa Thánh Thần hoạt động trong cuộc đời của mình cũng là người mang trọn niềm vui loan báo. Đức Maria còn là người công bố Tin Mừng: “Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi những điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn” (Lc 1, 49). Thấy được tình thương Thiên Chúa thể hiện trong cuộc đời mình nên lời công bố mang một niềm tin xác tín, đã gặp và đã thấy nên chan chưa niềm vui.
Xuyên suốt Sứ điệp Truyền giáo năm nay, Đức Thánh Cha Phanxicô luôn nói đến niềm vui Tin Mừng: “Tôi mời gọi anh chị em đắm mình vào niềm vui của Tin Mừng và nuôi dưỡng một tình yêu có thể thắp sáng ơn gọi và sứ mạng của anh chị em…Các môn đệ của Đức Kitô luôn luôn vui mừng khi cảm nhận sự hiện diện của Ngài, khi thi hành ý Ngài và chia sẻ đức tin, đức cậy và đức ái Phúc Âm của mình cho người khác” (Sứ điệp Truyền giáo 2014).
Để trở thành người loan Tin Mừng, Đức Maria đã “hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng” (Lc 3,51). Cầu nguyện là chiêm ngắm những điều Thiên Chúa đã thực hiện nơi mình. Đối với Đức Maria, truyền giáo là đem chính Chúa Giêsu cho nhân loại. Chúa Giêsu là lẽ sống, là hạnh phúc, là niềm vui của cuộc đời mỗi kitô hữu. Chúng ta phải xác tín như Đức Maria: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa” (Lc 1, 46). Tràn ngập niềm hân hoan bởi Mẹ đã gặp thấy và cưu mang chính niềm vui có Chúa Giêsu trong lòng Mẹ. Đức Maria reo ca: “Thần trí tôi hớn hở vui mừng trong Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1, 47). Đức Maria đã cưu mang chính Chúa Giêsu, quà tặng tuyệt hảo nhất của Thiên Chúa, nguồn ơn cứu rỗi duy nhất, công bố, trao tặng cho nhân loại.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã ra đi từ trời cao xuống đất thấp, mang Tin mừng chiếu soi nhân trần. Xin sai chúng con ra đi nhẹ nhàng và thanh thoát, không chút cậy dựa vào khả năng bản thân hay vào những phương tiện trần thế. Xin giúp chúng con chỉ biết cậy dựa vào Chúa.Chỉ mình Chúa là đủ cho chúng con. Amen.
CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO
CÔNG BÌNH VÀ BÁC ÁI- Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Phải nhìn nhận rằng đến hôm này cái tên của đạo chúng ta: Công giáo thì Chính quyền các cấp nước Việt hiện nay có vẻ miễn cưỡng phải dùng dù không mấy thích. Đã từng một thời gian rất dài, người ta gán ghép cái tên Thiên Chúa giáo cho Công giáo. Người ta không muốn dùng hai từ Công giáo vì Công giáo, hiểu sát nghĩa từ, là đạo chung cho mọi người, không phân biệt quốc tịch, dân tộc, giới tính, hoàn cảnh, địa vị… Công giáo là đạo mời gọi mọi người, mọi nơi, mọi thời, gia nhập để nhận biết Thiên Chúa duy nhất là Đấng sáng tạo nên mọi loài, là Cha của hết mọi người, để mọi người biết sống yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Chính vì thế truyền giáo là sứ vụ nền tảng phát xuất từ căn tính của Kitô hữu. Đã là anh chị em một nhà thì quan tâm đến hạnh phúc của nhau là lẽ tất yếu.
Truyền giáo là một nhu cầu tất yếu. Đã nói đến nhu cầu là không thể thiếu. Cái nhu cầu truyền giáo xuất phát từ yếu tính của Kitô hữu, những con người cảm nhận mình được yêu thương, mình đang hưởng nhận hồng phúc to lớn vượt quá công sức và phận vị của mình. Tốt khoe – xấu che là hệ lụy tất yếu. Khi đã cảm nhận hạnh phúc lơn lao mình lãnh nhận thì không thể không chia sẻ cho tha nhân, nhất là khi ta chân nhận tha nhân chính là anh chị em của mình. Không nỗ lực truyền giáo hay thờ ơ với việc rao giảng Tin mừng là một trong những dấu chỉ nói lên rằng ta chưa thực sự cảm thấy hạnh phúc trong đời làm con cái Chúa. Điều này củng cố lời xác nhận của thánh tông đồ dân ngoại: ” Khốn thân tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng” (1 Cor 9,16). Hơn nữa, chímh Chúa Kitô đã minh nhiên phán dạy chúng ta phải truyền giáo (x. Mt 28, 18-20)
Một phương thế rao giảng Tin mừng: làm chứng nhân.
Thánh Phaolô minh định rằng người ta tin là nhờ nghe và người ta nghe được là nhờ có người rao giảng (x. Rm 10,14). Với sự phát triển ngày càng hiện đại của ngành thông tin thì chân lý “trăm nghe không bằng một thấy” đang thực sự chứng nghiệm. Những gì đập vào thị giác xem ra gây hiệu quả mạnh hơn là những gì rót vào thính giác. Một hình ảnh nhiều khi nói lên một sự thật cách thuyết phục hơn là một bài diễn thuyết hùng hồn. Đức Phaolô VI đã từng nhận định: “Ngày nay người ta thích theo các chứng nhân hơn là các nhà giảng thuyết. Sở dĩ người ta nghe theo các nhà giảng thuyết vì trước hết họ là những chứng nhân”. Quả thật cha ông Việt nam chúng ta đã từng xác nhận: “Lời nói gió bay, gương bày lôi kéo”.
Nói đến Phật giáo thì người ta nghĩ ngay đến “từ bi – hỉ xả”. Nói đến Khổng giáo thì người ta nghĩ ngay đến “Trung dung; Chính danh – chính phận”. Nói đến Lão giáo thì người ta nghĩ ngay đến “Vô vi”. Nói đến đạo ông bà thì người ta nghĩ ngay đến “tình hiếu đễ”… Nói đến Công giáo thì không thể không nghĩ đến “công bình – bác ái”. Chính khi làm nổi bật cái nét riêng của mình thì ta đang quảng bá cái của mình cách hữu hiệu hơn cả. Dĩ nhiên trong công cuộc truyền giáo, chúng ta không thể không chú trọng đến việc rao truyền Lời Chúa, phổ biến Thánh Kinh dưới mọi hình thức, đặc biệt với sự quan tâm của toàn thể Hội Thánh qua Thượng Hội Đồng Giám Mục đang diễn ra với chủ đề “Kinh Thánh”. Tuy nhiên, xin được cụ thể hóa việc rao giảng Tin Mừng bằng đời sống chứng nhân là làm chứng cho cái tinh túy của Công giáo là đạo công bình và bác ái.
Sống đức công bình trong tình bác ái: Công bình là một trong những nhân đức luân lý nền tảng giúp gìn giữ sự hài hòa, ổn định trong các mối tương quan giữa người với người, giữa người với vạn vật và giữa người với Đấng tạo Thành. Dưới nhãn quan công bình giao hoán thì của ai hãy trả lại cho người ấy. Điều này đòi buộc ta không được phép xâm phạm đến quyền lợi hợp pháp và chính đáng của tha nhân, của các tạo vật và của Đấng Tạo Thành. Ta không những không được “lấy của người” mà con không được “ước ao trái phép những gì của người ta” (giới răn thứ 7 và thứ 10).
Luật lệ Cựu ước minh nhiên ghi rõ rằng ta không được ngược đãi người ngoại kiều, khách ngụ cư, không được ức hiếp mẹ góa con côi, không được cho vay ăn lời quá đáng; không đuợc cầm giữ tiền công của người làm thuê qua đêm…(x.Dnl 24,17; Lv 19,13). Tuy nhiên dưới nhãn quan bác ái thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết đối xứ với nhau như là anh em đến nỗi khi hái nho thì không được mót những trái rơi vải mà phải để dành cho người nghèo, cũng thế khi gặt lúa cũng phải nghĩ đến người túng cực để ta không lượm mót những gié lúa còn sót hay rơi vải trên đồng (x. Lv 19,10;23,22). Không được phép dừng lại ở việc đối xứ với tha nhân như họ đã làm gì cho ta mà cần phải tiến đến chỗ đối xữ với họ như họ là anh chị em của ta. Có như thế ta mới xứng đáng là con cái Cha trên trời, Đấng cho mưa rơi đều xuống trên người lành lẫn kẻ bất lương, cho mặt trời mọc lên soi người công chính lẫn tội nhân (x.Mt 5,43-48). Với vũ trụ thiên nhiên thì đức công bình đòi hỏi ta phải biết tôn trọng các loài thọ tạo Chúa dựng nên trong sự hài hòa và cân đối của chúng. Hội Thánh khẳng định việc hủy hoại môi sinh là một trọng tội. Khi được trao quyền làm chủ các loài thụ tạo hữu hình thì con người không chỉ quản lý chúng để phục vụ hạnh phúc cho mình và tha nhân mà còn để làm vinh danh Chúa.
Sống bác ái trong sự công bình: Sống bác ái là sống yêu thương như Chúa yêu thương, nhờ Chúa yêu thương. Tuy nhiên, sự công bình đòi hỏi chúng ta phải yêu mến Chúa trước hết và trên hết mọi sự, với hết lòng, hết sức, hết cả trí khôn (x. Mt 22,37). Đây là một đòi hỏi mang tính tất yếu. Chúng ta không chỉ thờ phượng Thiên Chúa như là Đấng Tạo thành và an bài mọi sự, là Đấng dựng nên chúng ta từ hư vô, mà còn phải yêu mến Người, vì Người là Cha chúng ta. Do đó bổn phận đức ái đối với Thiên Chúa đòi hỏi chúng ta phải tiên vàn tìm vinh danh Chúa (x. Mt 6,33), nỗ lực làm cho Danh Chúa cả sáng, nước Chúa trị đến và ý Chúa thể hiện dưới đất cũng như trên trời (x. Mt 6,9-10).
Trên nền tảng đức ái đối với Thiên Chúa, chúng ta sẽ biết yêu thương nhau như anh chị em một nhà. Vì yêu thương nhau nên chúng ta không chỉ không làm những gì cho tha nhân điều mà ta không muốn tha nhân làm cho mình mà còn tiến đến chỗ tích cực làm cho tha nhân những gì ta muốn tha nhân làm cho mình (x. Mt 7,12).
Ngày khánh nhật truyền giáo lại về. Một lần nữa Hội Thánh nhắc nhớ chúng ta nghĩa vụ cao cả và mang tính sống còn của Kitô hữu. Không truyền giáo thì chỉ là Kitô hữu hữu danh vô thực. Không chia sẻ cho tha nhân hạnh phúc mình đang có là một trong những dấu chỉ chứng tỏ rằng ta chưa thực sự cảm nhận hạnh phúc khi được làm con cái Chúa.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam