Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 45
Tổng truy cập: 1367140
A KHÔNG KẾT TỘI CHỊ
TA KHÔNG KẾT TỘI CHỊ- Lm. Micae Võ Thành Nhân
Đọc bài Tin Mừng theo thánh Gioan của Chúa nhật V Mùa Chay hôm nay, chúng ta nhận thấy: Hôm qua chị đã phạm tội. Hôm nay chị đang ở trước mặt Chúa. Hôm qua đã là quá khứ. Hôm nay là hiện tại, và chị phải trả giá cho những gì chị đã làm hôm qua. Quá khứ đã là dĩ vãng, một dĩ vãng đắng cay, chua chát, ân hận do bồng bột, do thiếu suy nghĩ, cho nên hiện tại mới ra nông nổi này đây.
Người ta đã bắt được chị phạm một tội rất tày trời, một tội đáng phải lãnh án tử hình, phải chết chứ không được dung thứ, mà chị còn bị người ta bắt quả tang nữa kìa, chị hết đường chữa chạy, hết đường thoát án tử. Chị phải chết là điều chắc chắn rồi.
Và họ đã cùng nhau mở phiên tòa giống như một phiên tòa lưu động. Họ đặt chị ở trước mặt mọi người và trước Chúa vào lúc sáng sớm khi Chúa vào Đền thờ để giảng dạy. Một bản án được đưa ra dựa trên nền tảng luật Môsê. Đã nại đến lề luật rồi thì còn ai mà dám can thiệp: “ Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá “.
Mục đích của phiên tòa này là để nhắm vào Chúa, kết tội Chúa, triệt hạ Chúa: Nếu Chúa bảo tha cho chị thì Chúa vi phạm luật Môsê, Chúa sẽ bị chết. Còn nếu Chúa bảo ném đá chị đi thì còn đâu là lòng thương xót mà Chúa đã rao giảng bấy lâu nay. Đường nào Chúa cũng dính vào cái bẫy do họ bày ra. Đây quả là cái trò mưu hèn, kế bẩn, thâm hiểm, độc ác của những người biệt phái và luật sỹ đối với Chúa.
Trước khi chị bị lãnh bản án tử, người ta khinh bỉ chị, khạc nhổ vào mặt chị, coi thường chị, xem chị là hạng người thúi tha mất nết, không đáng để được sống. Chị như mất hết nhân phẩm, tư cách, không còn là con người bình thường nữa, bởi cái dĩ vãng đau thương tội lỗi này.
Con người không dung thứ cho đồng loại của mình, không biết bao dung, không biết tha thứ, không biết yêu thương, không biết mở lối đi cho anh chị em của mình mà chỉ có xét đoán, kết án, loại trừ mà thôi.
Phần Chúa, Chúa sẽ xử lý, Chúa sẽ giải quyết vụ án này như thế nào đây ?
Lần đọc lại những trang Kinh Thánh, mà cụ thể là bài đọc một được trích từ sách tiên tri Isaia của Chúa nhật hôm nay. Chúa nói: “ Các ngươi đừng nhớ đến dĩ vãng, và đừng để ý đến việc thời xưa “. Dĩ vãng là làm thân tôi mọi nô lệ bên Ai Cập của dân Do Thái. Việc thời xưa là việc Chúa đưa họ vượt qua biển Đỏ để đi vào đất hứa. Chúa cứu họ thoát ách gông cùm xiềng xích Ai Cập và toàn bộ quân Ai Cập bị chôn vùi trong lòng biển Đỏ cũng vì Chúa thương họ. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng con, bây giờ đừng nhớ đến dĩ vãng kẻo sinh ra buồn tủi, chán chường và cũng đừng để ý đến việc thời xưa kẻo sinh ra tự hào quá đáng. Này đây, Chúa sẽ làm ra những cái mới, Chúa dẫn con người hướng đến tương lai chứ không được dậm chân tại chỗ; Chúa sẽ mở đường trong hoang địa và khai sông nơi đất khô khan. Thú đồng, muông rừng và chim đàn sẽ ca tụng Chúa, vì Chúa đã làm cho hoang địa có nước và đất khô khan có sông, để dân yêu quý của Chúa có nước uống, Chúa đã tác tạo dân này cho Chúa, và nó sẽ ca ngợi Chúa, nên chúng con mừng rỡ hân hoan.
Cũng thế, nói như thánh Phaolô trong bài đọc hai thư gởi tín hữu Philípphê: “ Nhưng tôi đinh ninh một điều là quên hẳn đàng sau, mà hướng về phía trước, tôi nhắm đích đuổi theo để đoạt giải ơn kêu gọi Thiên Chúa đã ban từ trời cao trong Chúa Giêsu Kitô “, điều này có nghĩa quên đi dĩ vãng để hướng đến tương lai mà Chúa đã vạch sẵn cho chúng ta là phải được Chúa là gia nghiệp cuộc đời chúng ta.
Như vậy là chúng ta đã hiểu Chúa sẽ đối xử như thế nào đối với chị phụ nữ phạm tội ngoại tình này.
Trước hết, Chúa giải cứu chị khỏi vòng vây gọng kiềm của những người kết án chị: “ Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi “. Nghe Chúa nói như vậy họ rút lui từng người một, bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất.
Tiếp đến, khi còn lại một mình chị với Chúa, Chúa đã tha thứ tội lỗi cho chị: “ Ta cũng thế, Ta không kết tội chị. Vậy chị hãy đi và từ nay đừng phạm tội nữa “.
Chúa tha thứ và Chúa cũng mở một lối đi cho chị trong những ngày sắp tới là đừng phạm tội nữa. Nghĩa là chị phải cố gắng sống lời Chúa, xa tránh các dịp tội, luyện tập các nhân đức để rồi mỗi ngày sống tốt hơn, đẹp lòng Chúa hơn.
Quả thật đây là một ân ban quá lớn lao đối với chị. Chúa là vị đại ân nhân của chị. Chúa đã cứu sống chị. Chị như được sinh ra lần thứ hai trong cuộc đời này. Chị được như vậy là do lòng thương xót và nhân ái của Chúa, vì thế: “ Chúa đã đối xử đại lương với chúng con, nên chúng con mừng rỡ hân hoan “.
Như vậy, riêng với chúng ta, chúng ta được biết Chúa, được làm con của Chúa, được ở trong Hội Thánh Chúa là vinh dự, là hạnh phúc của chúng ta. Do đó chúng ta chấp nhận thua thiệt và coi mọi sự là phân bón để được ở trong Chúa. Vì thế, chúng ta sẽ vui lòng vác thập giá theo Chúa mỗi ngày, chấp nhận chịu đau khổ, thử thách, gian nan để được hưởng lòng thương xót của Chúa và để được phục sinh với Chúa sau này.
Chúng ta không giữ Chúa cho riêng mình mà chúng ta cần phải giới thiệu Chúa cho người khác nữa để họ cũng trở thành con của Chúa để họ được hưởng lòng thương xót của Chúa mà được ơn tha thứ, mà được ơn cứu độ do mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa mang đến.
Lạy Chúa, Chúa đã đối xử đại lượng với chúng con, nên chúng con mừng rỡ hân hoan, xin Chúa giúp chúng con biết nhận ra tội lỗi của chúng con phạm đến Chúa quá nặng nề và nhận thấy lòng thương xót Chúa quá thật lớn lao vô bờ bến để chúng con ăn năn sám hối trở về với Chúa, xưng thú tội lỗi nơi tòa giải tội trong Mùa Chay Thánh này, để Chúa thanh tẩy chúng con, cho chúng con sống lại trong ơn nghĩa của Chúa mà được hưởng sự sống đời đời. Amen.
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY- C
ĐỪNG KẾT TỘI- Lm. Gioan M. Nguyễn Thiên Khải CMC
Lịch sử cứu độ là một chuỗi dài vô tận về một Thiên Chúa bao dung tha thứ cho con người.
Đầu tiên, Thiên Chúa đã tha thứ cho ông bà nguyên tổ, tha thứ cho Vua Đavít ngoại tình, Chúa tha thứ nhiều lần cho dân Israel khi họ không trung thành với lời giao ước… đến thời Tân ước, Đức Giêsu thể hiện lòng thương xót tha thứ cho Phêrô sau ba lần chối Chúa, tha thứ cho đám lý hình: “Lạy Cha! Xin Cha tha cho họ, vì họ lầm chẳng biết, Chúa tha thứ cho người trộm lành: “Ta bảo thật ngươi, ngay hôm nay ngươi sẽ ở trên thiên đàng với Ta”.
Lòng thương xót tha thứ của Thiên Chúa vẫn còn tiếp diễn khi Chúa lập ra Bí tích giải tội, để như là một bằng chứng Thiên Chúa tiếp tục tha thứ cho những ai bước đến kín múc lòng thương xót của Thiên Chúa.
Chúa nhật tuần trước Giáo hội mời gọi chúng ta chiêm ngắm Thiên Chúa là người cha nhân hậu bao dung tha thứ cho chúng ta là những đứa con tội lỗi trở về. Tuần này, Giáo hội mời gọi chúng ta sau khi kín múc được lòng tha thứ của Thiên Chúa qua bí tích hòa giải, thì cũng phải biết bao dung tha thứ cho nhau, chứ đừng lên án khi thấy người khác lỗi lầm.
Thánh sử Gioan trình bày câu chuyện này như một phiên toà. Bị cáo là người phụ nữ. Nguyên cáo gồm giới lãnh đạo Do thái. Xét xử về tội ngoại tình. Bản án tử hình là ném đá cho chết. Thực ra họ không cần đến Đức Giêsu làm quan toà. Họ có thể dựa vào luật Môisen để thi hành án. Thế nhưng, giới lãnh đạo Do thái muốn đặt câu hỏi với vị thẩm phán Giêsu, họ có ý gài bẫy Ngài: “Thưa Thầy! Thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môisê thì hạng phụ nữ này phải ném đá cho chết, còn Thầy, Thầy dạy sao?”.
Thế nhưng, Đức Giêsu im lặng, cúi xuống viết trên đất. Ngài im lặng vì không đồng tình với thái độ của họ. Ngài im lặng để mọi người có thời gian lắng đọng tâm hồn. Ngài cúi xuống để người phụ nữ khỏi xấu hổ. Ngài cúi xuống để những Kinh sư và người Pharisêu biết nhìn vào tâm hồn của mình. Ngài cúi xuống buồn phiền vì sự độc ác của con người.
Giả như Đức Giêsu bảo cứ ném đá thì ngay lập tức Tin mừng mà Đức Giêsu rao giảng về một Thiên Chúa giàu lòng thương xót sẽ sụp đổ tan tành. Hình ảnh của một Giêsu đầy lòng từ tâm, nhân hậu, và tha thứ sẽ trở nên vô nghĩa. Ngược lại, nếu Chúa bảo không ném đá, thì họ cho rằng: Đức Giêsu phá bỏ luật Môisen. Trả lời cách nào cũng chết.
Vì họ cứ hỏi mãi nên Ngài ngước mặt lên và bảo “Ai trong các ông sạch tội, cứ việc lấy đá mà ném trước đi”. Thánh sử Gioan ghi nhận từ người lớn tuổi cho đến người nhỏ tuổi từ từ rút lui hết. Tại sao vậy? Thưa, bởi vì những người tố cáo này cứ tưởng là mình vô tội, cho nên trong tay họ cầm hòn đá sẵn sàng ném người khác, nhưng bây giờ khi được mời gọi nhìn lại chính mình, thấy tâm hồn mình đầy tội nhơ, thì bỏ hòn đá xuống không còn dám ném ai nữa. Vì nếu tôi ném đá người khác, cũng có nghĩa là tôi tự ném đá lương tâm tôi, tôi tự lên án chính mình tôi. Bởi tất cả chúng ta đều là tội nhân, mà đã là tội nhân thì đâu có quyền lên án buộc tội ai.
Ngước lên không còn thấy ai nữa, Đức Giêsu với ánh mắt dịu dàng, Ngài không hạch hỏi: “Con đã làm gì? Tại sao? Vì sao con làm như vậy? Con phạm tội với ai? Ngược lại, Chúa chỉ nói: “Ta không kết tội chị, vậy chị hãy đi và đừng phạm tội nữa” (Ga 8,10). Như vậy, lòng Thương xót của Chúa cao vời hơn ngàn tội lỗi.
Anh chị em thân mến,
Ngày nay vẫn không thiếu những kinh sư và biệt phái. Đó không phải là ông A, ông B, mà là chính chúng ta. Bởi lẽ rất nhiều lần chúng ta phê bình chỉ trích lên án người khác, tự đặt cho mình làm chuẩn mực trong cách ứng xử.
Thánh Philipphê-Nêri ngày xưa, khi chứng kiến người ta dẫn một phạm nhân ra pháp trường xử tử, đang khi mọi người hò la lên án, thì Ngài cúi đầu xuống thầm thỉ với Chúa rằng: “Lạy Chúa! Giả như con ở trong hoàn cảnh như phạm nhân kia, chắc là con phạm tội gấp đôi”.
Vì thế, chúng ta cần nhìn lại chính mình. Nếu tôi sinh ra trong một gia đình quá đỗi nghèo khó, hay trong một gia đình mà cha mẹ ly thân ly dị, và lớn lên trong gia đình thiếu giáo dục lành mạnh, thì ngày hôm nay liệu tôi có được như thế này không? Khi đặt cho mình câu hỏi như thế, thì có lẽ chúng ta sẽ sống khiêm tốn hơn, biết thông cảm và tha thứ cho nhau hơn.
Qua câu chuyện người phụ nữ phạm tội ngoại tình hôm nay, là bài học nhắc nhở chúng ta nhìn lại con người thật của mình, trước mặt Chúa tất cả chúng ta đều là tội nhân.
Như vậy, không ai trong chúng ta là người vô tội, cho nên xin đừng lên án, xin đừng buộc tội làm khổ cho nhau. Không ai trong chúng ta là người công chính, vì thế, xin cùng ăn năn, xin cùng thống hối lỗi lầm đã qua. Amen.
CHÚA NHẬT V MÙA CHAY-C
AI SẠCH TỘI?- Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
Câu chuyện người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình trong tin mừng thánh Gioan (8,1-11), theo các nhà nghiên cứu thì có lẽ là của Luca, một tác giả đặc biệt đề cao chủ đề lòng thương xót của Chúa. Trong văn học, một chủ đề chính cũng thường được điểm tô đậm nét bằng những yếu tố “phản đề”. Có một cái nhìn cặn kẻ về sự gian ác của con người hẳn nhiên sẽ giúp chúng ta thấy rõ hơn lòng từ bi nhân hậu của Thiên Chúa.
Tội ngoại tình: Thoặt xem ra đây là một loại tội dễ lượng thứ, vì bản tính con người mỏng dòn, yếu đuối. Và người ta thường dùng cụm từ “tính xác thịt” như để bào chữa mỗi khi lỗi phạm. Nếu xét tội này theo chiều kích “sự yếu đuối” thì cũng có thể dễ thông cảm. Tuy nhiên, nếu nhìn đây là một sự bất tín, bất trung, là một hành vi phản bội, phá vỡ sự bền vững của đời sống hôn nhân-gia đình, vốn là tế bào của xã hội thì tội này thật đáng sợ.
Nhân loại chúng ta đã và đang phải lao đao vì căn bệnh được gọi là bệnh thế kỷ, bệnh HIV-AIDS. Cái nguy hiểm chết người của căn bệnh này là tế bào dần mất khả năng kháng khuẩn. Khi tế bào hỏng hư thì cả cơ thể có thể gặp hiểm nguy mọi lúc, vì bất cứ vi khuẩn gây bệnh nào, dù là bệnh thường gặp như cảm cúm…Chúng ta đều biết cái nền tảng của xã hội và cũng là của giáo hội chính là gia đình. Và nền tảng này được dệt xây trên tình yêu chung thủy và sự tín nhiệm lẫn nhau. Khi đã bất trung thì sự tín nhiệm bị ít nhiều bị đánh mất. Có thể cái tội bất trung vì yếu đuối không quá trầm trọng nhưng hậu quả của nó thì thật khó lường. Các ngôn sứ thường dùng thứ tội này: “ngoại tình”, để nói đến việc dân xưa bỏ Thiên Chúa mà đi thờ các thần ngoại bang.
Nhất tiển diệt song điêu. Một mủi tên giết hai con chim. Câu nói có thể dùng trong cả trường hợp tích cực lẫn tiêu cực, nhưng thường ám chỉ những hành vi gian ác gây hại cho nhiều đối tượng. Cái bẫy mà nhiều kinh sư và người biệt phái ngày xưa giăng ra để hãm hại Chúa Giêsu quả là hiểm độc. Đã nhiều lần, và nay thêm một lần nữa họ dồn Chúa Giêsu vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Để thực hiện mưu đồ này họ đã không ngần ngại sử dụng sự yếu đuối, tội lỗi của một con người. Có thể nói rằng họ đã kiếm tìm và tận dụng tội lỗi của đồng loại để phục vụ gian kế của mình. Đã là gian ác thì sẽ không chừa một thủ đoạn nào, kể cả việc lợi dụng tội lỗi, sự yếu đuối hay nỗi khổ của tha nhân để thủ lợi hoặc để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
“Thưa Thầy, người đàn bà này bị bắt quả tang đang ngoại tình. Trong sách Luật, ông Môsê truyền cho chúng tôi phải ném đá hạng đàn bà đó. Còn Thầy, Thầy nghĩ sao?” Tin mừng minh nhiên cho ta biết rằng những người biệt phái và luật sĩ hôm ấy cố tình gài bẫy Chúa Giêsu hầu có bằng chứng tố cáo Người, Đấng đã từng tuyên bố rằng “đến không phải để hủy bỏ lề luật và lời các ngôn sứ, nhưng để kiện toàn”(x.Mt 5,17). Chắc hẳn những người cố tình gài bẫy hôm ấy nghĩ rằng phen này Chúa Giêsu không thể thoát. Nếu Người không giữ luật Môsê thì khó mà thuyết phục dân chúng. Còn nếu cứ nhất nhất hành xử theo luật truyền thì sẽ đi ngược với lời giảng dạy của Người về lòng nhân từ, tha thứ cho nhau không chỉ bảy lần mà đến bảy mươi lần bảy (x.Mt 18,21-22).
Nhất ngôn độ bách tính: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi”(Ga 8,7). Một lệnh ban để thi hành án ư? Xét về hình thức văn tự thì đúng vậy. Nhưng ẩn sâu bên trong lệnh ban ấy, chính là lời mời gọi xét mình, tự kiểm. Ai là người vô tội? Người Do Thái vốn không xa lạ gì với khái niệm tội lỗi, nếu không muốn nói là rất bén nhạy. Cùng với tổ phụ Đavít xưa họ luôn ý thức thân phận tội lỗi của mình để rồi không ngừng cầu xin ơn tha thứ. “Lạy Thiên Chúa, xin lấy lòng nhân hậu xót thương con, mở lương hải hà xóa tội con đã phạm. Xin rửa con sạch hết lỗi lầm. Tôi lỗi con, xin Ngài thanh tẩy. Vâng, con biết tội mình đã phạm, lỗi lầm cứ ám ảnh ngày đêm…(Tv 50).
Một lời tuyên phán đã cứu sống người phụ nữ phạm tội ngoại tình. Lời tuyên phán ấy cũng đã giải thoát cả đám đông gian ác hôm ấy. Hành vi rút lui, bỏ đi, kẻ trước người sau, bắt đầu từ người lớn tuổi, là một lời xưng thú tội lỗi công khai, dù vô ngôn nhưng lại đủ ý. Rút lui là tự nhận mình cũng tội lỗi không kém gì người phụ nữ phạm tội ngoại tình mà có khi còn tồi tệ và xấu xa hơn. Tình yêu thật vạn năng và diệu kỳ. Tình yêu luôn chiến thắng sự hiểm độc, gian ác.
Ai thực sự vô tội? Chúng ta dễ dàng kết luận đó là Chúa Giêsu, vì chỉ còn lại một mình Người và người phụ nữ. Chỉ mình Chúa Giêsu mới có quyền kết án, thế mà Người lại phán: “Tôi không lên án chị. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa”. Người rộng lượng tha thứ cho tội nhân, khoan dung với người phạm tội, nhưng lại cương quyết loại trừ tội lỗi. Để làm điều này thì Đấng vô tội đã cam chịu kết án cách bất công.
Một hành vi vừa nhân ái vừa dịu hiền và tinh tế: “Cúi xuống”. Khi nghe những người biệt phái và kinh sư tố cáo người phụ nữ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, thì Chúa Giêsu đã cúi xuống và viết cái gì đó trên đất. Sau khi người ta hỏi mãi, Người đã ngẩng đầu lên và bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội…” Rồi Người lại cúi xuống viết trên đất. Không biết Chúa Giêsu viết những gì nhưng hành vi cúi xuống của Người thật nhân hậu và đầy tế nhị. Nếu giả như Người cứ chăm chăm nhìn vào đám đông thì chắc gì đã có chuyện người ta can đảm nhận mình là tội nhân để rồi rút lui tuần tự. “Lạy Chúa, Chúa xót thương hết mọi người, vì Chúa làm được hết mọi sự. Chúa nhắm mắt làm ngơ, không nhìn đến tội lỗi loài người, để họ còn ăn năn hối cải.”(Kn 11,23).
Ai trong chúng ta sạch tội? Một câu hỏi khiến chúng ta cần khiêm nhu nhìn nhận con người thật của mình. Tiên vàn hãy lấy cái đà ra khỉ mắt mình hơn là cứ chăm chăm vào cái rác trong mắt tha nhân. Ai trong chúng ta cũng là tội nhân. Mọi người đều cần ăn năn sám hối. Để có thể trở về thì ngoài tình yêu và ân sủng Chúa, chắc hẳn cũng cần sự khoan dung và thái độ ứng xử tế nhị trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau. Chúa Kitô không chỉ cúi xuống rửa chân cho chúng ta mà con cúi xuống, làm ngơ để tạo cơ hội cho chúng ta là những tội nhân hoán cải trong danh dự. Người đã nêu gương cho chúng ta thì chúng ta cũng phải bắt chước Người để sống với nhau cho có tình trong sự tôn trọng phẩm giá của nhau.
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam