Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 92
Tổng truy cập: 1356816
XIN HIỆP NHẤT CHÚNG CON NÊN MỘT
XIN HIỆP NHẤT CHÚNG CON NÊN MỘT
(Suy niệm của Lm. Anphong Trần Đức Phương)
Nhớ hồi tôi còn học ở Đai Chủng Viện, vào những ngày Tuần Thánh, Cha Linh Hướng thường khuyên chúng tôi trong giờ suy niệm Lời Chúa (Lectio Divina) mỗi ngày, nên đọc Phúc Âm theo Thánh Gioan, các Chương 13, 14, 15, 16 và 17. Trong đời sống Linh Mục, vào những ngày Tuần Thánh, dù rất bận rộn, nhưng chúng tôi vẫn dành thời giờ để đọc và suy gẫm những đoạn Thánh Kinh rất cảm động và rất quan trọng này. Hơn nữa, trong bầu khí thánh thiêng của Tuần Thánh, khi đọc những đoạn Thánh Kinh này, tâm hồn càng thêm thấm thía những Lời Chúa nhắn nhủ.
Đây là những đoạn Thánh Gioan đã ghi lại những lời ‘trối trăn’ tâm huyết Chúa Giêsu nói với các Tông Đồ vào những giờ phút cuối cùng cuộc đời trần thế của Chúa, trong bữa Tiệc Ly, cũng là bữa ăn ‘Tình thương’ (Agape).
Đặc biệt, Chúa Giêsu nêu lên tình yêu hiệp nhất giữa Ba Ngôi Thiên Chúa, và kêu gọi cũng như cầu xin cho các Tông Đồ luôn biết sống kết hiệp nên một với Chúa, và hiệp nhất với nhau trong tình yêu Chúa.
Để nhấn mạnh sự quan trọng của tinh thần yêu thương và hiệp nhat với Chúa và với nhau, vào cuối Chương 17, trong lời cầu xin với Chúa Cha, bốn lần Chúa Giêsu đã xin để tất cả được “Hiệp Nhất Nên Một!” (Ut Sint Unum! - That They Be ONE!) (Ga 17, 11, 21, 22, 23). Nhưng Chúa Giêsu không phải chỉ cầu nguyện cho các Tông Đồ thân tín của Chúa được hiệp nhất nên một, mà còn cầu xin cho mọi tín hữu luôn biết đồng tâm hiệp nhất với Chúa và với nhau (Ga 17, 20-22).
Để cụ thể hóa, Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh Cây Nho, là loại cây rất phổ thông tại Do Thái, và đã được nhắc đến nhiều lần trong Thánh Kinh Cựu Ước (trong sách Tiên Tri Isaia, Gieremia, Egiekien, Hosea và Thánh Vịnh), cũng như Tân Ước.
Đoạn Phúc Âm hôm nay (Ga 15,1-8) nhắc đến hình ảnh và lời mời gọi của Chúa Giêsu với các Tông Đồ và mọi người tín hữu chúng ta: Thày là Cây Nho, chúng con là ngành nho… Như những ngành nho chỉ sinh hoa kết trái nếu gắn liền với thân cây nho, thì chúng ta cũng chỉ có thể là môn đệ đích thực của Chúa , và ‘sinh nhiều hoa trái’ nếu chúng ta biết sống hiệp nhất với Chúa và hiệp nhất với nhau trong tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi.
Khi Chúa Giêsu đã về trời, và sau khi đã được ơn Chúa Thánh Thần thánh hóa (Cv. 2, 1-4), các Tông Đồ theo lời Chúa dạy, đã đi rao giảng Tin Mừng và tập hợp các tín hữu thành MỘT trong Hội Thánh Chúa, và tất cả các tín hữu đều đồng tâm nhất trí với nhau (Cv. 2, 44-47).
Tinh thần yêu thương, hiệp nhất trong Hội Thánh rất quan trọng, nên trong Bài Đọc II hôm nay (Gioan 3, 18-24), Thánh Gioan nhấn mạnh “Đây là Giới Răn của Chúa, là chúng ta hãy yêu thương nhau… và yêu thương không phải chỉ bằng lời nói, mà bằng chính việc làm…”
Trong Bài Đọc I (Cv 9, 26-31), Thánh Luca ghi lại sự việc Thánh Phaolô, sau khi được ơn trở lại, đã mạnh dạn rao giảng Đạo Thánh Chúa, và đã tìm đến Giêrusalem để cùng hiệp thông với các Tông Đồ va các Tín Hữu trong Hội Thánh. Sau đó, Thánh Phaolô lại nhấn mạnh nhiều lần: Các tín hữu phải hiệp nhất với nhau trong cùng Một Hội Thánh để có thể hiệp nhất với Chúa. Ngài đã nói đến Hội Thánh như Thân Thể Mầu Nhiệm mà Chúa Giêsu là đầu (Ep 5, 23) và tất cả các tín hữu là các chi thể. Mặc dầu các chi thể thì nhiều và khác nhau, nhưng cũng trong một thân thể (1Cr 12,12-17); vì thế, Hội Thánh ở nhiều nước trên khắp thế giới, nhưng duy nhất: “Chỉ có một Thiên Chúa, một Đức Tin, một Phép Rửa…” (Ep 4, 5-6). Trong Hội Thánh, không phân biệt màu da, chủng tộc, ngôn ngữ, đàn ông hay phụ nữ, nhưng tất cả chỉ là một trong Chúa Kitô là đầu Hội Thánh (Gl 3, 26-28).
Chúa Giêsu là đầu Hội Thánh, là Chúa Chiên Nhân Lành, nhưng Ngài đã đặt Thánh Phêrô đại diện Ngài ở trần gian (Mt 16, 18-19; Ga 21, 15-17). Các vị Giáo Hoàng và hàng Giáo Phẩm cũng là những vị Chúa đã chọn qua các thời đại để chăn dắt đoàn chiên Chúa ở trần gian. Khi chúng ta hiệp nhất với Chúa và Hội Thánh, là chúng ta cũng hiệp nhất với hàng Giáo Phẩm và toàn thể Dân Chúa trên toàn thế giới.
Dù Hội Thánh luôn thích nghi với nền văn hóa, truyền thống và ngôn ngữ của mỗi dân tộc, nhưng chúng ta tin “Giáo Hội duy nhất”, và vì thế không thể có Giáo Hội tự trị; không thể có Giáo Hội quốc doanh! Khi chúng ta tách ra khỏi Hội Thánh Chúa, là chúng ta ‘như ngành nho đã tách rời khỏi thân cây nho’, hay như một chi thể đã tách rời khỏi thân thể.
Vậy, sau khi chúng ta đã chịu Phép Thánh Tẩy và được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần, chúng ta trở thành một chi thể trong gia đình Giáo Hội, và được hưởng muôn ơn Thánh Chúa qua các Phép Bí Tích, và lúc đó ‘chúng ta như ngành nho được liên kết với thân cây nho, được chung cùng một ‘sức sống’ và sẽ sinh hoa kết quả dồi dào là những ‘việc lành phúc đức’ trong tình bác ái phụng sự Chúa và giúp đỡ lẫn nhau trên cuộc hành trình về Quê Hương Nước Trời.
Lạy Chúa, “xin hiệp nhất chúng con nên một trong tình yêu Chúa. Xin hiệp nhất chúng con như Ngài liên kết với Cha. Xin giải thoát chúng con xa điều bất hòa, chia rẽ! Xin liên kết muôn người trong lòng mến Chúa Cha muôn đời…” (Thành Tâm, Bài Ca Hiệp Nhất).
23.Sống thân mật với Chúa
(Suy niệm của Cố Lm. Hồng Phúc)
Trong Phúc Âm Chúa nhật tuần trước Chúa Giêsu đã tự ví mình như người Mục Tử nhân lành, trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa lại tuyên bố: ”Thầy là cây nho thật”. Trong Thánh Kinh, nho là một hình ảnh, một biểu tượng rất quen thuộc. Có người nói đó là “cây sự sống” trồng ở giữa vườn địa đàng (Stk. 2, 9). Môsê cho người đi do thám đất hứa đã mang về một nhành và một chùm nho vĩ đại phải hai người khiêng, làm cho dân chúng phấn khởi (số 13, 23). Hàng năm dân chúng mừng lễ mùa nho. Isaia sáng tác một bài dân ca mừng vườn nho xinh tươi của người bạn (5, 1-2) để ám chỉ tình thương của Thiên Chúa đối với dân Ngài. Tiên tri Jeremia nói đến việc Thiên Chúa chăn sóc Israel như một khu vườn nho gia bảo; ai ngờ vườn nho đã sinh ra quả đắng đót! (Jr. 2, 21). Và khi sự việc tệ hại xảy ra, nhà Thánh Vịnh vẫn xướng lên một bài ca hy vọng: “Lạy Thiên Chúa, xin hãy viếng thăm và bảo trợ vườn nho mà chính tay Chúa đã vươn trồng” (Tv. 80, 15-16).
Hôm nay, Chúa Giêsu long trọng tuyên bố: “Ta là cây nho thật”, như Ngài là người Mục Tử chân thật. Nơi Ngài Giáo hội bám vào và chia sẻ nhựa sống như nhành nho bám vào một thân nho duy nhất. Thân nho là Chúa Giêsu, nhành nho là các môn đệ, Thánh Augustinô gọi là “Chúa Kitô duy nhất” gồm Chúa, môn đệ và chúng ta hết thảy.
Bạn hãy hát lên để cảm nghiệm lời Chúa từ xa xưa vọng lại cho mỗi người chúng ta: Thầy là cây nho, chúng con là nhành. Nhành nào kết hợp cùng cây sẽ trổ sinh hoa trái, nhành nào lìa cây sẽ khô héo liền. Chúng con hãy hợp trong tình yêu Thầy.
Mầu nhiệm cây nho được Chúa gồm tóm trong hai sự việc sau đây: kết hợp và sinh trái. Càng kết hợp chặt chẽ càng sinh hoa trái nhiều. Chúa muốn dạy chúng ta điều kiện căn bản là kết hợp với Chúa, có kết hợp với Chúa mới đem lại kết quả thiêng liêng cho kẻ khác và cho chính mình.
Kết hợp với Chúa là sống thân mật với Chúa trong tình yêu. Chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đã nói: “Tôi đã tìm thấy ơn kêu gọi của tôi: Ơn kêu gọi của tôi là Tình Yêu”. Hai người kết hợp với Chúa trong tình yêu thì Chúa dùng để đem lại kết quả cho các linh hồn một cách phong phú nhiệm lạ. Mặc dù là một nữ tu kín, Têrêsa đã đươc Giáo Hội nhìn nhận và tôn phong làm quan thầy xứ truyền giáo cùng Thánh Phanxicô Xaviê. Vì truyền giáo là đem đức tin, đem lửa đến cho các linh hồn và càng có nhiều lửa, càng gây được đám cháy vĩ đại, như lời Chúa phan: Ta xuống trần gian và đem lửa đến để thiêu đốt lòng mọi người.
Trong bài đọc thứ hai, Thánh Gioan Tông đồ giải thích cho chúng ta lối sống hiệp nhất với Chúa. Người nói: “Ai giữ các giới răn của Chúa thì ở trong Người và Người ở trong họ”; “Đây là giới răn của Người: là chúng ta phải thương yêu nhau…đừng yêu bằng lời nói và miệng lưỡi, nhưng bằng việc làm và chân thật”. Anh em đã nghe nói đến nhà phung Quy Hòa ở ngoại ô thành phố Qui Nhơn. Vị sáng lập là Cha Paul Mahen đã dấn thân cho người cùi và chết giữa người cùi. Người cùi thường đến xin Ngài giúp đỡ. Một hôm một người đến nói với Ngài: “Con buồn quá, đêm qua con vừa rụng thêm một ngón tay nưa. Con lượm đây để Cha xem”. Cha Mahen cầm lấy đốt ngón tay, thương tiếc như chính một phần thân thể mình. Ngài an ủi, xin bệnh nhân cứ tiếp tục và thêm thuốc để chữa trị. Ngài nhìn họ là bản thân của Chúa. Ít năm sau, Ngài đã mắc bệnh phung và nằm xuống, xác được chôn cất giữa làng cùi bên cạnh đoàn con đau khổ. “Không có tình thương nào lớn lao cho bằng chịu chết vì bạn hữu”. Đồ đệ đã đi theo vết chân Thầy.
“Các con hãy ở trong Thầy và Thầy ở trong các con: ai ở trong Thầy, kẻ ấy sẽ sinh nhiều hoa trái” (Đáp ca)
24.Thầy là cây nho thật
1. Đoạn Tin Mừng chúng ta vừa nghe, trong bầu khí thân mật sau buổi tiệc ly với các môn đệ của mình, Đức Giêsu trong tư cach là người bạn, người thầy, người cha. Người đã nhấn mạnh mối tương quan cần phải có giữa Người với các môn đệ, hình ảnh cây nho và cành nho, một hình ảnh rất quen thuộc với người Do thái, được dùng để nói lên sự lien hệ này. Vượt trên không gian và thời gian, dụ ngôn này vẫn phù hợp với chúng ta và đáng cho chúng ta suy gẫm.
2. Chính Đức Giêsu đã giải thích dụ ngôn này, cây nho là Đức Giêsu, cành nho là người môn đệ và người trồng nho chính là Chúa Cha. Chỉ trong liên kết chặt chẽ với Đức Giêsu người môn đệ mới có thể sống phong phú. Để sinh hoa trái tốt đẹp người môn đệ cũng phải được cắt tỉa và chính đời sống tốt đẹp của người Kitô hữu đó la một hình thức tôn vinh Chúa Cha.
3. Người Kitô hữu cần phải được liên kết mật thiết với Thiên Chúa, qua Đức Giêsu. Đức Giêsu là cây nho đích thực mà Chúa Cha đã trồng, bằng cách sai Người xuống thế gian. Nơi Đức Giêsu mới có sự sống thật, sự sống thần linh. Qua cuộc khổ nạn, tử nạn và phục sinh Người ban sự sống thần linh cho tất cả mọi người, mà loài người đã đánh mất vì tội Ađam, để biến họ thành con cái đích thực của Thiên Chúa.
Cây và cành phải có mối tương quan mật thiết với nhau. Cây nho mà không có cành thì không thể có sức sống mạnh và mang trái được. Cũng thế Đức Giêsu mời gọi các môn đệ cộng tác để tiếp nối công trình cứu độ của Ngươi, nhưng dầu sao người môn đệ cũng chỉ là cành mà thôi, Cành muốn sống hữu ích, mang lại hoa trái thì phải liên kết mật thiết với cây nho:"Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ay, thì người ấy sinh nhiều hoa trái". Tôi biết có những giáo dân tuy rất xa nhà thờ, nhưng họ cố gắng đi lễ mỗi khi có dịp và có thể được, ngoài ra họ còn giữ được việc đọc kinh hôm, kinh mai, nhờ thế họ là những tông đồ rất nhiệt thành. Tôi cũng được biết có những người mang danh là Kitô hữu, tuy không xa nhà thờ, mà việc kinh, lễ rất lôi thôi, cho nên con cái của họ đa phần là bị rối rắm trong hôn nhân. Vậy để đức tin được vững manh, người Kitô hữu phải dùng mọi phương thế để kết hợp mật thiết với Đức Kitô.
4. Không những người Kitô hữu phải dùng mọi phương thế để kết hợp mật thiết với Đức Kitô mà thôi, mà cũng như cành nho muốn sinh nhiều hoa trái cần phải vượt qua những trở ngại của thời tiết, môi trường sống và được cắt tỉa.
Cây nho nơi vườn, không hẳn bao giờ môi trường sống cũng luôn thuận lợi, mà có khi gặp nắng hạn hay mưa dầm... Đời sống đạo của người Kitô hữu không phải bao giờ cũng dễ dàng, mà luôn có những thử thách, những khó khăn từ phía bên ngoài hay chính bản thân. Đức Kitô là cây nho đích thực của Thiên Chúa mà cũng phải trải qua thử thách: Người phải qua đau khổ mới trở thành vị lãnh đạo thập toàn đưa mọi người đến ơn cứu độ (x. Dt 2,10). Người cũng luôn mời gọi chúng ta cùng chia sẻ đau khổ thì mới có thể thông phần vinh phúc với Người.
Như cây nho cần được tỉa cành mới có thể tốt được, cũng vậy để đời sống thiêng liêng được phong phú, người môn đệ Chúa cũng rất cần phải được cắt tỉa dần lội lỗi, bỏ các thói hư tật xấu, có như vậy ngày mới có thể thanh sạch và hoàn thiện hơn. Cat tỉa thì tiếc xót và đau đớn nhưng đó là việc cần thiết để sinh kết quả bội phần. Trung kiên qua thử thách, quyết bỏ các tính hư tật xấu, nhờ đó người môn để có thể nên tốt hơn, trở nên muối, men cho đời.
5. Đời sống tốt đẹp của người tín hữu đó là một phương cách hữu hiệu để tôn vinh Thiên Chúa Cha. Khi đọc kinh Lạy Cha, chúng ta vẫn nguyện xin "danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ý Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời". Xin đưng đọc suông, mà đời sống của người Kitô hữu phải làm sao để tôn vinh Thiên Chúa thực sự. Chính trong liên kết mật thiết với Đức Kitô, cây nho đích thức của Thiên Chúa, người Kitô hữu sẽ được thánh hoá chính nơi bản thân mình bằng đời sống, bằng việc làm tốt đẹp, như ánh đèn toả sáng. Tiến xa hơn đó là thánh hoá tha nhân qua việc tông đồ. Công cuộc cứu rỗi của Đức Giêsu nhờ đó tiếp tục được lan rộng, đó chính là chúng ta góp phần tích cực tôn vinh Thiên Chúa, bởi vì ý của Thiên Chúa là muốn mọi người được nhận biết Thiên Chúa là Cha và họ được cứu rỗi.
6. Lạy Đức Kitô, cây nho đích thực của Thiên Chúa, xin cho mọi người chúng con biết ý thức luôn kết hiệp mật thiết với Người, để cho đời sống của chúng con được tràn đầy ân sủng và đem nguồn ơn cứu độ của Người đến cho tha nhân. Amen.
25.Nối kết để hoàn thiện
(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)
Cuộc sống con người được kết nối với bao mối liên hệ. Liên hệ đồng loại giữa người với người. Liên hệ với vạn vật, với thiên nhiên. Liên hệ với Thiên Chúa, Đấng tạo thành. Sự liên hệ nào cũng đòi con người phải hòa hợp, phải có bổn phận liên đới để cho mình hoàn thiện hơn. Con người sống mà không có liên đới với cộng đồng thì cũng vô giá trị giữa thế giới mình đang sống.
Có một chàng trai gọi điện thoại cho bồ. Nhưng hôm ấy, chuông điện thoại reo vang, ông bố nhấc ống nghe. Chàng trai liền mở lời:
- Con chim non bé nhỏ xinh đẹp của anh đó hả?
- Không, chim bố đây- ông bố trả lời
- Ấy chết! Cháu xin lỗi bác! Bác có khỏe không ạ?
- Khỏe để đánh nhau với ai?
- Dạ... cho cháu hỏi Trang có nhà không ạ?
- Nó không có nhà thì là dân vô gia cư à?
- Dạ, dạ... ý cháu là Trang có ở nhà không ạ?
- Nếu không thì sao?
- Thế... Trang đi đâu ạ?
- Đến cơ quan rồi.
- Bác cho cháu số điện thoại của Trang được không ạ?
- Nó có nhiều số lắm!
- Bác cho cháu xin một số thôi ạ!
- số 8...
-... 8 rồi... mấy nữa ạ?
- Thì cậu bảo chỉ cần một số thôi mà.....
- Dạ bác cho cháu xin nốt mấy số còn lại luôn ạ!
- 5 7 3 6 8 2, còn sắp xếp sao thì tùy cậu!
Thật khó cho chàng trai! Vì các số không được nối kết với nhau thì chẳng có giá trị gì. Nó chỉ là những con số vô hồn, lạnh lùng nằm bên nhau mà thôi. Làm sao chàng trai có thể kết nối với cô gái nếu không có con số hoàn chỉnh? Mỗi một số thuê bao đều được kết nối với nhiều chữ số. Nếu không có sự nối kết thì làm sao có số thuê bao để liên lạc, để nối kết với nhau.
Cuộc sống con người cũng chỉ co giá trị khi có sự kết nối với nhau. Kết nối để tạo thành một cộng đồng nhân loại vì “không ai là một hòn đảo”. Kết nối với vạn vật để con người được vạn vật che chở dưỡng nuôi. Trên hết mọi sự là kết nối với Đấng tạo thành. Con người phải kết nối với Đấng tạo thành vì con người được sống nhờ Ngài, với Ngài và trong Ngài. Con người rời xa Đấng tạo thành tức là rời xa nhựa sống rồi sẽ héo khô theo thời gian. Đó là điều mà dân Việt mình vẫn nhắc nhở nhau muốn sống bình an hạnh phúc thì phải có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”.
Phúc âm hôm nay Chúa dùng hình ảnh cây nho và cành nho để nói lên sự nối kết giữa Thiên Chúa và con người. Chúa ví Ngươi như cây nho, Chúa Cha là người trồng nho, còn ta là cành nho. Cây nho gồm nhiều cành được nối kết với nhau tạo thành một thân nho. Tất cả đều được chia sẻ nhựa sống với gốc rễ. Thế nên, nếu không gắn liền với thân cây, cành nho sẽ héo khô. Người Ky-tô hữu chúng ta là những cành nho được liên kết nên một trong Chúa Ky-tô. Tất cả đều phải được nuôi dưỡng trong ân sủng của Chúa, nếu tách lìa khỏi Đức Ky-tô thì chúng ta sẽ không có thể sinh hoa kết quả thiêng liêng trong đời sống.
Sự nối kết nên một với Chúa Kitô không phải là việc kết hợp bên ngoài như gia nhập tổ chức nọ, hội đoàn kia. Người tín hữu nối kết với Chúa Kitô bằng ơn thánh. Vì thế tội phạm sẽ làm giảm ơn thánh, có khi còn cắt đứt sự nối kết với Chúa. Tội phạm sẽ làm cho ta xa lìa Chúa để rồi sẽ không bao giờ sinh hoa kết trái thánh thiện.
Xin cho chúng ta luôn được sống trong ân nghĩa của Chúa, va được hiệp nhất nên một trong Chúa. Xin đừng để những đam mê tội lỗi làm chúng ta xa lìa ân sủng của Ngài, và đánh mất sự liên đới với Ngài. Xin Chúa cho chúng ta được nối kết với Chúa như cành liền cây để sinh hoa ket trái mỗi ngày một thánh thiện hơn. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam