Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 41
Tổng truy cập: 1353472
Vua Tình Yêu
CUỘC KHỔ NẠN CỦA ĐỨC GIÊSU theo thánh Luca (Lc.22&23)
Phần trình thuật về cuộc khổ nạn của Đức Giêsu được coi như phần giống nhau nhất trong 4 Phúc Âm. Nhưng những dị biệt cũng không ít.
Phần riêng của Luca:
c. 13-16 :Luận án lần I của Philatô.
c. 15-16 Giáo huấn trước lập Bí Tích Thánh Thể.
c.17 với chén rượu nho thứ I.
c.28-30 : Phần thưởng dành cho các tông đồ.
c. 51 chữa lành lổ tai bị chém đứt.
c.61a cái nhìn của Đức Giêsu cho Phêrô.
23,2-5 : Ba lần Pilatô tuyên bố Đức Giêsu vô tội.
c. 5-12 : Đức Giêsu bị đưa ra trước Hêrôdê.
c. 27-32 : Gặp gở các phụ nữ trên đường vác thập giá.
c.34 : lời xin tha thứ.
c. 40-43 : Đối thoại với người kẻ trộm sám hối.
c. 46b : Tiếng kêu của Đấng hấp hối trích Tv 31.
Luca có riêng 35 câu ( hơn 20 câu trên miệng Đức Giêsu).
Những câu chung với Mc cũng không có cùng một trật tự. Sơ đồ trình thuật của Luca trong những nét lớn thì song song với Mc nhưng cũng có nhiều khác biệt. Có một số điểm giống Ga.
Ban đêm Đức Giêsu không được điệu đến Cai pha cũng không đến Thượng Hội Đồng.
Ba lần Pilatô muốn thả Đức Giêsu.
Đánh đòn coi như một hình phạt thay thế án tử.
Cuối cùng Pilatô nộp Đức Giêsu cho các người hữu trách do thái để thi hành bản án.
Hai nét Kitô học của Luca :
1/ Đức Giêsu thực hiện một cách bình thản chương trình của Thiên Chúa- nhấn mạnh tính cách vô tội của Người.
2/ Mời gọi nhập cuộc, dấn thân vg. Simon Cyrênê vác hộ thập giá với Đức Giêsu.
Tóm lại : cái chết của Đức Giêsu là cuộc tử đạo của người công chính là gương mẩu cho các môn đệ noi theo vg Stêphanô, Phaolô…..
Luca viết Phúc Âm thứ 3 như một đại diện cho dân ngoại cố gắng đưa dân ngoại vào chiếm một chổ đứng trong lịch sữ cứu độ. Lc 23,34 : Lời xin tha thứ là nhắm dân ngoại vì họ bị coi như người tội lỗi nhưng chỉ vì họ không biết. Nhất là Lc. 23, 40-43 giai thoại về người kẻ trộm sám hối, ăn trộm Nước trời vào những giây phút chót ( có cách nói là vào giờ thứ 25).
Luca biện minh cho dân ngoại vì ơn cứu độ cũng có cho họ và Luca cũng có một nữa là dân ngoại ( Cha là ngoại). Ngoại là ở ngoài, ngài tìm cách ghép họ vào chương trình cứu độ vì ơn cứu độ phổ quát không dành riêng cho do thái.
Đó, Người đưọc treo lên cao, trên cây sào và giương cao trên đỉnh đồi núi sọ.. Xa gần đều có thể nhìn thấy.
Như con rắn đồng, treo trên ngọn sào, giương cao trong sa mạc để ai bị rắn cắn mà nhìn lên và tin Thiên Chúa thì khỏi chết.
Mọi người là con cháu Adam đều bị con rắn xưa cắn không phân biệt do thái hay dân ngoại- điều quan trọng và trở nên bi đát- là có nhìn lên và tin hay không. Thánh Gioan nói : tin thì được sống không tin thì vẩn chết.
Đó, Người đã được treo lên, trên cây bẹo ( theo ngôn ngữ chợ nổi miền tây Nam bộ- ở chợ nổi Cái Răng hay Ngả Bảy, các ghe hàng bẹo món hàng muốn bán trên một cây sào gọi chuyên là cây bẹo,bẹo hàng). Trên đồi cao, được giương lên cao ( như Ga: khi tôi được giương lên cao, tôi sẽ lôi kéo mọi người đến với tôi).
Được treo, được giương lên như cờ hiệu thúc quân. Được chứ không bị hay chịu treo vì Người tình nguyện, là Tình Yêu cứu độ. ‘Thiên Chúa yêu thế gian đến nổi ‘trao nộp’ con của mình cho thế gian để họ xử tùy ý họ.
Nhưng cái nút thắc phải mở ở đây là ‘ nhìn lên và tin vào’. Ai có thì được ‘ ơn tha thứ và hứa thiên đàng’. Còn không thèm nhìn hoặc nhìn mà chế nhạo, phỉ báng, mắng nhiết thì khác
Đức Giêsu chỉ xin ơn tha thứ ‘ vì họ không biết’, chỉ cho kẻ không biết. Dân ngoại không biết. Luca muốn làm mảnh ghép còn thiếu cho hình ảnh ơn cứu độ dược đầy đủ.
Người được treo đó! Trên cao, ai cũng có thể nhìn xem.
Người được treo đó! cho tất cả, cho dân ngoại nữa. Ngoại không phải là vỉnh viển ở ngoài. Vào giờ chót, những giây chót muốn vào cũng còn được nhưng với điều kiện là nhìn lên và tin Thiên Chúa. Người kẻ trộm sám hối vào giờ phút chót được chấp nhận và hứa ‘ ngay hôm nay’ có nghĩa là ngay hôm nay, ngay giờ phút nầy, giờ của sám hối và lòng tin người kẻ trộm-dân ngoại (tội lỗi) cũng được ơn tha thứ và được hưởng ơn cứu độ như mọi người dù là người kẻ trộm. Không phải là ơn cứu độ vô điều kiện. Nhưng điều kiện không nhiều, chỉ cần sám hối và tin. Nhưng không thể không có. Vì tự do thì phải như vậy.
Người được treo đó! trên cao, không giống như những người bị treo khác. Người là con chiên vô tội, là Con Thiên Chúa, là Tình Yêu, là ơn cứu độ phổ quát. Người do thái cho tới nay vẩn không sám hối, không tin thì trở thành kẻ ngoại. Người dân ngoại là tội lỗi, là kẻ trộm ( dưới mắt người do thái) nhưng giờ chót sám hối : Chúng ta chịu thế nầy là đáng kiếp. Ông nầy không có tội. Xin Ngài, khi về trong nước Ngài ( Trời) xin thương nhớ đến tôi. Ngay hôm nay (ngay sau khi sám hối) ngươi sẽ ở trên thiên đàng với tôi. Ngay hôm ấy Đức Giêsu đã ở trên thiên đàng – là Chúa vào Đấng Cứu độ -không phải đợi tới Thăng Thiên. Cũng ngay hôm nay người dân ngoại được nhận và thiên đàng’ơn cứu dộ’- không còn đợi gì nữa vì có ơn cứu độ thì trời liền mở ra- đã đợi lâu lắm rồi. Ơn cứu độ là phổ quát, là cho mọi người không phân biệt do thái hay dân ngoại chỉ có tin hay không tin. Nên ngay hôm nay Luca muốn mảnh ghép còn lại được thực hiện hoàn tất. Vì Ga : Ai tin thì được sống, không có giới hạn.
Người được treo đó! Trên cao - đủ cao –hãy nhìn lên và hãy tin thì chắc chắn 1000% được cứu, được sống đời đời ! Lạy Chúa, con thấy rồi, con tin, xin cho con được sống đờo đời với Chúa trong vinh quang Phục Sinh.
CHÚA NHẬT LỄ LÁ
Lc 22, 14-23,56
Anh chị em thân mến.
Lão Tử trong thuyết trung dung, ông có nói:
Đạo khả đạo phi thường đạo,
Danh khả danh phi thường danh.
Chúa Giêsu vừa cho những người thời bấy giờ nhìn thấy được cái chóng qua của vinh quang trần thế. Nhưng họ nào có nhận ra. Họ đón rước Ngài như một vị vua, tung hô vạn tuế. Các môn đệ cũng vui mừng tận hưởng vinh quang của thầy, vinh quang của người đời, vinh quang ở ngay trước mắt. Nó vụt biến đi cách nhanh chóng, những gì mà người đời ca tụng giờ đây không còn nữa. Nó được thay thế bằng những gì người đời cho là ô nhục, thất bại. Nhưng Chúa Giêsu đã chuẩn bị cho việc nầy từ rất lâu, chuẩn bị cho vinh quang mà người đời không nhìn thấy, vinh quang bất diệt, vinh quang vĩnh cửu, vinh quang mà không ai có thể lấy đi được, vì vinh quang không phải do con người người ban tặng, nhưng là hồng ân và là chương trình của Thiên Chúa.
Các môn đệ muốn chiếm lấy vinh quang mà họ nhìn thấy.
Những người thời bấy giờ cũng muốn Chúa Giêsu đem vinh quang cho họ ngay trước mắt. Nhưng tất cả những gì họ mong muốn, đều không đạt kết quả. Họ không nhìn thấy được chương trình của Thiên Chúa. Thái độ của cũng thay đổi khi quyền lợi không được thỏa mãn.
Chúa Giêsu dùng tất cả mọi phương tiện để đem vinh quang đến cho con người, nếu họ nhận ra được Thánh Ý và tuân theo.
Chúng ta cũng nhận ra được một Philatô trung thực nhưng lại hèn nhát, không dám thực hiện những gì mình nhìn thấy. Ông cũng nhận ra được ánh sáng chân lý, cũng nhận ra được vinh quang đang tiềm ẩn, nhưng không thể nắm bắt được vì sự hèn nhát.
Chúng ta cũng nhận ra được một Herode muốn tìm gặp Chúa, ông đã gặp, nhưng không đạt được kết quả gì, vì không có lòng thành.
Chúng ta nhìn thấy một Phêrô biết quay trở về với tình Yêu thương vì ông đã nhận ra được Tình Yêu, qua cái nhìn đầy cảm thông.
Chúng ta cũng nhận ra được tâm tình sám hối của các môn đệ, khi nhìn thấy được những lỗi phạm của mình, để rồi biết quay trở về với tình yêu chân thật, mà nhận lấy vinh quang đã chuẩn bị cho các ông.
Chúng ta cũng chứng kiến một sự chuyển đỗi ngoạn mục của người trộm lành, khi anh ta nhận ra được vinh quang bất diệt của Thiên Chúa.
Chúng ta cũng chứng kiến một sự tha thứ cho những người lầm lỗi, để họ có thể đạt tới vinh quang đã được chúẩn bị chọ, nếu họ biết quay về với nguồn tình yêu.
Còn chúng ta. Với những điều chứng kiến, với những hồng ân chúng ta nhận được, với sự hiểu biết mà Thiên Chúa đã ban. Chúng ta có nhìn thấy vinh quang bất diệt đã được chuẩn bị, hay chúng ta cũng chỉ thấy những vinh quang nhất thời, vui mừng với nó, để rồi nó cũng từng biến mất và làm cho chúng ta hụt hẩn.
Chúng ta có được chút thành tâm như người trộm lành , dám nói lên những sự thật trong lúc cùng cực nhất. Hay chúng ta có như được Phêrô và các môn đệ, nhận ra sự yếu hèn của mình khi nhìn thấy được Tình yêu.
Chẵng lẽ, chúng ta cũng như một Philatô hèn nhát, nhìn thấy sự thật, nhìn thấy được vinh quang bất diệt, nhưng không dám với tới, vì sợ mất đi những gì đang có trong hiện tại. Hay chúng ta cũng như những người thời bấy giờ, mặc dù đã được sự tha thứ của Chúa Giêsu. Nhưng họ không hối cải, không quay trở về với Ngài vì họ chỉ nhìn thấy bản thân, cùng với những vinh quang, lợi lộc mà họ không muốn từ khước nó.
Chúng ta cùng nhau cầu xin Chúa cho chúng ta được sáng suốt, nhìn thấy vinh quang vĩnh cửu mà Chúa đã chuẩn bị , để can đảm bước theo Chúa , tận hưởng vinh quang bất diệt.
Đạo khả đạo phi thường đạo,
Danh khả danh phi thường danh.
“Chúc tụng Đức Vua, Đấng ngự đến nhân danh Chúa…” (Lc 19, 38)
Câu chuyện của ngày lễ lá hôm nay tường thuật: Chúa Giêsu được đón rước vào thành Giêrusalem với tiếng hoan hô vang trời dậy đất.Tất cả những điều đó làm ta liên tưởng tới những dịp bầu cử tổng thống của các nước trên thế giới, nhất là Việt nam trước năm 75: trong ngày bầu cử, người ta hoan hô tưng bừng bao nhiêu, thì ngày tổng thống bị hạ bệ, người ta đả đảo, nói xấu bấy nhiêu. Cũng thế, ngày lễ Lá, dân chúng hoan hỉ đón rước Chúa Giêsu bao nhiêu, thì ngày thứ sáu liền sau đó, họ lại sỉ vả, phỉ báng bấy nhiêu. Trước mắt dân chúng Do Thái, Chúa Giêsu không khác gì mấy ông tổng thống, mấy ông nguyên thủ quốc gia trần thế bao nhiêu; chỉ có điều, Chúa Giêsu không tìm vinh quang trần thế. Ngược lại, mấy ông kia thì khác… Câu chuyện hôm nay muốn chúng ta suy niệm thấu đáo về đề tài này.
a. Có mấy điều trước hết cần chú thích:
Nghi thức rước lá ngày hôm này, là để kỷ niệm biến cố xưa khi Chúa vào thành Giêrusalem, cũng là để khai mạc Tuần thánh, nghi thức này đã có từ thế kỷ thứ IV tại Thánh địa Giêrusalem; các nơi khác mãi tới thế kỷ VIII và IX mới có. Qua nghi thức này cho thấy Hội thánh hiểu rõ ý nghĩa việc rước lá, không đơn thuần là việc đón rước Chúa long trọng vào thành Giêrusalem, mà còn phải có ý nghĩa khác sâu xa hơn nhiều…..
Chúa cưỡi lừa: đây là nghi thức từ thời Cựu Uớc: vua hay thủ lãnh thường dùng lừa để cưỡi, ở đây Phúc âm còn lưu ý: chọn con lừa chưa dùng vào việc gì là chỉ con vật tinh tuyền.
Chúa Giêsu chấp nhận để dân chúng hoan hô đón rước Chúa, vì chính Chúa trả lời cho người pharisêu, khi họ kêu Chúa bảo các môn đệ đừng tung hô lớn nữa; Chúa nói “nếu họ làm thinh thì sỏi đá sẽ la lên”. Điều này chắc chắn làm chúng ta kinh ngạc. Dù vậy câu trả lời sẽ rất sáng tỏ nếu chúng chịu theo dõi từ đầu cho đến hết cuộc Khổ nạn và Phục sinh của Chúa Kitô, thì ta sẽ hiểu ngay. Điều Người tìm kiếm không phải là vinh quang trần thế.
b. Có thể đây là cuộc biến hình thứ hai của Đức Kitô; tuy nhiên vinh quang mà dân thành Giêrusalem dành cho Chúa không mấy chốc sẽ vụt tắt, vì họ đón rước Người theo ý họ chứ không vì mộ mến và làm theo ý của Con Thiên Chúa, Đấng Cứu thế…
Trước hết, ta thấy Chúa Giêsu muốn dân chúng Do thái đón rước mình như một vị Vua, vị Vua lạ lùng, bí nhiệm nhất trong nhân loại, nhưng lại không phải là một vì Vua trần gian theo nghĩa thường tình. Người là vị Vua hòa bình, Vua công chính, là Đấng Cứu tinh, là Đấng Thiên sai. Chúa Giêsu muốn mọi người hiểu theo nghĩa này. Thực ra không có mấy người Do Thái nào hiểu được như vậy. Rồi đến ngày thứ sáu, Chúa Giêsu bước vào cuộc khổ nạn với lòng bình thản và độ lượng thẳm sâu. Trước sự yếu đuối và phản bội của các Tông đồ, Người bao dung, khiêm tốn biết bao. Trước bạo quyền, Người thinh lặng. Trước kẻ thù, Người khoan nhượng và tha thứ. Người đến với địa vị và uy quyền của một Đấng Cứu thế, giải thoát con người không phải ách nô lệ La mã, mà là ách tội lỗi, một thứ ách đáng sợ hơn ách nô lệ trần gian nhiều. tiếc thay, các kinh sư và biệt phái vì mù tối và ích kỷ nên đang tâm giết Chúa. Còn Chúa, trước khi chết, Chúa vẫn yêu thương và tha thứ, ngay cả kẻ giết mình. Như vậy Chúa không phải là vị Vua của Tình yêu, Vua của tha thứ sao?
c. Gợi ý sống và chia sẻ:
* Ngày xưa các kinh sư, biệt phái vì không hiểu mà giết Chúa. Ngày hôm nay chúng ta có hơn họ không? Là người kitô hữu, chúng ta có hiểu Chúa Giêsu hơn người Do thái thời xưa không? Chúng ta có tin Chúa không? Chúng ta có tin chúa là Vua thật của chúng ta, Vua các tâm hồn, Vua Tình yêu, tha thứ, Vua công chính không?
BƯỚC THEO CHÚA KITÔ
Lc 19, 28-40
Người Do thái đã tiếp đón và tung hô Chúa Kitô đúng như Người là. Chính Người là Vua và là Đấng Messia mà Thiên Chúa Cha sai xuống trần gian. Người sẽ bước vào cuộc khổ nạn để cứu loài người khỏi ách thống trị của tội lỗi và sự chết. Thế nhưng, thật đáng tiếc điều ấy cho tới lúc bấy giờ người Do thái vẫn chưa nhận ra. Thậm chí, các môn đệ thân tín cũng vậy. Mặc dù, Chúa Kitô đã nhiều lần dùng nhiều lời và nhiều hành động để cho họ biết đích thật Người là ai và Người đến thế gian để làm gì. Đã ba lần, Người loan báo cuộc thương khó của mình cho các môn đệ được biết. (Lc 9, 22; 9, 44;18, 31-32)
Có thể nhiều lúc là người tín hữu nhưng ta vẫn còn theo Chúa Kitô với tâm trạng như những người Do thái xưa kia. Chúng ta theo Chúa nhưng bắt Người phải theo ý mình. Chúng ta theo Chúa Kitô nhưng lại không muốn cùng Người đi con đường Thập giá. Một nhà tu đức nọ đã nói: “ Nếu bạn tìm Đức Kitô không thập giá thì bạn sẽ gặp được thập giá mà không có Đức Kitô ” . Chính Người cũng đã nói: “ Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo ” (Lc 9, 23)
Giữa một thế giới người ta đặt vật chất, danh vọng và thú vui trên hết, còn ta lại đặt Chúa là giá trị cao nhất là ta đang vác thập giá theo Chúa Kitô.
Giữa một thế giới người ta xem lường gạt và đối trá là điều bình thường, còn ta sống chân thật chấp nhận chịu thiệt thòi là ta đang vác thập giá theo Chúa Kitô .
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam