Hình thành - Phát triển
Sinh hoạt giáo xứ
Tìm hiểu giáo lý
Xã hội
Đang online: 52
Tổng truy cập: 1366295
Ai Tốt Ai Xấu
Cập nhật : 01-03-2013 |
Ai Tốt Ai Xấu Đoạn Tin Mừng đề cập tới hai ‘tai nạn’ rất thời sự nhưng chỉ mang tính tượng trưng: một hoàn toàn ngẫu nhiên là ngọn tháp đổ, và một có nguyên nhân chính trị là cuộc tàn sát trong đền thờ. Những biến cố tương tự như thế sẽ xảy ra hàng ngày như cơm bữa trong đời sống bất kỳ ai. Thế nhưng nhiều người lại thích đặt điều: tại sao người này bị, kẻ khác lại không? Phải chăng vì người này tội lỗi còn kẻ kia tốt lành, người này xui xẻo còn kẻ kia may mắn chăng?... Âu đó cũng là thái độ rất ư là thường tình của nhân tình thế thái qua mọi thời đại. Thế còn Ki-tô hữu sống theo tinh thần Tin Mừng thì thái độ của họ phải ra sao? Họ có lối suy nghĩ nào khác hơn không nhỉ? Đức Giê-su cho thấy là các môn đệ Người phải có lối suy nghĩ khác: “Tôi nói cho các ông biết: không phải thế đâu”. Kẻ xấu người tốt, đó là lối phân biệt thông thường, nhưng liệt kê xếp loại người này người kia vào thứ hạng nào đó thì lại là điều Ki-tô hữu không được phép làm, nhất là khi chỉ dựa vào các sự kiện xảy ra được người đời coi là ‘quả báo’. Đức Giê-su đã chẳng thẳng thừng ngăn chặn lối suy nghĩ này: “Anh em đừng xét đoán để khỏi bị Thiên Chúa đoán xét” (Mt 7,1-5)? Tại sao lại thế nhỉ? Thường thì trong cuộc sống, ‘quả báo’ được coi là một định luật hiển nhiên: ác giả thì ác báo, ở hiền thì gặp lành. Và luật quả báo chứa đựng một sức mạnh vạn năng trong lãnh vực luân lý: nó buộc người ta phải làm lành lánh dữ. Khó có thể tưởng tượng nổi, nếu không có quả báo thì làm sao có thể duy trì được nền luân lý trên thế giới này, và bảo đảm được trật tự xã hội? Và thế là người ta có khuynh hướng giải thích nguyên nhân các biến cố xảy ra theo định luật quả báo này. Cứ xem những gì xảy ra cho một người là biết được người đó tốt hay xấu: nếu không bị phạt nhãn tiền thì trước sau cũng bị trời trừng trị…! Câu chuyện ông Gióp trong Cựu Ước đã cho thấy, dứt ra khỏi lối suy nghĩ cố hữu này không phải là chuyện đơn giản. Đức Giê-su cho biết một điều căn bản: nếu so sánh con người với nhau thì tất nhiên có người tốt kẻ xấu; nhưng đứng trước mặt Thiên Chúa thì mọi người, không trừ một ai, đều cần tới ơn cứu độ và lòng xót thương. Các tai họa xảy ra quanh ta, trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến số mệnh ta, không chỉ đơn thuần kêu gọi ta có lòng trắc ẩn đối với các nạn nhận, nhưng phải luôn đưa Ki-tô hữu chúng ta giáp mặt với Thiên Chúa từ nhân và mở lòng đón nhận tình thương xót của Người. Việc sám hối Đức Giê-su kêu gọi không chỉ mang tính luân lý là phải cải tà qui chính để khỏi bị luận phạt, nhưng trước hết chính là trở về với Thiên Chúa, nguồn mạch tình yêu tha thứ cứu độ. Chính vì thế mà mọi tai họa lớn nhỏ xảy ra trong đời, đối với Đức Giê-su, đều có thể và phải trở nên một lời mời gọi để con người sám hối trở về với lòng thương xót vô bờ bến của Chúa Cha nhân hiền. Con người sẽ không bao giờ xứng đáng với lòng thương xót đó. Nó luôn luôn được trao ban cách nhưng không, qua một trung gian duy nhất là Đức Ki-tô Giê-su. Không có lòng thương xót cứu độ đó, con người dầu có được coi là lương thiện và tốt lành tới mấy thì cũng chỉ tựa như một cây vả bề ngoài xem ra tốt tươi, cành lá xum xuê mà chủ vườn là Thiên Chúa không thể tìm thấy bất cứ hoa trái nào xứng đáng. Người làm vườn – là Đức Ki-tô Giê-su – hằng can thiệp để được tiếp tục tưới bón bằng sự tự hiến cứu chuộc của Người. Ki-tô hữu chính là những cây vả đã được tưới bón bằng ơn cứu chuộc đó, không phải chỉ đơn giản để tiếp tục tốt tươi xum xuê với sự tốt lành thánh thiện mình vun quén, nhưng là để có được trái ngon ngọt của nhận biết và sống ơn cứu độ của tình Chúa mến thương. Nếu Thiên Chúa là tình yêu và là Đấng giầu lòng từ bi và hay thương xót, thì Ông Chủ này cũng chỉ mong tìm thấy nơi các Ki-tô hữu thái độ chân thành nhìn nhận tình trạng lỗi tội của mình, mở lòng đón nhận ơn cứu độ, và nỗ lực thi thố lòng thương xót đó đối với tha nhân trong đời sống hàng ngày. Mùa chay chính là thời gian tưới bón, “vun xới và bón phân cho nó”, là thời gian hướng cặp mắt các tín hữu tới Thập giá Đức Ki-tô, biểu hiện vĩ đại nhất của Thiên Chúa xót thương và cứu độ, để mong “sang năm nó có trái”. Mùa chay quả thực là thời gian đâm bông kết trái cho đời sống đức tin của người tín hữu, là thời gian sám hối tội lỗi, trên hết là thời gian để nhận biết hồng ân cứu độ, đồng thời để thực thi lòng nhân ái Chúa qua các phục vụ yêu thương trong đời sống thường ngày.
Lạy Chúa, cảm tạ Chúa đã lại cho con được hưởng một mùa chay thánh nữa, đã lại cho con được ‘vun xới và tưới bón’ bằng hồng ân cứu độ. Xin cho con mở rộng tâm hồn đón nhận tình Chúa xót thương qua việc chiêm ngắm cuộc khổ hình và cái chết Thập giá của Đức Ki-tô Giê-su, Cứu Chúa của con. Con ước mong rằng, qua mùa chay thánh năm nay (rất có thể cũng là mùa chay cuối cùng của đời con?), Chúa sẽ tìm thấy được nơi niềm tin của con trái thơm mà Chúa hằng mong đợi: dìm mình vào lòng lân tuất Chúa và thi thố bác ái với hết mọi người. Xin cho con được nhận biết và được biến đổi trong tình thương xót hải hà của Chúa. Amen
Tác giả bài viết: Lm Gioan Nguyễn Văn Ty SDB
|
Nguồn : gxnl |
Các tin khác
.: GIẢNG CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH (10/05/2025) .: TẬN HIẾN CHO ĐÀN CHIÊN (10/05/2025) .: CON CHIÊN CỦA CHÚA GIÊSU (10/05/2025) .: NGƯỜI MỤC TỬ (10/05/2025) .: NGƯỜI CHẾT VÌ YÊU (10/05/2025) .: VỊ CHỦ CHĂN NHÂN LÀNH (10/05/2025) .: A LÀ ĐẤNG CHĂN CHIÊN LÀNH (10/05/2025) .: AN TOÀN TRONG TAY THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: HÃY YÊU NHƯ LÒNG DẠ THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA (10/05/2025) .: TÔI BIẾT CHIÊN CỦA TÔI VÀ CHIÊN TÔI BIẾT TÔI (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH - MÙA XUÂN HỘI THÁNH (10/05/2025) .: TÔI CÓ THUỘC ĐOÀN CHIÊN CHÚA KHÔNG? (10/05/2025) .: CHÚA CHIÊN LÀNH NHẬN BIẾT CHIÊN CỦA NGƯỜI (10/05/2025) .: KITÔ HỮU THAM DỰ SỨ VỤ MỤC TỬ CỦA CHÚA GIÊSU NHỜ CHỨC NĂNG VƯƠNG GIẢ (10/05/2025) .: KHÔNG AI CƯỚP ĐƯỢC KHỎI TAY TÔI (10/05/2025)
Mục lục Lưu trữ
- Văn Kiện Giáo Hội
- Giáo Hội Công Giáo VN
- Tin Ngắn Giáo Hội
- Tài Liệu Nghiên Cứu
- Tủ Sách Giáo Lý
- Phụng Vụ
- Mục Vụ
- Truyền Giáo
- Suy Niệm Lời Chúa
- Lời Sống
- Gợi Ý Giảng Lễ
- Hạnh Các Thánh
- Sống Đạo Giữa Đời
-
Cầu Nguyện & Suy Niệm
- Cầu Nguyện
- Suy Niệm
- Cầu Nguyện Là Gì?
- Cầu Nguyện Từ Mọi Sự Vật
- Suy Niệm Đời Chúa
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm, (Mùa Vọng -> CNTN) - Năm A
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Chay
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A - Mùa Phục Sinh
- Mỗi Ngày Năm Phút Suy Niệm - Mùa Chay, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa - Tuần Thánh - Phục Sinh, C
- Năm Phút Suy Niệm Lời Chúa Mỗi Tuần Thường Niên C
- Năm Phút Suy Niệm, Năm B (2011-12)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm C (2012-13)
- Năm Phút Suy Niệm, Năm A (2013-14)
- Cầu Nguyện Chung
- Suy Tư Và Thư Giãn
- Thánh Ca Việt Nam
- Phúc Âm Nhật Ký
- Thơ
- Electronic Books (Ebooks)
- Vatican
- Liên HĐGM Á châu
- Đài Phát thanh Chân lý Á châu - Chương trình Việt ngữ
- Giáo phận Bà Rịa
- Giáo phận Ban Mê Thuột
- Giáo phận Bắc Ninh
- Giáo phận Bùi Chu
- Giáo phận Cần Thơ
- Giáo phận Đà Lạt
- Giáo phận Đà Nẵng
- Tổng Giáo phận Hà Nội
- Giáo phận Hải Phòng
- Tổng Giáo phận Huế
- Giáo phận Hưng Hóa
- Giáo phận Kon Tum
- Giáo phận Lạng Sơn
- Giáo phận Long Xuyên
- Giáo phận Mỹ Tho
- Giáo phận Nha Trang
- Giáo phận Phan Thiết
- Giáo phận Phát Diệm
- Giáo phận Phú Cường
- Giáo phận Qui Nhơn
- Giáo phận Thái Bình
- Giáo phận Thanh Hóa
- Tổng Giáo phận TP HCM
- Giáo phận Vinh
- Giáo phận Vĩnh Long
- Giáo phận Xuân Lộc
- Ủy ban BAXH-Caritas Việt Nam
- Ủy ban Công lý và Hòa bình
- Ủy ban Giáo dục Công giáo
- Ủy ban Giáo lý Đức tin
- Ủy ban Kinh Thánh
- Ủy ban Mục vụ Di dân
- Ủy ban Mục vụ Gia đình
- Ủy ban Nghệ Thuật Thánh
- Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam