Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 55
Tổng truy cập: 1364325
MỘT ĐÒI HỎI NHÂN BẢN SÂU ĐẬM NHÁT
Một đòi hỏi nhân bản sâu đậm nhất
(Trích dẫn từ ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’ – Achille Degeest)
Trước hết chúng ta minh định danh từ để tránh hiểu lầm. Đức Kitô không bao giờ phán rằng muốn theo Chúa phải ghét cha ghét mẹ …… Ở đây là một sự sắp hạng, quan hệ tình cảm thông thường phải đặt sau quan hệ tình cảm siêu nhiên. Tình nghĩa gia đình phải đứng sau tình yêu mến Thiên Chúa. ‘Ghét’ ở đây phải hiểu theo nghĩa ‘giảm bớt tình quyến luyến’. Chúng ta ngạc nhiên thấy những đám rất đông đi theo Đức Giêsu trên đường hành đạo của Người, mà con số những kẻ rời bỏ gia đình trở nên môn đệ Chúa chẳng được là bao. Nhưng chúng ta hiểu ra khi thấy Chúa nói lên những điều Chúa đòi hỏi. Không bao giờ chỉ vì muốn lấy lòng dân chúng mà Chúa che giấu những đòi hỏi của Người. Với bất cứ ai, Chúa có một cung cách quý mến là không đề nghị một thái độ đồng lõa với yếu hèn, trái lại Người kêu gọi lòng hào hiệp của người ta. Tới ngày đông đảo dân chúng bỏ Chúa, nộp Chúa cho quân dữ giết, Người không kết án dân chúng vì Người muốn hy sinh mạng sống cho họ. Tới lúc đó, Chúa sẽ có những môn đệ xứng đáng với sự đòi hỏi của Người, họ sẽ trở lại trong dân chúng làm chất men trong bột. Bài đọc hôm nay của thánh Luca cho thấy Phúc Âm gần gũi đời sống tới mức nào.
1) Bất chợt Đức Giêsu đến với con người trong đời sống cụ thể, trong khung cảnh sinh hoạt gia đình. Chúa đem đến một sự việc cực kỳ mới lạ. Những tình cảm gia đình sâu đậm là thế, chính đáng là thế, nay con người thấy còn có một điều quá lớn vượt lên trên tình nghĩa gia đình. Do đó, hễ quyết tâm theo Đức Giêsu thì cũng quyết tâm mở rộng đời sống cụ thể đón lấy một thực tại sâu rộng hơn, hiện thân hơn những liên hệ gia đình cố hữu. Thánh Phanxicô, đấng thánh tôn trọng Phúc Âm rất nghiêm chỉnh, nhờ kinh nghiệm sống theo Phúc Âm của ngài mà thốt ra hai tiếng ‘cha’ và ‘mẹ’ khi ngài nói về Đức Kitô, trong miệng ngài từ ngữ ‘anh em’ mang nặng tình nghĩa đậm đà vượt xa tình huynh đệ thế gian. Tuy không ý thức rõ rệt, ngài vẫn diễn tả được cao độ phẩm chất nhân bản trong đời sống theo khuôn mẫu Phúc Âm. Phúc Âm vượt lên trên những tình cảm gia đình thông thường nhưng không hủy bỏ chúng. Có thể nói rằng, mặc dầu cái khuôn mẫu tình cảm thế gian vẫn được tôn trọng, có những liên hệ gia đình mới lạ được thiết lập qua một sự thăng hoa, ở một chiều cao hơn. Chúng ta có thể thực tình nói đến ‘gia đình trong Đức Kitô’.
2) Đòi hỏi của Đức Kitô không có gì là phi nhân. Nghe nói đến ‘thập giá’ phải mang vác, người ta có thể cho đó là một đòi hỏi quá sức con người. Muốn có một sự hiểu biết đúng đắn, thì trong đầu chúng ta thập giá phải đi liền với một tình yêu. Phải nhìn thập giá Đức Kitô như một sự tốt lành thượng đẳng, nếu không chẳng thể chấp nhận nổi thập giá. Tôi chọn lấy thập giá của Chúa thay vì tình yêu theo nhân tính tự nhiên nhất, chính đáng nhất, là bởi vì thập giá phát xuất từ một tình yêu thượng đẳng, nó thấm đượm sâu đậm cái điểm nhân tính nhất trong tôi, đó là sự tự do lựa chọn, là tâm hồn dâng hiến. Thập giá Đức Kitô là bằng chứng và cũng là bề nổi tình yêu của Chúa. Thập giá Chúa, tức là hy sinh của Chúa. Có tình yêu nào mà không cần đến ngôn ngữ của hy sinh? Ở đây, chúng ta chẳng đang đứng trước một đòi hỏi nhân bản sâu đậm nhất ư?
39. Sẵn sàng làm môn đệ trung thành của Chúa.
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng’ – Charles E. Miller)
Đằng sau bài đọc thứ hai ngày hôm nay là một khoảng thời gian thích thú. Một người nô lệ có cái tên là Onesimus đã trốn thoát khỏi chủ của mình là Philêmôn, và anh chạy tới chỗ Thánh Phaolô để được an toàn. Thánh Phaolô đã nồng nhiệt bảo vệ cho người nô lệ bỏ trốn này, nhưng thánh nhân nhận biết một điều gì đó có giá trị cao hơn là sự tự do của Onesimus đã được hoàn thành. Thánh nhân đã kêu gọi Philêmôn, chủ của người nô lệ, hãy hành động như một môn đệ thật của Chúa Giêsu Kitô.
Thánh Phaolô dễ dàng che giấu Onesimus hoặc nhân danh Đức Kitô đòi Philêmôn trả lại sự tự do cho người nô lệ. Thay vào đó Thánh Phaolô đã gởi Onesimus về với Philêmôn và những gì tôi tưởng tượng ra là sự tủi nhục của người nô lệ và sự ngạc nhiên của người chủ. Qua người nô lệ, Thánh Phaolô đã gởi cho Philêmôn một bức thư mà chúng ta đã nghe một phần trong bài đọc ngày hôm nay. Điểm chính của bức thư là Phaolô đã không muốn cưỡng bách Philêmôn thực hành nhân đức, thay vào đó thánh nhân chỉ muốn mời gọi ông hãy quảng đại. Tha thứ cho người nô lệ có nghĩa là phó mặc cho quyền sở hữu rất giá trị thời đó. Đó là một thách đố cho Philêmôn. Thánh Phaolô đã kết luận bức thư bằng cách nói rằng; “Tôi viết thư này cho anh với niềm tin tưởng là anh sẽ nghe theo vì tôi biết rằng việc anh sẽ làm còn làm hơn những gì mà tôi xin nữa”.
Thật sự chúng ta không biết chắc Philêmôn đáp trả như thế nào, ông có giải phóng người nô lệ hay không? Philêmôn có lẽ đã nhắc nhở Thánh Phaolô rằng việc nô lệ là hợp pháp và ông ta có quyền để giữ người nô lệ của mình? Có phải ông đã phàn nàn rằng Thánh Phaolô đã thật sự không hiểu về hoàn cảnh kinh tế của ông và người nô lệ thì cần thiết cho sự thành công tài chính của ông không? Chúng ta không biết Philêmôn có đáp trả như Thánh Phaolô mong đợi nơi ông như là người môn đệ của Chúa Giêsu hay không?
Chúng ta biết thế nào là môn đệ Chúa Giêsu và chúng ta được kêu gọi hãy trở nên quảng đại trong việc đáp trả của chúng ta, không phải là sống nhỏ giọt hoặc tìm kiếm những miễn trừ mà những người Công Giáo phải làm. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đã cảnh cáo chúng ta qua ví dụ xây tháp và đi đánh nhau, chúng ta phải được sửa soạn cho kinh nghiệm Kitô giáo của chúng ta. Nước Trời đã là một tài sản được hứa ban trong tương lai. Trong lúc còn trên mặt đất này, chúng ta được mong đợi trở thành những môn đệ trung thành, những người lắng nghe và chăm chú vào những lời của Chúa Giêsu: “Bất cứ ai không vác thập giá mình mà theo Ta, thì không đáng làm môn đệ của Ta”.
Có lẽ thánh giá của chúng ta là những đau khổ có liên quan đến việc phải từ bỏ những nô lệ của chúng ta như là thói nghiện rượu, nghiện thuốc, hoặc là say xỉn, thánh giá của chúng ta có thể giữ chăm chú kỷ luật mà chúng ta cần để lướt thắng những chuyện đồn nhảm, để tha thứ những người nào đã đối xử bất công, hoặc là tử tế hay là nghĩ tốt cho những người luôn luôn cho chúng ta là điên rồ.
Thiên Chúa không cưỡng bách chúng ta trở nên đạo đức như Thánh Phaolô đã không cưỡng bách Philêmôn phải tha thứ cho nô lệ của ông. Ngay khi điều xấu xảy ra với chúng ta, Thiên Chúa cũng không cưỡng bách chúng ta phải chấp nhận nó như một thánh giá. Chúng ta phải nỗ lực làm việc để thấy được chúng ta có thể quay trở một điều đáng sợ trở thành một điều có giá trị, bằng việc kết hợp những đau khổ của chúng ta với những đau khổ của Đức Kitô.
Trong mọi Thánh Lễ chúng ta tưởng nhớ sự chết và sự sống lại của Đức Kitô, như vậy qua bí tích Thánh Thể, sự hy tế của Ngài là một thực tại trước chúng ta trên bàn thờ. Khi chúng ta nghe những lòi: “Đây cũng là mình con nữa, cùng với Con Cha, con xin dâng chính mình con cho Cha”. Khi đó chúng ta sẽ nghe những lời: “Đây là chén Máu Ta”, chúng ta sẽ nói: “Đây là máu của con, con ước mong nó được đổ ra vì yêu Cha, nếu Cha muốn như vậy”. Chúng ta phải được chuẩn bị để trở thành môn đệ của Chúa Giêsu Kitô.
40. Từ bỏ để theo Chúa – Lm. Minh Vận, CRM
Bài Tin Mừng chúng ta vừa nghe khơi dậy nơi chúng ta nhiều thắc mắc: Tại sao người Do Thái đương thời cứ lũ lượt say mê theo Chúa hết ngày này sang ngày khác, đến hết cả lương thực để nuôi thân, đến nỗi Chúa phải làm phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều để nuôi sống họ? Phải chăng nơi Chúa có một hấp lực thần linh lôi cuốn quyến rũ họ? Phải chăng lời Chúa rao giảng là một giáo lý cao siêu và đầy khôn ngoan khiến họ phải cảm phục đến sùng mộ? Phải chăng họ đã nhận ra Ngài là Đức Kitô, Đấng Thiên Chúa sai đến trần gian, vì họ đã từng được mục kích các phép lạ Ngài làm, để thi ân giáng phúc cho họ: Nào người câm nói được, kẻ mù được thấy, người điếc nghe được, kẻ phong cùi được lành sạch, người đã chết được sống lại và biết bao bệnh nhân với đủ mọi chứng bệnh tật đều được chữa khỏi? Thế nhưng, một thắc mắc rất quan trọng khác nữa, khiến chúng ta không thể hiểu nổi là, tại sao người ta cảm phục Chúa, được chứng kiến biết bao phép lạ, được nghe lời giảng dạy khôn ngoan, được lãnh nhận bao nhiêu ơn lành Chúa ban, thế mà chỉ sau đó vài ba hôm họ lại hô hoán đòi Chính Quyền kết án tử hình Ngài?
- ĐIỀU KIỆN LÀM MÔN ĐỆ CHÚA KITÔ
Theo các nhà chú giải Thánh Kinh, thì dân chúng lũ lượt theo Chúa, ngoài các lý do trên, còn một lý do khác hằng được họ ấp ủ trong lòng, cha truyền con nối, từ đời nọ qua đời kia, là việc hôm nay Chúa Kitô tiến lên thành thánh Jerusalem, như một cuộc khải hoàn và sau đó, Ngài sẽ thiết lập một Vương Quốc Vinh Quang trần thế, khiến Israel thành một Vương Quốc vĩ đại hùng mạnh của Đấng Thiên Sai, đáng muôn dân muôn nước phải tôn trọng nể vì. Họ tự hào mình là môn đệ của Chúa Kitô và đáng được Ngài cho hưởng vinh quang với Ngài. Chúa đã thấu tỏ tâm tư thầm kín trong lòng họ, Ngài muốn đánh tan cái ảo mộng hão huyền đó, nên Ngài quay lại phán với họ: “Nếu ai muốn theo Ta mà không bỏ cha mẹ, vợ con, anh chị em và cả mạng sống mình, thì không thể làm môn đệ Ta được. Còn ai không vác thập giá mình hằng ngày mà theo Ta, cũng không thể làm môn đệ Ta được” (Lc 14:25).
Theo quan niệm lương dân và nhãn quan phàm tục, thì những điều kiện Chúa đòi phải có trên đây, để trở nên môn đệ Chúa, là những đòi hỏi quá khắt khe, khiến người muốn theo Chúa phải chán nản, thất vọng bỏ cuộc. Nhưng theo khách quan, những yêu sách Chúa đòi những người muốn làm môn đệ Chúa trên đây, không có gì là quá khắt khe; vì cũng theo các nhà chú giải Thánh Kinh, thì Chúa Kitô đến trần gian là để rao giảng tình yêu thương, chứ không phải hận thù, Chúa không bao giờ phế bỏ giới luật thứ bốn trong 10 Điều Răn Chúa về tình yêu thương và lòng tôn kính hiếu thảo phải có đối với cha mẹ. Cho nên chữ “bỏ” trong bản dịch của chúng ta không có nghĩa là Chúa truyền chúng ta phải “từ” cha mẹ; nhưng là phải chọn Chúa trước cha mẹ. Còn theo các bản dịch khác đúng hơn phải dịch là “ghét”. Chữ “ghét”, ghét cha mẹ, ghét bản thân, ngôn ngữ Hy Lạp diễn tả ý niệm “thích hơn” bằng lối văn đối ngẫu: Yêu và ghét. Thay vì nói Thiên Chúa thích Giacóp hơn Esau (Mal 1:2-3) tiếng Hy Lạp nói: “Ta thương Giacóp và ghét Esau”. Cũng như trong Tin Mừng theo Thánh Mathêu, Chúa phán: “Ai yêu cha mến mẹ hơn Ta, không đáng làm môn đệ Ta” (Mt 10:37).
- THÁI ĐỘ CÁC THÁNH TRƯỚC LỜI CHÚA GỌI
Trước lời Chúa kêu gọi, các Thánh đã ý thức và thấu hiểu được cái giá trị đích thực và cao quí của ơn gọi làm môn đệ Chúa, các ngài đã can đảm, mau mắn, dấn thân, dứt khoát khước từ tất cả mọi sự, dù cả cha mẹ, họ hàng thân quyến, dù chính cả mạng sống mình vì lòng yêu mến Chúa.
Khi đã quyết định theo Chúa, các Thánh chấp nhận mọi hậu quả, sẵn sàng vui tươi lãnh nhận vác lấy mọi thập giá đau khổ Chúa gởi đến, tất cả mọi cái ngược lại với bản tính tự nhiên của con người, các ngài không phàn nàn kêu trách; trái lại, còn lấy làm vinh dự vì được diễm phúc chịu mọi thống khổ và chịu chết vì lòng yêu mến Chúa.
Thánh Phêrô, Andrê, Giacobê đã mau mắn giã biệt cha mẹ, thân bằng quyến thuộc, nghề nghiệp chài lưới, để đi theo Chúa làm kẻ chinh phục các linh hồn.
Thánh Mathêu đã dứt khoát bỏ sở thuế vụ phục vụ Chính Quyền Roma, một nghề nghiệp khá có bảo đảm cho cuộc sống, để đi theo Chúa, truyền bá Tin Mừng Cứu Độ cho các linh hồn.
Thánh Alphongsô đã bỏ văn bằng tiến sĩ luật và ghế luật sư danh tiếng thành Napoli, để đi theo Chúa, phục vụ Chúa nơi các người nghèo nàn, những người xấu số bị xã hội loại bỏ; ngài còn lập một Hội Dòng để chiêu tập nhiều anh em cùng chí hướng thực hiện lý tưởng cao cả đó, hầu Chúa được tôn vinh và yêu mến, các linh hồn được cứu độ.
Tất cả các Thánh, mỗi vị một hoàn cảnh, một môi trường, một chức vụ khác nhau, nhưng các ngài đều đã hy hiến trót bản thân và cả cuộc sống, khước từ tất cả những gì trái nghịch tính tự nhiên, hoặc có thể làm cản trở sứ mạng Chúa trao phó; dù phải đoạn tuyệt cả những tình yêu chính đáng, những sở thích và xu hướng ngay lành riêng tư, ngay cả mạng sống mình vì lòng yêu mến Thiên Chúa, miễn là Chúa được tôn vinh sùng bái.
III. THÁI ĐỘ CHÚNG TA TRƯỚC LỜI CHÚA
Thái độ của chúng ta thế nào trước lời Chúa kêu gọi từ bỏ và vác thập giá mình hằng ngày theo Chúa, để trở nên môn đệ của Người? Chúng ta có sẵn sàng từ bỏ tất cả những gì làm cản trở chúng ta trên đường theo Chúa, những gì trái nghịch với giáo huấn và lề luật của Chúa và Giáo Hội không? Chúng ta có sẵn sàng lãnh nhận mọi đau khổ, ghé vai vác mọi thập giá Chúa gởi để đền tội, để lập công, để nên Thánh, để cứu độ tha nhân và để Chúa được vinh danh không?
Tại một xưởng thợ, trong giờ nghỉ, một nhóm công nhân đang ngồi bàn tán chê bai Đạo Công Giáo, cho Công Giáo là mê tín dị đoan, làm mê muội trí khôn, bức hiếp lẽ phải, làm sai lạc trí phán đoán và bản năng tự nhiên của con người. Khi họ vừa dứt lời, một chàng thanh niên đã can đảm lên tiếng: “Phải, vì Đạo Chúa, tôi đã phải từ bỏ tất cả”. Mọi người đều bỡ ngỡ trố mắt nhìn, anh thanh niên nói tiếp: “Trước kia tôi là kẻ bợm rượu, mê cờ bạc, ưa dối trá lừa đảo, thích ngao du chơi bời dâm đãng; nhưng vì Đạo Chúa tôi đã từ khước tất cả. Vì Đạo Chúa, đã làm cho tôi mất tất cả những tâm địa xấu xa. Xưa kia Satan thống trị gia đình tôi, biến gia đình tôi thành hỏa ngục nơi trần gian; nhưng nay Chúa ban cho gia đình tôi rất được hạnh phúc, vợ chồng thuận hòa, con cái ngoan ngoãn, thực sự đã làm cho chúng tôi cảm thấy được nếm hưởng hạnh phúc Thiên Đàng ngay trên trần gian này”.
Sau cùng, người thanh niên thành thực kêu gọi: “Hỡi các bạn, bây giờ các bạn đã biết, Đạo Chúa đã làm cho tôi mất tất cả những gì chưa? Hãy làm như tôi, tôi xin cam đoan chắc chắn với các bạn, các bạn sẽ không phải hối hận đâu”.
Kết Luận
Là con cái Chúa, chúng ta có can đảm từ bỏ tất cả những gì nghịch với lương tâm, trái với luật Chúa và Giáo Hội; quyết tâm sống đúng với giáo huấn của Chúa và Giáo Hội dạy, để tỏ lòng chúng ta yêu mến Chúa và nên môn đệ của Người không?
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ dạy chúng con biết lắng nghe Lời Chúa và sẵn sàng thưa lời “Xin Vâng” như Mẹ, để chúng con được can đảm từ khước tất cả những gì làm cản trở chúng con trên đường theo Chúa và được trở nên môn đệ của Người.
41. Người môn đệ đích thực của Chúa Giêsu.
(Suy niệm của Lm. Minh Vận, CRM)
Tin mừng hôm nay diễn tiến trong bối cảnh Chúa Giêsu đang trên hành trình lên Giêru salem. Hành trình đó là điểm đến cuối cùng của Người để hoàn tất chương trình cứu độ nhân loại. Tại đó, Người sẽ phải trải qua cái chết khổ nhục trên Thập giá. Trên hành trình ấy, có rất nhiều người cũng muốn đi với Người. Họ muốn được gắn bó với Người. Tuy nhiên họ vẫn chưa hiểu hết con đường phía trước đang chờ đợi họ. Họ vẫn đang tin Người là vị vua theo nghĩa trần thế, có quyền năng thay đổi vận mệnh dân tộc và ban cho họ phú quý vinh hoa khi Người hoàn thành sứ mạng. Họ muốn Người làm Vua để đánh đuổi quân ngoại xâm và tái lập vương quốc Ítraen.
Chúa Giêsu biết những khát vọng trần thế ấy nơi họ nhưng không vì thế mà Người xua đuổi họ. Họ cần phải biết rõ hơn những yêu sách của việc đi theo Người, và họ cần phải ý thức về những khó khăn đang chờ đợi họ ở phía trước. Vì thế, Người đưa ra cho họ một lời đề nghị dành cho những ai muốn bước theo người. Người muốn họ phải vượt qua não trạng thông thường ưa tìm hư danh để bước xuống con đường tự hủy.
Chúa Giêsu đưa ra lời mời gọi vừa khẩn thiết vừa đầy thách đố cho những ai còn muốn đi theo Người: “Ai theo Tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, an hem, chị em, và cả mạng sống mình thì không thể làm môn đệ tôi được.” Thoạt nghe, người ta có thể hiểu sai khi cho rằng lời mời gọi như thế đi ngược lệnh truyền yêu mến người thân cận, cũng như đi ngược điều răn thứ IV là thảo kính cha mẹ. Nhưng đây là một đòi hỏi buộc người ta phải chọn Chúa vượt lên trên tất cả những tương quan khác, một chọn lựa có tính tuyệt đối.
Chắc chắn Chúa không dạy người ta phải khinh ghét cha mẹ và gia đình mình, nhưng người môn đệ phải dứt bỏ những tình cảm riêng tư, những gắn bó làm cản trở trong việc thi hành thánh ý Thiên Chúa. Nói cách khác, người đồ đệ không để cho bất cứ điều gì cản trở mình chọn Chúa làm lẽ sống, cho dù đó là những giá trị linh thiêng cao quý như tình cảm đối với gia đình. Điều đó có nghĩa là người đồ đệ phải yêu mến Chúa hơn tất cả những người khác, kể cả những người thiết thân nhất với mình, và thậm chí là chính bản thân mình. Chúa Giêsu phải được đặt ở vị trí đặc biệt và độc nhất trong cuộc đời sống của người đồ đệ. Tình yêu dành cho Người phải vượt lên trên tất cả những tương qua ràng buộc khác. Tuy nhiên điều ấy không có nghĩa là loại trừ tình yêu mến đối với tha nhân, nhưng trái lại phải được tăng triển hơn. Bởi vì một khi tình yêu mến đối với Chúa gia tăng thì cũng đòi hỏi tình yêu thương đồng loại cũng phải triển nở. Vấn đề là tình yêu mến dành cho tha nhân không nằm ngoài mối tương quan của chúng ta có với Chúa Giêsu và phải được hội nhập vào mối tương quan đó.
Để củng cố sức mạnh cho các môn đệ trên hành trình theo Người, Chúa Giêsu đưa ra hai minh họa về người xây tháp và vị vua đi đánh trận. Cả hai đều phải tính toàn chi ly, lượng sức mình có đủ khả năng để đối đầu với công việc vốn gian nan này không. Việc theo Chúa cũng gian nan không kém việc xây tháp và đánh giặc. Từng chặng một đều đòi hỏi phải hao tốn sức lực. việc theo Chúa cũng không thể tính toán bao lâu, bao nhiêu, hay bằng những việc gì nhưng là thái độ quyết liệt, gạt ra một bên tất cả để bước theo Chúa, xây dựng nước Trời, chiến đấu với sự dữ và chấp nhận chết đi mỗi ngày để được chiến thắng hiển vinh.
Nguyện xin Chúa ban cho chúng ta được mạnh mẽ dứt khoát với tất cả những gì làm cản trở bước đường theo Chúa.
Xin cho chúng con biết chọn Chúa làm lẽ sống duy nhất vượt lên trên tất cả những tình cảm dù thiêng liêng nhất là gia đình và ngay cả chính bản thân con.
Xin cho con vui lòng vác lấy thập giá Chúa mỗi ngày và hăng hái bước theo Người. Sau cùng, xin cho con lòng can đảm để biết từ bỏ hết những gì mình có để được làm môn đệ người và ra đi xây dựng Nước Trời, làm chứng tá tình yêu Chúa trước mặt mọi người.
42. Chọn Chúa Kitô.
(Trích trong ‘Niềm Vui Chia Sẻ’)
Odette, một cô gái xinh đẹp, sinh ra trong một gia đình quý tộc ở nước Bỉ. Năm 17 tuổi, cô quyết định đi tu, nhưng chỉ vài ngày sau khi lãnh áo dòng, cha mẹ cô đến bắt trở về. Từ lâu, cha mẹ đã có ý gả cô cho lãnh chúa Simon ở một lâu đài gần đó.
Vốn biết cô con cái cưng không muốn lập gia đình nên cha mẹ cô đã chuẩn bị hôn lễ một cách kín đáo. Một buổi sáng đẹp trời cô thức giấc vì sự ồn ào lạ thường của lâu đài. Vèn màn nhìn qua cửa sồ, cô ngạc nhiên thấy xe hoa lộng lẫy đang tiến vào khuôn viên trước lâu đàu. Hỏi đầy tớ, cô mới biết người ta đang chuẩn bị lễ cưới cho cô. Kế đó, các người hầu vào phòng trang điểm và mặc áo cưới cho cô. Họ đưa cô xuống nhà nguyện của lâu đài. Nơi đây, có đông đủ quý khách, và linh mục tuyên úy của lâu đài cũng đã nghiêm chỉnh chờ sẵn.
Nghi lễ đến phần giao ước. Vị chủ tế hỏi Odette có muốn nhận Simon là chồng theo luật Giáo Hội không? Cô đã dõng dạc tuyên bố “Con không nhận lãnh chúa Simon cũng như bất cứ người nào làm chồng, bởi vì tình yêu và đức tin của con đã hiến dâng hco Chúa Kitô từ lâu rồi. Vì thế, không một tình yêu nào, cho dù sự hăm dọa có thể tách con khỏi tình yêu Chúa Kitô là bạn trăm năm duy nhất của đời con”.
Sáng hôm sau, không thấy con gái xuống vườn đi dạo như thường lệ, cha cô gõ cửa vào phòng cô. Odette đang gục đầu trên vũng máu. Ông đáu đớn nhìn con và hiểu ngay ý định của Odette. Vì muốn hủy hoại sắc đẹp của mình nên cô đã dùng gươm cắt chiếc mũi xinh đẹp của cô. Khi hồi tỉnh lại, được hỏi lý do tại sao cô làm như vậy? Cô thản nhiên đáp: “Như thế sẽ không ai cấm cản con đi theo Chúa Kitô nữa”.
Thật vậy, khi vết thương đã lành, cô được phép nhập tu viện. Ba năm sau đó, nữ tu Odette được chị em chọn làm tu viện trưởng lúc mới 23 tuổi.
Thưa anh chị em,
Cử chỉ táo bạo và xem ra như điên rồ của Odette là bằng chứng hùng hồn nhất về lòng tin và tình yêu của cô đối với Chúa Kitô. Và để trung thành tuyệt đối với tình yêu ca cả đó, cô đã sẵn sàng hy sinh tất cả: cha mẹ, tiền tài, danh vọng, chức quyền, sắc đẹp và chính đời sống của cô nữa.
“Ai theo Tôi mà không dứt bỏ cha mẹ, vợ con, anh em, chị em và cả mạng sống mình nữa, thì không thể làm môn đệ Tôi được”.
Cuộc đời con người là một chuỗi những chọn lựa. Những chọn lựa đan thành đời riêng của mỗi người. Đối với người Kitô, chọn lựa là đáp lại tiếng Chúa đang vang lên trong lòng mình từng giây phút trong cuộc sống. Đôi khi nhìn lại những chọn lựa hằng ngày, chúng ta chợt giật mình, vì thấy chúng ta thường chọn mình: sở thích của mình, hạnh phúc của mình, tự do của mình. Chúng ta chọn tất cả những gì ít nhiều dính dáng đến bản thân. Trong khi Kolbe chọn chết thay cho bạn tù torng trại tập trung Đức Quốc Xã, Cha Đamien chọn hiến thân cho người phong cùi ở đảo Molokai, Mẹ Têrêsa chọn săn sóc cho những người hấp hối ở Calcutta. Và chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống để diễn tả niềm tin và tình yêu vào Chúa Kitô Tử Nạn và Phục Sinh.
Chọn lựa là phải từ bỏ. Người ta không thể bắt cá hai tay. Người ta không thể phục vụ hai chủ. Cũng không được đặt Chúa ngang hàng “cá mè một lứa” với tất cả những cái khác để chọn lựa. Chúa phải được đặt trên tất cả. Chọn Chúa la phải từ bỏ tất cả những cái khác. Không được coi những liên hệ tình cảm gia đình hơn Chúa. Không được coi tiền của vật chất hơn c. không được coi mạng sống mình hơn Chúa. Chúa đòi hỏi những người theo Chúa phải dành cho Ngài quyền ưu tiên trên tất cả mọi cái khác. Bất cứ điều gì đi ngược lại hoặc ngăn cản quyền chọn lựa ưu tiên đó đều phải bị loại trừ. Không thể đi theo Chúa, nếu chúng ta không yêu Chúa hơn tất cả những người thân yêu của chúng ta, dù là cha mẹ, anh chị em, và yêu Chúa hơn cả chính bản thân mình, hơn cả mạng sống mình nữa: “Ai muốn cứu lấy sự sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ cứu được sự sống” (Lc 9,24).
– Một người con tốt nghiệp Đại học Sư phạm muốn đi phục vụ những con người như bị bỏ rơi ở một nơi xa thành thị, đường đi khó khăn, trắc trở, thiếu thốn đủ thứ, từ cái ăn đến nước uống… Người mẹ khóc lóc cản ngăn, sợ con cực, con khổ…
– Một công nhân làm trong một xí nghiệp. Người công nhân biết rất rõ nội vụ tiêu cực làm thiệt hại nặng nề tài sản của nhân dân. Im lặng để được yênt hân hay tố giác theo tiếng nói của lương tâm, của lẽ phải, nhưng lại liều mình chuốc họa vào thân…
Theo Chúa trong những trường hợp nầy là một thử thách, là thập giá. Nhưng đằng sau thử thách, đằng sau thập giá là cuộc sống mới trong vinh quang.
Anh chị em thân mến,
Khách quan mà nói, lời mời gọi của Chúa Giêsu thật là ngược đời và khó chấp nhận. Những lời đó vẫn làm khó chịu không ít người. Nhưng cũng những lời tuyên bố ngược đời đó vẫn không ngừng lôi cuốn bao người khác dấn thân vào một cuộc phiêu lưu không biết đâu là giới hạn.
Chúng ta có thể hiểu và sống theo lời mời gọi của Chúa Giêsu, khi chúng ta khám phá ra được tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Tình yêu đó bao la, vô điều kiện, vô vụ lợi. Khi chúng ta cảm nghiệm được tình yêu đó bằng chính cuộc sống đời thường của một con người, thì lúc đó chúng ta mới thấy Chúa Giêsu có lý. Và chúng ta cũng có lý khi dấn thân vào việc thực hiện những hy sinh, từ bỏ. Vì tình yêu và chỉ vì tình yêu mà thôi, những từ bỏ, hy sinh tự nguyện của chúng ta mới có giá trị vĩnh cửu. Nói cách khác, nếu chúng ta yêu Chúa thật sự thì chẳng những chúng ta không ngần ngại mà còn sung sướng được chia sẻ thập gái với Chúa Giêsu. Vui sướng chấp nhận từ bỏ, hy sinh, khước từ của cải, danh vọng, quyền lực, để chứng tỏ chúng ta yêu Chúa thật sự, không giả dối “tình yêu không có hy sinh, chưa phải là tình yêu thứ thiệt”.
Tuy nhiên, thưa anh chị em,
Cần phải suy nghĩ, đắn đo cẩn thận trước khi quyết định theo con đường Chúa Giêsu mời gọi. Vì đây là một chọn lựa hết sức quan trọng. Nó liên hệ đến cả cuộc đời chúng ta. Đã bước chân theo Chúa thì phải theo đến kỳ cùng. Không chấp nhận bỏ cuộc, dừng lại hay thối lui. Theo Chúa cần phải bền gan vững chí đến cùng mới được, như Chúa đã nói: “Ai bền đỗ đến cùng mới được cứu độ”.
Theo Chúa không phải là vấn đề của lợi lộc trước mắt mà là vấn đề của tình yêu. Yêu là trung thành. Yêu là cho đi, cho đi từ từ, cho đi mại, cho đi cả mạng sống. Đó mời là tình yêu lớn nhất, xứng đáng với tình yêu của Thiên Chúa. Đó cũng là biện chứng của Tin Mừng: cho đi là nhận lãnh, quên mình là tìm lại mình, chết là sống, tử nạn là phục sinh muôn đời.
43. Theo Thầy – McCarthy.
Trong Tin Mừng chúng ta thấy Đức Giêsu không giấu giếm các tông đồ thực tế. Người chỉ rõ những khó khăn, gian khổ và những hy sinh mà Người đòi hỏi nơi những ai đi theo Người. Bằng những lời lẽ rõ ràng, Người nói với họ rằng công việc đó không phải dễ dàng gì. Vì thế sau này họ không thể than phiền “Ôi chúng tôi đã không bao giờ nghĩ rằng sự việc nó lại như thế này”.
Người ta có thể là một người theo Đức Kitô nhưng không phải là môn đệ của Người. Bởi lẽ người ta có thể đi dân công nhưng không phải là một chiến sĩ của đức vua. Người ta có thể không phải gánh vác nặng nề mà vẫn đóng vai của mình. Người ta chỉ là một người xí phần trong việc lớn. Người ta có thể là người chỉ biết nói giỏi mà không làm.
Một lần nọ, có người đến gần vị giáo sư danh tiếng để hỏi về một thanh niên: “Dù sao xin ông nói cho tôi biết anh ta có phải là một sinh viên của Ông. Đúng không?” và vị giáo sư trả lời: “Anh ấy dĩ nhiên có nghe tôi giảng, nhưng xin ông tin tôi, anh ấy không bao giờ thật sự là sinh viên của tôi”.
Một trong những cản trở to lớn của Giáo Hội là trong Giáo Hội có nhiều người theo Đức Kitô với một khoảng cách an toàn, nhưng rất ít người thật sự là môn đệ, tức là những người đang thực hiện lời Người.
Chúng ta hãy đối diện với điều đó. Là một môn đệ của Đức Kitô không dễ dàng gì. Vai trò môn đệ có một số yêu cầu thực tiễn mà người ta không thể tránh né nếu không muốn phản bội lại Tin Mừng. Tuy nhiên có nhiều người đi nhà thờ một cách thoải mái nhưng ít người quan tâm đến những người khốn khổ, nghèo túng và tiếng rên rỉ của người nghèo. Ngày nay cũng thế, người Kitô hữu được kêu gọi từ bỏ nhiều điều mà người khác coi là việc đương nhiên họ phải có.
Một vài môn đệ tan biến đi khi họ được yêu sách, như tuyết tan dưới mặt trời. Những người khác bị sự chống đối và phê bình tàn phá, giống như ngọn lửa chập chờn bị cơn gió mạnh đầu tiên thổi tắt.
Khi nhà vua Trung Quốc đến thăm những tu viện của đại thiền sư Lin Chi; nhà vua ngạc nhiên khi biết được rằng có hơn mười ngàn nhà sư đang sống ở đó. Muốn biết rõ con số chính xác các nhà sư, nhà vua hỏi: “Ngài có bao nhiêu đệ tử?”
“Bốn hoặc năm” Lin Chi đáp.
Đức Giêsu nói rằng muốn đi theo Người, người ta phải suy xét với lương tri bình thường, với sự thận trọng và tính toán cái giá phải trả. Chúng ta không thể gánh vác quá khả năng của chúng ta. Dĩ nhiên, chúng ta không biết trước mình có khả năng gì. Chúng ta có thể đánh giá cao hoặc đánh giá thấp chính mình. Chúng ta cần có sự thách đố để điều tốt nhất trong chúng ta xuất hiện.
Chúng ta có thể rút ra từ gương sáng của các tông đồ một sự khích lệ. Tin Mừng cho chúng ta thấy họ phải chiến đấu ở mọi điểm để đi theo Đức Giêsu. Tuy nhiên, Người không loại bỏ họ. Chỉ sau khi Đức Giêsu từ sự chết sống lại, họ mới thật sự là những môn đệ của Người.
Khi nhìn vào các tông đồ, chúng ta khám phá sự bất toàn của chúng ta. Tin Mừng ban niềm hy vọng cho những Kitô hữu thất bại. Sự sám hối và một cơ may thứ hai luôn luôn có thể có. Đức Giêsu bằng ân sủng của Người luôn luôn quảng đại với những người cố gắng đáp lại lời kêu gọi của Người.
Các tin khác
.: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025) .: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025) .: Làm theo Lời Chúa (03/05/2025) .: Có Chúa nâng đỡ (03/05/2025) .: Thiên Chúa không bỏ con người (03/05/2025) .: Bữa ăn trên bờ biển (03/05/2025) .: Con có yêu mến Thầy không? (03/05/2025) .: Yêu mến Chúa (03/05/2025) .: Cơ hội chuộc lỗi cho Phêrô (03/05/2025) .: Vận mệnh tương lai của Giáo Hội (03/05/2025) .: in và Yêu là điều kiện nhận ra Chúa (03/05/2025) .: Mầu nhiệm Giáo Hội. (03/05/2025) .: Thủ lãnh Giáo Hội (03/05/2025) .: Sứ mạng phục vụ (03/05/2025) .: Cùng Ngư Phủ Phêrô ra khơi (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam