Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 65
Tổng truy cập: 1364833
NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU
NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU
(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)
Trong thiệp báo tin Maria Cristina Cella Mocellin qua đời không mang màu đen tang chế nhưng được viền màu xanh hy vọng của cây cỏ tươi. Chính giữa nổi bật cánh hoa hồng, đọng những giọt sương mai lóng lánh. Bên trong là di ảnh của Cristina, tươi trẻ, duyên dáng và lộng lẫy trong chiếc áo ngày cưới. Bên dưới bức ảnh là lời nguyện trích từ nhật ký của Cristina lúc còn thiếu nữ: Lạy Cha, xin dâng Cha niềm vui của con như ca khúc chúc tụng Cha, trái tim con như căn nhà tiếp đón Cha và cuộc đời con để Cha thực hiện điều Cha muốn.
Và… cuộc đời Cristina kết thúc vào năm 26 tuổi. Chiếc bướu ung thư ác tính nơi tử cung mắc phải năm 18 tuổi, tưởng đã chữa lành, nào ngờ tái xuất hiện. Nàng đã có hai con một trai một gái. Cristina đang đợi đứa con thứ ba. Khi vị bác sĩ báo hung tin: “Cristina, tôi rất tiếc phải cho bà biết chứng ung thư quái ác tái xuất hiện”, Cristina im lặng một giây. Lấy lại bình tĩnh nàng nhìn thẳng vào mắt vị bác sĩ và nói:
– Tôi đang có thai. Tôi đang mang thai, bác sĩ ạ!
Vị bác sĩ hiểu ngay. Ông không dám đề nghị với nàng lối trị liệu hóa học, vì như thế có nghĩa là giết chết bào thai!
Maria Cristina sinh hạ Riccardo vào tháng 8 năm 1994. Ngay sau đó, nàng bắt đầu các phương pháp trị liệu hóa học, nhưng quá trễ, bướu ung thư đã ăn sâu nơi nội tạng. Người mẹ trẻ anh dũng êm ái trút hơi thở cuối cùng ngày 22-10-1995, để lại 3 con thơ.
Đây là một cái chết đẹp. Chết cho con được sống. Chết để gìn giữ một sinh linh bé bỏng đã được Thiên Chúa phú bẩm nơi cung lòng của người mẹ. Chắc chắn mai sau khi lớn lên, đứa bé đã được mẹ chết thay đó, sẽ hết lòng cảm ơn mẹ. Nhờ mẹ đã hy sinh tính mạng mình, mà người con được bước vào cuộc đời.
Có thể nói sự kiện người mẹ trẻ Cristina dám chết cho con được sống, đã hoạ lại hình ảnh rất đẹp của Chúa Giêsu, vị mục tử nhân lành. Người mục tử biết từng con chiên, lo lắng cho từng con chiên, chăm sóc cho từng con chiên, sẵn sàng chết cho đàn chiên. Chính Chúa đã từng nói: “Tôi là mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên tôi biết tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời. Không bao giờ chúng phải diệt vong”. Thật là hạnh phúc cho cuộc đời chúng ta, vì Chúa biết từng người chúng ta. Chúa lưu tâm đến từng hoàn cảnh của chúng ta. Chúa còn bao bọc chở che chúng ta bằng biết bao ơn lành hồn xác. Sống dưới sự chăm sóc của Chúa, chúng ta không chỉ hạnh phúc ở đời này mà còn hạnh phúc cả đời sau, miễn là chúng ta biết nghe tiếng Chúa và bước đi trong đường lối của Chúa.
Tình thương của người mục tử không chỉ dừng lại ở việc chăm sóc dưỡng nuôi chúng ta, mà con dám thí mạng sống mình vì chúng ta. Cái chết trên thập tự giá là bằng chứng hùng hồn cho một tình yêu lớn lao đến nỗi dám chết để đổi lại sự sống cho chúng ta. Ngài còn đi đến đỉnh cao của sự dâng hiến trọn vẹn là trở nên lương thực nuôi dưỡng chúng ta. Với tấm bánh đơn sơ nhỏ bé, Chúa muốn hoà tan trong chúng ta để chúng ta được ở lại trong Chúa, và nên một trong Chúa. Qua đó, Chúa cũng muốn mượn lấy bản tính nhân loại của chúng ta, để Ngài lại có thể tiếp tục yêu thương và phục vụ cho đàn chiên được sống ấm no và hạnh phúc.
Thế giới hôm nay rất cần những tấm lòng dám hy sinh cho nhau, dám vì lợi ích của tha nhân mà quên mình phục vụ, mà quảng đại trao ban. Thế giới sẽ cằn cỗi và hoang tàn nếu không còn những con người dám hy sinh đời mình để phục vụ anh em. Nhưng rất mừng, vì cuộc đời vẫn còn đó biết bao tấm lòng luôn quên mình phục vụ một cách quảng đại và vô vị lợi như mẹ Têrêsa thành Calcutta. Cuộc đời vẫn còn đó, những con người biết tôn trọng sự sống của con cái mà quên đi tính mạng mình như người mẹ trẻ Cristina. Cuộc đời vẫn còn đó, những con người đã từ khước niềm vui trong bậc sống vợ chồng, để dâng hiến phục vụ cho tin mừng Nước Trời trong bậc sống linh mục, tu sĩ. Vâng, có lẽ cuộc đời hôm nay vẫn tươi đẹp vì biết bao người cha, người mẹ, chấp nhận một nắng hai sương, lặn lội nơi ruộng vườn và ngược xuôi nơi bến chợ để lo cho từng cuộc đời những người con. Và còn đó biết bao người, tuy không danh phận giữa đời, nhưng sẵn lòng làm bất cứ điều gì, miễn là đem lại niềm vui cho anh em. Và còn rất nhiều những cuộc đời rất âm thầm đang vẽ lại hình ảnh người mục tử nhân lành, khiêm tốn cúi mình băng bó những vết thương đau của đồng loại bằng tình thương và phục vụ một cách quảng đầy hy sinh.
Hôm nay, ngày dành riêng để cầu nguyện cho ơn gọi làm linh mục và tu sĩ, chúng ta hãy xin Chúa ban thêm nhiều vị mục tử tốt lành để chăm sóc đàn chiên của Chúa. Những mục tử biết hoạ lại khuôn mẫu của vị mục tử nhân lành luôn sống hết mình vì đàn chiên, luôn tận tuỵ chăm sóc đàn chiên của Chúa. Chúng ta cũng xin Chúa cho những bậc làm cha, làm mẹ biết giáo dục và hướng dẫn con cái sống tinh thần tin mừng để cống hiến cho Giáo hội những mần giống ơn gọi tốt lành.
Nguyện xin Chúa Giêsu, mục tử nhân lành chúc lành cho hết thảy những ai đang khao khát dâng hiến cuộc đời để phục vụ cho lợi ích tha nhân và Nước Trời. Amen.
23. Khao khát sống đời đời
(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)
Là người ai cũng khao khát được sống và sống đời đời. Không ai nghĩ rằng mình sinh ra – chết rồi hết một kiếp người. Con người dù có niềm tin hay không cũng đều khao khát được sống lâu và sống trường sinh.
Nhưng xem ra con người luôn bất lực trước cái chết. Con người phải nhắm mắt xuôi tay chiều theo số phận. Cho dù người có tiền, có quyền thế nhưng họ vẫn không bao giờ thỏa mãn nỗi khao khát sống trường sinh của mình. Nỗi khao khát đó được thể hiện qua nhiều thế hệ con người ra đi tìm một thứ gọi là linh dược trường sinh.
Có lẽ, ai trong chúng ta cũng từng biết đến Tần Thủy Hoàng nước Trung Hoa. Theo sử sách: vào Năm 221 trước công nguyên, Tần Doanh Chính diệt xong lục quốc, thống nhất toàn cõi Trung Hoa, xưng là Tần Thủy Hoàng đế, có ý muốn truyền ngôi đến vạn đời.
Tần Thủy Hoàng tin thần tiên, dùng bọn phương sĩ, muốn tìm thuốc trường sinh đặng sống lâu, vui hưởng hạnh phúc. Bấy giờ có một người nước Tề tên là Từ Phúc tâu rằng ở biển Đông có ba ngọn núi do thần tiên cai quản là Bồng Lai, Phương Trượng và Doanh Châu, ở đấy có thuốc trường sinh bất tử. Thủy Hoàng mừng lắm, bèn cấp nhiều thuyền lớn, một ngàn đồng nam đồng nữ và lương thực tiền bạc dồi dào để Từ Phúc vượt biển tìm thuốc trường sinh.
Nhưng Từ Phúc đi đã lâu mà không thấy về, chẳng rõ đã chết chìm ngoài biển hay không tìm được thuốc nên không dám về. Ông và đoàn tùy tùng đã ra đi mang theo hoài bão khao khát trường sinh của Tần Thủy Hoàng và của con người qua mọi thời đại.
Thực ra, ước muốn trường sinh bất lão không phải là một ước muốn xấu xa. Con người khao khát được sống mãi để yêu, để làm việc, để giúp đỡ người khác, để sáng tạo… Đây là ước muốn thật bình thường của con người. Thế nên, con người qua mọi thời đại đã không ngừng theo đuổi những phương cách khác nhau để thoát khỏi vòng quay “sinh lão bệnh tử”. Nhưng từ xưa đến nay, con người mới chỉ kéo dài sự sống thêm vài chục tuổi mà không ngăn được sự chết.
Thực ra, có một Đấng đã chiến thắng thần chết. Một Đấng đã trỗi dạy từ cõi chết. Ngài đã sống từ đời đời và cho đến muôn đời. Ngài chính là Đức Ky-tô, Con Thiên Chúa hằng sống. Ngài đã sinh ra trong thân phận con người. Ngài đã chia sẻ những thăng trầm của đời người. Ngài đã rao giảng về Nước Trời. Một vương quốc hằng sống. Ngài mời gọi con người tham gia vào vương quốc đó trong tư cách con dân của Nước Trời. Chỉ mình Ngài mới có thể làm thoả mãn khao khát sống trường sinh nơi con người mà thôi.
Cuộc sống trần gian là một hành trình tiến về Nước Trời. Hôm nay, Ngài mời gọi con người biết lắng nghe tiếng Người và đi theo Người như con chiên biết nghe tiếng chủ chiên. Khi con người biết nghe tiếng Ngài và bước đi theo Ngài, Ngài sẽ cho họ được tham dự sự sống đời đời với Ngài. Ngài sẽ dẫn con người đến bến bờ hạnh phúc nơi không con khổ đau, oan trái và hận thù, chết chóc. Nơi đó, con người được sống sung mãn trong hạnh phúc với Chúa là Đấng hằng sống.
Tiếng của Ngài luôn mời gọi con người làm điều lành tránh điều dữ. Tiếng của Ngài cũng mời gọi con người sống trong tình bác ái yêu thương. Sự bác ái không chỉ dừng lại ở việc yêu người yêu mình mà còn yêu cả kẻ thù. Tình yêu thương không dừng lại việc không làm tổn thương đến ai mà còn biết giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong vui buồn cuộc đời. Có như thế, chúng ta mới được tham dự sống sống đời đời với Chúa.
Hôm nay, ngày dành riêng để cầu nguyện cho ơn gọi làm linh mục và tu sĩ, chúng ta hãy xin Chúa ban thêm nhiều vị mục tử tốt lành để chăm sóc đàn chiên của Chúa. Những mục tử biết hoạ lại khuôn mẫu của vị mục tử nhân lành luôn sống hết mình vì đàn chiên, luôn tận tuỵ chăm sóc đàn chiên của Chúa. Những mục tử biết say mê nói Lời Thiên Chúa để dẫn dắt dân Chúa đi trong chân lý vẹn tuyền. Chúng ta cũng xin Chúa cho những bậc làm cha, làm mẹ biết giáo dục và hướng dẫn con cái sống tinh thần tin mừng để cống hiến cho Giáo hội những mần giống ơn gọi tốt lành.
Nguyện xin Chúa Giêsu, mục tử nhân lành chúc lành cho hết thảy những ai đang khao khát dâng hiến cuộc đời để phục vụ cho lợi ích tha nhân và Nước Trời. Amen.
24. Chiên Tôi thì nghe tiếng Tôi
(Suy niệm của Lm. Giuse Tạ Duy Tuyền)
Ai cũng biết điếc là khổ. Người điếc bị người ta coi khinh và còn xem họ như những người chuyên làm phiền người khác. Điều đáng buồn là người ta thường thiện cảm với người mù, người què, nhưng lại thường nổi xung và bực bội với người điếc.
Có một lần tôi đi xức dầu bệnh nhân, sau khi nói chuyện, tôi hỏi bà cụ có muốn xức dầu không? Bà liền nói: con đâu có đau đầu đâu! Hóa ra bà bị điếc tưởng tôi nói bà có đau đầu không?
Điều đáng buồn là người điếc lại cho không biết mình bị điếc nên vẫn vô tư sống.
Có một người đàn ông đi gặp bác sĩ để kể về người vợ của mình. “Tôi cho rằng vợ tôi bị điếc, cô ấy chả nghe thấy tôi nói gì mà toàn khiến tôi phải nhắc lại”.
Người bác sĩ trả lời: “Được rồi, bây giờ anh cứ về nhà. Tối nay đứng cách vợ 6 m và nói một điều gì đó. Nếu bà nhà không trả lời, đứng lại gần 2 m nữa và nhắc lại. Cứ tiếp tục như thế để xem mức độ ngễnh ngãng của bà ấy nặng đến mức nào”.
Người chồng trở về nhà và thực hiện đúng theo chỉ dẫn. Ông đứng cách vợ 6 m khi bà đang thái thịt trong bếp và hỏi: “Cưng à, tối nay mình ăn gì vậy?”. Ông không nghe thấy câu trả lời. Ông đứng gần lại 2 m nữa và hỏi lại. Vẫn không có câu trả lời. Ông đứng gần thêm 2 m. Vẫn chẳng thấy gì. Cuối cùng, ông tiến sát lại sau vợ và hỏi: “Em yêu, tối nay mình ăn gì?”.
Cô vợ bực mình quát: “Đây là lần thứ 4 rồi nhá – thịt bò hầm!”.
Ai cũng biết điếc là khổ. Điếc là cách ly với thế giới bên ngoài. Điếc là khổ mình và phiền toái với người bên cạnh. Thế mà, cuộc đời vẫn còn đó những kẻ giả điếc làm ngơ. Họ cố tình bịt tai để khỏi nghe tiếng đồng loại kể cả tiếng Thiên Chúa. Họ giả điếc để sống theo ý mình. Họ cố tình gạt ra ngoài tiếng nói của lương tâm, của sự thật và chân lý. Họ bất chấp lề luật. Họ bỏ ngoài tai lời khuyên dạy của Thiên Chúa và tha nhân. Con người của kẻ giả điếc là tự tách mình ra khỏi cộng đồng xã hội để sống theo ý riêng.
Hôm nay, Chúa bảo “chiên Ta thì nghe tiếng Ta”. Chúa mời gọi chúng ta là con Chúa hãy sống theo giáo huấn của Chúa. Hãy bước đi theo đường lối của Ngài. Bước đi theo sự dẫn dắt của Ngài để được bảo vệ, chở che. Ngài sẽ bảo vệ chúng ta như mục tử bảo vệ đàn chiên khỏi sự tấn công của sói dữ. Ngài sẽ dẫn chúng ta đến đồng cỏ xanh tươi bên dòng suối mát là ân sủng của Ngài luôn đong đầy trên cuộc đời chúng ta. Bước đi theo Ngài thì sẽ không đói, không khát bao giờ.
Lời mời gọi: “chiên Ta thì nghe tiếng Ta” còn là tiếng mời gọi con người làm điều lành tránh điều dữ. Ngài tha thiết kêu mời con người sống trong tình bác ái yêu thương. Sự bác ái không chỉ dừng lại ở việc yêu người yêu mình mà còn yêu cả kẻ thù. Tình yêu thương không dừng lại việc không làm tổn thương đến ai mà còn biết giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong vui buồn cuộc đời.
Hôm nay, ngày dành riêng để cầu nguyện cho ơn gọi làm linh mục và tu sĩ, chúng ta hãy xin cho giới trẻ hôm nay nghe được tiếng Chúa kêu mời giữa biết bao ồn ào của cuộc đời. Xin cho họ không chỉ lắng nghe được tiếng nói của sự thật, của chân lý giữa xã hội đầy lừa đảo bon chen mà còn dấn thân bước đi theo tiếng Chúa kêu mời. Chúng ta cũng xin Chúa cho những bậc làm cha, làm mẹ biết giáo dục và hướng dẫn con cái sống tinh thần tin mừng để cống hiến cho Giáo hội những mần giống ơn gọi tốt lành.
Nguyện xin Chúa Giêsu, mục tử nhân lành chúc lành cho hết thảy những ai đang khao khát dâng hiến cuộc đời để phục vụ cho lợi ích tha nhân và Nước Trời. Amen.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025) .: GIẢNG CHÚA NHẬT 3 PHỤC SINH (03/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam