Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 80
Tổng truy cập: 1357800
XOA DỊU NỖI ĐAU KHỔ
XOA DỊU NỖI ĐAU KHỔ
Qua đoạn Tin Mừng vừa nghe, tôi nhận thấy cuộc đời của Chúa Giêsu là một sự dung hoà tốt đẹp giữa đạo và đời. Thực vậy Ngài không phải chỉ hăng say rao giảng Phúc Âm, cứu rỗi phần hồn của chúng ta mà hơn thế nữa, bằng những hành động bác ái yêu thương, Ngài còn xoa dịu những nỗi đớn đau và thống khổ của chúng ta. Ngài đã đẩy lui cơn sốt cho bà mẹ vợ của Phêrô, Ngài đã chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền và dân chúng tuốn đến với Ngài thật đông đảo. Phải chăng đây cũng là điều chúng ta cần noi gương bắt chước và thực hiện trong cuộc sống của chúng ta, để nhờ đó bản thân chúng ta trở nên những chứng nhân sống động của Chúa và mọi người cũng nhờ đó mà nhận biết tình thương của Ngài.
Tại một trung tâm y tế thuộc mạn đông nam bang Carolina bên Hoa Kỳ, hình ảnh đầu tiên mà các bệnh nhân ghi nhận được, đó là nụ cười của cụ bà Florence. Từ 6 giờ sáng, bà cụ lái xe khoảng 10 cây số đến bệnh viện và ở lại đó 8 giờ trong một ngày và 7 ngày trong một tuần. Bà cụ có mặt bên cách bệnh nhân để chăm sóc họ và an ủi những thân nhân của họ. Còn những lúc rảnh rỗi, bà cụ lại cặm cụi đan những đôi vớ cho các bệnh nhân. Năm vừa qua, bà cụ đã đan được 395 đôi. Bà cụ không phải là một người có trình độ văn hoá cao, bởi vì lúc còn nhỏ, thân phụ bà cụ không muốn cho các con gái của mình được học hỏi nhiều. Lập gia đình, bà cụ có 7 người con và làm việc trong một tiệm thuốc tây. Tháng 4 năm 1983, sau một cuộc giải phẫu, bà cụ bắt đầu xuất hiện trong bệnh viện với chiếc nạng gỗ nhưng vẫn vui vẻ giúp đỡ mọi bệnh nhân. Trong năm 1988, với 365 ngày bà đã có mặt tại bệnh viện 2920 giờ. Bà nói: Năm nay tôi đã 92 tuổi, nếu được khoẻ mạnh thì tôi vẫn còn đến đây với nụ cười trên môi.
Từ câu chuyện trên chúng ta thấy nỗi đau khổ của bản thân sẽ được vơi nhẹ nếu chúng ta cố gắng xoa dịu nỗi khổ của người khác. Đúng thế, đau khổ không được chữa trị bằng sự chấp nhận đã đành, mà còn bằng những nghĩa cử chúng ta làm cho người khác. Bà cụ trong câu chuyện hẳn không phải là người không đau khổ. Tuổi già, bệnh tật, cô đơn, có ai mà lại thoát khỏi phần số đâu. Thế nhưng với nụ cười trên môi, với đôi chân khập khiễng bà cụ đã ra khỏi chính mình để đến với người khác. Ra khỏi chính mình đó là bước đầu tiên giúp chúng ta thắng vượt nỗi khổ đau riêng tư. Có ai sống mà lại không có khổ đau, không có thập giá, thế nhưng sức nặng của thập giá sẽ vơi nhẹ nếu như chúng ta biết ra khỏi chính mình để đến với tha nhân, giúp đỡ và xoa dịu nỗi khổ đau của người khác. Không ai quá nghèo để không thể cho đi. Một nụ cười cảm thông, một ánh mắt khích lệ, một bàn tay nâng đỡ, một chén cơm nhỏ bé được chia sẻ với tất cả tấm lòng yêu thương, phải chăng đó là những cái chúng ta có thể cho đi, phải chăng đó là những cái mà nhiều người đang mong đợi nơi chúng ta. Chính trong lúc cho đi như thế chúng ta cảm nghiệm được một niềm vui trong lành, vì cho đi thì vui sướng hơn là lãnh nhận và lời kinh hoà bình của thánh Phanxicô còn vang vọng như một câu kết luận: Vì chính khi hiến thân là khi được nhận lãnh. Chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân. Vì chính khi thứ tha là khi được tha thứ. Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời.
14.Chúa Nhật 5 Thường Niên
(Suy niệm của Lm. Trầm Phúc)
ĐỨC GIÊSU CHỮA NHIỀU KẺ ỐM ĐAU
Chúng ta hãy theo dõi Chúa Giêsu trong ngày sống của Ngài ở Capharnaum. Ngài đến nhà của Phêrô và chữa cho bà mẹ vợ của ông khi bà đang lên cơn sốt. Chiều đến, khi mặt trời lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những kẻ bị quỷ ám đến xin Ngài chữa cho họ.
Sáng hôm sau, Ngài thức dậy thật sớm, tìm một nơi thanh vắng và cầu nguyện. Các môn đệ đi tìm Ngài vì mọi người đến tìm Ngài. Nhưng Ngài không ở lại và đi đến các vùng khác để rao giảng và trừ quỷ.
Tường thuật của thánh Maccô cho chúng ta thấy gì? Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của Ngài bằng những việc chữa bệnh và trừ quỷ. Ngay trong chương đầu mà thôi, thánh sử đã kể cho chúng ta nhiều phép lạ chữa bệnh và trừ quỷ, và hình như thánh sử chú trọng đến việc trừ quỷ. Đối với người Do Thái thời bấy giờ, bệnh tật cũng là do ma quỷ gây nên. Như thế, chúng ta thấy vẽ lên sứ mệnh chính yếu của Chúa Giêsu là diệt trừ ma quỷ và những ảnh hưởng của nó.
Ngài chữa cho bà mẹ vợ của Simon bằng một cử chỉ đơn thường: Ngài đỡ bà dậy và cơn sốt biến mất. Ngài không đòi hỏi im lặng, vì ngoài người nhà và các môn đệ, không có ai khác. Nhưng đây cũng chứng minh cho mọi người trong nhà thấy quyền năng độc đáo của Ngài và cũng cho thấy một nét của nhân cách Ngài. Ngài luôn giúp đỡ mọi người khi cần. Đi đến đâu, Ngài cũng ban bố ơn lành.
Cả ngày hôm ấy, Chúa Giêsu làm gì? Thánh Maccô không nói, nhưng chúng ta cũng có thể hiểu rằng Ngài dùng cơ hội đó để dạy dỗ các môn đệ đầu tiên của Ngài. Trong khung cảnh ấm cúng đó, Thầy trò có thể dễ dàng bàn luận với nhau.
Chiều đến, cả làng tập trung trước nhà, họ mang đến cho Ngài nhiều thứ bệnh nhân, kể cả những người bị quỷ ám. Ngài chữa lành nhiều người, và trừ nhiều quỷ và cấm không cho quỷ nói vì chúng biết Ngài là ai. Ngài cấm quỷ nói vì Ngài không muốn người ta hiểu sai về sứ mệnh của Ngài. Tại sao người ta lại đem bệnh nhân đến cho Ngài? Phải chăng vì Ngài đã chữa bệnh và trừ quỷ trong Hội đường và danh tiếng Ngài đồn ra khắp miền đó. Ngài không muốn cho người ta nhìn Ngài như một thầy chữa bệnh hay một người có ý đồ chính trị. Đám đông là một thứ rơm dưới ánh nắng, dễ tin và thường phản ứng một cách đột xuất và mù quáng. Sứ mệnh của Ngài sâu xa hơn. Chữa bệnh hay trừ quỷ chỉ là một dấu hiệu ban đầu mà thôi. Ngài đến để khai mở Nước Trời, mang lại ơn cứu độ cho con người, giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi.
Sáng sớm, Chúa Giêsu tìm một nơi thanh vắng và cầu nguyện. Điều này như một việc làm thường xuyên của Chúa. Có lúc Ngài cầu nguyện suốt đêm. Nhiều người tự hỏi, tại sao Ngài là Thiên Chúa lại cần phải cầu nguyện? Nhiều cách trả lời, nhưng đa số các nhà chú giải đều cho rằng, Ngài đã nhập thể và là người thật, Ngài mang lấy sự yếu đuối của con người, Ngài cũng cần sự thân mật với Chúa Cha như mãnh lực cần thiết để thi hành ý Cha Ngài. Trước những lúc phải quyết định một điều gì quan trọng, các thánh sử đều kể lại là Ngài luôn cầu nguyện. Ngài cũng muốn cho thấy rằng Ngài với Cha Ngài là một. Ngài không làm gì mà không theo ý Cha. Đó cũng là một gương sáng cho chúng ta, và chính Ngài cũng dạy chúng ta cầu nguyện không ngừng. Chúng ta có thích cầu nguyện như thế không? Chúng ta có cảm thấy cần cầu nguyện không? Hay chúng ta chỉ tin vào sự khôn khéo của mình mà không cần đến Chúa?
Mọi người đi tìm Ngài. Dân trong thành muốn giữ Ngài lại vì Ngài có thể giúp họ nhiều hơn nữa, còn biết bao bệnh nhân chưa được chữa lành. Thế nhưng Chúa Giêsu không dừng lại để tìm sự ủng hộ của dân chúng. Ngài còn một công việc lớn và quan trọng hơn là rao giảng Nước Trời cho mọi người. Còn biết bao nhiêu người cần đến ơn cứu độ: “Chúng ta hãy đi nơi khác… để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó”. Chúng ta cũng thấy có một mối liên hệ giữa việc rao giảng và cầu nguyện. Ngài cầu nguyện rồi mới ra đi. Ngài cầu nguyện vì cuộc hành trình của Ngài còn dài, rất dài và cũng không kém gay go. Ngài cũng xác quyết rõ ràng, sứ mệnh của Ngài là rao giảng: “Thầy ra đi cốt để làm việc đó”.
Việc đó chính là rao giảng Nước Trời, Nước tình yêu, nước sự sống. Con người tìm đâu ra sự sống? Con người có giới hạn và sự chết là giới hạn cuối cùng, không ai thoát được. Chỉ có một lối thoát duy nhất là Ngài, Ngài là sự sống và là sự sống vĩnh cửu. Ngài rao giảng để mọi người biết và tìm được sự sống qua cái chết. Ngài cũng qua cái chết để sống lại và đem lại sự sống vĩnh cửu cho con người.
Ngài đã đăng trình rao giảng Tin Mừng không mõi mệt, bận bịu với đám dân bơ vơ như đàn chiên không người chăn, đến nỗi Ngài và các môn đệ không có giờ dùng bữa. Những con đường nắng cháy của vùng Palestine đã quen thuộc với bước chân Ngài. Và bài giảng cuối cùng kết thúc trên đỉnh đồi Canvê thống khổ.
Theo vết chân Ngài, Phêrô và các Tông đồ, cũng như Phaolô đã không mỏi mệt rao giảng khắp cùng thế giới thời bấy giờ, và bài giảng cuối cùng cũng kết thúc bằng cái chết. Chết cho Tin Mừng họ rao giảng, như Thầy chí thánh của họ.
Thánh Phaolô dám nói: “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” Không ai bó buộc Ngài cả, Ngài cũng nói: “Tôi là một người tự do, không lệ thuộc vào ai, nhưng tôi trở thành nô lệ cho mọi người…” Tại sao? Chỉ vì tôi yêu mến Đấng đã yêu thương và đã liều mạng cho tôi, vì tôi không để ơn Chúa ra vô ích, vì tôi cũng muốn cho mọi người được hạnh phúc với Đấng đã chết để cứu vớt họ.
Và từ hơn hai mươi thế kỷ cho đến hôm nay, Tin Mừng vẫn được rao giảng qua những người đã đón nhận, giáo sĩ cũng như giáo dân. Và Giáo hội luôn kêu mời mọi tín hữu không trừ ai, tất cả những người đã đón nhận Tin Mừng phải công bố trên mọi mái nhà kho tàng Tình Yêu của Thiên Chúa.
Nhưng cho đến hôm nay, số người biết Chúa vẫn còn là thiểu số. Ở Việt Nam người Công giáo chỉ chiếm được ba phần trăm. Chỉ có ba con chiên ở trong chuồng và còn chín mươi bảy con chiên ở ngoài. Chúng ta nghĩ sao?
Theo vết chân của Chúa Giêsu, của các tông đồ và các thánh, chúng ta cũng ra đi, rao giảng Tin Mừng cho anh em chúng ta, những người chưa được phúc như chúng ta. Có lẽ chúng ta còn ngại ngùng, nhưng với ơn Chúa và thiện chí, chúng ta cố gắng hơn. Chúa đang chờ những tâm hồn thiện chí, những người dám ra đi, vì Chúa, vì anh em. Thánh Thần Chúa sẽ hỗ trợ, Ngài không để chúng ta một mình.
Có lẽ chúng ta chưa biết làm gì, hay làm thế nào, nhưng khi chúng ta dám bước ra, đi vào công việc, Chúa Thánh Thần sẽ soi dẫn chúng ta biết phải làm gì.
Nhưng trước hết phải cầu nguyện như Chúa Giêsu đã cầu nguyện. Phải cùng một ước muốn như Chúa, ước muốn cho danh Cha cả sáng, muốn mang lại hạnh phúc cho anh em. Và trên hết, hãy ăn lấy Chúa để được Ngài nuôi dưỡng bằng chính Thịt Máu Ngài, để cùng với Ngài ra đi. Chúng ta mới có can đảm loan báo Tin Mừng dù lúc thuận lúc nghịch, dù sẽ bị nhạo cười hay từ chối. “Tình yêu Chúa thôi thúc chúng ta”. Chỉ có tình yêu Chúa mới giúp chúng ta dám nói lên những gì phải nói, không phải chỉ bằng lời mà bằng cả cuộc sống với những lao nhọc của nó.
“ Đừng sợ! Ơn Ta đủ cho ngươi”.
15.Cứu vớt con người
Quang cảnh náo nhiệt ngày hôm nay cho chúng ta thấy Chúa Giêsu muốn đi vào cuộc sống con người biết mấy. Thực vậy, Ngài vừa mới rao giảng ở hội đường xong, liền đi về nhà của Phêrô và Andrê. Không một hoàn cảnh đau thương nào mà không gởi lên nơi cõi lòng Ngài một nỗi cảm thông chia sẻ. Vì thế, Ngài đã tiến lại gần, cầm tay và chữa lành cho bà mẹ vợ của Phêrô đang lên cơn suốt. Rồi từ đó, mọi người trong thành đã tuốn đến với Ngài, xin Ngài cứu chữa đủ mọi chứng bệnh phần xác.
Thế nhưng Chúa Giêsu không phải chỉ dừng lại ở những ốm đau phần xác, mà hơn thế nữa, Ngài còn muốn cứu chữa những tật bệnh phần hồn. Đây mới là điểm quan trọng trong sứ mạng của Ngài. Chính vì thế mà Ngài đã phán với các môn đệ: Chúng ta hãy đi tới những nơi khác để Thầy còn rao giảng Tin Mừng ở đó nữa.
Trải qua dòng thời gian Giáo Hội đã noi gương bắt chước Chúa Giêsu, đẩy mạnh hai cố gắng, hai hoạt động, đó là xoa dịu những đớn đau cho những người bất hạnh và dẫn đưa họ trở về cùng Chúa. Để xoa dịu những đớn đau phần xác Giáo Hội đã lập nên biết bao nhiêu nhà thương; biết bao nhiêu viện dưỡng lão, biết bao viện cô nhi. Nhưng đồng thời Giáo Hội cũng ý thức bổn phận chính yếu của mình là đem Chúa đến cho mọi dân tộc. Vì thế, từ xa xưa cho đến ngày hôm nay, Giáo Hội không ngừng gởi các môn đệ, các thừa sai, các tông đồ của mình tới những vùng đất xa lạ để rao giảng Tin Mừng cho tất cả những ai chưa nhận biết Chúa. Chữa lành những tật bệnh phần xác đã là điều tốt, huống nữa là chữa lành những tật bệnh phần hồn, bởi vì chính linh hồn mới là một kho tàng quý giá, chúng ta có bổn phận phải gìn giữ, phải bảo toàn, phải cứu độ như lời Chúa Giêsu đã nói: Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích lợi gì?
Ringhoff là một thuỷ thủ người Đức. Trong dịp mừng thượng thọ 80 tuổi người ta tới tấp đến thăm viếng và gởi lời chúc mừng. Trong số những người gởi lời chúc mừng có Bộ trưởng Công Chánh. Trong bức thư, ông Bộ trưởng hết lời khen ngợi ông thuỷ thủ già, bởi vì trong suốt thời gian hành nghề, ông thuỷ thủ già đã vớt được tất cả 126 người khỏi chết đuối.
Câu chuyện này hẳn phải làm cho chúng ta suy nghĩ. Đúng thế, cứu vớt người khỏi chết về phần xác là một hành động cao cả và tốt đẹp. Vậy thì cứu vớt người khỏi chết về phần hồn lại càng cao cả và tốt đẹp hơn biết chừng nào? Và trong ngày sau hết chính Chúa sẽ gởi lời chúc mừng đến cho bản thân họ. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta làm được những gì để xoa dịu những đớn đau của người khác và hơn thế nữa, chúng ta đã làm được những gì để góp phần vào công việc truyền bá Phúc Âm, dẫn đưa người khác trở về cùng Chúa.
16.Ơn chữa lành
(Suy niệm của Lm. Vũ Đình Tường)
Đức Kitô mang lại nhiều an ủi, hy vọng và tình thương lại cho những ai may mắn đón nhận lời Ngài mời gọi trong cuộc sống. Phúc Âm thánh Marcô thuật lại rất nhiều trường hợp Ngài gặp gỡ, an ủi và chữa lành họ. Một người trong số đó là bà nhạc gia của ông Phêrô mắc bệnh sốt rét, nằm trên giường.
Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đỡ dậy, cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài c.31
Tiếng đồn lan nhanh, ngay tối hôm đó người ta kéo đến đông đảo xin Người chữa bệnh.
Đức Kitô chữa nhiều kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỉ, nhưng không cho quỉ nói, vì chúng biết Người là ai c.34
Đức Kitô chữa lành không phải chỉ khỏi bệnh mà còn ban cho họ ơn đặc biệt, biết mình không những được bình phục và còn khoẻ hơn trước, tự tin hơn trước. Chương thứ hai Phúc Âm thánh Marcô ghi lại câu chuyện một người bị liệt giường nhiều năm, không thể di chuyển được phải nhờ bốn người bạn thương khiêng cả giường đến cho Đức Kitô chữa bệnh. Đến nơi người ta ngồi đông không thể chen vào được. Bốn người bàn nhau dỡ mái nhà thả chiếc giường có người bại liệt nằm trên đó. Đức Kitô chữa lành người bại liệt bằng cách ra lệnh cho anh đứng dậy vác chõng mà về. Ngay sau câu nói của Đức Kitô anh không cần thời gian hồi phục, lập tức đứng ngay dậy vác chõng ra về trước mặt mọi người chứng kiến. Anh không những được khỏi bệnh mà còn sạch tội trước mặt Chúa. Anh cảm thấy một sức mạnh nội tâm vươn lên như suối nguồn vô tận đến từ trong tâm hồn.
Không cần thời gian hồi phục đó cũng là kinh nhgiệm của bà nhạc gia ông Phêrô. Bà yếu liệt do sốt rét hành hạ, ngay sau khi được chữa khỏi bà đứng dậy phục vụ các ông, thực hành nhân đức bác ái. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong Phúc Âm thánh Marcô thực hành nhiệm vụ tông đồ - phục vụ người khác. Có nhiều thứ bệnh không phải chỉ làm cho con người suy nhược mà có khi nguy hiểm đến tính mạng, làm mất tự tin, bế tắc sinh hoạt bình thường trong cuộc sống, tự mình không thể tiếp tực công việc kiếm sống, không tự lo cho mình mà phải nhờ đến người khác giúp đỡ. Bệnh tật cắt đứt mọi sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trong cộng đoàn. Đức Kitô chữa không những cho họ khỏi bệnh mà còn giúp họ nối kết lại với những gì trước đây bị gián đoạn, ngăn trở. Tiếp tục lại công việc, tự mình lo cho mình và lo cho tha nhân, nối lại sinh hoạt với cộng đoàn đức tin mà có thời họ tích cực sinh hoạt.
Đức Kitô có thói quen tốt lành là sau một ngày làm việc mệt mỏi sáng sớm hôm sau Ngài luôn tìm nơi vắng vẻ cầu nguyện. Ngài bắt đầu một ngày mới bằng việc cầu nguyện, liên kết với Chúa Cha, hội í với Chúa Cha về chương trình cứu độ nhân loại. Nhớ lại trước khi bắt đầu rao giảng công khai Đức Kitô cũng đã ở trong hoang địa một thời gian lâu. Thời gian trong hoang địa là thời gian cầu nguyện. Thời gian trong hoang địa để nhìn lại mối liên kết với Chúa Cha, nhìn lại bước đường đã qua và hoạch định cho bước đường kế tiếp, là thời gian chuẩn bị cho chương trình chữa lành và quan trọng hơn là chương trình cứu độ.
Khác với các thế lực trần thế, họ dựa vào sức mạnh của vũ khí, vũ khí càng tân tiến, sức công phá càng mạnh họ càng có lợi thế trong cuộc chiến. Đức Kitô không nhờ vào sức mạnh của vũ khí chiến tranh. Vũ khí của Ngài chính là tình yêu, cải hoá con tim người ta bằng tâm tình yêu mến, và thực thi bác ái với tha nhân. Ngài thắng con tim người ta và ban cho con tim đó một sức sống mới, sức sống phát xuất tự tâm, thay đổi lối suy nghĩ và tìm nguồn vui trong phục vụ.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam