Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 62
Tổng truy cập: 1362126
Tu Luyện trong Việc Ăn
L.m Giuse Hoàng Kim ToanCâu chuyện Chúa Giêsu đến dùng bữa tai nhà Matta và Maria.
Ăn là một vấn đề thường xuyên của mỗi ngày, nghèo thì một bữa không ra bữa, giàu thì nhiều bữa dư thừa lại sinh thêm nhiều lòng dục. Giàu nghèo đều ăn, nhưng ăn để tu luyện thì chẳng nệ theo bữa giàu nghèo trong bữa ăn. Ăn để sửa mình, để phục vụ cho chân lý mới đáng là ăn.
Bữa ăn của thiền đường:
Ăn được cử hành trong trang nghiêm, tuy chẳng có gì nhiều để ăn, nhưng ăn là một trong những phương thức tu luyện, năm điều niệm trước khi ăn, trong khi ăn và sau khi ăn:
- Chúng ta có xứng đáng được hưởng sự cúng dường này không?
- Chúng ta cần suy nghĩ nghiêm túc về đức hạnh của mình.
- Mục tiêu của bữa ăn là tăng cường sức chống trả cám dỗ về tham sân si.
- Cơm là liều thuốc tăng cường sức khỏe thể lý và tinh thần.
- Mục đích tối thượng của con người trong khi duy trì sự sống là tìm kiếm chân lý.
Tại nhà Matta:
Chúa Giêsu dọn bữa tiệc Lời Hằng Sống, Maria ngồi đón nhận, Matta lo công việc bếp núc. Trả lời cho từng câu hỏi của bữa ăn tại thiền đường:
Xứng đáng không?
Trong sứ vụ ra đi truyền giáo, Chúa Giêsu dạy các môn đệ: “Đi đường, đừng mang bao bị, đừng mặc hai áo, đừng đi dép hay cầm gậy. Vì thợ thì đáng được nuôi ăn” (Mt 10, 10).
Là người môn đệ của Chúa, ý thức về bàn ăn được đãi ngộ bởi lòng yêu mến của dân Chúa, người môn đệ cần tự hỏi, bữa ăn này mình có xứng đáng không? Đang sống nhờ vào cộng đoàn mà trở thành người gây tai hại cho cộng đoàn hoặc quên mất việc phụng sự Lời thì có xứng đáng không?
Tại sao Chúa lại sai đi không bao bị, không tiền? Con đường tu luyện khiêm cung Chúa muốn cho người môn đệ ý thức từ sâu thẳm lòng mình, tự thân người được sai đi chẳng là gì cả, khiêm cung nhận từ dân Chúa từng chén cơm, áo mặc. Như vậy, mới trả lời cho từng bữa ăn đang dùng: Có xứng đáng không?
Câu trả lời “Có xứng đáng không?” để giúp mình không bao giờ có suy nghĩ, ăn trên đầu, trên cổ người khác, “ngồi mát ăn bát vàng”.
Suy nghĩ nghiêm túc về đức hạnh.
"Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?” (Mt 6, 25)
Cái ăn không làm người ta cao quý hơn và rất có thể làm người ta thấp kém hơn. Cẩn thận suy nghĩ về đức hạnh của mình, ăn để nuôi dưỡng sự tốt lành hay ăn để chất chứa thêm tội lỗi?
Ăn để lo cho mạng sống mình là nguyên nhân của mọi giành giật, xấu xa, bỉ ổi...mới cần nhiều thức ngon, vật lạ thì không đáng được ăn. Ăn để tu luyện nhân đức, hoàn thiện bản thân và phụng sự tha nhân, không nề hà vào thức ăn, lúc đó mới đáng được ăn.
Chúa nhẹ nhàng trách với Matta vừa khi làm bếp vừa đang làu bàu: “Con lo lắng nhiều chuyện quá” (Lc 10, 41). Người đầu bếp đóng một vai trò rất quan trọng trong bữa ăn, bởi vì họ không chỉ đóng vai trò nấu cơm, nấu chín thực phẩm; họ đóng vai trò chuẩn bị bữa ăn của tinh thần, truyền được sức sống thiêng liêng của mình qua thực phẩm đến người dùng bữa. Thông thường, người đầu bếp là người lớn tuổi, chín chắn trong tu luyện, được kính trọng trong thiền viện.
Ăn để tăng cường sức chống trả cám dỗ.
"Sao các ông lại ăn uống với bọn thu thuế và quân tội lỗi? " Đức Giê-su đáp lại họ rằng: "Người khoẻ mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần” (Lc 5, 30 – 31).
Quan niệm về ăn bị sai lệch khi người ta chú trọng đến cái ăn để thụ hưởng và vì thế dẫn đến: Ăn chặn, hối lộ, tham nhũng, cướp, gian... Ăn để khoe khoang, bòn rút…
Ăn có mục tiêu để tăng cường sức cám dỗ, nên trong việc ăn tự nó đã là một tiết độ quan trọng để nuôi dưỡng nhân đức. Của ăn không làm người ta nên hư hỏng mà chính con người ăn mới làm thành hư hỏng (Xem Mt 15).
Thực phẩm để tăng cường sức lực và thần lực.
Nếu của ăn không nhằm phát triển con người toàn diện thì chỉ nguy hại cho người ăn.
“Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh” (Ga 6, 27). Lương thực trường tồn và phúc trường sinh, khác với của ăn hư nát. Của ăn nào nuôi dưỡng sức lực và thần lực? Khi thiếu thứ bánh trường tồn, con người chỉ dùng cái ăn hư nát, gây ra bao điều bất chính, suy thoái bản thân, nhu nhược ý chí, đánh mất thần linh.
Vì thế, Chúa khen Maria: “Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi” (Lc 10, 42). Của ăn thức uống cần cho sức mạnh để xa rời tham sân si mới là của ăn cần thiết để con người sống.
Ăn để tìm chân lý.
Ăn để sống. Sống để truy tìm chân lý, sự thiện, tình yêu. Trong bữa ăn của Chúa với các môn đệ gồm những nét chính: Phục vụ, tri ân, chia sẻ, yêu thương (Xem Lc 22).
Các bữa ăn sẽ vô ích khi không giúp người ăn trở thành công cụ truy tìm chân lý, tình yêu, sự thiện. Điều quan trọng nhất trong của ăn đã bỏ qua, vá víu trong hiện tại, càng ăn người ta càng thất vọng, bất hạnh.
Hãy nhớ đến bài học trong bàn ăn của Chúa. Kẻ tự thấy mình không xứng đáng, ít ra cũng có lòng tự trọng như Giuđa bước ra khỏi phòng ăn. Ăn để sống với chân lý, tình yêu, sự thiện mà mình chưa đạt tới, để nỗ lực hơn, để thanh thoát hơn, để quyết tâm xây dựng yêu thương hơn. Nếu không thể thì đừng ăn.
Chúa Giêsu đến dùng bữa tại nhà Matta và Maria, gợi lên câu chuyện tu luyện trong việc ăn là cần thiết, giúp sống người hơn, thánh hơn, khi dùng bữa của trần thế này tiến về tham dự bàn tiệc muôn đời.
Xin cho của ăn chúng con dùng thường ngày nên của ăn linh thiêng nuôi dưỡng chúng con trên đường Chân Lý, Tình yêu và sự thiện.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam