Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 59
Tổng truy cập: 1360993
TUYÊN XƯNG
Đức Giêsu không chỉ là một tôn sư khởi xướng một trào lưu tâm linh; Người không phải một ngôn sứ được sai đến để cảnh tỉnh hoặc kêu gọi người ta trưởng thành với giao ước. Sự nhận biết Đức Giêsu vượt quá điều đó. Với những kẻ Chúa gọi và đã đi theo Người, Chúa đặt câu hỏi: Còn anh em, anh em nghĩ Thầy là ai? Trong cuộc sống, hàng ngày Người vẫn đang hỏi chúng ta câu đó. Người muốn chúng ta phải mạnh dan tuyên xưng về Người. Có rất nhiều người trong chung ta đã nói đúng về Người nhưng hành động của chúng ta lại khác với lời tuyên xưng đó nên nững gì chúng ta nói chính là lời sáo ngữ. Chắc chắn những lời tuyên xưng bằng môi mép như thế Đức Giêsu không muốn chút nào, Ngài muốn lời đó phải được phát xuất từ con tim và hành động.
Xã hội ngày một tiến bộ hơn, con người càng muốn khám phá những điều bí ẩn hơn. Như ta đã thấy đó, trong bài Tin Mừng hôm nay dân chúng# dùng rất nhiều khái niệm để nói về Đức Giêsu, nhưng không có khái niệm nào có thể nói đúng Ngài là ai. Vì muốn định nghĩa đúng, thì phải có ơn Chúa ban cho “Không ai có thể biết Chúa Con chỉ trừ Chúa Cha” (11,27). Bởi vậy Đức Giêsu nói cho Phêrô biết do đâu ông có sức lực nhận biết và tuyên xưng đức tin của ông: “Simon con Giona, phúc cho con, vì không phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con điều đó, nhưng là chính Cha Thầy, Đấng ngự trên trời”. Nhờ ơn Chúa mà lời tuyên xưng của ông đã trở thành tiêu chuẩn cho các môn đệ Chúa qua mọi thời đại. Nhưng lời tuyên xưng đó đã không tránh cho ông chối Chúa 3 lần. Ông vẫn còn là con người phàm tục – còn mang tính người với những ưu và khuyết điểm của con người. Tuy nhiên ông được chọn để đáp câu hỏi của Đức Giêsu. Nhờ ông mà người tín hữu có thể vượt xa ngoài tầm vóc những lời người ta dư luận. Đức tin của ông nâng đỡ đức tin của chúng ta.
Nhờ lời tuyên Phêrô đã đươc nên viên đá tảng, trên đó Đức Giêsu xây “Hội Thánh của Người” bởi vì Hội Thánh đó là cộng đoàn những kẻ tin rằng Đức Giêsu là Thiên Chúa. Ông nhận được tên mới: Kêpha, Đá – Quyền lực của tử thần (dịch theo chữ: quyền lực hoả ngục), nghĩa là mọi thế lực nhằm chống lại sự thiết lập vương quốc, không có sức phá đổ Hội Thánh đó. Mà ngược lại, Đức Giêsu sẽ ban cho Hội Thánh của Người quyền và thế mà Ngài thi hành ở trong tay Người. Thiên Chúa công nhận Hội Thánh của Con của Người chính thức là dụng cụ đặc trưng để điều hành vương quốc của Người giữa loài người. Những phán quyết và nghị định của Hội Lời tuyên bố với Phêrô xem ra diễn tả cách Hội Thánh sơ khai hiểu về chính mình: Hội Thánh tuyên xưng rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, là Con Thiên Chúa. Simon Phêrô đã là phát ngôn viên của lời tuyên xưng. Lời tuyên bố cũng có liên hệ với việc đổi tên Simon ra Kêpha: Đá. Trong tiếng Aramê, Đá không phải là một tên riêng. Tên mới này chỉ tính cách vững bền của đá tảng mà người ta có thể xây an tâm trên đó… Phêrô là đá tảng mà Đức Giêsu sẽ xây Hội Thánh của Người. Do đó Người sẽ trao ông địa vị ưu tiên trên nhóm Mười Hai. Ông được Hội Thánh nhìn nhận dưới cái tên mới và coi như quên hẳn cái tên cũ kia”.
Nếu không có nền tảng thì vững chắc thì khi gặp mưa to gió lớn chắc chắn con thuyền Giáo Hội sẽ xụp đổ, nhưng những nền tảng đó có được là do chính Chúa đã lựa và chọn. Vì vậy, hành động tích cực của mỗi người là phải biết cộng tác với ơn Chúa, giúp đỡ cha sở họ đạo cộng tác cùng nhau xây dựng một họ đạo là những con thuyền nhỏ mà cha sở chính là nền tảng.
Lạy Chúa, xin cho con can đảm tuyên xưng về Chúa trong mọi hoàn cảnh. Amen.
56. Đức tin – Nền tảng của toà nhà Giáo Hội - Lm. Antôn Hà Văn Minh
Khi nhà nước Hồi Giáo tự xưng IS xuất hiện, cả thế giới bàng hoàng, hồi hộp lo âu, bởi điều làm nên Nhà nước nầy là bạo lực, giết chóc, và hầu như con người đối với nhau chỉ là sự ức hiếp, man rợ. Liên Hiệp Quốc đã đưa ra một phúc trình về tội ác của IS như sau: Tấn công trực tiếp vào các mục tiêu dân thường và cơ sở hạ tầng dân sự; Tử hình và giết hại thường dân; Bắt cóc, hãm hiếp cũng như phạm nhiều dạng của bạo lực thể chất và tình dục chống phụ nữ, trẻ em; Ép trẻ em làm lính; Phá hủy hoặc xâm phạm các công trình văn hóa hay tôn giáo, cướp phá của cải; Phủ nhận quyền tự do. Ngoài ra trẻ em bị IS bắt cóc bán làm nô lệ tình dục, bắt ép trở thành kẻ đánh bom liều chết. Nếu chúng không vâng lời sẽ bị phiến quân IS đóng đinh vào cơ thể hoặc chôn sống. Quả thật đây là nỗi khiếp sợi cho nhân loại.
Tin Mừng hôm nay tường thuật việc Chúa thiết lập Giáo Hội, và điều cốt cán để Chúa dựng xây Giáo hội chính là Đức tin của các tông đồ. Quả thật Giáo Hội được hình thành không bởi bất cứ một thế thế lực trần thế nào ngoài đức. Và chính đức tin mang lại một sức mạnh đề Giáo hội luôn kiên vững vượt qua mọi giông bão của thế trần, ngay cả quyền lực của Satan cũng không thể vùi lấp Giáo Hội.
Bởi đâu đức tin mang lại sức mạnh như thế? Thưa, bởi khi tin vào Đức Kitô, tức là tin vào tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu có sức mạnh lạ kỳ như thánh Gioan diễn tả: Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người… thì được sống muôn đời” (Ga 3,16); một tình yêu vượt ra khỏi mọi suy tưởng logic trần thế bởi vì yêu Thiên Chúa đã quay lại chống đối chính mình, nói như tiến tri Hosé: “Hỡi Ephraim, Ta từ chối ngươi sao nổi! Hỡi Israel, Ta trao nộp ngươi sao đành… Tim Ta quay lại chống chính Ta, sự thương cảm của Ta ray rứt Ta. Ta không muốn thẳng tay thực hiện cơn giận của Ta và một lần nữa tiêu diệt Ephraim. Vì Ta là Thiên Chúa, chứ không phải người phàm, Đấng Thánh ở giữa ngươi (Hs 11,8-9). Vâng, Đức tin nền tảng làm nên Giáo hội vì Đức tin dẫn đưa kẻ tin đến gặp một Đấng là yêu thương, và chỉ có tình yêu mới đem đến sự sống, nguồn hạnh phúc đích thật.
Đã hơn 2000 năm nay, Giáo hội vẫn đứng vững qua dòng thời gian, cho dù Giáo hội phải đối diện với bao sóng gió, bão táp, bởi Giáo Hội là một cộng đoàn yêu thương, dấu chỉ của Nước Trời. Trong bài huấn dụ vào ngày 14.06.2017, Đức Phanxicô đã nói: một thế giới không có tình yêu và sự chú ý săn sóc của ocn người đối với nhau là một hoả ngục, chứ khôing phải là một thế giới nhân bản”
Cho nên khi dựng xây Giáo hội, Chúa Kitô không đòi hỏi gì hơn nơi các tông đồ là lời tuyên xưng về Người, Đấng là Thiên Chúa nhưng đã đến trần gian hiện diện giữa con người vì yêu thương, và muốn qui tụ mọi người lại trong tình yêu, để tất cả trở thành huynh đệ, anh chị em với nhau có cùng một Cha trên trời. Tin vào Đức Kitô cũng có nghĩa là đón nhận trọn vẹn giáo huấn của Người, Tin Mừng của Người, và xác tín rằng, Người chính là Lời Yêu Thương của Thiên Chúa, Lời được trao ban cho các Tông đồ, và các Tông đồ tiếp tục trao ban lại cho nhan loại. Cũng có nghĩa là tuyên xưng vào Đức Kitô tức là tiếp tục thực thi Tin mừng yêu thương của Người như Người đã yêu thương.
Lạy Chúa, xin cùng với Phêrô chúng con tuyên xưng rằng, Chúa chính là Con Thiên Chúa, xin cho chúng con sống lời tuyên xưng qua đời sống yêu thương như Chúa đã yêu thương, vì chỉ có tình yêu chúng con mới thực sự là những người đang cộng tác để làm cho mọi người nhận ra dung mạo hiền thê của Chúa: một Giáo Hội thánh thiện và dầy tràn bác ái. Amen.
57. Các con bảo Thầy là ai?
Lời chất vấn
Câu hỏi xưa kia Chúa Giêsu đặt cho các môn đệ: “Còn các con, các con bảo Thầy là ai?” Hôm nay Ngài cũng đặt ra cho mỗi người chúng ta.
Có thể trả lời hai cách.
Hoặc trả lời như Phêrô: “Thầy là Con Thiên Chúa hằng sống”.
Trả lời như vậy là rất đúng. Nhưng sợ rằng đó là một câu trả lời lý thuyết, hiển nhiên, có sẵn, theo sách vở. Chúng ta học trong sách thế nào thì thưa lại như vậy, chứ chưa chắc đã là xác tín của bản thân.
Cách thứ hai là trả lời theo kinh nghiệm bản thân. Sau khi suy nghĩ, cân nhắc mình nghĩ thế nào, cảm nghiệm điều gì thì nói lên trung thực như vậy.
Theo cách này thì trả lời không dễ và mỗi người có câu trả lời riêng của mình.
Bạn sẽ trả lời như thế nào? Riêng tôi, tôi sẽ thành thật thưa cùng Chúa như thế này: Thầy là người gây rất nhiều phiền toái cho người khác, là một gương mẫu không thế theo nổi nên dễ làm nản lòng… nhưng đồng thời Thầy là người mà con cần đến nhất, không thể thiếu trong đời con.
Một người gây phiền toái
Chúa Giêsu gây rất nhiều phiền toái cho mọi người, nhất là cho những ai muốn theo Ngài. Ngài đòi hỏi quá nhiều. Và những điều Ngài đòi hỏi thường đại ngược lại với bản năng của con người. Ngài mời gọi theo con đường hẹp, và qua cửa hẹp, vác thập giá mỗi ngày. Ngài còn đòi hỏi phải từ bỏ tất cả, kể cả chính bản thân.
Nhiều lúc Ngài đặt người môn đệ trước những lựa chọn rất nghiêm trọng và gay cấn. Muốn trung tín với Ngài nhiều khi phải chịu những thiệt thòi rất lớn, chẳng hạn phải hy sinh tiền của, tình yêu, gia đình, sự nghiệp, tương lai…. Và trong thực tế nhiều người đã không có đủ nghị lực để chấp nhận những hy sinh đó.
Có không ít những lời bộc lộ tâm tình thành thực rất đáng được thông cảm. Một nhà kinh doanh nói: Nếu làm đúng theo lương tâm Kitô giáo thì chúng tôi bị thiệt thòi quá lớn, biết lấy gì mà bù lại được! Một bà mẹ gia đình nói lên tình trạng bối rối: Nếu giữ đúng luật Chúa thì đời sống chúng tôi sẽ vô cùng chật vật, bấp bênh. Một đôi trẻ tâm sự: Nếu không phải là người có đạo thì chuyện tình duyên của chúng tôi gỡ rối cũng chẳng có gì khó. Nhưng khổ là mình có đạo nên mới thành bế tắc.
Còn có nhiều lời khác tương tự, nhiều hoàn cảnh bi thảm khác. Quả thật Chúa Giêsu gây không ít phiền toái, rắc rối… làm nhiều người đau khổ.
Một gương mẫu dễ làm nản lòng
Người tín hữu phải theo gương Chúa Giêsu. Nhưng gương tuyệt hảo, cao siêu của Ngài dễ làm người ta choáng váng. Chúa Giêsu không chấp nhận một lối sống tầm thường. Ngài không muốn chúng ta thánh thiện nửa vời. Ngài chỉ cho thấy một lý tưởng cao vút: hãy nên toàn thiện như Chúa Cha trên trời. Ngài vạch ra một con đường khó đi: hãy sống như Ngài, theo gương Ngài.
Theo Chúa Giêsu còn khó hơn leo núi. Mà chiều cao của ngọn núi này không thể đo được bằng thước trần gian. Càng leo càng thấy cao và càng thấy dốc. Làm sao đôi lúc tránh được cơn cám dỗ ác hại nhất là bỏ cuộc vì nản lòng.
Người mà ta cần đến nhất
Nhưng xét cho cùng, Chúa Giêsu vẫn là người mà ta cần đến nhất. Thiếu Ngài là ta sẽ chới với, ngả nghiêng. Cuộc đời sẽ chao đảo, lạc hướng, mất hết ý nghĩa.
Cuộc sống cũng như tâm hồn chúng ta có nhiều tầng lớp nông sâu khác nhau. Nhận định và ý nghĩa về mỗi sự việc tùy thuộc vào vị trí chúng ta đứng mà nhìn.
Nếu ngừng lại ở tầng lớp nông cạn bên trên thì chỉ gặp nơi con người toàn những khát vọng, ưu tư, toan tính về cuộc sống thường ngày, cuộc sống thể xác, vật chất trước mắt. Những khát vọng, ưu tư này dầu có thiết thân đến đâu thì cũng vẫn chỉ có tính giai đoạn, ngắn hạn, nghĩa là tương đối. Về mặt này thì có lẽ Chúa Giêsu cũng chẳng có ích gì nhiều cho chúng ta.
Nhưng càng đại xuống tầng lớp sâu hơn thì càng dễ khám phá ra những ước mơ thầm kín, thâm sâu của con người. Chúng luôn âm ỉ dưới chiều sâu, ẩn giấu… nhiều khi chính mình cũng không thế ý thức được hết. Những ước mơ này liên quan đến vận mệnh và ý nghĩa của cuộc sống. Chúng ta nhận ra mình vẫn mơ ước, ít ra một cách mơ hồ, cái gì chân thật hoàn hảo, vĩnh cửu, nghĩa là mơ ước chân lý, sự toàn thiện,
Vấn đề là ai có thể thỏa mãn được những ước mơ thâm sâu và thầm kín đó?
Chắc chắn chỉ có mình Đấng đã tự giới thiệu mình là Chân lý và là Sự sống: “Ta là Đường, là Sự thật và là Sự sống”.
Chúa Giêsu là Chân lý bất biến và tối hậu. Ngài là Sự sống tràn đầy và vô tận…. trong khi sự sống thân xác chỉ là một tia lửa lóe lên chốc lát rồi lại tắt ngắm trong đêm dài bất tận. Ngài còn là Đường an toàn, chắc chắn, đưa hết thảy chúng ta tới Chân lý và Sự sống trọn vẹn.
Chính vì thế mà Ngài là người mà chúng ta cần đến nhất, một người không thế thiếu… mặc dầu sự hiện diện của Ngài có gây phiền toái, và sự thánh thiện của Ngài đôi khi có làm cho chúng ta nản lòng.
Cho nên lời tuyên xưng xưa của Phêrô còn phải trở thành kinh nghiệm riêng của mỗi người chúng ta hôm nay: “Lạy Thầy, bỏ Thầy con biết đi theo ai”.
58. Con Người là ai? – Lm Trọng Thưởng
Một anh lính giải một nhà sư bị tù lên tỉnh. Anh ta có tính hay quên, nên vừa đi vừa lẩm bẩm, kiểm lại người và đồ đạc cho khỏi quên: “Khăn gói đây, dù đây, gông đây, lệnh toà đây, sư đây, mình đây. Khăn gói đây, dù đây, gông đây, lệnh toà đây, sư đây, mình đây…” Nhà sư biết đây là “dân thứ thiệt”, nên tìm cách đánh lừa. Sư rủ anh lính vào quán uống rượu, nhậu thịt chó một bữa say mèm. Trong khi anh lăn quay ra ngủ, sư lấy dao cạo trọc đầu anh lính, tháo gông đeo vào cổ anh ta, rồi trốn mất. Khi tỉnh dậy, theo thói quen, anh lính kiểm lại hết mọi sự, miệng lẩm bẩm: “Khăn gói đây, dù đây, lệnh tòa đây, gông đây…” Đến đó anh giật mình thét lên:
– Còn nhà sư đâu mất tiêu rồi.
Anh ta cuống quít vo đầu, thấy đầu trọc lóc nên mừng rỡ la lên:
– Nhà sư đây rồi!
Anh ta chợt sực nhớ lại điều gì nên than thở:
– Quái lạ! Còn mình đâu mất rồi mà không thấy đâu?
Người lính đãng trí đã không nhớ mình là ai. Tuy nhiên trong đời sống, có nhiều lần chúng ta thật sự không nhớ mình là ai trong hành động, trong những việc chúng ta làm.
Trong bài Phúc âm, Chúa Giêsu tỏ mình ra cho các môn đệ qua từng giai đoạn. Đầu tiên Chúa hỏi về dư luận quần chúng, người ta gán cho Ngài biệt hiệu gì? Chung chung người ta cho rằng Chúa Giêsu là một tiên tri. Sau đó Chúa mới hỏi các môn đệ nghĩ Ngài là ai. Phêrô đã mau lẹ trả lời thay cho cả nhóm: “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.” Chúa nói cho Phêrô biết, không phải tự bản thân ông biết được điều đó, nhưng chính Chúa Cha mạc khải cho ông điều đó. Dầu vậy, Phêrô hiểu biết chưa tới nơi tới chốn, tuy rằng Chúa đã trao cho ông chìa khoá Nước Trời. Chúa muốn tiếp tục tỏ cho các môn đệ thấy danh xưng Kitô đồng nghĩa với thánh giá đau khổ, tử nạn. Mạc khải này đã bị Phêrô lanh miệng từ chối, nên Chúa Giêsu đã quở mắng ông.
Chúa Giêsu không quan tâm đến điều người ta nghĩ Ngài là ai. Chúa dùng đó để mở đầu việc mạc khải chính mình cho các môn đệ. Khác với Chúa, chúng ta thường quá quan tâm đến điều người ta nghĩ về mình. Chúng ta tìm cách làm đẹp lòng người khác để được quý mến, ủng hộ. Chúng ta hùa theo đám đông để cầu an, khỏi bị để ý, chống đối. Vì thế chúng ta sống một cuộc sống giả tạo, không phù hợp với căn tính của mình. Thiên Chúa sai mỗi người vào thế giới với một sứ mệnh, cùng với những tặng ân cần thiết để hoàn thành sứ mạng. Sứ mạng và những tặng ân đó nói cho chúng ta biết mình là ai và phải làm gì. Chúng ta cần quan tâm đến điều đó, hơn là nhìn chung quanh để thấy người ta làm gì thì mình làm theo. Nếu Chúa ban cho khả năng lãnh đạo, có óc tổ chức, chúng ta cần đem tài năng đó để phục vụ giáo xứ cộng đoàn. Ngược lại, nếu Chúa chỉ ban cho chúng ta khả năng phục vụ, làm người thừa hành, chúng ta đừng ham hố danh lợi, trèo cao, giật cho được chức chủ tịch, trưởng ban nọ, ban kia, không làm được gì mà gây hại cho giáo xứ.
Chúa mạc khải cho các môn đệ rằng danh xưng Kitô mang ý nghĩa thánh giá, đau khổ, tử nạn. Danh tánh căn bản của mỗi người chúng ta là Kitô hữu. Cuộc sống của chúng ta chắc chắn không khác gì Chúa Kitô. Nếu danh xưng Kitô hữu là điều làm chúng ta hãnh diện, hy vọng, tin tưởng, thánh giá sẽ là vinh quang của chúng ta trong cuộc sống đời đời. Chúng ta hãy luôn ngước mắt chiêm ngắm Chúa Giêsu trên thánh giá, để khi đau khổ, khó khăn đến trong cuộc đời, chúng ta không lanh miệng chối bỏ như Phêrô, nhưng hân hoan reo vang như Phaolô: “Vinh dự của chúng ta là thập giá Đức Kitô.”
59. Chìa khoá Nước Trời - Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Tin mừng hôm nay thuật lại biến cố thánh Phêrô tuyên xưng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa Hằng Sống; và với lời tuyên xưng này, thánh Phêrô đã được Chúa Giêsu trao “Chìa Khóa Nước Trời”, tức là quyền lãnh đạo Dân Chúa.
Trong Kinh Thánh, chìa khóa tượng trưng cho quyền cai quản và điều hành, như Thiên Chúa ban cho Êliakim quyền điều hành nhà Đavid (Is 22,20-22), hay quyền hành của Chúa Giêsu trên sự chết (Kh 1,17-18).
Chìa khóa, theo Thánh Kinh, là biểu tượng của sự tin tưởng, uy quyền và trách nhiệm. Chúa Giêsu đã trao chìa khóa cho thánh Phêrô. Chúa tin tưởng thánh Phêrô, trao cho Ngài quyền hành và trách nhiệm để hướng dẫn Giáo Hội trên trần gian: “Thầy sẽ trao cho con chìa khóa nước Trời; sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở”. Quyền “cầm buộc và tháo cởi” có nghĩa là quyền tha tội, quyền đưa ra những phán quyết về giáo lý và những quyết định về kỷ luật trong Hội Thánh (GLHTCG, số 553). Đây là một quyền hành thật cả thể. Vì bản chất của quyền hành ở đây theo từ ngữ chuyên biệt trong tiếng Do thái có thể chỉ đến việc cầm buộc ma quỉ trong khi trừ quỉ, trong việc hành luật liên quan đến vạ tuyệt thông và trong những vấn đề phán quyết nghiêm trọng (NJBC,659).
Ngoài ra, theo một số nhà chú giải Thánh kinh như Kevin O’Sullivan, OFM và Paul J Achtemeier, “Chìa khóa Nước Trời” ám chỉ đến hình ảnh một người đầy tớ với chìa khóa trong tay để mở cửa các phòng trong nhà. Người có chìa khóa trong tay không chỉ có quyền xác định ai được vào và ai không được vào, mà còn có trách nhiệm toàn quyền trông coi để ý mọi sự trong nhà của chủ mình. (Harper’s Dict 524-525).
Nếu trách nhiệm được trao không chu toàn, nếu quyền hành được ban bị lạm dụng, và bị mất tin tưởng, thì chắc chắn chìa khóa sẽ bị lấy lại. Tiên tri Isaia trong bài đọc 1 đã minh chứng điều đó. Sobna, quan cai đền thờ đã bị cách chức và trục xuất khỏi địa vị cũng chỉ vì đã lạm dụng quyền hành. Ông đã lạm dụng quyền hành bắt ép vua Hezekiah (716-687) nổi dậy chống lại Assyria và chạy đến Ai cập cầu cứu. Tiên tri Isaia đã hoàn toàn phản đối việc này. Ngài kêu gọi Giuđa phải nên tin tưởng vào Thiên Chúa của mình, chứ không phải nơi sự trợ giúp của dân ngoại. Nhưng Giuđa đã không tin tưởng nơi Thiên Chúa, và cuối cùng vào những thế kỷ sau đó, Giuđa và Giêrusalem đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Và như chúng ta được biết, chìa khóa của Sobna đã bị lấy lại và trao cho Êliaqim, con trai Helcia. (Kevin O’Sullivan, OFM, The Sunday Readings (A) 309-314).
Trước lễ cung hiến Nhà thờ mới, có nghi thức trao chìa khoá mở cửa Nhà thờ. Đức Giám Mục trao chìa khóa cho Linh Mục Quản Xứ để ngài mở cửa Nhà thờ. Nghi thức này muốn nói lên rằng: việc quản trị Nhà thờ trên toàn Giáo phận là thuộc Đức Giám Mục Giáo Phận, còn Linh Mục Quản Xứ chỉ là người nhận quyền từ Đức Giám Mục, thay mặt Đức Giám Mục trông coi, cũng như cử hành và ban phát các bí tích cho cộng đoàn Dân Chúa tại Nhà thờ này.
Nếu hiểu chìa khóa là biểu tượng nói lên sự tin tưởng, quyền hành và trách nhiệm thì không chỉ riêng thánh Phêrô đã lãnh nhận chìa khóa Chúa trao; mà qua Ngài, qua Giáo hội, hết thảy mọi tín hữu cũng đều được lãnh nhận chìa khóa ấy khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội. Chìa khóa ấy không gì khác hơn là tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô là Con Thiên Chúa và đồng thời tin tưởng chúng ta cũng là con Thiên Chúa. Đức tin dạy rằng, Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa theo bản tính. Còn chúng ta cũng là con Thiên Chúa theo ân sủng. Quyền làm con Thiên Chúa và trách nhiệm đi kèm là một ơn rất trọng đại và cũng chính là “chìa khóa Nước Trời” cho mỗi người và cho những người có trách nhiệm liên hệ. Chìa khóa chính là hạt giống đức tin từ ngày lãnh nhận làn nước Bí tích Rửa tội giúp họ mở cửa bước vào kho tàng ân đức của Chúa nơi các Bí tích. “Với Chúa, mọi sự đều có thể”; “ơn được làm con Thiên Chúa”, đó là chìa khóa Nước Trời mà Thiên Chúa trao cho mỗi người tín hữu. Chìa khoá mở lối vào Thiên Quốc Vĩnh Hằng có độ rắn của lòng trung thành, liên lỉ trong cầu nguyện; có độ bền của sự hiền hậu, khiêm nhường; có cấu trúc đẹp của lòng bao dung, tha thứ. Nó không làm bằng kim loại vật chất của trần gian, mà được đúc kết bằng hợp kim của niềm tin tâm linh và tính thánh thiêng. Nó có thể mở được tất cả các cánh cổng của những vấn nạn nghiêm trọng trong cuộc sống, và của mỗi thân phận con người.
Thánh Phêrô đã trải qua nhiều đau khổ, chịu bách hại và đã đổ máu vì danh Đức Kitô. Chúa đã đặt Ngài là: “Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy và quyền lực tử thần sẽ không thắng được”. Thánh Phêrô đã tuyên xưng đức tin: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” và đã tuyên xưng tình yêu “Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy”. Vì niềm tin yêu vào Chúa Giêsu Kitô, Thánh Phêrô đã chia sẽ sứ mạng của Thầy Chí Thánh và hiến dâng mạng sống cho đoàn chiên. Thánh Phêrô đã sống theo chân lý: ‘Nếu Thiên Chúa ở cùng chúng ta, ai có thể đánh bại chúng ta?’. Chúa là sức mạnh của thánh nhân, không gì có thể tách Ngài ra khỏi lòng mến của Chúa Kitô. Thánh Phêrô xứng đáng để nắm giữ “Chìa khóa Nước Trời”.
Có câu chuyện “Chìa khoá và ổ khoá Thiên Đàng” thật ý nghĩa.
Một hôm nọ, khoá cửa Thiên Đàng bị hư, Thánh Phêrô đích thân mang cả chìa lẫn khoá xuống trần gian để tìm người sửa chữa. Ngài tới nhà anh thợ khoá đầu tiên.
– Chào anh, tôi có cái ổ khoá bị hư, anh làm ơn sửa giùm.
– Cụ làm nghề gì mà cửa nhà cụ lại có cái ổ khoá to và quý thế này?
– Tôi làm nghề đánh cá, sau đổi sang nghề chăn chiên anh ạ.
– Ừ! Nhìn quần áo và chân tay của cụ, tôi tin. Nhưng cụ nói thật đi, cụ “chôm” cái của quý bằng vàng ròng này ở đâu vậy?
Thánh Phêrô tần ngần trả lời:
– Của tôi đó, vì đây là khoá cửa của Thiên Đàng, còn tôi là Phêrô.
Anh thợ vồn vã:
– À! Thế thì lại khác, chỉ 1 giờ là tôi sửa xong cho cụ thôi, cụ cho xin 100.000 đồng.
Thánh Phêrô giật mình:
– Đắt thế à? Tôi chỉ có 1.000 thôi.
– Không được đâu cụ ơi. Tôi nghe ngày xưa cụ đứng đầu Hội Thánh, hẳn là cụ giàu có lắm?
– Anh hiểu lầm rồi! Trong Hội Thánh chúng tôi, ai càng đứng đầu thì lại càng là người tôi tớ phục vụ, sống khiêm hạ khó nghèo như Đức Giêsu làng Nazareth. Thôi anh cố sửa nó đi, có thể vì công khó của anh mà tôi sẽ xin Chúa cho anh vào Thiên Đàng.
Anh thợ mỉm cười lắc đầu
– Tôi cần cái thực tế. Tiền thôi cụ ạ, còn Thiên Đàng thì xa lạ quá. Vả lại ở Thiên Đàng mà nghèo như cụ thì tôi chẳng ham. Thôi cụ đi xoay xở đâu đó thêm đi, rồi quay lại đây.
Thánh Phêrô bước đi, buồn bã nghĩ thầm: Anh thợ này sửa được nhiều thứ khoá, chỉ trừ khoá của Thiên Đàng. Đồng tiền quý đến thế kia ư?
Ngài lại tìm đến nhà một anh thợ khác, nổi tiếng khéo tay và giàu có nhất vùng, hy vọng gặp được người yêu mến Thiên Đàng hơn chuyện tiền bạc.
Anh thợ đon đả chạy ra đón mừng.
– Tôi nhận ra ngài rồi. Tay cầm chìa khoá vàng, khuôn mặt và thân hình lại giống hệt bức tượng trong nhà thờ xứ tôi. Vào đây, gia đình tôi hân hạnh tiếp đón Thánh Cả.
Thánh Phêrô vui mừng, nhưng cũng ngần ngại dò hỏi:
– Tôi có cái khoá cửa thiên đàng bị hỏng, tôi chỉ có 1.000 đồng, nhờ anh sửa giúp
– Xin cất đi, tôi còn phải biếu ngài thêm lộ phí nữa kìa. Còn cái khoá thì không thành vấn đề, chỉ độ nửa tiếng là xong thôi. Có điều là, xin ngài hứa cho tôi một việc.
– Tốt lắm, anh cứ nói.
– Xin ngài đưa tôi vào Thiên Đàng và cho tôi làm trùm phường khóa ở trên đấy. Ngồi trên các Thánh hay các thiên thần thì tôi không dám, nhưng làm sếp đám thợ khoá thì tôi dư sức. Ngài sẽ thấy tay nghề của tôi khi sửa khoá cho ngài, xem tôi có đáng ngồi chỗ tốt hay không.
Bỗng có tiếng ầm ầm từ đầu ngõ, hàng trăm dân làng ùa chạy tới nhà anh thợ khoá khi nghe nói Thánh Phêrô đang ở nhà anh. Tiếng hò hét vang lừng từ ở cổng ra vào.
– Lạy Thánh Phêrô, Ngài cho vợ chồng con vào Thiên Đàng với.
– Đứa nào xô tao vậy, đây là cổng nhà anh thợ khoá chứ đã phải là cửa Thiên Đàng đâu mà chen dữ thế? Phải có hàng lối chứ.
– Gặp Thánh Phêrô chứ có phải đi mua vé xinê,hay đi mua thịt mua cá đâu mà phải xếp hàng cha nội.
– Chúng mày biết gì? Ông Trùm nói có lý đấy. Thế chúng mày không nghe cha giảng là ở trên Trời có “Đám rước mặc quần áo trắng tinh tay cầm cành thiên tuế” à? Phải trật tự chứ!
– Chúa ơi! Chết con rồi.
………
Thánh Phêrô lắc đầu ngán ngẩm. Cần phải “gửi” đi đâu nữa, họ đang ở hoả ngục rồi còn gì! Họ cãi nhau chí chóe, chửi thề, dẫm đạp lên nhau để “tranh” Thiên Đàng. Có kẻ đã dúi được vào túi Thánh Phêrô phong bì, hoa, nến. Rồi hí hửng vì đã “hối lộ” được người giữ cửa đầy quyền uy.
Bỗng có một cơn gió mù mịt cuốn lấy Thánh Phêrô. Thiên Thần đã đưa ngài đi trong gió. Để lại đám dân làng khóc la tiếc nuối, và anh thợ khoá tiu nghỉu vì tan giấc mộng vàng.
Thiên Thần đưa Phêrô tới bên một bờ suối rồi chào tạm biệt ra đi. Thánh nhân nhẹ gật đầu từ tạ. Ngài vẫn còn bực bội vì chuyện xảy ra vừa rồi. Tại sao con người lại coi nhẹ Thiên Đàng để kiếm tìm tiền tài danh vọng nhỉ? Ngay cả đám dân muốn “xấn xổ” vào Thiên Đàng, họ có nghĩ gì tới Chúa và anh em mình đâu, lợi lộc riêng tư đã che mắt họ. Người ta có thể nhân danh một Thiên Đàng tốt đẹp để giành giật, gấu ó nhau đến vậy hay sao? Ôi! Nếu có Gioan và Giacôbê ở đây, “những người con của sấm sét” chắc cũng sẽ như xưa, muốn xin lửa Trời xuống đốt tiệt cái đám dân nông cạn này.
– Hãy uống bát nước này cho mát đi, cụ đang có lửa trong lòng đó.
Thánh Phêrô giật mình quay lại. Một cậu bé thật xinh trai, tay cầm ly nước, đã đứng sau lưng mình từ lúc nào. Ngài cầm lấy ly nước, uống một hơi thật sảng khoái.
– Cám ơn cậu bé, cậu thật tốt bụng.
Cậu bé lém lỉnh nhìn cái ổ khoá trên tay Thánh Phêrô.
– Ổ khoá này đẹp quá, cụ cho tôi xem tí nào.
– Khoá cửa Thiên Đàng đó mà. Cậu có muốn lên đấy không, tôi dẫn cậu đi?
– Chả cần cụ dẫn đâu, tôi thừa biết nó ở đâu rồi.
– Thật không?
– Thật chứ! Thiên Đàng thuộc về những người bé nhỏ như tôi mà, cụ quên rồi à?
Ngạc nhiên trước câu trả lời ngộ nghĩnh, Thánh Phêrô cảm thấy mến cậu bé thông minh này. Ngài đưa cả ổ khoá lẫn chìa cho cậu bé.
– Cẩn thận kẻo rơi nhé.
Cậu bé cầm cả hai ngắm nghía, rồi cậu tinh nghịch trả lại chìa khoá cho Phêrô.
– Cụ giữ lấy chìa khoá này như một kỷ niệm hay một biểu tượng cho bổn phận và quyền uy. Còn cái này thì…Chưa dứt lời, cậu đã ném ổ khoá đánh “tõm” xuống giữa lòng suối sâu.
Thánh Phêrô giật mình lớn tiếng:
– Ôi Chúa ơi! Cậu làm gì vậy?
Cậu bé mỉm cười trả lời:
– Thật ra cửa Thiên Đàng đâu cần ổ khoá. Điều quan trọng không phải là nó đóng hay mở, mà là sự “đóng hay mở” của lòng người. Phải giải quyết chuyện này ở dưới đất chứ không phải trên trời cụ ạ.” Điều gì con cầm buộc dưới đất, trên Trời cũng cầm buộc. Điều gì con tháo mở dưới đất, trên Trời cũng tháo mở “. Có người đã nói với cụ câu đó, cụ không nhớ sao?
Thánh Phêrô ngẩn ngơ hỏi lại:
– Nhưng làm sao để họ mở hay đóng để tôi cầm buộc hay tháo gỡ? Vì họ cứ khép kín trước vẻ đẹp của Thiên Đàng, nhưng lại sẵn sàng mở lòng ra với tiền tài, danh vọng. Làm sao để họ làm ngược lại đây, cậu bé?
– Cụ đừng chỉ trỏ lên trời và nói những chuyện cao xa của Thiên Đàng với họ nữa. Ngược lại, phải dẫn họ tới một nơi để họ học biết khó nghèo, khiêm hạ, hy sinh. Cụ có muốn tôi đưa cụ tới đó, để rồi sau cụ có thể dẫn họ đi không?
Thánh Phêrô sốt sắng:
– Được rồi, tôi theo cậu. Nhưng đi đâu mới được chứ?
Cậu bé mỉm cười, nheo mắt nhìn Phêrô:
– Đi Bêlem, rồi lên Núi Sọ.
Nói xong, cậu quay lưng, lững thững bước đi về phía có ánh nắng chói chang, phía của Mặt Trời.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam