Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 47
Tổng truy cập: 1361952
YÊU LÀ THẾ
YÊU LÀ THẾ
Lm. Jos. DĐH. Gp. Xuân Lộc
Biểu tượng của tình yêu là trái tim, trái táo, việc cửa đóng then cài, “tố cáo” bạn đang hoang mang, sợ hãi. Trong cuộc sống hiện đại, nụ cười giúp ta giải quyết nhiều vấn đề, song im lặng cũng giúp ta xa tránh vô số vấn đề rắc rối. Cứ sự thường, chỉ những ai trải qua đau khổ tột cùng, mới cảm nhận thế nào là hạnh phúc tột cùng. Thuốc duy nhất xoa dịu nỗi khổ đau, vẫn phải là yêu và thương, điều làm người ta tự tin là cảm nhận mình được khích lệ, được ủng hộ. Rõ ràng ta không kiểm soát được những gì sắp xảy ra với bản thân, nhưng ta hoàn toàn kiểm soát được suy nghĩ và thái độ của mình. Trải qua nhiều trái ngang, một số bạn trẻ nói rằng: thất tình mới biết yêu là khổ, say tình mới biết khổ vì yêu ! Khi chưa yêu, chưa cảm nhận thế nào là hạnh phúc, khi yêu rồi, mới biết hạnh phúc là sống đơn sơ trong trắng, là lúc chưa nặng tình với ai !
Yêu là chết trong lòng một tí, vì mấy khi yêu mà chắc được yêu ? (Xuân diệu). Yêu có phải là mở toang cánh cửa, nhìn mọi người và vui cười hô hố ? Đóng cửa then cài như các học trò Thầy Giêsu, có phải là yêu không ? Trang Tin-mừng hôm nay cho biết: “những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, vì sợ người Do-thái”. Ai cũng biết nói: việc người thì sáng, việc mình thì quáng. Ai cũng bảo hình thức bên ngoài không quan trọng, vẻ đẹp và sự mạnh mẽ nơi tâm hồn mới quý, đụng chạm thực tế thì lại nói: đỉa bám chân ai người ấy gỡ, quan tâm gì đến nét đẹp tâm hồn ? Hiểu theo nghĩa tích cực, các môn đệ đóng cửa để cầu nguyện là hợp lý, ở cùng nhau để nói lên tình đoàn kết; sợ bị bắt bớ, hành hạ, sợ bị làm khổ, cũng đúng thôi, vì các ông là người, là học trò, chưa phải là thầy !
Yêu là không phải nói lời hối tiếc ! Yêu là mau chóng phải chứng minh. Thầy Giêsu yêu các môn đệ, rửa chân cho các ông, yêu đến độ biết kẻ sẽ bán Thầy, chối Thầy, bỏ Thầy, nhưng vẫn yêu vẫn thương ! Yêu như người ta nói: nước mắt đàn ông không tuôn thành giòng, nước mắt đàn ông, chôn sâu trong lòng ! Yêu là cảm nhận được người mình yêu đang cần gì, đang mong gì, cả những điều thiêng liêng nhất ! Dù các môn đệ đóng cửa nhà, hay đóng cửa lòng, không muốn tiếp xúc với, Đấng phục sinh vẫn xuất hiện, vẫn mở lời cần thiết, chào chúc bình an “cho các học trò”. Yêu là thế, yêu là nghĩ đến người mình yêu trước khi ngủ, và nghĩ về người yêu đầu tiên khi thức giấc. Yêu là chứng minh: lời nói đúng chỗ sẽ làm giảm căng thẳng, sợ hãi, yêu là tỏ cho mọi người cùng cảm nhận “hành động bác ái”, chính là dấu hiệu của tình yêu bất tử.
Xuân Diệu vô cùng lãng mạn với lời tự tình: đố ai định nghĩa được tình yêu, có nghĩa gì đâu một buổi chiều, gặp em gái nhỏ, thế là yêu ! Đấng phục sinh, vượt lên trên tình yêu đôi lứa: có nghĩa gì đâu một buổi chiều, cửa đóng then cài, tất cả chỉ là “chết nhát”, ấy vậy, yêu hoài yêu mãi, và còn minh chứng cho các ông “chữ tình” nơi Thầy chẳng nhạt phai. Yêu là thế, là bén nhạy trước người mình yêu: mở lòng, mở trí, mở trái tim, thay vào đó là đóng cửa sợ hãi, là xoá tan nghi ngờ, tô đậm bình an và hạnh phúc cho người mình yêu. Tình là gì, tình là chi, yêu là chết đi, yêu là không nói lời hối tiếc, yêu là không cân đo đong đếm, mà làm sáng tỏ và làm phong phú chữ tình, chữ yêu, nên một cung bậc mới. “Bình an cho các con, như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con, các con hãy nhận lấy Thánh Thần…”.
Yêu là thế, là chứng minh cho người mình yêu: nếu bạn vấp ngã, nếu mắt tâm hồn bạn bị phủ kín nghi nan, điều đó chưa chắc là bạn đã sai đường, hãy tự tin, hãy cố gắng đứng dậy. Đấng phục sinh xuất hiện lần kế tiếp, trước sự thách thức nghi ngờ của một học trò: “hãy xỏ ngón tay con vào lỗ đinh, hãy thọc bàn tay con vào cạnh sườn, chớ cúng lòng, nhưng hãy tin”. Yêu là thế, tình là thế, Đấng phục sinh vượt lên trên tất cả những gì là bất nhân, bất nghĩa, “thế nhân” chỉ có thể tương đối hoá bằng cụm từ: “tất cả là hồng ân”. Kinh nghiệm chỉ cho chúng ta biết: hãy sợ con dê húc phía trước, cẩn thận con ngựa có thể đá phía sau, nhưng kẻ ngu ngốc phải đề phòng tứ phía. Toma hẳn đã ý thức ông không phải là loài vật, ông không là kẻ ngu ngốc, ông chính là người học trò được thương yêu: “lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”.
Yêu là thế, yêu là lời nói việc làm không bất nhất: “lạy Cha, nếu chén này không thể qua đi, nguyện theo ý Cha, đừng theo ý Con”. Yêu là thế, là giúp cho người mình yêu hiểu, tin, và sống điều mình tin: “phải qua đau khổ thập giá mới tới vinh quang phục sinh. Con Người phải chịu nhiều đau khổ, bị các kỳ lão chối bỏ, giết đi, và ngày thứ ba sẽ sống lại”. Vâng, vì “con đã xem thấy Thầy nên con đã tin, phúc cho những ai không thấy mà tin”. Đấng phục sinh vẫn đang nói với từng tâm hồn chúng ta, “bình an cho các con, nói thế rồi Ngài thổi hơi trên các ông và phán: như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai các con …”. Đừng ai cầu xin cho gánh nặng nhẹ vơi, đừng ai xin ơn biết né tránh khổ đau thập giá, nhưng hãy xin cho đủ tình yêu Chúa, xin cho đôi vai mình vững chắc. Xin Đấng phục sinh hiện diện, đỡ nâng chúng con, vì chưng: đủ đức tài thì bớt luỵ, đủ sức mạnh và tình yêu Chúa, niềm tin sẽ dẫn tới hạnh phúc. Amen.
MÓN QUÀ BÌNH AN
Thiên San, MTG. Thủ Đức
Hôm ấy, khi Đức Giêsu hiện ra với các tông đồ, Tôma không có mặt. Nghe anh em kể lại, ông nói: “Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin” (Ga 20,25). Khoảng tám ngày sau, Đức Giêsu Phục sinh tiếp tục hiện ra với các môn đệ, Tôma cũng có mặt. Người nói với Tôma: “Hãy xỏ ngón tay con vào đây, và hãy xem tay Thầy; hãy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng lòng, nhưng hãy tin” (Ga 20, 27); đoạn Người nói tiếp: “Tôma, vì con đã xem thấy Thầy, nên con đã tin. Phúc cho những ai đã không thấy mà tin” (Ga 20, 29). Như vậy, trong tình yêu của Chúa, chẳng một ai bị bỏ quên.
Sau khi Thầy chết nhục nhã trên thánh giá, các môn đệ mất hết hy vọng. Phải chăng các cửa đều đóng kín hay tâm hồn các ông đang khép lại, co rúm, không thấy một tia sáng nào? Tin Mừng nói rõ, vì họ sợ người Do Thái. Không sợ sao được khi Thầy chẳng còn, lang thang ngoài đường, tạt qua chỗ này chỗ kia chẳng may bị bắt giống như Thầy thì khổ. Dường như tất cả các ông cùng tụ tập lại tại một nơi. Đó là sức mạnh cuối cùng các ông có thể làm được. Trong cái khổ, cái khó, hình như các ông gần nhau hơn? Giữa sự u tối của căn phòng, ẩm thấp, chật chội, tầm hồn các ông như đang héo úa. Hôm ấy, Đức Giêsu phục sinh hiện ra với các ông, đang khi các cửa đều đóng kín. Ngài phá tan bầu khí ảm đảm, thổi luồng khí tươi mát, bình an tràn ngập cả căn phòng, tràn ngập tâm hồn các ông. Bình an là món quà đầu tiên Đức Giêsu dành tặng cho các tông đồ.
Đức Giêsu Phục sinh đến với các môn đệ, hối hả trao ban bình an cho các ông, cho họ xem tay, chân và cạnh sườn của Người. Người ban Thánh Thần cho các ông, sai các ông đi, trao ban bình an và tha thứ. Các môn đệ rất đối vui mừng vì được gặp lại Chúa. Như cây rừng sau một mùa khô cháy được tưới mát, các môn đệ như được hồi sinh. Tiếc là hôm ấy Tôma không có mặt. Phải chăng vì Tôma không có mặt nên Đức Giêsu Phục sinh quyết định hiện ra với các môn đệ lần nữa? Lần hiện ra này, Tôma như được Đấng Phục sinh mở mắt, mở tâm hồn. “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20, 28). Đức Giêsu không chỉ dành sự ưu ái cho Tôma khi hiện ra với ông mà còn nhờ trường hợp của ông mà củng cố đức tin cho chúng ta, là thế hệ của “những ai không thấy mà tin”.
Lòng thương xót của Thiên Chúa bao trùm tất cả. Đối với Ngài, không một ai bị lãng quên. Là thế hệ của “những ai không thấy mà tin”, chúng ta được Thiên Chúa chúc phúc. “Phúc cho những ai không thấy mà tin” (Ga 20, 29). Phúc vì trải qua dọc dài lịch sử, qua biết bao thăng trầm, thử thách, chúng ta vẫn được diễm phúc nhận biết Thiên Chúa là Đấng yêu thương ta. Phúc vì nhận ra món quà vô giá mà Thiên Chúa ban tặng là Đức Giêsu. Cái phúc ấy, tự ta không thể có được nhưng chính nhờ lòng nhân từ, yêu thương của Thiên Chúa. Chính Ngài đã gõ cửa lòng ta, mời gọi ta đón nhận tình yêu. Với đôi mắt xác thịt, chúng ta chẳng thể thấy gì nhưng nhờ ơn Chúa, chúng ta có thể thấy và tin những gì không thể thấy.
Nhiều người trong chúng ta, khi gặp khó khăn thử thách, chúng ta đã không ít lần kêu trách, Chúa, nghi ngờ sự hiện diện của Ngài. Đức Giêsu phục sinh hôm qua, hôm nay và mãi mãi vẫn luôn đồng hành cùng chúng ta. Ngài không hiện ra cụ thể như đã hiện ra với các tông đồ ngày xưa, nhưng Ngài đến với ta qua Bí tích Thánh Thể, qua Lời của Ngài. Để tiếp tục bước đi trong tình thương của Chúa, được trở thành người có phúc, chúng ta đừng bao giờ quên chạy đến với Thiên Chúa. Chỉ khi chăm chú và ưu tiên tìm kiếm và thực thi ý Chúa, chúng ta mới thực sự cảm nhận được sự hiện diện đầy yêu thương của Ngài. Ngài không chỉ mời gọi ta thực thi ý Ngài nhưng vẫn luôn lắng nghe, đón nhận và yêu thương chúng ta như chúng ta là. Như xưa Chúa đã kêu mời các môn đệ ra đi trao ban bình an, yêu thương và tha thứ, nay Người cũng tiếp tục mời gọi và sai chúng ta thực hiện sứ mạng đó. Đong đầy yêu thương, bình an và lòng thương xót của Đấng Phục sinh cho tất cả mọi người, mọi nơi ta hiện diện. Bởi không ai nằm ngoài vùng “phủ sóng” yêu thương của Chúa.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025) .: Mẻ lưới. (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam